You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC


-------------------o0o--------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÁC VITAMIN A, C, E, H

Họ và tên: Vũ Thị Khánh Chi

MSVV: 20174476

Lớp: HH02- K62

Giảng viên hướng dẫn: TS. Giang Thị Phương Ly

Hà Nội, 5/2020
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

MỞ ĐẦU

Hầu hết chúng ta đều muốn có một sức khỏe tốt để làm việc và học tập hiệu quả.
Việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất là bước đầu quan trọng để có một
cơ thể khỏe mạnh. Để duy trì sự khỏe mạnh, cơ thể con người cần ít nhất 7 loại chất dinh
dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước cùng tổng số 40 loại
chất xơ và chất dinh dưỡng khác.Trong các nhóm thực phẩm trên, thì có các nhóm thực
phẩm thiết yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của con người gồm protein,
carbonhydrat, chất béo (tính bằng kilocalo, viết tắt là kcal). Nếu xem cơ thể con người
như chiếc xe, để chạy được cần phải có xăng, đó chính là 3 nhóm thực phẩm đầu. Vitamin
là nhóm chất không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng, khi thiếu sẽ gây
những hậu quả xấu cho sức khỏe, bác sĩ ví như “xe muốn chạy tốt và trơn tru thì cần có
nhớt”.

Vitamin cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát
triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Có 13 loại vitamin
thiết yếu bao gồm vitamin A, B, C, D…. Mỗi loại vitamin đóng 1 vai trò vô cùng quan
trọng đối với cơ thể. Trong bài tiểu luận này em sẽ trình bày về “Vitamin A, C, E và H”.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


1
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................................4

1.1 Vitamin là gì?..........................................................................................................4

1.2 . Phân loại vitamin.................................................................................................5

1.3 Đặc điểm , tính chất của vitamin............................................................................6

1.4 Vai trò, chức năng của vitamin...............................................................................7

CHƯƠNG 2: VITAMIN A, E – VITAMIN TAN TRONG DẦU...................................8

2.1 Vitamin A................................................................................................................8

2.1.1 Lịch sử..............................................................................................................8

2.1.2 Cấu tạo và tính chất.........................................................................................8

2.1.3 Vai trò của vitamin A.....................................................................................12

2.1.4 Nhu Cầu vitamin A trong cơ thể....................................................................13

2.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu của vitamin A đối với cơ thể.......................................14

2.1.6 Các nguồn cung cấp vitamin A......................................................................18

2.2 Vitamin E..............................................................................................................20

2.2.1 Lịch sử................................................................................................................20

2.2.2 Cấu tạo, tính chất...............................................................................................20

2.2.3 Vai trò của vitamin E đối với cơ thể...................................................................22

2.2.4 Nhu cầu và ảnh hưởng của vitamin E đối với cơ thể..........................................23

2.2.5 Nguồn cung cấp vitamin E..................................................................................25

CHƯƠNG 3: VITAMIN C, H – VITAMIN TAN TRONG NƯỚC.............................28

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


2
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

3.1 Vitamin C..................................................................................................................28

3.1.1 Lịch sử................................................................................................................28

3.1.2 Cấu tạo, tính chất...............................................................................................28

3.1.3 Vai trò của vitamin C đối với cơ thể...................................................................30

3.1.4 Nhu cầu vitamin C..............................................................................................31

3.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu vitamin C đối với sức khỏe.............................................33

3.1.6 Nguồn cung cấp vitamin C.................................................................................34

3.2 Vitamin H (Biotin)....................................................................................................36

3.2.1 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo..............................................................................36

3.2.2 Vai trò.................................................................................................................37

3.2.3 Nhu cầu và tác hại thừa thiếu đối với cơ thể......................................................39

3.2.4 Nguồn cung cấp vitamin H.................................................................................40

KẾT LUẬN.......................................................................................................................42

Tài liệu tham khảo..............................................................................................................43

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


3
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1Vitamin là gì?

1.1.1 Khái niệm

Vitamin là những hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp, cấu tạo hóa học rất khác
nhau, đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Hiện nay người ta đã nghiên cứu và phân lập được trên 30 loại vitamin khác nhau, đồng
thời đã nghiên cứu về bản chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý của chúng.

Phần lớn các vitamin được tổng hợp chủ yếu trong cơ thể thực vật và các vi sinh vật, khả
năng tổng hợp ở động vật bậc cao rất kém hoặc không có. Một số loài cókhả năng tự cung
cấp vitamin cũng phải nhờ vào sự cộng sinh với các vi sinh vật trong đường tiêu hóa.

Trong cơ thể sống, vitamin mang vai trò của chất xúc tác, đa số vitamin có tác dụng như
coenzym, nếu thiếu sẽ gây nên những biến đổi nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất.
Do đó, con người cần được cung cấp vitamin qua quá trình dinh dưỡng. Nhưng nếu
vitamin được cung cấp dư thừa cũng gây nên những rối loạn nghiêm trọng. Vì thế sử dụng
vitamin như thế nào cho thích hợp là một vẫn đề cần chú trọng trong quá trình dinh
dưỡng.

1.1.2 Cách gọi tên

Có nhiều cách gọi tên vitamin như:

 Gọi têntheo chữ cái: A, B, C, D, E, K...


 Gọi tên theo tên bệnh xảy ra khi thiếu hụt loại vitamin đó và thêm vào đầu ngữ
“anti”

Ví dụ: Antiscorbut (bệnh do thiếu vitamin C), Antiberiberi (bệnh do thiếu vitamin B1)…

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


4
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 Gọi tên theo cấu tạo hóa học

1.2. Phân loại vitamin

Các vitamin được phân nhóm trên các cơ sở sau:

 Khả năng hòa tan


 Vai trò sinh hóa

Cách phân loại thông dụng nhất là phân loại theo khả năng hòa tan, có thể chia vitamin
làm hai nhóm lớn:

 Nhóm vitamin hòa tan trong nước: vitamin B, C, H, PP, tham gia vào quá trình liên
quan với sự giải phóng năng lượng (như oxi hóa khử, phân giải các chất hữu cơ)
trong cơ thể.
 Nhóm vitamin hòa tan trong dầu: vitamin A, D, E, K, tham gia vào các quá trình
hình thành các chất trong các cơ quan và mô.

Bảng 1: so sánh cơ chế hấp thụ vitamin trong nước và trong dầu trong cơ thể

Vitamin tan trong nước Vitamin tan trong dầu

Hấp thụ Vào thẳng máu Qua dịch mật rồi mới vào máu

Vận chuyển Vận chuyển dễ dàng trong Cần có protein tải, trữ trong gan
các dịch lỏng của cơ thể, và hoặc mô mỡ
hầu như không được lưu giữ
trong cơ thể

Đào thải Dễ bị đào thải theo đường Không bị đào thải khỏi cơ thể
nước tiểu

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


5
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Độc tính Không gây độc Gây độc nếu quá liều nhưng khó
xảy ra từ thực phẩm

Nhu cầu Bổ sung thường xuyên do cơ Bổ sung theo từng chu kì( tuần
thể không có khả năng lưu hoặc tháng) do cơ thể có thể sử
giữ chúng dụng lượng dự trữ

