You are on page 1of 3

Việc tìm kiếm, download, lưu trữ, đọc hiểu và lược khảo các nghiên cứu trước

(Literature Review) để tìm ra khoảng trống nghiên cứu (GAPs) là giai đoạn tiêu tốn rất nhiều
thời gian và công sức của người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu khoa học bài bản.
(1) Trước hết phải biết vấn đề nghiên cứu nào mình tâm đắc (chẳng hạn hướng nghiên
cứu trong lĩnh vực marketing, nhân sự, bán hàng, …). (2) Với từ khóa quan trọng nhất làm
KEY WORD để đi tìm và download các nghiên cứu trước từ các Journals được xếp hạng ISI,
Scopus. (3) Sử dụng phần mềm Mendeley hỗ trợ việc quản lý tài liệu tham khảo để dễ dàng
lọc tìm các bài báo xuất hiện với các từ khóa cần lược khảo (ưu tiên xuất hiện từ khóa ở tiêu
đề bài báo). (4) Lược khảo bằng cách lập bảng excel trước khi viết word. (5) Chỉ ra khoảng
trống nghiên cứu (GAPs), (6) Lý thuyết nền nào được dùng (Theory).
Cụ thể như sau:
(1) Vấn đề nghiên cứu nào mình tâm đắc? Làm sao để biết mình đam mê nghiên cứu
lĩnh vực nào: có thể đó là vấn đề quan trọng được quan tâm, trăn trở để giải quyết một vấn đề
nào đó, sự yêu thích, sở trường, kinh nghiệm làm việc giảng dạy, chuyên ngành được đào tạo,
… => người nghiên cứu sẽ đi theo hướng nghiên cứu này lâu dài. Trong lĩnh vực nghiên cứu
đó thì mình quan tâm vấn đề gì: Thí dụ, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực Marketing.
(2) Tìm các nghiên cứu trước: ở các tạp chí thuộc Danh mục Tạp chí thuộc Hội đồng
Giáo sư Nhà nước, ScienceDirect, Scopus, IEEE, ISI, ACS, Proquest Central, …
Search tìm bài báo bằng từ khóa (để trong ngoặc kép “A”, nếu 2 từ khóa thì “A” AND
“B”, nếu 3 từ khóa thì ““A” AND “B” AND “C”). Nếu không cho download thì có thể
Crack bằng cách copy doi dán vào https://sci-hub.se/. (thí dụ doi là
10.1177/0092070300282002)
Để kiểm tra bài báo đó thuộc Nhà xuất bản nào và có thuộc ISI hay không bằng cách
copy tên Journal đó vào https://mjl.clarivate.com/home , kiểm tra có được xếp hạng Scopus
hay không thì copy tên Journal đó vào https://www.scimagojr.com/ thì sẽ biết tạp chí đó
thuộc nhà xuất bản nào và Q1, Q2, Q3 hay Q4 ở năm nào trong lĩnh vực nào. Thí dụ: Nghiên
cứu của Yoo et al., (2000) đăng ở Journal of the Academy of Marketing Science thuộc NXB
Springer New York LLC được xếp hạng ISI, và Scopus Q1 2022 trong lĩnh vực Business,
Management and Accounting, Business and International Management, Marketing.
Yoo, B., Donthu, N., & Lee, S. (2000). An examination of selected marketing mix elements
and brand equity. Journal of the Academy of Marketing Science, 28(2), 195–211.
https://doi.org/10.1177/0092070300282002
(3) Sử dụng phần mềm Mendeley hỗ trợ việc quản lý tài liệu tham khảo: cài đặt và
sử dụng miễn phí https://www.mendeley.com/download-desktop-new/ (cài xong nhớ vào
Tools để Install MS Word Plugin). So với lưu trữ theo từng thư mục trong máy tính thì việc
quản lý tài liệu bằng Mendeley rất thuận tiện vì dễ lọc tìm, có thể đồng bộ internet và sử dụng
đồng thời trên điện thoại.
1
(4) Lập bảng excel để Lược khảo: (Lập bảng excel sẽ dễ lọc hơn _ trước khi viết ra
word). Có thể tham khảo một vài bài Literature Review liên quan đã được lược khảo trong
những năm gần đây, không được phép đạo văn (Plagiarism), không được sao chép đoạn văn
hay dịch ra tiếng Việt vì mục đích nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu, lĩnh vực & ngành nghề
nghiên cứu của mỗi nghiên cứu mỗi khác.
Literature Review được thể hiện trong Excel dạng như sau:
Tác Tiêu Tạp chí Mục Lĩnh Địa điểm Tiền Hậu Kết quả Hạn chế
giả/ đề bài tiêu vực NC/ tố tố nghiên
năm báo nghiên PPNC/ cứu
cứu Lý thuyết
nền

