You are on page 1of 33

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

THUYẾT TRÌNH
MÔN: MẠNG TRUYỀN THÔNG
CÔNG NGHIỆP
CHỦ ĐỀ 10: THIẾT KẾ, XÂY DỰNG
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA CẤP ĐIỆN CHO
TÒA D VÀ E CỦA TRƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG
GVHD: TS. Nguyễn Quang Dũng
NHÓM: 10
Đinh Công Anh - 42100920
Lê Hoàng Khang - 42100376
Nguyễn Trọng Tín - 42100496
Nguyễn Quốc Huy - 42101394

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng 4 năm 2024


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN NHÓM 10


Đánh
STT Người thực hiện MSSV Nhiệm vụ thực hiện
Giá
Tìm hiểu lý thuyết rs485(sơ đồ, cách đấu
nối, giá thành), hệ thống điều khiển từ xa
sử dụng plc (lý thuyết kèm sơ đồ minh
họa), đặt câu hỏi cho các nhóm, tổng hợp
1 Đinh Công Anh 42100920
file word lý thuyết, Kỹ thuật kiểm soát
100%
truy cập (Chủ/tớ, TDMA,…), Phương
pháp kiếm soát lỗi, Phương pháp mã hóa
(điều chế tín hiệu)
Thiết kế phần cứng(tên thiết bị và số
lượng) kèm sơ đồ đấu nối, nghiên cứu và
lựa chọn thiết bị để kết hợp đóng ngắt
mccb cho tụ điện, mô phỏng trên tia
2 Lê Hoàng Khang 42100376 portal, đi in báo cáo để nộp, Lớp vật lý sử 100%
dụng lớp gì? Mô tả? Tín hiệu theo kiểu
cân bằng điện áp hay không cân bằng
(Unbalanced differential signal, Balanced
differential signal)
Tìm hiểu bộ ets200 hỗ trợ profinet (sơ đồ,
cách đấu nối, giá thành), vẽ sơ đồ đấu nối
3 Nguyễn Trọng Tín 42100496 mô phỏng tụ điện kèm trung tâm điều 100%
khiển, làm slide thuyết trình, Dây cáp, đầu
giắc cắm, Network Topology
Thuyết trình, tìm hiểu lý thuyết can (sơ
đồ, cách đấu nối, giá thành), giá thành và
nhân công (giá plc, thiết bị v.v..), Truyền
4 Nguyễn Quốc Huy 42101394 dữ liệu (nối tiếp hay song song), Chế độ 100%
truyền (Đơn công, bán song công, song
công), Truyền đồng bộ hay không đồng
bộ

Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đối với thầy. Trong quá
trình học môn Mạng truyền thông công nghiệp, nhóm tụi em đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ chỉ dạy tận tình của thầy. Thầy đã hỗ trợ nhóm em tiếp thu được những
kiến thức bổ ích về môn học. Qua những kiến thức thầy đã truyền đạt, nhóm chúng
em đã áp dụng để hoàn thành bài báo cáo của mình.
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, có thể chúng em sẽ có những thiếu sót
không mong muốn, em mong nhận được lời nhận xét và những ý kiến đóng góp từ
thầy để chúng em có thể hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn.
Chúng em kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và ngày càng thành công hơn trên con
đường giảng dạy của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3
MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THÀNH VIÊN NHÓM 7.....................................................2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CAN, CHUẨN RS-485......................................................................7
1.1 Lý thuyết CAN:..............................................................................................................7
1.2 Chuẩn RS-485................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: PROFINET...............................................................................................................10
2.1 Giới thiệu PROFINET......................................................................................................10
2.2 Điều khiển PLC từ xa........................................................................................................11
2.3 Bộ ET200S hỗ trợ PROFINET.........................................................................................14
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG.......................................................................................14
3.1 Sơ đồ khối...........................................................................................................................14
3.2 Thiết kế phần cứng............................................................................................................15
Mô đun IM151-3PN-HF-6ES7151-3BA23-0AB0............................................................................15
3.3 Sơ đồ đấu nối......................................................................................................................16
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG TIA PORTAL...................................................................................16
4.1 NETWORK VIEW............................................................................................................16
4.2 DEVICE VIEW (ET200S)................................................................................................16
4.3 PLC TAGS.........................................................................................................................17
4.5 CHƯƠNG TRÌNH MAIN.................................................................................................18
CHƯƠNG 5: PHẦN TÌM HIỂU THÊM LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC.............................................20
5.1 Truyền dữ liệu, chế độ truyền, truyền đồng bộ hay không đồng bộ.............................20
5.2 Sử dụng bao nhiêu lớp trong mô hình TCP/IP, kỹ thuật kiểm soát truy cập, phương
pháp kiểm soát lỗi....................................................................................................................20
5.3 Phương pháp mã hóa, tín hiệu theo kiểu cân bằng nào, dây cáp, đầu giắc cắm,
network topology.....................................................................................................................21
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN...............................................................................................................25