1.3Đặc điểm , tính chất của vitamin

 Vitamin có khối lượng phân tử nhỏ (M=122-1300 dvC), cấu trúc hóa học khác
nhau và không liên kết với nhau.
 Mỗi vitamin lại có các tính chất hóa học khác nhau, do cấu tạo hóa học khác
nhau.
 Vitamin không bền với môi trường kiềm và trung tính, bền hơn trong dung môi.
 Tan trong nước hoặc dầu.
 Không sinh ra năng lượng.
 Tham gia vào cấu tạo của các coenzym.
 Các vitamin không thể thay thế được cho nhau, dễ bị phá hủy bởi sự oxy hóa,
nhiệt độ môi trường và tia cực tím, qua cách nấu nướng và xử lý công nghiệp.
 Các vitamin đều cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của cơ thể, tham gia
thúc đẩy quá trình đồng hóa, dị hóa, trao đổi chất hoặc xây dựng nên cấu trúc cơ
thể.
 Cơ thể rất cần nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ, xấp xỉ 0,1-0,2g (trong khi các
chất dinh dưỡng khác khoảng 600g).
 Cơ thể không thể tự sản xuất được nên phải lấy từ thực phẩm, dược phẩm.
 Cơ thể nếu thiếu vitamin sẽ dễ mắc một số bệnh hiểm nghèo, có thể dẫn đến tử
vong.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


6
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

1.4 Vai trò, chức năng của vitamin

 Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

 Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát
triển và duy trì sự sống của các tế bào.
 Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
 Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
 Tham gia điều hòa hoạt động của tim và thần kinh.
 Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo
năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
 Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng
nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn
thương.
 Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể.
 Tác dụng bổ sung lần nhau của các vitamin

Kết luận, vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Chúng ta cần biết
cách bổ sung các loại vitamin một cách hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh. Cùng
tìm hiểu một số loại vitamin điển hình của 2 nhóm vitamin tan trong dầu và tan
trong nước nhé!

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


7
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

CHƯƠNG 2: VITAMIN A,E – VITAMIN TAN TRONG DẦU

2.1Vitamin A

2.1.1 Lịch sử

Năm 1909 Step đã tiến hành cho chuột ăn thực phẩm đã bị rút hết chất béo bằng hỗn
hợp ete-rượu. Ông thấy rằng chuột bị sút cân nhanh chóng và chết, nếu thêm vào thực
phẩm mà chuột đã bị rút ra thì chúng phục hồi sức khỏe và tiếp tục phát triển. Step đã đưa
ra nhận xét rằng: trong thực phẩm có các yếu tố hòa tan trong chất béo cần thiết cho hoạt
động sống của cơ thể gọi là yếu tố A, sau này gọi là vitamin nhóm A.

Từ lâu người ta đã cho rằng vitamin A chỉ tồn tại chủ yếu trong các sản phẩm động vật
như gan cá, mỡ bò, trứng… Mãi đến năm 1920, Osbom, Mendel và một số tác giả khác
phát hiện thấy có các hợp chất tương tự ở thực vật và sau đó tới Eiler (1929), Mur(1930)
đã đưa ra ý kiến cho rằng các hợp chất tương tự đó, các caroten chính là tiền thân của
vitamin A hay còn gọi là provitamin A.

Từ năm 1829-1931 nhà bác học Đức Karrer đã dùng phương pháp sắc ký để phân chia
và phát hiện ra cấu trúc của vitamin A, tới năm 1950 nhiều nhà hóa học trong đó có
Karrer đã tổng hợp thành công chất β- Caroten là một trong số ba dạng đồng phân quan
trọng của carotene.

Ngày nay người ta biết 2 dạng quan trọng của nhóm vitamin A là vitamin A1và
vitamin A2. Cả 2 tồn tại dưới dạng đồng phân quang học, chỉ một vài dạng có hoạt tính
hóa lý.

2.1.2 Cấu tạo và tính chất

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


8
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

2.1.2.1 Công thức hóa học

Vitamin A là thuật ngữ được dùng để chỉ chất mang hoạt tính sinh học của retinol. Nó
không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà tồn tại ở một vài dạng:
- Retinol: dạng vitamin A được hoạt hóa có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động
vật.
- Caroten (tiền vitamin A) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Vitamin A là tên thường gọi cho rượu retinol, aldehyde retinal và retinic acid, chúng là
những isoprenoid có đặc tính lipid. Chúng tồn tại ở các dạng đồng phân cis và trans khác
nhau. Hai dạng quan trọng của nhóm vitamin A là vitamin A1 và vitamin A2.
- Vitamin A1 (Retinol) là một ancol bậc nhất có công thức phân tử C20H30O.
Công thức cấu tạo:

H3C CH3 CH3 CH3


CH2OH

CH3

Vitamin A1 dễ dàng bị oxy hóa để chuyển thành dạng aldehyde, hoặc bị oxy hóa chuyển
tiếp thành dạng acid (acid Retinoic)

Retinal Acid Retinoic

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


9
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

H3C CH3 CH3 CH3 H3C CH3 CH3 CH3


CHO COOH

CH3 CH3

- Vitamin A2 có công thức phân tử là C 20H28O, công thức cấu tạo của vitamin A2 chỉ
khác vitamin A1 là nó có thêm một nối đôi trong vòng ionon, nhưng hoạt tính của
vitamin A1 cao gấp 2- 3 lần vitamin A2. Tương tự vitamin A1, vitamin A2 cũng có
3 dạng :

H3C CH3 CH3 CH3 H3C CH3 CH3 CH3


CH2OH CHO

CH3 CH3

H3C CH3 CH3 CH3


COOH

CH3

Nhóm carotenoids có hình thức bắt nguồn từ một mạch dài không vòng với các liên kết
đôi liên hợp, tên của các carotenoids có cấu trức đặc biệt: người ta dùng 2 ký tự Hy Lạp.
Có 3 loại carotene α, β, γkhác nhau ở cấu tạo vong ionnon, khi thủy phân β- carotene cho
2 vitamin A còn dạng α và γ thủy phân chỉ cho 1 phân tử vitamin.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


10
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Sự chuyển hóa β- carotene thành Vitamin A: trong cơ thể động vật, sự chuyển hóa β-
Carotene thành vitamin A có thể xảy ra ở tuyến giáp nhờ sự tham gia của chất
Tireoglobulin là chất của enzyme Carotenaza .

2.1.2.2 Tính chất

- Không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi của lipit, ete, ethanol…

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


11
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Bền trong điều kiện yếm khí, bền với acid và kiềm ở nhiệt độ không quá cao.
- Dễ bị oxy hóa bởi oxy không khí, ánh sang làm tăng quá trình oxy hóa Vitamin A.
- Dưới tác dụng của enzyme dehydrogenase thì retinol chuyển sang dạng retinal.
- Vitmin A và carotene tham ra vào quá trình oxy hóa khử chúng có thể là đồng thời
chất nhận oxy và nhường oxy. Khi kết hợp với oxy sẽ tạo nên các perocid ở vị trí
nối đôi, sau đó các perocid lại có khả năng nhường oxy với cơ chất một cách dễ
dàng.
- Phản ứng với SbCl3 cho phức màu xanh.
- Phản ứng với H2SO4 cho phức màu nâu.

2.1.3 Vai trò của vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể.

- Vai trò tăng trưởng: Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng, trẻ em cần
đủ vitamin A để phát triển bình thường.
- Chức năng thị giác: Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, đó là khả
năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Sở dĩ vậy là do cấu tạo võng mạc mắt
gồm hai loại tế bào: tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình nón với sắc tố
cả thụ ánh sáng và iodopsin giúp cho mắt phân biệt màu sắc trong điều iện ánh
sáng rõ, còn tế bào hình que với sắc tố Rhodopsin giúp cho mắt nhìn thấy ánh sáng
yếu. Rhodopsin được tạo nên từ hợp chất protein và carotenoid ( dẫn chất của
vitamin A), vì vậy khi thiết vitamin A khả năng nhìn của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ
bị giảm, hiện tượng này thường xuất hiên vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là
“ quáng gà”. Quáng gà là biểu hiện lâm sàng của sớm của thiếu Vitamin A.
- Bảo vệ biểu mô: Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc,
biểu mô dưới da, khí quản, các tuyết nước bọt, ruột non, tinh hoàn,…Khi thiếu
vitamin A, sản xuất các niêm dich giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện
này thường thấy ở mắt, lúc đầu khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc. Các tế

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


12
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự giảm sút sức đề kháng điều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập.
- Miễn dịch cơ thể: Mối quan hệ giữa vitamin A với nhiễm trùng đã được biết từ lâu
và có khả năng vitamin tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể.
- Ngoài ra Vitamin A còn giúp răng chắc khỏe và tăng cường vẻ đẹp mịn màng cho
làn da.

