You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MẠNG MÁY TÍNH

Đề tài:

LẬP TRÌNH MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG


CỦA MÔ HÌNH MẠNG PURE ALOHA

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Quang Vinh


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
Danh sách sinh viên
Nguyễn Minh Tiến 20203769
Nguyễn Hữu Đạo 20203349
Nguyễn Quang Đức 20203368
Phạm Minh Quang 20203550
Vũ Minh Đức 20200863

Hà Nội, tháng 11 – 2023


MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ............... 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 7
1.1 Các phương thức đa truy nhập .......................................................................... 7
1.2 Giao thức truy cập ngẫu nhiên .......................................................................... 8
1.3 Va chạm trên kênh truyền................................................................................. 8
1.4 Nguyên lý hoạt động giao thức Pure Aloha ................................................... 10
1.5 Đánh giá các thông số kỹ thuật của Pure Aloha ............................................. 12
1.5.1 Phân phối Poisson là gì?............................................................................. 12
1.5.2 Hiệu quả của giao thức Pure Aloha ............................................................ 12
1.5.3 Sự khác nhau giữa Pure Aloha và Slotted Aloha ....................................... 13
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ ............................. 15
2.1 Hạn chế của phương pháp mô phỏng ............................................................. 15
2.2 Phương pháp mô phỏng .................................................................................. 15
2.2.1 Trường hợp mô phỏng với số trạm vô hạn ................................................. 15
2.2.2 Trường hợp mô phỏng với số trạm hữu hạn............................................... 16
2.3 Kết quả mô phỏng .......................................................................................... 20
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 23

1
2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Thành viên Nhiệm vụ


Nguyễn Quang Đức Mô phỏng, sửa báo cáo, sửa slide, thuyết
trình
Nguyễn Hữu Đạo Mô phỏng, sửa báo cáo, sửa slide
Phạm Minh Quang Mô phỏng, sửa báo cáo, sửa slide
Nguyễn Minh Tiến Đánh giá hiệu quả giao thức dựa trên lý
thuyết, tổng hợp và hoàn thiện báo cáo,
làm silde.
Vũ Minh Đức Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về pure Aloha,
nguyên lý hoạt động, đánh giá hiệu quả
giao thức dựa trên lý thuyết.

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Các trạm và gói tin khi bắt đầu truyền kênh ...............................................8
Hình 2 Va chạm giữa hai gói tin .............................................................................9
Hình 3 Sơ đồ thuật toán pure aloha ......................................................................10
Hình 4 Can thiệp vào truyền tải trong pure Aloha................................................11
Hình 5 Các khoảng thời gian trong quá trình truyền các gói tin ..........................13
Hình 6 Lưu đồ mô phỏng lập lịch các gói tin theo thời gian ................................16
Hình 7 Giao diện mô phỏng PURE ALOHA .......................................................17
Hình 8 Lưu đồ thuật toán mô phỏng PURE ALOHA ..........................................18
Hình 9 Lưu đồ thuật toán mô phỏng PURE ALOHA(Tiếp) ................................19
Hình 10 Hiệu suất sử dụng kênh của giao thức Aloha .........................................20
Hình 11 Thông lượng trung bình với số trạm 50 ..................................................21

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các phương thức đa truy nhập ...............................................................7


Bảng 1.2 So sánh Pure Aloha và Slotted Aloha ...................................................14

