You are on page 1of 1

*Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội

trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế
của xã hội đó. Hay cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử,
là tổng hợp những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của
một xã hội nhất định. Ví dụ, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội hiện nay, cơ sở hạ tầng nước ta là một kết cấu kinh tế hỗn
hợp nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân,...) trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Kết cấu đó được xác lập trên cơ sở hệ thống ba loại hình
sở hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý, sở hữu tập thể của những người lao động, sở hữu tư
nhân với nhiều hình thức cụ thể khác nhau; trên cơ sở đó, hình
thành nên nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đan xen hỗn hợp với
nhiều loại hình phân phối đa dạng. Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao
gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ
sản xuất mầm mống (tương lai) - trong đó, quan hệ sản xuất thống
trị là một đặc trưng, quy định, chi phối các quan hệ sản xuất còn
lại. Quan hệ sản xuất thống trị quy định và tác động trực tiếp đến
xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ
tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mà dựa trên cơ
sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính chất đối kháng của
cơ sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể
điều hoà được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản chất của kiểu quan
hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện của sự đối lập
về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong xã hội. Cần phân
biệt thuật ngữ giữa cơ sở hạ tầng này trong phạm trù triết học và
cơ sở hạ tầng (cơ sở vật chất) thường sử dụng. Nếu cơ sở vật chất
kết cấu hạ tầng trong đời sống như điện, đường, trường, trạm...
chúng chủ yếu sử dụng là nền tảng cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, sinh hoạt và nó thuần túy là vật chất hữu hình. Ngược
lại, trong phạm trù triết học cơ sở hạ tầng là dựa vào các mối
quan hệ sản xuất. Mối quan hệ sản xuất đều đóng một vị trí, vai
trò khác nhau.
17:52
ư nhậ vơ y, cở sạ hầ tổ ng là tể ng thẫ và mâu thuấ n rứ t phạ c tạp, là
quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.
Nó được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp
biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng sản xuất.

You might also like