2.1.4 Nhu Cầu vitamin A trong cơ thể

Nhu cầu hàng ngày được khuyến cáo (RDA) về vitamin A theo nhu cầu tham chiếu và ăn
uống của Hoa Kỳ là:

Độ tuổi Nam Nữ Phụ nữ có Phụ nữ cho


( mcg/ngày) (mcg/ngày) thai con bú
(mcg/ngày) (mcg/ngày)

0-6 tháng 400 400

7-12 tháng 500 500

1-3 tuổi 300 300

4-8 tuổi 400 400

9-13 tuổi 600 600

14- 18 tuổi 900 700 750 1.200

19-50 tuổi 900 700 770 1.300

51+ 900 700

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


13
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

* Bảng nhu cầu vitamin A khuyến nghị

(Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nhị cho người Việt Nam,2007):

Nhóm tuổi Nhu cầu vitamin A khuyến nghị ( mcg/ngày)

Trẻ em ( tháng tuổi) <6 375

6-11 400

Trẻ nhỏ ( năm tuổi) 1-3 400

4-6 450

7-9 500

Nam vị thành niên 10-18 600


(tuổi)

Nữ vị thành niên ( tuổi) 10-18 600

Nam trưởng thành 19-60 600


(tuổi)
>60 600

Nữ trưởng thành (tuổi) 19-60 500

>60 600

Phụ nữ có thai ( trong cả thai kỳ) 800

Bà mẹ cho con bú ( trong cả thời kỳ) 850

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


14
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

2.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu của vitamin A đối với cơ thể

2.1.5.1 Thiếu hụt vitamin A


Nguyên nhân:
- Do ăn uống thiếu Vitamin A: cơ thể không thể tự tổng hợp được Vitamin A mà
phải lấy từ thức ăn,do vậy nguyên nhân chính do thiếu Vitamin A là do chế độ ăn
nghèo Vitamin A và chất Caroten (tiền Vitamin A).
Nếu bữa ăn đủ Vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng làm giảm khả năng
hấp thu và chuyển hóa Vitamin A .Ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa
mẹ,nếu trong thời kỳ này mẹ ăn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa
trẻ.
- Nhiễm trùng:trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi,viêm đường hô hấp,tiêu chảy và
cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A.
- Suy dinh dưỡng: thường kéo theo nhiều Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để tham gia
việc chuyển hóa Vitamin A.
Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hóa Vitamin A đồng
thời làm tăng nhu cầu sử dụng Vitamin A. Ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng và suy dinh dưỡng,như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn
làm bệnh them trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A:

- Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu vitamin a do trẻ dang lớn nhanh cần nhiều vitamin
A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ăn bổ sung và cai sữa) và
dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu Vitamin A rất cao.
- Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp. Tiêu chảy kéo dài và suy
dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu vitamin A.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


15
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong năm đầu, nếu ăn uống thiếu vitamin A thì
tròn sữa sẽ thiếu Vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A ở trẻ nhỏ. Trẻ không được
bú mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.
- Phụ nữa mang thai
- Bệnh nhân xơ gan, suy tuyến giáp.

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu Vitamin A


- Khô da: Vitamin A là một yếu tố rất quan trọng để sản sinh và tái tạo tế bào da.
Ngoài ra, vitamin A còn có tác dụng chống viêm đối với một số vấn đề nhất định
xảy ra trên da của bạn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc cơ thê bị thiếu
vitamin A có thể dẫn tới các vấn đề về da. Trong đó, bệnh Eczema- viêm da dị
ứng, là một bệnh phổ biến. Khi đó, người bệnh thường có các triệu chứng như khô,
ngứa và viêm. Alitretionin là một loại thuốc có hoạt tính vitamin A, có thể sử dụng
để điều trị viêm da dị ứng.
- Khô mắt: biểu hiện sớm ở mắt do thiếu vitamn A là quáng gà, tức là nhìn không rõ
vào buổi chiều tối và vệt biot ở mắt như đốm đom đóm xà phòng.Một nghiên cứu
tại Đại học California – Mỹ đã được thực hiện để nghiên cứu vai trò của vitamin A
đối với bệnh quáng gà. Cụ thể, các đối tượng tham gia nghiên cứu là phụ nữ mắc
phải tình trạng này. Họ được cho bổ sung vitamin A dưới dạng thực phẩm và viên
uống. Kết quả là cả hai dạng bổ sung này đều giúp cải thiện tình trạng bệnh. Sau 6
tuần điều trị, khả năng thích ứng với bóng tối của người tham gia nghiên cứu đã
tăng lên hơn 50%.
- Các vấn đề về sinh sản: Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa vitamin A
và các vấn đề sinh sản. Cụ thể, vitamin A là cần thiết cho sự sinh sản ở cả nam và
nữ, cũng như cho sự phát triển bình thường của trẻ.

- Trẻ chậm phát triển: Việc không có đủ vitamin A có thể khiến cho trẻ chậm phát
triển. Điều này bắt nguồn từ việc vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho sự phát
triển khỏe mạnh ở trẻ. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng việc bổ sung

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


16
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

vitamin A làm tăng cường sự phát triển ở trẻ. Điều này còn có tác dụng cao hơn
nữa khi trẻ được bổ sung kết hợp các dưỡng chất cần thiết khác.

Biện pháp phòng ngừa việc thiếu hụt Vitamin A


- Bổ sung vitamin A qua thực phẩm ăn hàng ngày: các loại thực phẩm giàu vitamin
A như trứng, cá, thịt, gan động vật, tôm, các loại rau có hàm lượng carotene cao
như rau muống, xà lách, rau ngót, rau dền... Các loại rau củ quả như gấc, cà rốt, đu
đủ, xoài...
- Với trẻ nhỏ: nên nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin
A tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đồng thời uống viên vitamin A định kỳ theo hướng dẫn của
bác sĩ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày cho bé.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu thiếu hụt vitamin A sẽ có
phương án xử lý kịp thời.

2.1.5.2 Thừa Vitamin A

Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc đào thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn
uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước. Rất ít khi xảy ra tình
trạng dự thừa Vitamin A nếu bổ sung qua thức ăn. Dư thừa thường xảy ra khi bổ sung
Vitamin A ở dạng hoạt động bằng thuốc ở liều cao. Vitamin A dư thừa sẽ tích lũy trong
cơ thể và gây ra các tác dụng không mong muốn như:

- Các triệu chứng ngộ độc gan

- Biến đổi xương, đau khớp, móng tay dễ gãy

- Thay đổi thị lực, phù gai thị

- Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, mất tập trung, dễ cáu gắt

- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và khó tăng cân

- Biến đổi da: Vàng da, khô, nứt, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, bong vảy,
sung huyết…

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


17
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Phồng thóp ở trẻ nhỏ

- Sinh con dị tật

Ngộ độc cấp tính nói chung xảy ra ở liều 25.000 IU/kg, và ngộ độc kinh niên diễn ra ở
4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6-15 tháng. Tuy nhiên, ngộ độc ở gan có thể diễn
ra ở các mức thấp tới 15.000 IU/ngày tới 1,4 triệu IU/ngày, với liều gây ngộ độc trung
bình ngày là 120.000 IU/ngày.

Ở những người có chức năng thận suy giảm thì 4.000 IU cũng có thể gây ra các tổn
thương đáng kể. Việc uống nhiều rượu cũng có thể làm gia tăng độc tính.