5
LỜI NÓI ĐẦU

Mạng máy tính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và quản lý của hệ
thống thông tin hiện đại. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp,
khả năng kết nối và giao tiếp hiệu quả giữa các thiết bị và hệ thống là yếu tố then chốt
quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiểu biết sâu sắc về các
khái niệm cơ bản và nâng cao trong lĩnh vực mạng máy tính là không thể thiếu.
Việc trao đổi thông tin, cho dù là đơn giản nhất, cũng đều phải tuân theo những
quy tắc nhất định. Việc truyền tín hiệu trên mạng cần phải có những quy tắc, quy ước
về nhiều mặt, từ khuôn dạng (cú pháp, ngữ nghĩa) của dữ liệu cho tới các thủ tục gửi,
nhận dữ liệu, kiếm soát hiệu quả , chất lương truyền tin và xử lý các lỗi. Yêu cầu về xử
lý và trao đổi thông tin của người sử dụng càng cao thì các quy tắc càng nhiều và phức
tạp hơn. Tập hợp tất cả những quy tắc, quy ước đó được gọi là giao thức (Protocol) của
mạng.
Trong nội dung của môn học, nhóm sinh viên chúng em đã chọn đề tài “Lập
trình mô phỏng hoạt động của mô hình Pure ALOHA. Đánh giá hiệu quả sử dụng kênh
truyền trong các điều kiện: tải nhẹ, trung bình và cao”. Có thể nói, mô hình mạng
ALOHA là một phương pháp để giải quyết bài toán về cấp phát kênh truyền được nghiên
cứu và xây dựng từ rất sớm.
Nhóm chúng em xin cảm ơn thầy đã chỉ bảo, góp ý, bổ sung, hướng dẫn để
nhóm có thể hoàn thành được bài tập này. Do kinh nghiệm và khả năng có hạn nện chắc
chắn kết quả của nhóm đạt được còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Nhóm rất mong nhận
được sự góp ý kiến của thầy và các bạn sinh viên.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Các phương thức đa truy nhập

Bảng 1.1 sau đây tổng hợp một số phương thức đa truy nhập được sử dụng trong
mạng máy tính cùng ưu nhược điểm của chúng.

Phân chia Truy nhập


Phương thức
kênh truyền ngẫu nhiên

- Pure Aloha
- Phân chia theo thời gian
- Slotted Aloha
(TDMA).
Đại diện - CSMA
- Phân chia theo tần số (FDMA).
- CSMA/CD
- Phân chia theo mã (CDMA)
- CSMA/CA

Thiết bị mạng truy nhập ngẫu


Thiết bị mạng được cấp phát tài
Nguyên lý cơ nhiên vào mạng, có thể có hoặc
nguyên cố định để truy nhập vào
bản không có việc thăm dò kênh
mạng khi có nhu cầu.
truyền.

Ưu điểm Các gói tin không bị va chạm Tiết kiệm tài nguyên kênh truyền

Tài nguyên kênh truyền bị lãng


Nhược điểm phí khi thiết bị mạng không sử Các gói tin có thể bị va chạm
dụng

Bảng 1.1: Các phương thức đa truy nhập

Trong các phương pháp thực hiện đa truy nhập kể trên, giao thức Pure Aloha có
thể coi là giao thức đặt nền móng cho các giao thức còn lại ở phương thức truy nhập
ngẫu nhiên. Do vậy, báo cáo này lựa chọn Pure Aloha làm đối tượng nghiên cứu và đánh
giá, tạo tiền đề cho việc tìm hiểu các giao thức tiên tiến hơn sau này.

7
1.2 Giao thức truy cập ngẫu nhiên

Giao thức truy cập ngẫu nhiên là một loại giao thức đa truy cập cho phép các
thiết bị truy cập kênh liên lạc dùng chung mà không cần chờ một khoảng thời gian cụ
thể hoặc sự cho phép từ cơ quan trung ương. Thay vào đó, các thiết bị chọn thời gian
ngẫu nhiên để truyền dữ liệu, giúp giảm khả năng xảy ra xung đột. Tuy nhiên, xung đột
vẫn có thể xảy ra do độ trễ truyền dẫn hoặc truyền đồng thời.

Trong giao thức truy cập ngẫu nhiên, nút truyền luôn truyền ở tốc độ tối đa của kênh,
cụ thể là R bps. Khi có xung đột, mỗi nút liên quan đến xung đột sẽ liên tục truyền lại khung
của nó (tức là gói) cho đến khi khung của nó đi qua mà không bị xung đột. Nhưng khi một nút
gặp xung đột, nó không nhất thiết phải truyền lại khung ngay lập tức. Thay vào đó, nó đợi một
độ trễ ngẫu nhiên trước khi truyền lại khung. Mỗi nút liên quan đến xung đột chọn độ trễ ngẫu
nhiên độc lập. Vì độ trễ ngẫu nhiên được chọn độc lập nên có thể một trong các nút sẽ chọn độ
trễ đủ nhỏ hơn độ trễ của các nút va chạm khác và do đó sẽ có thể gửi khung của nó vào kênh
mà không bị xung đột. Trong phần này chúng tôi sẽ mô tả một số giao thức truy cập ngẫu nhiên
được sử dụng phổ biến nhất—các giao thức ALOHA và các giao thức đa truy nhập cảm nhận
sóng mang (CSMA). Ethernet là giao thức CSMA phổ biến và được triển khai rộng rãi.

