You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ 4.

XÁC ĐỊNH CTHH MỘT CHẤT DỰA VÀO TỈ LỆ KHỐI LƯỢNG

A. LÝ THUYẾT
I. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong một hợp
chất
- Xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất là tính trong
100g hợp chất đó mỗi nguyên tố có khối lượng bao nhiêu gam?
- Muốn tính % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:
+ Đầu tiên cần xác định khối lượng mol của hợp chất đó (có số trị bằng PTK).
+ Tìm trong 1 mol chất đó mỗi nguyên tố có khối lượng bao nhiêu gam?
+ Từ đó suy ra trong 100 g hợp chất này mỗi nguyên tố chiếm bao nhiêu gam?
Số gam tìm được của mỗi nguyên tố trong 100 g hợp chất này là thành phần % khối
lượng của nguyên tố đó trong hợp chất.

II. Ví dụ
1. Tính thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất SO3
(S = 32 , O = 16)
- MSO3 = 32 + 16.3 = 80 (g)
- Trong 1 mol SO3 có 1 mol nguyên tử S và 3 mol nguyên tử O.
- Hay trong 80 gam SO3 có chứa 32 gam S và 3.16 = 48 gam O
Vậy trong 100 gam SO3 có chứa x gam S? và y gam O?

x= = 40 (g) hay %S = 40% → %O = 100 – 40 = 60 (%)


(Có thể tìm thành phần % về khối lượng của O trước)

2. Tính % khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất Fe2O3.


-M =56×2 + 16×3 = 160g
- 1 mol Fe2O3 có 2 mol Fe và 3 mol O
3× 16 ×100
- %O = = 30% → % Fe = 100 – 30 = 70%
160

III. Công thức tính % khối lượng từng nguyên tố trong hợp chất AxByCz…

%A = ; %B = ; %C = 100% - %A - %B

IV. Xác định CTHH của hợp chất khi biết tỉ lệ khối lượng
1. Nếu biết thành phần % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất thì :
- Đặt công thức hợp chất AxByCz… (x, y, z … là số nguyên, dương)

- Từ %A = ; %B = ; %C =
→ x.MA : y.MB : z.MC = %A : %B : %C

→ x:y:z= : :
- Chọn x, y, z là số đơn giản nhất.
2. Nếu biết tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất thì:

x:y:z= : :
3. Nếu biết khối lượng mol hợp chất thì:

= →x=

Tương tự: y = ; z=
4. Dùng Định luật bảo toàn khối lượng nguyên tố
- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của
các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
VD: Có phản ứng : A + B → C + D thì : mC + mD = mA + mB
Từ đó:
- Tổng khối lượng các nguyên tố sau phản ứng bằng tổng khối lượng các nguyên tố
trước phản ứng.
- Tìm khối lượng từng nguyên tố trong một lượng hợp chất.
- Lập tỉ lệ x : y : z như trên.

B. BÀI TẬP MINH HOẠ TÌM CTHH MỘT HỢP CHẤT


Bài 1: Một hợp chất chứa 31,84%K; 28,98%Cl; còn lại là oxi. Tìm CTPT của hợp
chất.
Ta có: %O = 100 – 31,84 – 28,98 = 39,19%
Đặt công thức hợp chất : KxClyOz (x, y, z nguyên dương)
Ta có: 39x : 35,5y : 16z = 31,84 : 28,98 : 39,18

→x:y:z = : :
= 0,8 : 0,8 : 2,4
= 1 : 1 : 3
Vậy CTPT của hợp chất là : KClO3.

Bài 2: Một hợp chất gồm 3 nguyên tố có tỉ lệ khối lượng là m Mg : mC : mO = 2 : 1 :


4. Tìm công thức của hợp chất.
Đặt công thức hợp chất: MgxCyOz (x, y, z nguyên dương)
Ta có : x. MMg : y.MC : z.MO = 2 : 1 : 4

x :y :z = : :
= 0,083 : 0,083 : 0,25
= 1 : 1 : 3
Vậy công thức hợp chất là MgCO3
Bài 3: Xác định CTHH của một oxit sắt biết % về khối lượng của nguyên tố này là
70%
Đặt công thức oxit: FexOy (x, y nguyên dương); %O = 100 – 70 = 30%
Ta có: 56x : 16y = 70 : 30

x : y = :
= 1,25 : 1,875
= 2 : 3
Công thức oxit là Fe2O3
Bài 4: Y là hợp chất khí có PTK = 58 gồm 2 nguyên tố C và H trong đó C chiếm
82,76% khối lượng. Tìm CTHH của hợp chất.
Đặt công thức hợp chất: CxHy (x, y nguyên dương)
%H = 100 – 82,76 = 17,24%

Ta có : = →x=4 ; = → y = 10
Vậy công thức hợp chất : C4H10 (Khí Butan)

Bài 5: Một hợp chất tạo bởi 3 nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24 g hợp
chất trên thu 1,76 gam CO2 và 1,08 gam nước. Tìm CTHH của hợp chất biết PTK hợp
chất bằng 62.

nCO2 = = 0,04 mol → nC = 0,04 mol → mC = 0,04 . 12 = 0,48 g

nH2O = = 0,06 mol → nH = 0,12 mol → mH = 0,12 g


→ mO = 1,24 – 0,48 – 0,12 = 0,64 g → nO = 0,04 mol
Đặt công thức hợp chất : CxHyOz (x, y, z nguyên dương)
Ta có: x : y : z = 0,04 : 0,12 : 0,04
= 1 : 3 : 1
Công thức đơn giản nhất: (CH3O)n M = 62 → 31n = 62 → n =2
→ Công thức hợp chất C3H6O2

You might also like