Trang 4
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1.2 Sơ đồ bộ kích thích (Driver) và bộ thu (Receiver) RS-485..............................................9


Hình 2.1.2 Cấu hình mạng sử dụng 4 dây.........................................................................................9
Hình 3.1.2 Giá thành.......................................................................................................................10
Hình 4.2.1 Minh họa ứng dụng PROFINET kết nối giữa PLC và cánh tay Robot..........................11
Hình 5.2.2 Sơ đồ nối dây PLC với ET200S.....................................................................................12
Hình 6.2.2 Sơ đồ nối dây PLC với module điều khiển từ xa qua wifi.............................................13
Hình 7.3.2 Lưu đồ giải thuật...........................................................................................................16
Hình 8.3.3 Sơ đồ khối hệ thống mạng.............................................................................................16
Hình 9.3.5 Sơ đồ đấu nối.................................................................................................................18
Hình 10.3.6 Mô phỏng tủ điều khiển...............................................................................................18
Hình 11.3.7 Mô phỏng tủ điện.........................................................................................................19
Hình 12.4.1 Network view..............................................................................................................19
Hình 13.4.2 Device view (ET200S)................................................................................................20
Hình 14.4.3 Tag Input.....................................................................................................................20
Hình 15.4.3 Tag Output...................................................................................................................21
Hình 16.4.5 Chương trình chính......................................................................................................24
Hình 17.5.3 Cáp nối Profinet...........................................................................................................27
Hình 18.5.3 Giắc cắm profinet........................................................................................................28
Hình 19.5.3 Cấu trúc mạng theo kiểu bus........................................................................................29

Trang 5
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1 Thông số kỹ thuật.................................................................................................................7
Bảng 2 Phân tích bài toán...............................................................................................................15
Bảng 3 Các thiết bị thiết kế phần cứng...........................................................................................16

Trang 6
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CAN, CHUẨN RS-485
1.1 Lý thuyết CAN:
- CAN là viết tắt của từ Controller Area Network, là một mạng điều khiển vùng cho
phép các thiết bị trong cùng Bus có thể giao tiếp nối tiếp với nhau thông qua 2 dây
nối (CAN-High và CAN-Low).
- Các thiết bị trong cùng một Bus gọi là các Node (trong xe hơi có thể coi chúng là
các ECU), chúng có thể lên tới vài chục Node trong phạm vi từ vài trăm mét đến vài
kilomet mà vẫn đảm bảo tốc độ truyền tín hiệu.

Hình 1.1.1 Ứng dụng của CAN

* Thông số kỹ thuật:
Kích thước dữ liệu Tối đa 8 bytes/Frame
Tốc độ truyền Tối đa 1 Mbps trong phạm vi 40m
Phạm vi tối đa 6km với tốc độ 10 Kbps
Số Node tối đa 70 Nodes
Phương thức tránh xung đột trong việc Dựa trên thứ tự ưu tiên cho ID của tín
truyền dữ liệu giữa các Node hiệu
Bảng 1 Thông số kỹ thuật

* Ưu điểm:

- Đơn giản, chi phí thấp: chỉ có 2 dây giúp kết nối các module điều khiển với nhau
dễ dàng hơn khi so sánh với cách làm truyền thống, dễ lắp đặt và dễ sửa chữa, bảo
trì khi có sự cố.

- Tạo ra một giao thức chung để nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể phát triển các
module điều khiển tương thích với nhau.

Trang 7
- Tính ưu tiên của thông điệp (Prioritization of messages): mỗi thông điệp được
truyền ra từ một nút (node) trên bus CAN đều có mức ưu tiên. Khi nhiều thông điệp
được truyền ra bus cùng lúc thì thông điệp có mức ưu tiên cao nhất sẽ được truyền,
các thông điệp có mức ưu tiên thấp hơn sẽ tạm dừng và được truyền lại khi bus
rảnh.

