You are on page 1of 4

BÀI 4: TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

I. TỰ LUẬN
Câu hỏi 1 (NB): Tinh dầu là gì. Ví dụ một số loại tinh dầu. Tinh dầu được chiết xuất từ
những bộ phận nào của cây. Cho ví dụ. Nêu những phương pháp tách tinh dầu được sử
dụng phổ biến?
TL:
- Tinh dầu là những chất hữu cơ thường có mùi đặc trưng, dễ bay hơi, được chiết xuất từ
một số bộ phận thực vật (hoặc động vật).
- Vd: Tinh dầu Anethole (quả hồi), tinh dầu Citral (sả),..
- Tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận của cây như: hoa, lá, vỏ, thân, rễ,…
- Những phương pháp tách tinh dầu được sử dụng phổ biến: phương pháp chưng cất lôi
cuốn hơi nước và chiết
Câu hỏi 2 (TH): So sánh điểm giống và khác của hai phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước và chiết để tách tinh dầu?
TL:
Phương pháp Giống Khác
Chưng cất lôi cuốn hơi Đều dùng để tách tinh dầu Tách chất ra khỏi hỗn hợp
nước dựa trên khả năng dễ bay
hơi của nó với nước và tính
không tan trong nước của
chất đó.
Chiết Tách chất dựa vào khả
năng hòa tan của dung môi
với chất cần tách

Câu hỏi 3 (VD): Cho biết ưu và nhược điểm của phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước và chiết để tách tinh dầu. Ở mỗi phương pháp lấy ví dụ về tinh dầu được tách từ hai
phương pháp trên?
TL:
Phương pháp chưng cất lôi Phương pháp chiết
cuốn hơi nước
Ưu - Có thể triển khai dễ - Tinh dầu thu được là tinh
dàng tại mọi điều kiện, dầu tuyệt đối.
thiết bị dễ chế tạo và vận
hành đơn giản; giá thành - Mùi rất thơm.
rẻ.
- Có thể sử dụng nhiều
loại nguồn nhiệt khác
nhau như điện, đốt củi,
than, … một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp.
Nhược - Không thích hợp cho - Giá thành cao.
một số loại tinh dầu có
thành phần dễ biến tính - Công đoạn sản xuất phức
ở nhiệt độ cao. tạp.
- Thời gian chưng cất
thường khá lâu 4h-6h
Ví dụ Chiết tinh dầu quế, sả, Chiết tinh dầu quế, sả,
cam, chanh, tràm, bạc cam, chanh, tràm, bạc
hà,… hà,…

Câu hỏi 4 (VDC): Tìm hiểu về các sản phẩm tinh dầu của các nhãn hàng trên thị trường.
Nêu những nhận xét của em (về trạng thái, màu sắc, mùi, khả năng tan trong cồn, nặng
hay nhẹ hơn nước, giá thành, thị hiếu của khách hàng) của các sản phẩm trên.
TL: câu trả lời mở, tùy vào mức độ chính xác của đáp án để cho điểm.

II. TRẮC NGHIỆM


Câu 1 (NB): Sản phẩm nào dưới đây được gọi là tinh dầu?
A. methanol.
B. dầu hỏa.
C. dầu ăn.
D. Sản phẩm thu được từ. chưng cất lôi cuốn theo hơi nước của quả hồi.
Câu 2 (NB): Bộ phận nào của quả cam cung cấp nhiều tinh dầu nhất?
A. Vỏ quả ngoài B. lá C. hoa D. phần bên trong vỏ quả.
Câu 3 (NB): Phương pháp sử dụng dung môi để hòa tan chất cần tách là
A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước B. chiết C. ép D. lọc
Câu 4 (NB): Hai phương pháp thu tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất là:
A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước và ép
B. Chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiết
C. Chưng cất lôi cuốn hơi nước và lọc
D. Chưng cất lôi cuốn hơi nước và dung môi CO2 lỏng
Câu 5 (NB): Tinh dầu citrus thường được chiết bằng phương pháp
A. ép B. dung môi C. ngấm kiệt D. ướp
Câu 6 (TH): Đề xuất điều kiện bảo quản thích hợp cho tinh dầu?
A. Nhiệt độ mát, lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp
B. Lọ kín, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ mát lạnh, thoáng khí.
C. Lọ kín, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ nóng, ấm.
D. Lọ kín, nhiệt độ mát lạnh, thoáng khí.
Câu 7 (TH): Phương pháp nhận biết sự có mặt của tinh dầu trong dược liệu qua mùi
thơm ở cắn chiết ether dầu mỏ dựa vào các tính chất gì của tinh dầu?
A. Tinh dầu bay hơi được và thường có mùi thơm.
B. Tinh dầu có thể lôi cuốn được theo hơi nước.
C. Tinh dầu tan được trong dung môi hữu cơ và thường có mùi thơm.
D. Tinh dầu tan được trong cồn và dung môi hữu cơ.
Câu 8 (VD): Để phát hiện nước lẫn trong tinh dầu có thể dùng chất thử nào?
A. Na2SO4 khan B. ethanol C. dd Na2SO3 D. methanol
Câu 9 (VD): Tính chất “ lôi cuốn theo hơi nước” của tinh dầu là cách nói khác của tính
chất gì ?
A. Tạo được hỗn hợp đồng sôi với nước
B. Bay hơi hoàn toàn ở 1000C
C. Tan được trong nước nóng, hơi nước.
D. Hóa hơi (sôi) ở 1000C.
Câu 10 (VDC): Sắp xếp theo thứ tự các bộ phận trong thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi
nước sau?
1

4 55
2

6
A. Bình cấp nước, bếp từ, bình nguyên liệu, nước làm lạnh, lớp tinh dầu, lớp nước.
B. Bình nguyên liệu, bếp từ, bình cấp nước, nước làm lạnh, lớp tinh dầu, lớp nước.
C. Bình cấp nước, bếp từ, bình nguyên liệu, nước làm lạnh, lớp nước, lớp tinh dầu.
D. Bình nguyên liệu, bếp từ, bình cấp nước, nước làm lạnh, lớp nước, lớp tinh dầu.

You might also like