Trong các trường hợp kinh niên, rụng tóc, khô màng nhầy, sốt, mất ngủ, mệt mỏi,
giảm cân, gãy xương, thiếu máu và tiêu chảy có thể là các triệu chứng hàng đầu gắn
liền với ngộ độc ít nghiêm trọng.Các triệu chứng ngộ độc nói trên chỉ xảy ra với dạng
tạo thành trước (retinoit) của vitamin A (chẳng hạn từ gan), còn các dạng caretonoit
(như beta caroten trong cà rốt) không gây ra các triệu chứng như vậy.

2.1.6 Các nguồn cung cấp vitamin A

Có 2 loại vitamin A được tìm thấy trong


chế độ ăn.
- Vitamin A đã chuyển hoá (preformed
vitamin A) có trong các sản phẩm động vật
như thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ
sữa. Một loại khác là tiền vitamin A có
trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật
như trái cây và rau quả. Loại tiền vitamin A
phổ biến nhất là beta-carotene.
- Vitamin A cũng có bán ở dạng chế phẩm
bổ sung, thường ở dạng retinyl acetate hoặc
retinyl palmitate (vitamin A đã chuyển

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


18
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

hóa), beta-carotene (tiền vitamin A) hoặc


sự kết hợp của vitamin A đã chuyển hóa và
tiền vitamin A.

Để hỗ trợ sự hấp thụ vitamin A, người sử dụng cần bổ sung một số chất béo trong chế độ
ăn uống. Điều quan trọng là không nên nấu quá chín thực phẩm, vì điều này làm giảm
hàm hàm lượng vitamin A.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


19
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Với trẻ nhỏ: nên nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt
nhất cho trẻ nhỏ. Đồng thời uống viên vitamin A định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ
sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu thiếu hụt vitamin A sẽ có phương
án xử lý kịp thời.

2.2 Vitamin E
2.2.1 Lịch sử

Từ năm 1922-1923 Evans và Bishop đã chứng minh rằng trong thực phẩm có chứa một
loại vitamin cần thiết đối với sinh sản ở chuột. Loại vitamin này không có trong mỡ cá,
nước cam và có nhiều tròn bơ, trong rau xà lách hoắc các loài thực vật khác.

Đến năm 1936 người ta đã tách được từ dầu mần lúa mì và dầu bông 3 loại dẫn xuất
của Benzopiran và đặt tên là nhóm vitamin E. Khi Vitamin được công nhận là một hợp
chất có tác dụng phục hồi khả năng sinh sản, các nhà khoa học đã đặt tên hóa học là
tocopherol, từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “sinh con” .

2.2.2 Cấu tạo, tính chất

2.2.2.1 Cấu tạo


- Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp chất phân tử bao gồm các tocopherol và các
tocotrienol, chúng có tính hoạt động vitamin E. Vitamin E không phải là tên gọi của một
chất hóa học cụ thể, mà chính xác hơn là cho bất kỳ chất nào có trong tự nhiên mà có tính
năng vitamin E trong dinh dưỡng

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


20
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Trong tự nhiên vitamin E tồn tại dưới 8 dạng khác nhau, trong đó có 4 tocophorol và 4
tocotrienol. Các tocophorol và tocotrienol đều có dạng alpha, beta, gamma, delta, được
xác định theo số lượng và vị trí của các nhóm metyl trên vòng chromanol. Mỗi dạng có
hoat tính sinh học hơi khác nhau. Trong đó dang alpha là dạng chính tồn tại trong cơ thể,
có tác dụng cao nhất.

R3

HO

H
R3 O 3

R1

α-tocopherol, R1=R2=R3=CH3 γ-tocopherol, R1=R2=CH3; R3=H

α-tocotrienol, R1=R2=R3=CH3 γ-tocotrienol,R1= R2=CH3; R3=H

β-tocopherol, R1=R3=CH3; R2=H δ-tocopherol, R1=R2=R3=H

β-tocotrienol,R1= R3=CH3; R2=H δ-tocotrienol, R1=R2=R3=H

2.2.2.2 Tính chất

- Tính chất vật lý: Tocopherol là chất lỏng không màu, hòa tan rất tốt trong dầu thực vật,
trong rượu Etylic, Ete Etylic và Ete dầu hỏa. α-tocopherol thiên nhiên có thể kết tinh
chậm trong rượu Metylic ở nhiệt độ thấp -35 0C. Khi đó thu được tinh thể hình kim có
nhiệt độ nóng chảy 2,5-3,50C. Tocopherol khá bền với nhiệt, nó có thể chịu nhiệt tới
1700C ở trong không khí.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


21
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Tính chất hóa học:Tính chất hóa học quan trọng nhất của Tocopherol là khả năng bị oxi
hóa bởi các chất oxi hóa khác nhau như FeCl 3 hoặc Acid Nitric, khi đó nó tạo nê ncác sản
phẩm oxi hóa khác nhau. Một sản phẩm oxi hóa quan trọng được tạo thành là α-
tocopherylquinon.

2.2.3 Vai trò của vitamin E đối với cơ thể

Vitamin E có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể

Đối với người lớn

- Vitamin E có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa quá trình lão hóa, giúp làm giảm
vết nhăn và xóa mờ các đốm thâm nám hiệu quả. Vitamin E giúp dưỡng ẩm cho da, giúp
hạn chế tác dụng của tia UV, giúp phục hồi tóc hư tổn, dưỡng tóc suôn mượt, chắc khỏe,
mau mọc.

- Giúp cơ thể phòng chống nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.

- Vitamin E còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cung cấp đầy đủ năng
lượng cho cơ bắp hoạt động một cách khỏe mạnh và hiệu quả.

- Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Ngoài ra, khi được bổ sung vitamin
E ở liều lượng hợp lý, phụ nữ sẽ giảm được 67% nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng
trứng.

- Đặc biệt, loại dưỡng chất này, còn có tác dụng cải thiện chức năng sinh sản, làm tăng
khả năng thụ thai bằng cách cải thiện trứng và tinh trùng.

Đối với trẻ em

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


22
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Giúp các tế bào trong cơ thể tránh


khỏi những tổn thương. Từ đó, nâng
cao sức đề kháng, cho trẻ một sức khỏe
tốt.

- Khi bị thiếu hụt loại vitamin này, trẻ


sẽ dễ mắc bệnh xơ gan ứ mật, khiến cơ
thể kém hấp thu, gây ảnh hưởng đến
sức khỏe.

Đối với phụ nữ mang thai

- Có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa huyết áp, làm cho sức khỏe của thai phụ ổn
định và tốt hơn.

- Bên cạnh đó, khi kết hợp với vitamin C, vitamin E còn có công dụng làm giảm các
triệu chứng tiền sản giật, một loại bệnh tương đối nguy hiểm ở phụ nữ mang thai.

- Giúp thai phụ hạn chế tình trạng sảy thai hoặc sinh non, cho thai nhi phát triển một
cách tốt nhất trong bụng mẹ.

Ngoài ra Vitamin E còn có các vai trò quan trọng khác như:

- Giúp tăng hấp thu Vitamin A, bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa. Vitamin E cũng
bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A.
- Tham gia tạo quá trình tạo máu. Đặc tính chống oxy hóa của Vitamin E giúp quá
trình sản xuất ra hồng cầu diễn ra trôi chảy.
- Giúp cơ thể hấp thu vitamin K
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch do làm giảm sự oxy hóa các protein, ngăn các protein
này tham gia làm tắc nghẽn mạch máu.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


23
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

- Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do làm
giảm cholestetol trong mạch máu.
- Tăng sức đề kháng của cơ thể, làm chậm tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ.
- Làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể nhờ khả năng chống oxy hóa.

2.2.4 Nhu cầu và ảnh hưởng của vitamin E đối với cơ thể

2.2.4.1 Nhu cầu

Nhu cầu Vitamin E hàng ngày tùy thuộc vào tuổi, tình trạng cơ thể và lượng chất béo
mà cơ thể tiêu thụ.