- Cấu hình linh hoạt: cho phép thiết lập cấu hình thời gian bit, thời gian đồng bộ, độ
dài dữ liệu truyền, dữ liệu nhận, …

- Nhận dữ liệu đa điểm với sự đồng bộ thời gian: một thông điệp có thể được nhận
bởi nhiều node khác nhau trong cùng một Bus, tùy vào cấu hình ở mỗi node mà
node sẽ quyết định có chấp nhận thông điệp này hay không.

- Phát hiện và báo hiệu lỗi: Mỗi thông điệp có kèm theo mã CRC (Cyclic
Redundancy Code) để thực hiện kiểm tra lỗi. Nếu lỗi xuất hiện, node nhận sẽ bỏ
qua thông điệp lỗi và truyền khung báo lỗi (error frame) lên bus CAN. Nếu lỗi xuất
hiện quá nhiều, một node có thể tự động ngắt khỏi bus.

- Tự động truyền lại các thông điệp bị lỗi khi bus rảnh: thông điệp được truyền ra
bus nếu bị lỗi thì sẽ không mất đi mà node sẽ giữ nó lại và tự động phát lại thông
điệp này khi bus rảnh cho đến khi thành công, giúp đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
trong bus.

* Ứng dụng:
Hiện nay CAN được ứng dụng trong rất nhều lĩnh vực khác nhau như: xe ôtô, tàu
khách và tàu hàng, hệ thống điện tử hàng hải, điện tử máy bay và hàng không, thang
máy, thiết bị phụ tùng y tế…với tốc độ bit có thể lên đến 1 Mbit/s.

- Ứng dụng mạng trong công ty: các hệ thống có thể sử dụng chuẩn CAN để
xây dựng mạng phụ để thực thi khởi động hệ thống và hỗ trợ tháo lắp.

- Trong bệnh viện, mạng CAN có thể sử dụng để điều khiển các thiết bị trong
phòng như đèn, bảng điện tử, máy nội soi, máy X-quang, camera, máy in
(giao thức có thể sử dụng là CANOpen)

- Tự động hóa trong nhà máy: việc điều khiển tự động hóa các thiết bị có thể
sử dụng giao thức DeviceNet, một giao thức xây dựng trên chuẩn CAN.

- Hệ thống thang máy: Các bo điều khiển thông tin với nhau qua bus CAN ở
các tầng và bo mạch chính.

Trang 8
1.2 Chuẩn RS-485
- RS-485 được dùng phổ biến trong các hệ thống bus trường. Cụ thể, 32 trạm có thể
tham gia ghép nối, được định địa chỉ và giao tiếp đồng thời trong một đoạn RS-485
mà không cần bộ lặp.
- Trong mạch của bộ kích thích RS-485 có một tín hiệu vào “Enable” được dùng
cho mục đích chuyển bộ kích thích về trạng thái phát tín hiệu hoặc trạng thái tri-
state (trong một thời điểm chỉ một trạm được phép kiểm soát đường dẫn và phát tín
hiệu, vì thế một bộ kích thích đều phải đưa về chế độ trở kháng cao mỗi khi rỗi, tạo
điều kiện cho các bộ kích thích các trạm khác tham gia).
* Sơ đồ:

Hình 1.1.2 Sơ đồ bộ kích thích (Driver) và bộ thu (Receiver) RS-485

* Cấu hình mạng của RS-485 cho phép khoảng cách tối đa giữa trạm đầu và trạm
cuối trong một đoạn mạng là 1200m, không phụ thuộc vào số trạm tham gia. Tốc độ
truyền dẫn tối đa có thể lên tới 10Mbit/s.

Trang 9
Hình 2.1.2 Cấu hình mạng sử dụng 4 dây

* Nhược điểm: Do tốc độ truyền thông và chiều dài dây dẫn có thể khác nhau rất
nhiều trong các ứng dụng, hầu như tất cả các bus RS-485 đều yêu cầu sử dụng trở
đầu cuối tại hai đầu dây để chống các hiệu ứng phụ trong truyền dẫn tín hiệu, ví dụ
sự phản xạ tín hiệu

* Giá thành:

Trang 10
Hình 3.1.2 Giá thành

CHƯƠNG 2: PROFINET
2.1 Giới thiệu PROFINET
- Qua các kinh nghiệm thu được từ nhiều năm phát triển của Profibus, PI đã phát
triển một chuẩn để thích hợp với Ethernet công nghiệp cho các yêu cầu chuyên biệt
trong công nghiệp. Kết quả chính là Profinet, một chuẩn công nghiệp toàn diện dựa
trên chuẩn Ethernet công nghiệp cho truyền thông mở, độc lập với các nhà cung
cấp.
- Profinet đáp ứng tất cả các yêu cầu sử dụng Ethernet ở tất cả các cấp độ và trong
mọi ứng dụng tự động hóa. Điều này làm cho Profinet trở nên rất linh hoạt, đáng tin
cậy và thiết thực trong môi trường công nghiệp.
- Profinet dựa trên giao thức truyền thông Ethernet chuẩn và sử dụng bộ giao thức
TCP/IP để hỗ trợ truyền thông thời gian thực. Nó cung cấp một giải pháp tích hợp
đầy đủ cho các ứng dụng tự động hoá, bao gồm điều khiển máy, giám sát quá trình
và quản lý tài nguyên.
- Ưu điểm của truyền thông Profinet bao gồm: đảm bảo tính năng thời gian thực, độ
linh hoạt cao, làm việc tin cậy, dễ dàng sử dụng, tốc độ truyền thông cao, khả năng
mở rộng tốt.
- Một số ứng dụng phổ biến của Profinet bao gồm:
+ Tự động hóa nhà máy: Profinet được sử dụng để liên lạc giữa các thiết bị tự động
hóa khác nhau trong cài đặt gốc, chẳng hạn như bộ điều khiển khả trình, cảm biến,
bộ truyền động và các thiết bị khác.
+ Điều khiển máy: Profinet được sử dụng để điều khiển và giám sát các máy trong
ngành sản xuất, chẳng hạn như máy sản xuất, dây chuyền lắp ráp và thiết bị kiểm tra
tự động.

Trang 11
+ Kiểm soát quy trình: Profinet được sử dụng để kiểm soát và giám sát các quy
trình khác nhau trong ngành sản xuất và kiểm soát quy trình, chẳng hạn như quy
trình chiết rót, đóng gói và sản xuất.
+ Tự động hóa tòa nhà: Profinet được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa tòa
nhà để kết nối và điều khiển các thành phần khác nhau, chẳng hạn như hệ thống
HVAC, ánh sáng và hệ thống an ninh.
+ Xử lý vật liệu: Profinet được sử dụng để kiểm soát và giám sát các hệ thống xử lý
vật liệu trong ngành sản xuất và kiểm soát quy trình.
+ Xe có hướng dẫn tự động: Profinet được sử dụng để liên lạc và điều khiển các
phương tiện có hướng dẫn tự động trong các hệ thống xử lý vật liệu.

Hình 4.2.1 Minh họa ứng dụng PROFINET kết nối giữa PLC và cánh tay Robot

2.2 Điều khiển PLC từ xa


- Điều khiển với ET200S:
+ ET 200S là thiết bị ngoại vi phân tán của Siemens, được xem là một hệ
thống I/O module, linh hoạt cao với mức độ bảo vệ IP20. Thông qua các module
giao diện, nó có thể trao đổi dữ liệu của các module I/O được kết nối với PLC cấp
cao hơn.
+ ET 200S thường được sử dụng trong những hệ thống điều khiển phân tán
có nhiều thiết bị và hạn chế về khoảng cách, không gian.
+ Chúng ta có thể kết nối CPU 1214C và module ET200S (đã tích hợp các
module I/O), từ đó có thể điều khiển các ngõ ra của ET200S thông qua CPU 1214C
từ xa, các input trên ET200S cũng có thể điều khiển các ngõ ra của CPU 1214C nếu
được lập trình.

Trang 12
+ Sơ đồ nối dây:

Hình 5.2.2 Sơ đồ nối dây PLC với ET200S

- Điều khiển từ xa thông qua wifi:


+ HF9606W cho phép kết nối với các PLC từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối
Internet, cung cấp sự linh hoạt và tiết kiệm thời gian trong quá trình giám sát và
điều khiển
+ Với sự hỗ trợ của Wi-Fi và Ethernet, thiết bị HF9606W có thể kết nối với
Internet một cách dễ dàng và đáng tin cậy, cung cấp cho người dùng khả năng giám
sát và điều khiển từ xa các quy trình công nghiệp một cách hiệu quả
+ Sơ đồ nối dây:

Trang 13
Hình 6.2.2 Sơ đồ nối dây PLC với module điều khiển từ xa qua wifi

Trang 14
2.3 Bộ ET200S hỗ trợ PROFINET
SIMATIC ET 200S là một hệ thống I/O phân tán linh hoạt và hiệu suất cao, được
thiết kế đặc biệt dành cho công nghiệp quá trình.
* Về thiết kế và chức năng của nó:
- Kích thước nhỏ gọn:cho phép chúng ta dễ dàng lắp đặt trong các tủ điều khiển
hoặc trực tiếp tại máy.
- Số lượng kênh đa dạng: Mỗi mô-đun có thể chứa từ 16 đến 32 kênh, cung cấp linh
hoạt cho ứng dụng khác nhau.
- Tính sẵn sàng cao: Thiết kế dự phòng với nguồn 24V, mô-đun kết nối PROFINET
và mô-đun I/O, giúp đảm bảo tính ổn định và tin cậy cho hệ thống.
- Dễ bảo trì: Khả năng thay thế mô-đun online, nâng cấp phần mềm trong quá trình
hoạt động, và thu thập dữ liệu bảo trì giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt: Đảm bảo tính ổn định ngay cả trong điều
kiện khắc nghiệt nhất.
* Các ứng dụng tiềm năng:
- Tự động hóa quy trình sản xuất, quá trình lọc và chế biến.
- Hệ thống khí nén để kiểm soát van, bơm và các thiết bị khác.
- Kiểm soát khởi động và theo dõi động cơ.
- Kiểm soát nhiệt độ và áp suất trong quá trình sản xuất và chế biến.
- Các tính năng an toàn như giám sát cửa an toàn, dừng khẩn cấp và kiểm soát an
toàn.

Trang 15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
3.1 Phân tích bài toán

PLC S7 1200 1214C ET200S


DC/DC/DC
Tủ điện 2 2
Bật /tắt hệ thống 2DI X
Cấp/ ngưng cấp 8DI X
điện cho tủ điện
Đèn báo trạng thái 2DQ X
HT
Contactor 2DQ 2DQ
Đèn báo trạng thái 4DQ 4DQ
bật tắt tủ điện
Bật/tắt cho cả 4 tủ 2DI X
điện
TỔNG 12DI/8DQ 6DQ
Bảng 2 Phân tích bài toán

Trang 16
3.2 Lưu đồ giải thuật

Hình 7.3.2 Lưu đồ giải thuật

3.3 Sơ đồ khối

Hình 8.3.3 Sơ đồ khối hệ thống mạng

Trang 17
3.4 Thiết kế phần cứng
STT Tên thiết bị Số lượng Giá thành
1 SIMATIC S7-1200, CPU 1214C, DC/DC/DC 1 5,100,000
6ES7212-1AE40-0XB0 VNĐ
2 Mô đun ET200S IM151-3PN-HF-6ES7151- 1 7,500,000
3BA23-0AB0 VNĐ
3 2DI DC24V HF, 6ES7 131-4BB01-0AB0 1 3,446,000
VNĐ

4 PM-E DC24-48V, 6ES7138-4CA50-0AB0 1 1,050,000


VNĐ

5 Contactor Schneider 3 Pha-3P-12A-440V 4 436,590


VNĐ

6 MCCB Schneider G20F3A80 3P 80A 36kA 4 7,012,000


VNĐ

7 Schneider LRD16: Role nhiệt 9-13A, dùng 4 1,436,000


với contactor LC1D12-LC1D38 VNĐ
8 Nút nhấn nhả LA38-11 22mm -J5H15 12 204,000
VNĐ
9 Module nguồn SIMATIC S7-1200 PM1207 1 1,346,789
6EP1332-1SH71 VNĐ
Bảng 3 Các thiết bị thiết kế phần cứng

Trang 18
3.5 Sơ đồ đấu nối dự án

Hình 9.3.5 Sơ đồ đấu nối

3.6 Mô phỏng tủ điều khiển

Hình 10.3.6 Mô phỏng tủ điều khiển

Trang 19
3.7 Mô phỏng tủ điện

Hình 11.3.7 Mô phỏng tủ điện

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG TIA PORTAL


4.1 NETWORK VIEW

Hình 12.4.1 Network view

Trang 20
- Kết nối PLC với 1 ET200S qua dây mạng PROFINET

4.2 DEVICE VIEW (ET200S)

Hình 13.4.2 Device view (ET200S)

- Kết nối ET200S với Module nguồn (PM) và các Module mở rộng I/O

4.3 PLC TAGS


- Tag Input trên TIA Portal:

Hình 14.4.3 Tag Input

Trang 21
- Có tổng cộng 12 nút nhấn, trong đó:
+ 4 nút S1_On, S2_On, S3_On, S4_On dùng để khởi động lần lượt các contactor tại
các tủ điện s1, s2, s3 và s4
+ 4 nút S1_Off, S2_Off, S3_Off, S4_Off dùng để ngắt lần lượt các contactor tại các
tủ điện s1,
s2, s3 và s4
+ Nút S_ON_ALL, S_OFF_ALL dùng để khởi động và ngắt 1 lúc 4 contactor
+ Nút START, STOP dùng để khởi động và ngắt toàn bộ hệ thống
- Tag Output trên TIA Portal:

Hình 15.4.3 Tag Output

+ 4 ngõ ra CTT1, CTT2, CTT3, CTT4 đại diện cho 4 contactor


+ RUN1, RUN2, RUN3, RUN4 lần lượt là đèn báo chạy của 4 tủ điện, STOP1,
STOP2, STOP3, STOP4 là 4 đèn báo dừng của tủ điện
+ Biến tạm hệ thống dùng để điều khiển toàn bộ chương trình

Trang 22
4.5 CHƯƠNG TRÌNH MAIN

Trang 23
Trang 24
Trang 25
Hình 16.4.5 Chương trình chính

Trang 26
CHƯƠNG 5: PHẦN TÌM HIỂU THÊM LÝ THUYẾT
ĐÃ HỌC
5.1 Truyền dữ liệu, chế độ truyền, truyền đồng bộ hay không
đồng bộ
* Truyền dữ liệu:
- Truyền dữ liệu nối tiếp (Serial Transmission): Dữ liệu được truyền theo một chuỗi
liên tục từng bit một. Đây là phương thức truyền thông phổ biến trong các ứng dụng
truyền dẫn dữ liệu từ xa như RS-232 hoặc USB. Trong truyền dữ liệu nối tiếp, chỉ
có một kênh truyền duy nhất và không có việc truyền đồng thời của các bit.
- Truyền dữ liệu song song (Parallel Transmission): Dữ liệu được truyền đồng thời
trên nhiều kênh truyền. Mỗi bit dữ liệu được truyền trên một kênh riêng biệt.
Phương thức truyền dữ liệu song song có tốc độ truyền nhanh hơn so với truyền dữ
liệu nối tiếp. Tuy nhiên, yêu cầu sử dụng các đường truyền song song, đồng thời đòi
hỏi đồng bộ cao hơn giữa nguồn và đích.
* Chế độ truyền: Song công (Full Duplex): Chế độ này cho phép truyền dữ liệu hai
chiều đồng thời. Nghĩa là, nguồn và đích có thể truyền dữ liệu cho nhau cùng một
lúc. Ví dụ: Đường truyền mạng LAN thông qua Ethernet
* Truyền đồng bộ hay không đồng bộ:
- Truyền đồng bộ (Synchronous Transmission): Dữ liệu được truyền theo một tín
hiệu đồng hồ chung. Người gửi và người nhận được đồng bộ hóa với nhau thông
qua tín hiệu đồng hồ để xác định thời điểm truyền và nhận dữ liệu. Điều này đảm
bảo đồng bộ giữa các thiết bị và giúp giảm lỗi truyền thông. Ví dụ: Truyền dữ liệu
qua kết nối synchronous serial

5.2 Sử dụng bao nhiêu lớp trong mô hình TCP/IP, kỹ thuật


kiểm soát truy cập, phương pháp kiểm soát lỗi
* Sử dụng bao nhiêu lớp trong mô hình TCP/IP:
1. Physical Layer (Lớp Vật lý): Đảm bảo việc truyền dữ liệu qua các phương tiện
truyền dẫn vật lý như cáp, sóng radio, quang... Nó xác định các yêu cầu về điện áp,
tần số, độ dài sóng và giao diện vật lý.
2. Data Link Layer (Lớp Liên kết dữ liệu): Đảm bảo việc truyền dữ liệu tin cậy qua
các kết nối vật lý. Nó xử lý các khung dữ liệu, kiểm tra lỗi và điều chỉnh tốc độ
truyền.