Literature Review là Lược khảo nghiên cứu hay còn gọi là Đánh giá tài liệu. Do đó,
(trong word) việc viết Tổng quan nghiên cứu cần tránh thống kê theo kiểu liệt kê mà phải là
tổng hợp, phân loại, bình luận, đánh giá vấn đề nghiên cứu theo giai đoạn thời gian phát triển
vấn đề nghiên cứu, theo các lĩnh vực ngành nghề được nghiên cứu, các PPNC nào đã được
thực hiện, các địa điểm nghiên cứu, thống kê bao nhiêu bài được đăng trong các Journal nào.
Cần thống kê và tổng hợp nội hàm các khái niệm nghiên cứu, thành phần của các khái niệm
bậc cao (bậc 2), thang đo của các khái niệm, mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Ưu
tiên lược khảo các bài có chất lượng cao của những NXB có uy tín và được xếp hạng trong
ISI, Scopus Q1&Q2, có chỉ số ảnh hưởng IF & H-Index cao.
Khi lọc tìm các nghiên cứu trước trong Mendeley thì từ khóa cần tìm sẽ được tự động
tô vàng và ưu tiên đọc các bài có từ khóa xuất hiện ở tiêu đề bài báo. Khi đọc nội dung của
mỗi bài báo chứa trong Medeley nên highlight các ý chính của tóm tắt, mục tiêu nghiên cứu,
lĩnh vực NC, Phương pháp thu thập dữ liệu, kết quả nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu
tiếp theo. Cố gắng tìm ra và Highlight định nghĩa của từng khái niệm nghiên cứu, thành phần
của khái niệm bậc cao, thang đo của từng khái niệm.
Vậy lược khảo khoảng bao nhiêu bài báo là đủ? Lúc mới bắt đầu học NCS, giảng viên
khuyên nên lược khảo kỹ khoảng 50 bài có chất lượng tốt là được. Cần đọc kỹ nội dung
mỗi bài, cần đọc thật kỹ những bài KEY NHẤT của những tác giả nổi tiếng nhất trong
lĩnh vực đó.
(5) Chỉ ra khoảng trống nghiên cứu (GAPs): GAPs có thể là mối quan hệ mới giữa
các khái niệm, khái niệm mới (khó đưa ra khái niệm mới lắm), xây dựng thang đo mới,
phương pháp nghiên cứu mới (không phải là đổi phần mềm xử lý dữ liệu khác thì nói là mới
đâu, chẳng hạn không dùng SPSS và AMOS mà dùng SmartPLS thì cũng không được cho là
mới), ngành hàng mới (cũng rất khó chấp nhận bởi Hội đồng vì ngành hàng chỉ là để kiểm
định vấn đề nghiên cứu thôi hoặc lỡ như Hội đồng tìm ra có một nghiên cứu khác trong ngành
2
đã phổ quát hơn_ phủ lên nghiên cứu của mình thì toi)… địa bàn mới (thí dụ nghiên cứu tại
thị trường Việt Nam trong khi các NC trước thì NC ở nước ngoài) thì chỉ được chấp nhận đối
với nghiên cứu mang tính chất thực tiễn, lặp lại. Thí dụ: Sau khi tiến hành lược khảo các tài
liệu liên quan đến lĩnh vực và nội dung nghiên cứu của đề tài. Tác giả thấy rằng trong luận án
này cần phải làm rõ những khoảng trống nghiên cứu sau: Thứ nhất, chưa tìm thấy có một
nghiên cứu nào xem xét tác động đồng thời của A, B và C với nhau. Thứ hai, chưa tìm thấy
có một nghiên cứu nào xem xét tác động gián tiếp của A đến C thông qua B. Thứ ba, phân
tích nhân tố A và nhân tố C dưới hình thức nhân tố bậc cao (nhân tố bậc 2).
(6) Lý thuyết nền nào được dùng (Theory): Có nhiều lý thuyết nhưng biết sử dụng
lý thuyết nào cho nghiên cứu của mình đây?: Theory of the Firm (Jensen, 1976), Transaction
Cost Economics (Williamson, 2005), Service-dominant logic (Vargo, 2008), Social exchange
theory (Cropanzano, 2005), Resource-advantage theory (Hunt, 1997), Flow theory
(Csikszentmihalyi, 1975), … Chứng minh lý thuyết nền đưa ra là có thể sử dụng phù hợp cho
nghiên cứu này. Đưa ra 1 đến 2 Theory làm lý thuyết nền cho bài nghiên cứu của mình là
được rồi, bằng cách tìm đọc các ebook về các lý thuyết này, các luận án tiến sĩ liên quan hoặc
các paper thỉnh thoảng cũng có nhắc đến lý thuyết được dùng.
TÓM LẠI, nghiên cứu khoa học là một hành trình cam go đòi hỏi phải đủ kiên nhẫn,
sức khỏe và tuổi xuân bị hao mòn, phải chịu hy sinh thời gian, tốn tiền bạc, phải có đủ động
lực bởi vì một khi tạm dừng lại là mất động lực ngay _ phải “chạy đà” lại lâu lắm.

You might also like