 Trẻ từ 1-3 tuổi cần từ 5-7mg/ngày


 Trẻ từ 4-9 tuổi cần 7mg/ ngày,
 Trẻ từ 10-12 tuổi cần 11mg
 Trẻ trên 12 tuổi 12-15mg/ ngày
 Trẻ trên 14 tuổi và phụ nữ có thai cần 15mg/ ngày
 Phụ nữ cho con bú cần 19mg vitamin E/ ngày. Nhu cầu Vitamin E ở trẻ còn bú mẹ
là 3mg/ ngày, lượng Vitamin E này được cung cấp đủ qua sữa mẹ, không cần bổ
sung thêm cho trẻ.

Do Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm thông thường, nên nếu chế độ ăn hợp lý,
đa dạng các thực phẩm thì sẽ cung cấp đủ Vitamin E cho nhu cầu cơ thể.

Các dạng chế phẩm, thuốc Vitamin E được chỉ định để điều trị và phòng ngừa các
trường hợp có nguy cơ cao thiếu Vitamin E như: những người có chế độ ăn rất thiếu
vitamin E, trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân, trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hặc kém hấp thu
mỡ do teo đường dẫn mật hoặc thiếu betalipoprotein huyết. Vitamin E còn có các chỉ định
khác như sẩy thai tái diễn, vô sinh, nhiễm độc thai nghén, xơ vữa động mạch, bệnh mạch
vành… Tuy nhiên các chỉ định này chưa có bằng chứng nghiên cứu lâm sàng vững chắc.

2.2.4.2 Ảnh hưởng của vitamin E đối với cơ thể

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


24
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Thiếu vitamin E

Thiếu vitamin E có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn bị cắt túi mật. Khi thiếu Vitamin E kéo
dài sẽ có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc giác
giảm nhạy cảm.

Thiếu hụt vitamin E liên quan đến bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật mãn tính, bệnh rối loạn
chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn, hội chứng thiếu hụt vitamin E và các hội
chứng kém hấp thu khác có thể dẫn đến mức độ thiệt hại khác nhau. Tuy nhiên vitamin E
cũng có thể hoạt động như một chất chống đông và làm tăng nguy cơ của các vấn đề đông
máu.

Khi cơ thể thiếu vitamin E thường có các biểu hiện như: tóc rụng nhiều, các vấn đề về da,
huyết áp cao đột ngột, cơ thể mệt mỏi…

Thừa vitamin E

Khi dùng liều cao 500-5333 UI/ ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng thừa Vitamin E: rối
loạn tiêu hóa (buồn nôn, trung tiện, tiêu chảy), suy nhược, mệt mỏi. Sử dụng liều cao kéo
dài sẽ làm cạn kho dự trữ vitamin A, ức chế hấp thu và ức chế tác dụng Vitamin K.

2.2.5 Nguồn cung cấp vitamin E

Các nguồn cung cấp: chúng ta có


thể sử dụng 2 nguồn cung cấp
vitamin E đó là thực phẩm thiên
nhiên và các dạng chế phẩm
vitamin E được bán trên thị
trường.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


25
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Một số thực phẩm giàu vitamin E như sau:

Tên Hàm lượng(mg/100g) Tên Hàm lượng ( mg/100g)

Dầu mầm lúa 215,4 Dầu oliu 12,0

Dầu hướng 55,8 Lạc 9,0


dương

Quả phỉ 26,0 Ngô 2,0

Dầu óc chó 20,0 Măng tây 1,5

Dầu lạc 17,2 Yến mạch 1,5

Cám mịn 2,4 Cà chua 0,9

Dừa 1,0 Cà rốt 0,6

Ngoài ra có thể bổ sung vitamin E qua các dạng chế phẩm với mục đích thích hợp, có sự
tìm hiểu và theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng:

Trong điều trị thiếu Vitamin E:

 Trẻ em: 1 UI/ ngày


 Người lớn: 60- UI/ ngày

Trong phòng ngừa thiếu Vitamin E:

 Người lớn: 30 UI/ ngày

Một Lưu ý khi dùng Vitamin E

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


26
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 Vitamin E tan trong dầu, nên muốn hấp thu được Vitamin E cần phải có chế độ ăn đủ
dầu mỡ. Nếu ăn các thức ăn giàu Vitamin E mà chế độ ăn không có chút dầu mỡ nào
thì lượng Vitamin E được hấp thu rất kém.
 Nếu lạm dụng Vitamin E, sử dụng liều cao, kéo dài, tác dụng chống oxy hóa của
Vitamin E sẽ bị triệt tiêu, gây tổn hại cho tế bào. Các bệnh nhân mắc các bệnh đái
tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, sy thận, viêm da mãn tính, tự miễn,…
có thể bổ sung vitamin E hàng ngày, nhưng liều không quá 400UI/ ngày. Nên dùng
cách ngày trong 1-2 tháng, nghỉ một thời gian sau đó mới dùng tiếp. Ở phụ nữ sau 30
tuổi có da khô, chế độ ăn nghèo Vitamin E cũng có thể bổ sung bằng viên uống
vitamin E nhưng cũng không được sử dụng liên tục, mà chỉ được dùng 1-2 tháng,
sau đó nghỉ một thời gian rồi dùng tiếp. Sử dụng Vitamin E từ thực phẩm vẫn là ưu
tiên hàng đầu.
 Với người có da khô, da lão hóa có thể bôi trực tiếp Vitamin E để hạn chế tác dụng
của tia UV. Với người có da nhờn, không nên bôi vì có thể gây mụn.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


27
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

CHƯƠNG 3: VITAMIN C, H – VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

3.1 Vitamin C

3.1.1 Lịch sử

Vào thế kỉ 15, 16 trong những cuộc phát kiến địa lý của Anh, Pháp… những thủy thủ
thường bị chết vì những căn bệnh kỳ lạ với triệu chứng mệt mỏi, đau khớp, chảy máu
nướu,… Đó là bệnh Scurvy.

Đến năm 1774, James Lind, bác sĩ hàng hải quý tộc Anh, đã phát hiện ăn trái cây sẽ
phòng tránh được bệnh Scurvy. Chính sự phát hiện này của Lind đã cứu sống rất nhiều
thủy thủ trong những chuyến hành trình bằng đường biển sau này.

Người đã nghiên cứu ký về vitamin C là Albert Szent – Gyorgyi (1893-1986) gốc


Hungary và ông được trai giải Nobel y học năm 1937 về công lao trên. Cũng vào năm đó,
giải Nobel hóa học được trao cho Walter Norman Haworth, người Anh, tổng hợp thành
công vitamin C. Tuy nhiên, quy trình tổng hợp lại có tên là Tadeus Reichstein, người
cũng tổng hợp thành công vitamin C cùng lúc với Haworth. Điều này đã làm cho vitain C
rẻ hơn rất nhiều, vì trước đây vitamin này được chiết ra từ trái cấy bằng phương pháp hết
sức phức tạp.

Hiện nay, vitamin C không cong lạ với mọi người. Từ trái cây cho đến nước uống, từ viên
thuốc cho đến kẹo ngậm, đều có sự xuất hiện của acid ascorbic.

3.1.2 Cấu tạo, tính chất

3.1.2.1 Cấu tạo

Vitamin C có công thức phân tử là C6H8O6.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


28
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

OH
H
HO
Cấu trúc gồm nhân furan, vòng 5 cạnh có dị O
tố oxy, cầu oxy giữa carbon 1 và 4, nhóm O
dienol ở vị tri 2 với 3 dây nhánh mang nhóm
HO
alcol ở vị trí 5 và alcol bậc 1 ở vị trí 6.
OH

Tên gọi: tên thông thường là acid ascorbic hay vitamin C, ngoài ra còn có tên gọi khác là
L-ascorbic

Vitamin C chỉ tồn tại ở dạng L-ascorbic, tuy nhiên dựa trên công thức cấu tạo ta còn thấy
có dạng D, nhưng dạng này không có hoạt tính. Cho tới nay người ta phát hiện thấy 14
đồng phân và đồng đẳng của vitamin C có khả năng chống bệnh hoại huyết và 15 chất
đồng phân không có hoạt tính. Các chất này phân biệt nhau bởi số lượng nguyên tử
carbon sự sắp xếp các nhóm nguyên tử ở các nguyên tử carbon bất đối và dạng khử hoặc
dạng oxy hóa.