Trang 27
4. Transport Layer (Lớp Vận chuyển): Đảm bảo việc truyền dữ liệu tin cậy giữa các
thiết bị kết nối. Nó xử lý các giao thức như TCP (Transmission Control Protocol) để
đảm bảo việc truyền dữ liệu đúng thứ tự, không mất mát và không bị lặp lại.
* Kỹ thuật kiểm soát truy cập (Master/Slave)
- Một trạm chủ (master) đóng vai trò điều khiển toàn bộ giao tiếp giữa các
trạm kể cả việc truy nhập đường dẫn. Các trạm tớ (slave) không thể liên hệ trực tiếp
mà đều phải qua trạm chủ.
- Trạm chủ phát tín hiệu yêu cầu và các trạm tớ có trách nhiệm đáp ứng. Vấn
đề kiểm soát thâm nhập đường dẫn đây chính là việc khống chế các trạm tớ không
trả lời cùng một lúc.
* Phương pháp kiểm soát lỗi:
- CRC (Cyclic Redundancy Check): CRC là một phương pháp kiểm tra lỗi phổ biến
trong việc truyền dữ liệu. Một đa thức CRC được sử dụng để tính toán giá trị kiểm
tra từ dữ liệu. Giá trị kiểm tra này được gắn vào dữ liệu trước khi truyền đi. Khi dữ
liệu được nhận, lại tính toán giá trị kiểm tra từ dữ liệu nhận được và so sánh với giá
trị kiểm tra đã nhận. Nếu giá trị không khớp, lỗi được phát hiện

5.3 Phương pháp mã hóa, dây cáp, đầu giắc cắm, network
topology
* Phương pháp mã hóa:
- Non-Return-to-Zero (NRZ): NRZ là một phương pháp điều chế tín hiệu số trong
đó mức cao hoặc mức thấp của tín hiệu được duy trì trong suốt một khoảng thời
gian xác định đại diện cho các giá trị bit 0 và 1. Trong NRZ, không có sự trở lại
mức không giữa các bit liên tiếp có cùng giá trị. NRZ có thể được chia thành NRZ-
Level và NRZ-Inverted, tùy thuộc vào cách biểu diễn các giá trị bit 0 và
- Return-to-Zero (RZ): RZ là một phương pháp điều chế tín hiệu số trong đó tín
hiệu được chia thành các xung có chiều dương và chiều âm đại diện cho các giá trị
bit 0 và 1. Trong RZ, tín hiệu trở lại mức không giữa các bit liên tiếp, do đó, tín
hiệu có thể được đồng bộ hóa dễ dàng hơn so với NRZ.
- NRZ và RZ là hai phương pháp điều chế tín hiệu số thông dụng trong truyền thông
và được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm viễn thông cáp, mạng máy tính, và
các hệ thống truyền dẫn dữ liệu khác.
* Dây cáp:
- Cáp Profinet Siemens là một loại cáp kết nối được sử dụng trong công
nghiệp để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị tự động hóa.

Trang 28
Hình 17.5.3 Cáp nối Profinet

- Profinet Siemens - 6XV1840-2AH10 thiết kế gồm 4 lõi cáp đồng trục gồm
3 lớp bảo vệ: lớp lưới nhôm chống nhiễu, lớp lá nhôm giúp bảo vệ và lớp PE chống
nước.
- Ưu điểm của cáp Profinet Siemens:
+ Tốc độ truyền tải cao: cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 100
Mbps, giảm đáng kể thời gian truyền tải và tăng hiệu suất hoạt động.
+ Độ tin cậy cao: giảm thiểu các sự cố về kết nối và đảm bảo hoạt động liên tục
của hệ thống.
+ Hỗ trợ nhiều giao thức: hỗ trợ bởi nhiều giao thức khác nhau, bao gồm
Ethernet, TCP/IP và UDP/IP, giúp tương thích với nhiều thiết bị khác nhau.
+ Dễ dàng cài đặt và sử dụng: với các đầu cắm, giúp tiết kiệm thời gian và chi
phí trong quá trình triển khai và vận hành.
+ Hỗ trợ tính năng đa dạng: bao gồm chức năng tự động cấu hình, chống nhiễu,
bảo mật và giám sát,...
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao: do yêu cầu thiết bị và công nghệ tiên tiến.
+ Yêu cầu kỹ thuật cao: đòi hỏi nhân viên được đào tạo chuyên sâu để có thể
thực hiện các công việc liên quan.
+ Khả năng mở rộng hạn chế.
* Đầu giắc cắm
- Profinet RJ45 Connector Jack làm từ inox có độ chống rỉ cao phù hợp với
môi trường làm việc có độ ẩm cao, chống va đập tốt.

Trang 29
Hình 18.5.3 Giắc cắm profinet

* Network Topology
- Cấu trúc liên kết bus là cấu trúc liên kết mạng trong đó tất cả các máy tính
và thiết bị được kết nối với một cáp duy nhất được gọi là "bus". Trong cấu trúc liên
kết bus, các thiết bị được kết nối với bus bằng đường dây thả hoặc vòi, được kết nối
với cáp chính.

