You are on page 1of 2

3.

3 Cách mở đầu bài thuyết trình tuyệt đối không sử dụng

Nếu muốn có một buổi diễn thuyết thành công, diễn giả tuyệt đối không sử dụng 3 cách sau để làm lời
chào mở đầu bài thuyết trình.

3.1 Liên quan đến yếu tố kỹ thuật

Tuyệt đối không mở đầu bài thuyết trình với các yếu tố liên quan đến kỹ thuật như:

“Micrô này có hoạt động không nhỉ?”

“Mọi người có nghe rõ tôi nói gì không?”

“Ánh đèn phía sau hơi tối hãy bật nó lên!”

Những cách mở đầu này khiến cho khán giả cảm thấy buổi diễn thuyết không được chuẩn bị trước kỹ
lưỡng và thiếu chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo một ấn tượng xấu đầu tiên trong lòng người nghe, có thể
kéo theo các phản ứng không tích cực của họ trong suốt buổi nói chuyện của bạn.

>>> ĐỌC NGAY: Workflow là gì? 5 Phương pháp giúp triển khai workflow hiệu quả

3.2 Thể hiện sự hồi hộp của bản thân

Sự hồi hộp và lo lắng cho thấy rằng bản thân người diễn giả đang thiếu tự tin trước các khán giả. Điều đó
sẽ làm người nghe cảm thấy hoài nghi và không thoải mái trong quá trình lắng nghe buổi diễn thuyết. Do
đó, tuyệt đối đừng mở đầu bài bằng những câu nói như:

“Tôi cảm thấy khá lo lắng.”

“Tôi không quen nói chuyện trước nhiều người như vậy.”

>>> XEM THÊM: FMEA Là Gì? 7 Bước Thực Hiện FMEA Chi Tiết, Dễ Hiểu

3.3 Một lời khen “thảo mai”

Những lời khen phóng đại hay ‘’thảo mai’’ sẽ khiến các khán giả cảm thấy nhàm chán. Vì thế hãy để
những lời khen ngợi, cảm ơn dành vào cuối buổi trình bày, tránh việc đưa những lời khen sau vào lời
chào mở đầu bài thuyết trình như sau:

“Cảm ơn vì phần giới thiệu thú vị của bạn MC.”


“Cảm ơn MC đã giúp tôi giới thiệu.”

“Thật vui khi bạn có mặt ở đây để dẫn buổi diễn thuyết cho tôi.”

>>> XEM THÊM: TOP 7 Công cụ quản lý chất lượng (7QC-Tools) hiệu quả nhất

3.4 Phóng đại vấn đề một cách tùy tiện

Muốn có một lời mở đầu bài thuyết trình hay, đừng phát biểu một cách ngẫu hứng, thái quá khi vừa lên
sân khấu. Kịch bản cho bài thuyết trình của bạn cần phải được chuẩn bị kỹ và có tính chính xác. Người
diễn giả phải tập luyện trước gương, trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng phó và ngôn ngữ cơ thể.

You might also like