1.3 Va chạm trên kênh truyền


Giả sử, nếu có hai trạm, trạm A và trạm B, trạm A và B có một kênh truyền
chung, đây sẽ là kênh truyền để A và B thực hiện truyền dữ liệu.

Hình 1 Các trạm và gói tin khi bắt đầu truyền kênh

Điều gì sẽ xảy ra nếu trạm A và trạm B gửi dữ liệu cùng lúc? Giả sử A có một
gói tin được đặt tên là frame A và B cũng có gói tin được đặt tên là frame B. Trạm A
đang gửi dữ liệu và trạm B cũng đang bắt đầu gửi dữ liệu cùng lúc với trạm A. Điều gì
xảy ra khi A và B gửi dữ liệu cùng lúc? Nó dẫn đến va chạm (collision). Vì vậy, các gói

8
tin sẽ bị mất hoặc bị hỏng và phải truyền lại gói tin từ đầu. Nếu một khung bị hỏng, thì
các trạm chờ một lượng loại ngẫu nhiên và truyền lại khung cho đến khi nó truyền thành
công. Thời gian chờ của mỗi trạm phải ngẫu nhiên và không được giống nhau chỉ để
tránh sự va chạm của các khung lặp đi lặp lại.

Hình 2 Va chạm giữa hai gói tin

Aloha là mạng đầu tiền sử dụng truy cập ngẫu nhiên nên bất kỳ trạm nào cũng có
thể truyền dữ liệu bất cứ lúc nào. Vì vậy, rõ ràng là nó dẫn đến va chạm. Bằng cách nào
đó, giao thức Aloha phải xử lý việc này. Trước đó, hãy xem Aloha có những loại nào.
Về cơ bản có hai loại Aloha đó là Pure Aloha (Aloha thuần túy) và slotted Aloha (Aloha
có rãnh).
Pure ALOHA giới thiệu bởi Norman Abramson và các cộng sự của ông tại Đại
học Hawaii, trong thổ ngữ của Hawai Aloha có nghĩa là "xin chào", hiểu ý nghĩa ở đây
vừa là mạng chuyển mạch gói vô tuyến đầu tiên trên thế giới vừa giống như khi ta gọi
điện, ta nói "alo". Với mục đích ban đầu là tạo ra một mạng thông tin liên lạc vô tuyến
giữa các khu vực khác nhau của đại học Hawai nằm trên các đảo khác nhau, vì thế mạng
ALOHA ra đời. ALOHA được đưa vào sử dụng năm 1971, trở thành hình mẫu đầu tiên
của mạng không dây truyền gói dữ liệu (wireless packet data network). Là một trong
các phương thức truyền tin sử dụng chung kênh truyền dẫn, ở đây là kênh vô tuyến; vì
sử dụng kênh vô tuyến nên một lúc chỉ có một trạm gửi và một trạm nhận. Có thể có
nhiều trạm trên cùng một mạng.

9
Một tập các tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc hai
thiết bị máy tính với nhau được gọi là giao thức (Protocol). Các giao thức còn được gọi
là nghi thức hoặc định ước của mạng máy tính.
Giao thức Aloha là giao thức OSI lớp 2 cho mạng LAN với Broadcast topology.
Về cơ bản bước đầu phương thức này là:
- Nếu có dữ liệu, thì gửi dữ liệu
- Nếu tin xung đột với đường truyền khác thì sẽ gửi lại sau (sau 1 khoảng thời
gian backoff ngẫu nhiên)
1.4 Nguyên lý hoạt động giao thức Pure Aloha