Trang 30
Hình 19.5.3 Cấu trúc mạng theo kiểu bus

- Ưu điểm:
+ Dễ cài đặt: đây là cấu trúc liên kết mạng dễ dàng nhất để kết nối tuyến tính các
thiết bị ngoại vi hoặc máy tính.
+ Tính linh hoạt: dễ dàng để kết nối hoặc gỡ bỏ các thiết bị trong mạng này mà
không ảnh hưởng đến bất kỳ thiết bị nào khác.
+ Hiệu quả về chi phí: Giảm như cầu về các thiết bị mạng bổ sung.
+ Thiết kế mạng đơn giản: dễ dàng để hiểu và quản lí cấu trúc liên kết.
+ Khả năng mở rộng: Các thiết bị có thể thêm vào bằng cách sử dụng đương thả
hoặc chạm mà không ảnh hưởng đến các thiết bị hiện có. Rất hiệu quả với mạng
nhỏ và vừa.
- Nhược điểm:
+ Cấu trúc liên kết share bus không tốt cho các mạng lớn.
+ Việc xác định vấn đề trở nên khó khăn nếu toàn bộ mạng ngừng hoạt động. Khắc
phục sự cố của từng thiết bị là rất khó→ khai triển hệ thống giám sát.
+ Các thiết bị thêm vào sẽ làm chậm mạng vì phải chia sẻ cùng một băng thông→
hạn chế số lượng kết nối hoặc sử dụng cáp có băng thông cao.
+ Nếu cáp chính bị hỏng, toàn bộ mạng sẽ bị lỗi→ sử dụng cáp dự phòng.
+ Cấu trúc liên kết mạng này rất chậm so với các cấu trúc liên kết khác.

Trang 31
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
6.1 KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu và phân tích yêu cầu bài toán, nhóm em đã thiết kế một hệ
thống cấp điện từ xa cho toà nhà D và E.
Qua chương trình PLC, ta có thể thấy được để hệ thống hoạt động thì biến HT phải
ở mức cao, khi đó ta mới điều khiển được các nút nhấn S1, S2, S3, S4. Bên cạnh đó
hệ thống sẽ có các công tắc ngắt hoạt động của từng tủ điện. Đồng thời để giảm
thiểu thời gian và rủi ro, sẽ có công tắc giúp các tủ điện hoạt động cùng lúc và công
tắc ngắt toàn bộ hệ thống khi xảy ra lỗi không mong muốn hoặc trường hợp khẩn
cấp.

Mạng Profinet được sử dụng để thiết lập kết nối đáng tin cậy giữa PLC và ET200S,
cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng và đáng tin cậy giữa các thiết bị. Điều này
mang lại khả năng giám sát và điều khiển từ xa cho hệ thống cấp điện, cho phép
chúng tôi theo dõi và điều chỉnh các thông số điện trên toàn bộ toà nhà D và E một
cách hiệu quả.

Kết quả của dự án đã cho thấy hệ thống cấp điện từ xa đã hoạt động một cách ổn
định. Qua việc mô phỏng PLC, nhóm đã đạt được mục tiêu điều khiển và giám sát
hệ thống cấp điện, đồng thời giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết cho việc duy
trì, vận hành hệ thống và bảo trì.

6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN


- Dự án hiện tại còn hạn chế về mặt khoản cách vì chỉ áp dụng cho những dự án có
khoảng cách giới hạn bởi vì các thiết bị được kết nối và điều khiển thông qua dây
cáp PROFINET nên không thể áp dụng cho những dự án có khoảng cách xa được,
nếu muốn điều khiển xa hơn qua wifi thì phải tích hợp them module mở rộng router.

Trang 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt:
[1] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật, 2005.
[2] Nguyễn Kim Ánh – Nguyễn Mạnh Hà, Giáo trình mạng truyền thông công
nghiệp, Đà Nẵng, 2007.
[3] Điện tử Việt Nam, Mạng truyền thông công nghiệp SIMATIC NET, 02/09/2005.

Tài liệu tiếng anh:


[1] Electrical Characteristics of Balanced Voltage Digital Interface Circuits,
ANSI/TIA/ EIA-422-B-1994, Telecommunications Industry Association, 1994
[2] Electrical Characteristics of Generators and Receivers for Use in Balanced
Digital Multipoint Systems, ANSI/TIA/EIA-485-A-1998, Telecommunications
Industry Association, 1998
[3] SIEMENS. http://support.automation.siemens.com

Trang 33

You might also like