Về trạng thái tồn tại, Vitamin C tồn tại trong tự nhiên dưới 3 dạng phổ biến

- Acid ascorbic (dạng khử)


- Acid dehydro ascorbic (dạng oxy hóa)
- Dạng liên kết ascorbigen

Dạng ascorbigen là dạng liên kết của vitamin C với polypeptide. Trong thực vật nó chiếm
tới 70% tổng hàm lượng vitamin C.

3.1.2.2 Tính chất

Vitamin C kết tinh không màu hoặc hơi vàng, khối lượng phân tử là 176,13 g/mol, nhiệt
độ nóng chảy 193oC, rất dễ tan trong nước (300g/lít). Dung dịch nước 5% có pH=3. Có
khi dùng dạng muối natri dễ tan trong nước hơn (900g/lít).

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


29
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Dù trong CTCT không có nhóm –COOH nhưng vitamin C vẫn có tính axit. Nó có tính
chất hóa học tương tự các axit thông thường, có khả năng bị oxi hóa và bị phân hủy thành
CO2 và nước ở 193oC.

Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic; đây là phản ứng oxy hóa khử thuận
nghịch, qua đó vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố (cofactor), tham gia vào nhiều
phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như:

 Hydroxyl hóa,

 Amid hóa;

 Làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin (trong tổng
hợp collagen);

 Giúp chuyển acid folic thành acid folinic trong tổng hợp carnitin;

 Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom (cytochrom P450) gan;

 Giúp dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin;

 Giúp dễ hấp thu sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày, để rồi dễ hấp thu ở ruột.

3.1.3 Vai trò của vitamin C đối với cơ thể

Chức năng chủ yếu của vitamin C là sự sản xuất collagen, một protein chính của cơ thể.
Đặc biệt, vitamin C giúp nối kết một phần của phân tử amino acid proline để hình thành
hydroxyproline. Kết quả là, sự cấu trúc nên collagen rất ổn định. Collagen không những
là một protein rất quan trọng trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau (mô liên kết,
sụn khớp, dây chằng, vv..), vitamin C còn hết sức cần thiết cho sự lành vết thương, sự
mạnh khỏe của nướu răng, và ngăn ngừa các mảng bầm ở da.

Thêm vào đó, vitamin C còn có chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn
truyền thần kinh và hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng
khác. Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


30
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Cụ thể, Vitamin C có những tác dụng như sau:

• Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C ngăn chặn
ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E - cũng
là một chất chống oxy hoá - không có.

• Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng đối với sự tạo thành
và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng.

• Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng
đóng vai trò trong quá trình liền seo.

• Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá
trình phát bệnh của một số bênh ung thư (vòm miệng, dạ dày.v.v…)

• Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon - chất
ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào.

• Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ
sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.

• Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính
là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, cho phép làm
giảm nguy cơ thiếu máu.

Vitamin C (acid ascorbic) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chất
liệu di truyền của tinh trùng (DNA) tránh các tổn thương. Nồng độ vitamin C trong tinh
dịch cao hơn rất nhiều lần so với trong các dịch khác

3.1.4 Nhu cầu vitamin C

3.1.4.1 Sự hấp thụ

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


31
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Ở người,vitamin C được hấp thụ ở hỗng tràng, chủ yếu theo cơ chế vận chuyển và
phân bố khắp cơ thể, nồng độ vitamin C cao nhất ở tuyến yên và tuyến thượng thận

Lượng vitamin C được cơ thể hấp thu và dự trữ không tit lệ thuận với hàm lượng vitamin
C trong thực phẩm, thậm chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao.
Nếu tiêu hóa lượng lớn Vitamin C tăng cao, lượng thừa nhanh chóng được các tế bào mô
nắm bắt hoặc bài tiết ra nước tiểu.

Khí tiêu hóa lượng nhỏ dưới 100mg, 80-90% lượng vitamin C ăn vào được hấp thu vào
cơ thể. Nhưng khi khẩu phần ăn tăng, khả năng hấp thu vitamin C lại giảm, đối vớ khẩu
phần chưa 1,5g Vitamin C cơ thể chỉ hấp thu được 49%, ở khẩu phần ăn 3g, cơ thể chỉ
hấp thu được 36% và với khẩu phần 1,2g thì cơ thể chỉ hấp thu được 16% lượng vitamin
C vào cơ thể.

3.1.4.2 Nhu cầu

Nhu cầu liều lượng vitamin C không có chỉ tiêu cố định:

- Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bênh Scorbut chỉ là 10mg/
ngày

- Nhu cầu vitamin C cho người không làm việc nặng là vào khoảng 50-100mg mỗi ngày

- Thai sản phụ, trẻ em có nhu cầu Vitamin C cao hơn, khoảng 150mg/ngày.

- Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối
thiểu 150mg/ngày

- Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi, công nhân
lao động nặng nên được tiếp tế 200mg/ ngày

- Người ở miền núi lạnh cần 140mg/ ngày.

Bảng khuyến cáo nhu cầu vitamin C nên bổ sung hằng ngày và lượng vitamin C tối đa
cho phép trong 1 ngày (Theo RDAs-):

 0-6 tháng: 40mg. Chưa có chỉ định mức tối đa.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


32
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 7-12 tháng: 50mg. Chưa có chỉ định mức tối đa.

 1-3 tuổi: 15 mg, tối đa 400mg/ngày.

 4-8t: 25 mg, tối đa 650mg/ngày.

 9-13t: 45 mg. Tối đa 1200mg/ngày.

 14-18t: 75 mg (nữ) và 65 mg (nam). Tối đa 1800mg/ngày.

 19+: 90 mg (Nữ) và 75 mg (Nam). Tối đa 2000mg/ngày.

3.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu vitamin C đối với sức khỏe

Thiếu vitamin C

Khi thường xuyên không được đáp ứng đầy đủ lượng vitamin C cần thiết, cơ thể chúng ta
có thể gặp một số căn bệnh sau đây:

 Bệnh thiếu máu: Vitamin C giúp hấp thu sắt, sản sinh haemoglobin và hồng cầu. Khi
không có đủ vitamin C, cơ thể không thể hấp thu sắt và gây ra tình trạng thiếu máu.

 Bệnh loãng xương: Nhiều người cứu cho thấy vitamin C có tác dụng làm tăng mật độ
xương cột sống, xương đùi. Những người thiếu vitamin C có nguy cơ cao bị gãy
xương, loãng xương, đặc biệt là phụ nữ.

 Bệnh thoái hóa khớp: Vitamin C là một chất chống oxy hóa góp phần tổng hợp
collagen tuýp 1, 2 và aggrecan - thành phần cơ bản của sụn khớp. Lượng vitamin C
thấp hơn mức bình thường là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp.

 Bệnh tim mạch: Thiếu vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh về tim mạch như thoát
mạch, yếu mạch, suy giảm chức năng tim…

 Bệnh Scorbut: Là một trong những căn bệnh điển hình khi cơ thể không được đáp ứng
đủ lượng vitamin C cần thiết. Các triệu chứng điển hình của bệnh Scorbut gồm có:
viêm lợi, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, tụ máu dưới màng xương…

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


33
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 Ung thư: Thiếu vitamin C, cơ thể dễ bị tấn công bởi các gốc tự do và các chất oxy hoa
- nguyên nhân chính gây ung thư.