Hình 3 Sơ đồ thuật toán pure aloha

Khi một trạm có dữ liệu, nó gửi ngay lên đường truyền vô tuyến

-> va đập xảy ra khi có hơn một trạm cùng truy nhập kênh dẫn đến mất gói

Không có cơ chế kiểm tra trạng thái kênh truyền

Không có cơ chế phát hiện mất gói do va đập và việc phát hiện phụ thuộc vào các
giao thức bậc cao

10
Hình 4 Can thiệp vào truyền tải trong pure Aloha

Giao thức ALOHA có rãnh yêu cầu tất cả các nút đồng bộ hóa quá trình truyền của
chúng để bắt đầu ở đầu khe. Giao thức ALOHA đầu tiên [Abramson 1970] thực sự là
một giao thức phi tập trung hoàn toàn, không có rãnh. Trong ALOHA thuần túy, khi
một khung hình đến lần đầu tiên (nghĩa là một gói dữ liệu lớp mạng được truyền xuống
từ lớp mạng tại nút gửi), nút đó sẽ ngay lập tức truyền toàn bộ khung hình đó vào kênh
truyền. Nếu một khung được truyền gặp phải xung đột với một hoặc nhiều đường truyền
khác thì nút đó sẽ ngay lập tức (sau khi truyền hoàn toàn khung bị va chạm của nó)
truyền lại khung đó với xác suất p. Ngược lại, nút sẽ đợi thời gian truyền khung. Sau lần
chờ này, nó sẽ truyền khung với khả năng thăm dò p hoặc đợi (không hoạt động) trong
một thời gian khung khác với xác suất 1 – p. Để xác định hiệu quả tối đa của ALOHA
thuần túy, ta tập trung vào một nút riêng lẻ. Tại bất kỳ thời điểm nào, xác suất một nút
đang truyền khung là p. Giả sử khung này bắt đầu truyền tại thời điểm t0. Như được
hiển thị trong hình trên, để khung này được truyền thành công, không nút nào khác có
thể bắt đầu truyền trong khoảng thời gian [t0 - 1, t0]. Quá trình truyền như vậy sẽ trùng
với thời điểm bắt đầu truyền khung của nút i. Khả năng tất cả các nút khác không bắt
đầu truyền trong khoảng thời gian này là (1 - p).(N-1). Tương tự, không nút nào khác có
thể bắt đầu truyền trong khi nút i đang truyền, vì quá trình truyền như vậy sẽ chồng lấp
với phần truyền sau của nút i. Xác suất để tất cả các nút khác không bắt đầu truyền trong
khoảng thời gian này cũng là (1 - p).(N-1). Do đó, xác suất để một nút nhất định truyền
thành công là p.(1 - p).2.(N-1). Bằng cách lấy các giới hạn như trong trường hợp

11
ALOHA có rãnh, chúng tôi thấy rằng hiệu suất tối đa của giao thức ALOHA thuần túy
chỉ chính xác bằng một nửa so với ALOHA có rãnh. Đây là cái giá phải trả cho giao
thức ALOHA phi tập trung hoàn toàn.

1.5 Đánh giá các thông số kỹ thuật của Pure Aloha


1.5.1 Phân phối Poisson là gì?
Trong lý thuyết xác suất và thống kê, phân phối Poisson là một phân phối xác
suất rời rạc. Nó khác với các phân phối xác suất rời rạc khác ở chỗ thông tin biết không
phải là xác suất để một sự kiện xảy ra thành công trong một lần thử như trong phân phối
Bernoulli hay là số lần mà sự kiện đó xảy ra trong n lần thử như trong phân phối nhị
thức, mà chính là trung bình số lần xảy ra thành công của một sự kiện trong một khoảng
thời gian nhất định. Giá trị trung bình này được gọi là lam-da, kí hiệu là λ. Phân phối
Poisson còn được dùng cho khoảng mà đơn vị khác thời gian như: khoảng cách, diện
tích hay thể tích. Một ví dụ cổ điển là sự phân rã hạt nhân của các nguyên tử.
Khi những sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên đều đặn với tỷ lệ là λ sự kiện trên
một đơn vị thời gian, khi đó biến ngẫu nhiên X đếm số sự kiện xảy ra trong khoảng thời
gian độ dài t, có tiến trình Poisson.
(𝜆.t)N
𝑃[𝑁(𝑡 )] = *e-𝜆t ( 1 )
N!

