You are on page 1of 2

Đề 2 : Suy nghĩ về câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng’’

Trong kho tàng văn học của dân tộc ta đã lưu lại biết bao nhiêu giá trị đặc sắc, đặc biệt là những câu tục
ngữ. Nó đã phản ánh lại cuộc sống chân thực của những người nông dân xưa và nay, mang lại những
kinh nghiệm mà ông cha ta cũng như những người nông dân để lại bao đời nay. Đọc các câu tục ngữ, ta
bắt gặp những hoàn cảnh khác nhau, không thể không nói đến đó là những câu nói về cách nhìn nhận
con người của ông cha ta. Điều đó được thể hiện rõ ở câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng.”
Trước hết, câu tục ngữ nào cũng đều mang hai mặt nghĩa cơ bản là nghĩa đen và nghĩa bóng. Câu tục
ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” bắt nguồn từ những hình ảnh gần gũi, có thực trong cuộc
sống người lao động, nhưng lại mang ý nghĩa hết sức sâu xa. “Gần mực thì đen” về nghĩa đen thì mang
ý khi ở gần mực sẽ bị ngấm màu mực đen của chúng. Đối với nghĩa bóng nó lại mang ý nghĩa cao hơn,
đó là sống gần những thứ đen tối, xấu xa cũng sẽ trở nên xấu xa như chúng. Nhưng nếu như sống “gần
đèn” tức ở gần những điều tốt lành, sáng sủa tức chúng ta cũng sống lương thiện, lành mạnh hơn.

Câu tục ngữ với tám chữ vỏn vẹn, nhưng lại mang đến ý nghĩa nhân sinh to lớn xuất phát từ hai nghĩa
trái ngược nhau. Qua đó cũng đã phản ánh hiện thực của cuộc sống xưa và nay về tầm ảnh hưởng của
môi trường xung quanh đối với con người. Cũng giống như một đứa trẻ, khi chúng được sinh ra trong
một gia đình hoàn thiện về mặt tinh thần, cùng nhau che chở, đùm bọc, chia sẻ với đứa trẻ ấy, tức tâm
sinh lý của trẻ cũng được ổn định, lành mạnh hơn so với những đứa trẻ phải sống trong sự chia rẽ, ghẻ
lạnh thậm chí có cả bạo lực ở một gia đình hay ở môi trường ngay cạnh chúng. Con người kể cả đã
trưởng thành hay còn là một đứa trẻ thì môi trường xung quanh mang vai trò rất to lớn đối với những
hoạt động, suy nghĩ trong chúng ta. Khi sống ở một đất nước yên bình, con người ta sẽ cảm thấy nhẽ
nhõm, không lo toan vướng vận điều gì, sẽ có những hành động, ý nghĩ tích cực. Ngược lại, ở một đất
nước thường xuyên xảy ra xung đột, chiến tranh, ắt hẳn những người sống ở đó cũng sẽ mang trong
mình sự hận thù, khó có thể hạnh phúc, đôi khi vì những ý nghĩ tiêu cực mà mang lại đau đớn cho chính
bản thân mình.

Trong cuộc sống hiện đại như bây giờ, với hình ảnh con người dù cho có làm điều tốt bao nhiêu cũng
không ai để ý tới, cũng không ai tới ủng hộ, tán thưởng, còn khi làm những điều xấu xa thì cũng không
có ai lên án, chỉ trích mà vẫn được làm theo ý của mình. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu
khiến con người ta sống “gần mực”. Cũng bởi do con người ta chưa thể phân biệt được rõ trắng đen,
cái nào tốt, cái nào xấu mà dễ sa vào cạm bẫy của bãi đen của bùn lầy xã hội nhờ vào những lời nói
ngon ngọt, dụ dỗ. Thế những, không phải như vậy là cuộc sống sẽ trở nên “đen đặc”, ta khi sống cạnh
môi trường tốt, lành mạnh, với những người sống lương thiện, luôn giúp đỡ người khác thì mỗi chúng
ta cũng sẽ thay đổi chính những hành động xấu trước đó của bản thân. Và rồi những điều tốt đẹp nhất
sẽ đến với chúng ta thật nhiều hơn, còn những điều xấu xa sẽ trở nên xa vời ta dần dần và biến mất mãi
mãi.