Những căn bệnh trên thường là hậu quả của việc thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài.
Bạn có thể nhận biết tình trạng này sớm hơn thông qua một số triệu chứng như mệt mỏi,
dễ nổi nóng, cáu gắt, giảm cân, đau nhức cơ và khớp, bầm tím trên da không rõ nguyên
nhân, chảy máu chân răng, viêm lợi, tụt lợi, tóc và da khô, dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh…

Thừa vitamin C

Thừa vitamin C cũng có thể dẫn tới nhiều tác hại. Nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài,
có thể gặp các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng,
viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút, giảm độ bền hồng cầu, cản
trở hấp thụ vitamin A, B12 và có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai dùng vitamin C ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra
những nhu cầu bất thường ở thai nhi, từ đó dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ.

3.1.6 Nguồn cung cấp vitamin C

Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin


C:

 Dâu tây: Cứ 100 gram dâu tây chứa 59


mg vitamin C, một nửa cốc dâu tây
cung cấp 89 mg.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


34
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 Cam, chanh: Là 2 loại quả có nguồn vitamin C dồi dào, ví dụ như 100g cam sẽ
chứa 53mg vitamin C, một quả cam trung bình cung cấp 70mg vitamin C còn
chanh chứa 77mg vitamin C/100g.
 Đu đủ: Chứa 62 mg vitamin C mỗi 100 gram, một cốc đu đủ cung cấp 87 mg, có
thể giúp cải thiện trí nhớ, giảm viêm và giảm 40% stress oxy hóa.
 Bông cải xanh: Chứa 89 mg vitamin C cho 100 gram, bông cải xanh giàu vitamin
C giúp giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, giảm stress oxy hóa, tăng khả
năng miễn dịch.
 Mùi tây: Cứ 100 gram mùi tây chứa 133 mg vitamin C việc ăn mùi tây hàng ngày
sẽ giúp bạn tăng hấp thu lượng sắt vào cơ thể.
 Ớt vàng ngọt: Là loại ớt chứa hàm lượng vitamin C cao với 183 mg / 100 gram,
bằng cách ăn ớt ngọt sẽ giúp bạn chống lại sự tiến triển đục thủy tinh thể.

Việc bổ sung vitamin C cần đúng theo thể trạng và nhu cầu của cơ thể để không gây phản
tác dụng. Hiện nay, ngoài việc bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả, bạn cũng có thể
sử dụng các viên uống. Cần lưu ý:

 Uống vitamin C cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường với đường
uống bằng miệng có thể dùng hoặc không dùng với thức ăn, được thực hiện 1 đến
2 lần mỗi ngày.

 Nếu đang dùng viên nang vitamin C có tác dụng giải phóng chậm thì cần nuốt toàn
bộ. Người uống không tự ý nghiền nát hoặc nhai viên nén bởi có thể giải phóng
một vài tác dụng phụ.

 Ngoài ra, không chia nhỏ liều lượng uống mà cần uống theo yêu cầu của bác sĩ.

 Nếu bệnh nhân được chỉ định sử dụng tấm wafer hoặc viên nhai, hãy nhai kỹ, sau
đó nuốt. Nếu đang dùng viên ngậm, hãy đặt viên ngậm trong miệng cho tan dần.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


35
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 Nếu bạn được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin C dưới dạng bột thì quá trình uống
cần hòa tan thật kỹ hoặc trộn đều với thức ăn để có thể hấp thụ tốt nhất.

3.2 Vitamin H(Biotin)

3.2.1 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo

Khái niệm:

Còn được mọi người biết đến với tên gọi là Biotin hay Coenzyme R. Vitamin H là một
trong những vitamin B phức tạp, nó có thể tan trong nước. Với nhiều tên gọi khác nhau,
có vai trò trong việc cấu thành nên một cơ thể khỏe mạnh. Một loại vitamin có lợi ích rất
lớn với da, tóc, móng…. mà “nhất dáng nhì da”.

Bạn có biết không, trong tiếng Hà Lan,


Haar và Haut nghĩa là “tóc và da”. Do đó,
đôi khi người ta gọi vitamin B7 hay biotin
với biệt danh là vitamin “H” hay “vitamin
sắc đẹp”.

Cấu tạo:

Với công thức phân tử C 10H16N2O3S, Biotin là một trong những dẫn xuất của acid
carboxylic, là một trong số các vitamin tan trong nước với công thức cấu tạo:

O H
N COOH

HN

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


36
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Trong cơ thể sống, Biotin thường gắn chặt với phần apoprotein tạo ra một phức hợp
biotin-enzim. Khi phân tách biotin ra khỏi enzim, thừng thấy chất này được tách ra
cùng với gốc lysin của phần protein.

Tính chất

Biotin là tinh thể hình kim, không màu, tan trong nước và dung dich kiềm, độ hoà tan
trong nước: 22mg / 100mL, ít tan trong môi trường acid hoặc dung môi hữu cơ. Nhiệt
nóng chảy: 232 – 233oC. Nó ổn định với nhiệt và dung môi nước, ít nhạy cảm với oxy
hóa. Vitamin H bị phá hủy bới các yếu tố như: H2O2, HCl và các chất kiềm đặc biệt là bị
phá hủy bởi tia cực tím. Biotin có nhiều đặc tính giống với avidin hay glycoprotein của
long trắng trứng.

3.2.2 Vai trò

Vitamin H (còn được gọi là vitamin B7 hay biotin) có nhiều vai trò quan trọng trong cơ
thể:

 Tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrat, chất béo và protein trong cơ thể.
 Tham gia quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cần thiết cho hoạt động
của cơ thể.
 Cần thiết cho sự phát triển của tóc, móng, da.
 Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.
 Tham gia vào quá trình tạo hemoglobin của hồng cầu.
 Ổn định đường huyết.

Cụ thể, Vitamin B7 có những tác dụng như sau:

 Giúp nuôi dưỡng tóc bóng mượt, chắc khỏe: Nếu bạn bị thiếu Vitamin B7 thì dấu
hiệu dễ gặp phải nhất chính là tóc bị khô xơ, rụng tóc, tóc bị yếu, chẻ ngọn. Vậy

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


37
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

nên Vitamin B7 có tác dụng giúp nuôi dưỡng mái tóc của bạn luôn được bóng
mượt, chắc khỏe. Đồng thời nó còn giúp kích thích cho quá trình tóc mọc được
diễn ra nhanh hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mà trong những loại dầu gội,
kem xả, kem ủ tóc đều có chứa thành phần Vitamin B7 (Biotin).
 Giúp trị mụn trứng cá : Vitamin B7 có tham gia vào quá trình chuyển hóa bã nhờn
và mỡ ở da, cung cấp dinh dưỡng cho da và niêm mạc. Chính vì vậy, hiện nay
Vitamin B7 được sử dụng như một chất có thể đem lại cho bạn làn da mịn màng,
chắc khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị mụn rất tốt.
 Dưỡng móng: Để có một bộ móng tay, móng chân đẹp thì bạn cần phải cung cấp
cho cơ thể đủ lượng Vitamin B7 cần thiết. Nếu thiếu nó bạn có thể sẽ gặp phải tình
trạng móng mỏng, yếu ớt, dễ gãy.
 Giảm áp lực và căng thẳng: Một trong những công dụng tuyệt vời mà Vitamin B7
mang lại cho bạn chính là khả năng giảm bớt những căng thẳng, áp lực, mệt mỏi
trong cuộc sống. Vitamin B7 giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, tinh thần luôn
trong trạng thái ổn định.
 Giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh: Các vitamin nhóm B như vitamin B7 đóng
vai trò bảo vệ chống lại các nguyên nhân phổ biến của bệnh tim bao gồm viêm, xơ
vữa động mạch (hoặc mảng bám tích tụ trong động mạch), đau tim và đột quỵ.
Vitamin B7 và crom cùng nhau có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol. Vitamin
B7 được chứng minh là có kết quả tích cực với việc tăng cholesterol “tốt” HDL,
đồng thời giúp giảm cholesterol “xấu” LDL. Điều này đặc biệt có ích đối với
những người mắc bệnh tiểu đường – một yếu tố dẫn đến bệnh lý tim mạch.
 Hỗ trợ tuyến giáp và tuyến thượng thận: Các vitamin B như vitamin B7 cần thiết
cho hoạt động tuyến giáp và bảo vệ chống lại sự suy giảm tuyến thượng thận.
Tuyến giáp và tuyến thượng thận là các tuyến chính chịu trách nhiệm cho nhiều
trạng thái cơ thể, bao gồm đói, ngủ, nhận thức đau, tâm trạng và năng lượng.
 Cần thiết để tổng hợp, sửa chữa mô và cơ: Lợi ích Biotin bao gồm giúp tăng
trưởng, duy trì các mô cơ thể, để sửa chữa và tổng hợp cơ. Khi mô hoặc cơ bị phá