1.5.2 Hiệu quả của giao thức Pure Aloha


Giả thiết:
Có n trạm gửi dữ liệu vào mạng với lưu lượng tuân theo tiến trình Poisson, tham
số tương ứng {λ1, λ2, …, λn}. Như vậy lưu lượng tổng cộng gửi vào mạng tuân theo
tiến trình Poisson, tham số:
𝜆 = ∑𝑛𝑖−1 𝜆𝑖 ( 2 )

Kênh truyền có dung lượng là C (bit/s)


Các gói tin có kích thước cố định L thời gian phục vụ gói: ts=L/C
Tại t0, gói pi của trạm i truy nhập kênh.
Gọi Tx là khoảng “thời gian nhạy cảm”, nếu trong khoảng thời gian này các trạm
khác truy nhập kênh thì va đập sẽ xảy ra.

12
Hình 5 Các khoảng thời gian trong quá trình truyền các gói tin

=> Tx = 2.tS
Gọi G là số lần truy nhập kênh trung bình trong một đơn vị thời gian ts – G chính là tải
đầu vào.
𝜆
𝐺 = 𝜆. 𝑡𝑆 = 𝜇 ( 3 )

Gọi S là số lần truy nhập thành công trung bình trong khoảng thời gian ts – S chính là
thông lượng của ALOHA.
S=G.P[không có truy nhập nào trong khoảng Tx] theo phân bố Poisson (1) có:
(𝜆.𝑡𝑥)0
𝑆 = 𝐺. 𝑃[𝑁(𝑡𝑥 = 2𝑡𝑠 ) = 0] = 𝐺. ∗ 𝑒 −𝜆.𝑡𝑥 = 𝐺. 𝑒 −2𝜆.𝑡𝑥 = 𝐺. 𝑒 −2𝐺 (4)
0!

Xác suất không có truy nhập nào trong khoảng Tx:


𝑃0 = 𝑒 −2𝐺 (5)

1.5.3 Sự khác nhau giữa Pure Aloha và Slotted Aloha

Pure ALOHA Slotted ALOHA

Các trạm có thể thể truyền dữ liệu bất cứ Các trạm chỉ được truyền dữ liệu ở khe
lúc nào thời gian của mình

Thời gian không được đồng bộ Thời gian được đồng bộ

Thời gian “nhạy cảm” T =2tS Thời gian “nhạy cảm” T = tS

Xác suất truyền thành công gói tin: Xác suất truyền thành công gói tin:
P= G*e-2G P= G*e-G

13
Hiệu suất tối đa khoảng 18,4%, chỉ bằng Hiệu suất tối đa khoảng 36.8%
một nửa Slotted Aloha

Bảng 1.2 So sánh Pure Aloha và Slotted Aloha

14
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ

2.1 Hạn chế của phương pháp mô phỏng

Phương pháp thứ nhất: Không trực quan vì số trạm là vô hạn

Phương pháp thứ hai: Trong khoảng thời gian nhạy cảm, có xác suất rất nhỏ để có 2 gói
tin được truyền dẫn đến kết quả mô phỏng không hoàn toàn chính xác.

2.2 Phương pháp mô phỏng


2.2.1 Trường hợp mô phỏng với số trạm vô hạn

Sử dụng lập lịch gói tin có thời gian gửi tuân theo tiến trình Poisson

15
Hình 6 Lưu đồ mô phỏng lập lịch các gói tin theo thời gian

Ban đầu khi gói tin được gửi, hệ thống kiểm tra trạng thái kênh truyền. Nếu kênh
rảnh trạng thái kênh được thay đổi thành có một gói tin đang truyền, ngược lại kênh
truyền sẽ chuyển trạng thái thành nhiều gói đang được truyền.