Thế những, không phải ai khi sống ở môi trường xấu sẽ xấu, hay là sống ở môi trường tốt cũng sẽ tốt.
Có những người được sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ, bố mẹ yêu thương nhưng vẫn chưa thỏa mãn,
chúng vẫn sa đọa vào những thói hư hỏng, rồi cờ bạc, chè chén thậm chí còn sử dụng ma túy - chất kích
thích giết chết con người theo thời gian. Nhưng rồi có những cá nhân sống ở môi trường xấu, ở xã hội
lụy tàn, khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất cao quý, tốt đẹp. Như bông hoa sen, “gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn”. Cũng có những người nhờ vào sự khốn khó ấy mà biết tự đứng lên, tạo dựng
cho mình một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, nhờ đó mà có được thành công như mong đợi.

Câu tục ngữ đã đem lại một giá trị to lớn, bởi vậy ngay bây giờ, chính cá nhân mỗi người, đặc biệt là học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy nhận thức thật đúng đắn về suy nghĩ và hành động của mình.
Không những vậy, hãy lựa chọn cho mình môi trường tốt để ta có thể rèn luyện, tu dưỡng trên con
đường đi tới tương lai. Đi đôi với đó, ta cũng cần phê phán nghiêm những hành động xấu xa nhằm ý đồ
phá hoại môi trường tươi đẹp quanh ta.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là câu tục ngữ hết sức ý nghĩa, mang giá trị cả đời người. Câu tục
ngữ đã dạy ta cách sống, cách làm người đứng đắn. Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện những hành
động tốt đẹp dù là nhỏ nhất để giúp cho đất nước, xã hội quanh ta được giày đẹp, yên bình mãi.
Đề 2: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý
giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội. Đó là cách nhìn
nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Câu tục
ngữ: “Gần mực thì đen, gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự
vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực màu đen, tượng trưng cho những cái xấu
xa, những cái không tốt đẹp. Đèn là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho
những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”, câu tục ngữ đã đưa ra kết
luận: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Đó là quy luật của sự vật. Dựa vào thực tế cuộc sống của
con người, ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với
việc hình thành nhân cách mỗi người. Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt, có thể gần mực mà không
đen, gần đèn mà không rạng vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh, chế ngự môi trường xung
quanh.

Trong thực tế, hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau, giúp chúng ta
hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.Trong kho
tàng văn học dân gian, nhân dân ta có câu tương tự: ‘’Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’’ và ‘’Thoí thường
gần mực thì đen. Anh em bạn hữu phải nên chọn người.

Những câu ca dao, tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc
hình thành nhân cách. Trong thực tế cuộc sống, nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã
chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt. Ở gia đình cũng vậy, cha mẹ là
những tấm gương sáng, anh chị em hòa thuận, thì gia đình sẽ có những người con ngoan. Ở lớp học
cũng thế, lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt, quan hệ giữa thầy và trò, bạn bè đúng đắn, thân
ái đoàn kết, thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi, đạo đức tốt. Gần gũi hơn trong quan hệ bạn bè, nếu ta
chơi với một người bạn tốt, chăm ngoan, học giỏi thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và
sẽ trở thành người tốt. Ngược lại, trong một gia đình, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái, anh em
không nhường nhịn nhau, thì con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng, ăn chơi, đua đòi.
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp. Trong thực tế, khó mà
tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp. Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta
ngày nay, những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để
cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành
mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách. Nhưng chính trong
môi trường không thuận lợi ấy, vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp, có tình cảm đạo đức tốt
đẹp, có những hành động cao cả. Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông
sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh. Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp
hèn, làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.

Ngày nay, trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực, mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp. Do
đó, bất cứ lúc nào, vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen, gần đèn mà vẫn tối tăm. Sống
trong môi trường tốt đẹp nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh,
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc, đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích, có cách nhìn
đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục
ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu
bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi, đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt
qua. Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh
để luôn luôn “gần mực mà vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn
luôn luôn tỏa sáng.

You might also like