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


38
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

vỡ, vitamin B cũng như vitamin B7 hoạt động để khôi phục lại cơ và mô đã bị hư
hại.

3.2.3 Nhu cầu và tác hại thừa thiếu đối với cơ thể

Nhu cầu:

Vitamine B7 là loại vitamine có mức độ sử dụng với liều lượng khá nhỏ, do vậy chúng ta
có thể bổ sung trực tiếp từ chính các thực phần được nhắc đến phía trên. Một ngày, bạn
cần cung cấp cho cơ thể 150 – 300 microgam Vitamine B7 là đã đủ. Bạn có thể cung cấp
Vitamine B7 cho cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên, ngoài ra trong ruột
cũng có một loại vi khuẩn có khả năng tổng hợp lên nó.

Chi tiết lượng vitamine B7 cho từng lứa tuổi:

Theo Viện Y học Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ liều lượng khuyến cáo hàng ngày
của biotin là:

 5 microgram mỗi ngày cho trẻ sơ sinh


 6-8 microgam mỗi ngày cho trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi
 12–20 microgam mỗi ngày cho trẻ từ 4–13 tuổi
 25 microgram cho thanh thiếu niên
 30 microgram đối với nam và nữ trên 19 tuổi
 30 mg đối với phụ nữ mang thai và 35 mg đối với phụ nữ đang cho con bú

Thiếu hụt

Theo các nghiên cứu đã thực hiện, phụ nữ mang thai, những người lạm dụng rượu bia và
người không tiết ra đủ axit dạ dày (ví dụ như người cao tuổi) đều có thể bị thiếu hụt hàm
lượng vitamin H.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


39
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Các triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin H bao gồm: viêm da, rụng tóc,
đau cơ, ăn không ngon, buồn nôn, các vấn đề về thần kinh, hàm lượng cholesterol trong
máu cao, thiểu máu do giảm lượng haemoglobin...

Dư thừa

Vitamine B7 là một chất sẽ dễ bị đào thải qua đường nước tiểu, khi đó nếu tiêu thụ quá
nhiều vitamine B7 sẽ khó có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, vitamin B7 có thể bị ảnh hưởng
nếu bạn đang dùng thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh hoặc có rối loạn tiêu hóa có
thể làm gián đoạn mức độ vi khuẩn đường ruột bình thường.

3.2.4 Nguồn cung cấp vitamin H

3.2.4 Nguồn cung cấp vitamin H

Ở đối tượng người khoẻ mạnh, nhìn


chung cơ thể đều có khả năng tự
sản sinh ra vitamin H tự nhiên. Tuy
nhiên, lượng vitamin H này rất nhỏ
khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu của
cơ thể.

Do đó, mỗi người cần tự giác bổ sung sự thiếu hụt vitamin H bằng cách uống thuốc Biotin
(VitaminH) hằng ngày hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin cụ thể như sau:

 Gan nấu chín chứa 27 – 35mcg vitamin H.

 Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như đậu phộng, quả óc chó, hạnh
nhân, quả bồ đào, đậu nành và bánh mỳ…

 Men bia và rượu bia, trung bình một gói men rượu 7g chứ tới 14mcg vitamin H.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


40
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

 Sữa chua cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin H, tới 7,4mcg. Hơn
nữa sữa chua còn chứa nhiều vi sinh tốt cho tiêu hoá.

 Các loại cá biển như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ cũng chứa hàm lượng vitamin H
cao, 100g cá chứa tới khoảng 5mcg vitamin H.

 Một quả trứng to có thể cung cấp tới 13 – 25mcg. Bạn nên chú ý ăn ít lòng trắng
trứng nhiều vì nó chứa chất Avidin có khả năng liên kết với vitamin H ngăn
chặn quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

 Ngoài ra, đừng quên bổ sung các loại rau củ quả vừa bù đắp thiếu hụt nhu cầu
dung vitamin H của cơ thể vừa bổ sung nhiều loại vitamin tốt cho sức khoẻ
khác.

 Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai cũng giàu vitamin H. Cụ thể trong 29g
phô mai có chứa 0,4 – 2mcg vitamin H.

Trong các nhà thuốc Tây đều có bán một vài loại thuốc có chứa biotin từ nhiều hãng khác
nhau, và mục đích của tất thảy những loại này là hứa hẹn cho bạn một mái tóc đẹp, những
bộ móng khoẻ và da dẻ căng tràn. Tuy nhiên, nên tìm hiểu kỹ về liều lượng cũng như
những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng dư thừa để tránh những hậu quả
không mong muốn.

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


41
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, vitamin nói chung và các loại vitamin A, C, E, H nói riêng có vai trò hết sức
quan trọng trong cơ thể.

Trong bài tiểu luận này đã chỉ rõ các vai trò quan trọng của 4 loại vitamin nói trên và
chúng ta nhận thấy rằng có một vai trò rất đặc biệt của cả 4 loại vitamin này, đó là vai trò
làm đẹp, một vai trò chị em phụ nữ rất quan tâm. Bổ sung vitamin A giúp đôi mắt khỏe
đẹp, tăng sự mềm mịn cho làn da, vitamin C mau lành vết thương kìm hãm sự lão hóa,
vitamin E cung cấp độ ẩm da và cuối cùng vitamin H- vitamin sắc đẹp, cho móng bóng
khỏe và mái tóc suôn sượt. Các loại vitamin này còn có vai trò hỗ trợ lần nhau cũng như
hỗ trợ các loại vitamin khác vì thế chúng ta nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin. Tuy
nhiên, cũng cần quan tâm đến liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn
nếu bổ sung dư thừa. Nguồn thực phẩm thiên nhiên xung quanh ta chính là nguồn cung
cấp vitamin an toàn đầy đủ nhất, hãy ăn nhiều rau xanh, hoa quả và có một chế độ ăn
uống hợp lý để có một cơ thể khỏe đẹp!

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


42
Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly

Tài liệu tham khảo

1. The applications of massive parallel sequencing (next-generation sequencing)


in research and molecular diagnosis of human genetic diseases.Nguyen Hieu
T.Le Huong T.T.Nguyen Liem T.Lou HuLaFramboise Thomas,
2018· ,Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering

2. Gluckman, S.P., et al., Vitamin B7 (biotin) in pregnancy and breastfeeding, in


Oxford Medicine Online. 2015, Oxford University Press.
3. Biotin ligases and orthogonal pairs. Biotechnology and Bioengineering, 2014.
111(6): p. vi-vi.
4. Pham, D.T., Co-ordinated expression of CRTB, At-VTE3, and VTE4 to
enhance pro-vitamin A and vitamin E in transgenic soybean. University of
Missouri Libraries.
5. www.vinmec.com ( Vinmec international hospital)

SVTH: Vũ Thị Khánh Chi


43

You might also like