Kể từ gói tin thứ hai, hệ thống trước hết sẽ kiểm tra thời điểm bắt đầu gửi gói với
thời điểm gói tin trước đó kết thúc. Nếu kênh đang truyền một gói tin, gói tin truyền
thành công và trạng thái kênh chuyển sang rảnh. Ngược lại, kiểm tra tình tạng kênh
truyền, nếu rảnh trạng thái kênh được thay đổi thành có một gói tin đang truyền, ngược
lại kênh truyền sẽ chuyển trạng thái thành nhiều gói đang được truyền.( ảnh trên)

2.2.2 Trường hợp mô phỏng với số trạm hữu hạn


16
Hình 7 Giao diện mô phỏng PURE ALOHA

17
Hình 8 Lưu đồ thuật toán mô phỏng PURE ALOHA

18
Hình 9 Lưu đồ thuật toán mô phỏng PURE ALOHA(Tiếp)

19
Bắt đầu mô phỏng, kiểm tra từng trạm nếu xác suất gửi tuân theo phân bố Poisson
thỏa mãn, trạm đó sẽ gửi gói và số lần truy nhập tăng thêm một với mỗi trạm gửi.

Sau đó nếu có nhiều hơn một trạm gửi thì số lần va chạm tăng ứng với số trạm có
gói tin va chạm.

Sau 1 khoảng sleep time các trạm lại kiểm tra một lần nữa nếu trạm đang gửi thì
không cần thực hiện bước kiểm tra xác suất gửi và ngược lại; rồi tiếp tục kiểm tra va
chạm.

Hiệu suất sử dụng kênh ứng với các mức tải khác nhau theo kết quả mô phỏng
được tính bằng công thức:
𝑆ố 𝑔ó𝑖 𝑡𝑖𝑛 𝑔ử𝑖 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑐ô𝑛𝑔 × 𝑆ố đơ𝑛 𝑣ị 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑐ầ𝑛 để 𝑔ử𝑖 𝑔ó𝑖
𝐻1 = (2.3)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố đơ𝑛 𝑣ị 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑚ô 𝑝ℎỏ𝑛𝑔

2.3 Kết quả mô phỏng

Trong mô phỏng dưới đây tổng số gói tin là 100000 gói tin với số trạm vô hạn.

Hình 10 Hiệu suất sử dụng kênh của giao thức Aloha

20
Theo kết quả mô phỏng được thể hiện ở Hình 2.3. Như vậy, ta thấy kết quả khá sát
với đường lý thuyết. Thông lượng phương thức đạt cực đại tại tải bằng 0.5 theo lý thuyết
đúng như đã được dự đoán ở công thức

Hình 11 Thông lượng trung bình với số trạm 50

Do phương pháp hạn chế nên dẫn đến đường mô phỏng không giống hoàn toàn
như lý thuyết tuy nhiên thông lượng vẫn đạt cực đại tại tải bằng 0,5.

21
KẾT LUẬN

Như vậy báo cáo đã thực hiện mô phỏng hiệu suất sử dụng kênh truyền với các
mức tải thấp, trung bình và cao. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn tương đối sát lý thuyết
đã được tìm hiểu. Trong quá trình xây dựng mô hình và mô phỏng, nhiều điều kiện thực
tế đã được đơn giản hóa tạo ra một số hạn chế của báo cáo. Đây là hướng nhóm sẽ tiếp
tục hoàn thiện để sao cho có được kết quả mô phỏng gần sát nhất với thực tế trong tương
lai.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] [Online]. Available: https://www.geeksforgeeks.org/what-is-pure-


aloha/.

[2] [Online]. Available: https://www.geeksforgeeks.org/multiple-access-


protocols-in-computer-network/.

[3] [Online]. Available: https://www.geeksforgeeks.org/differences-


between-pure-and-slotted-aloha/.

[4] [Online]. Available: https://www.geeksforgeeks.org/derive-the-


efficiency-of-pure-aloha-protocol/.

[5] [Online]. Available:


https://stackoverflow.com/questions/27572368/simulation-of-pure-aloha-
protocol.

[6] [Online]. Available: https://www.tutorialspoint.com/pure-aloha.

[7] Computer Networking - A Top-down Approach Featuring the Internet,


8th Ed.

23

You might also like