You are on page 1of 121

CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác định
thành phần cấp phối mẻ trộn
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông
§4. Kỹ thuật đổ bê tông
§5. Kỹ thuật đầm bê tông
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2
LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§1. BÊ TÔNG, YÊU CẦU CHẤT


LƯỢNG VỮA BÊ TÔNG, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN CẤP PHỐI MẺ TRỘN

3
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn

1) Khái niệm bê tông


1.1) Bê tông
 Là vật liệu đá nhân tạo, là sản phẩm đông cứng từ
hỗn hợp giữa chất kết dính, cốt liệu nhỏ, cốt liệu
lớn và nước.
 Chịu nén tốt, chịu kéo kém

4
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn

1.2) Các công đoạn trong công tác bê tông


 Chuẩn bị vật liệu: xi măng, cát, đá (sỏi), nước…
 Xác định thành phần cấp phối mẻ trộn
 Trộn bê tông
 Vận chuyển bê tông đến vị trí đổ
 Đổ bê tông, đầm bê tông
 Bảo dưỡng, sửa chữa khuyết tật (nếu có)

5
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn

2) Yêu cầu chất lượng vữa bê tông


 Được trộn đủ, đúng tỷ lệ cấp phối
 Được trộn đều, đồng nhất thành phần
 Đảm bảo tổng thời gian trộn, vận chuyển, đổ và
đầm bê tông nằm trong thời gian cho phép
 Đảm bảo độ sụt yêu cầu

6
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn

7
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn

8
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn

3) Xác định thành phần mẻ trộn


3.1) Xác định thành phần cấp phối cho 1m3
bê tông
 PP Bolomei - Skramtaev
 Theo định mức nhà nước ban hành. VD: ĐM 1776
=> X, C, D, N

9
§1. Bê tông, yêu cầu chất lượng vữa bê tông, xác
LOGO
định thành phần cấp phối mẻ trộn
3) Xác định thành phần mẻ trộn
3.2) Xác định thành phần cấp phối cho 1 mẻ trộn
 Hệ số sản lượng bê tông:
1
=
X C D
+ +
 vx  vc  vd
γvx , γvc , γvd – khối lượng thể tích xốp của xi măng, cát, đá
 Thành phần cho 1 mẻ trộn V (lít): X 1 = X . .V /1000
C1 = C. .V /1000
D1 = D. .V /1000
N1 = N . .V /1000
10
LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§2. KỸ THUẬT TRỘN VỮA BÊ TÔNG

11
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

1) Yêu cầu chung


 Trộn bê tông đủ, đúng tỷ lệ cấp phối
 Trộn đều, đồng nhất các thành phần
 Thời gian trộn phải đúng theo quy định

12
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

2) Trộn bê tông bằng thủ công


2.1) Công tác chuẩn bị
 Chuẩn bị sân trộn
 Tập kết vật liệu quanh sân trộn
 Chuẩn bị các dụng cụ trộn bê tông: xẻng, cào,
thùng (xô)…

13
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

2) Trộn bê tông bằng thủ công


2.2) Kỹ thuật trộn
 Đong vật liệu đúng thành phần cấp phối
 Trộn cát và xi măng cho đều màu
 Rải đá (sỏi) thành lớp chiều dày 6-8cm, rồi đổ hỗn
hợp xi măng cát lên trên và trộn đều hỗn hợp
 Vừa trộn vừa tưới nước lên hỗn hợp
 Thời gian trộn 15 – 20’

14
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

2) Trộn bê tông bằng thủ công


Nhận xét:
 Trộn khó đều, chất lượng bê tông khó đồng nhất
 Tốn xi măng
 Chỉ áp dụng khi khối lượng ít, chất lượng bê tông
yêu cầu không cao

15
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn
a) Theo phương pháp trộn
 Máy trộn tự do
 Máy trộn cưỡng bức

16
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn

thïng trén thïng trén

c¸nh trén

b¸nh ®µ b¸nh ®µ

Máy trộn tự do (không có và có cánh trộn)

17
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn

Máy trộn cưỡng bức (trục nằm ngang) Máy trộn cưỡng bức (trục đứng)

18
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn

Máy trộn tự do Máy trộn cưỡng bức (trục đứng)


19
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn
b) Theo phương pháp lấy bê tông ra khỏi thùng trộn
 Theo phương pháp lật thùng
 Theo phương pháp dùng máng

20
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn

Máy trộn lấy bê tông ra bằng cách lật thùng Máy trộn lấy bê tông ra bằng máng
21
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.1) Phân loại máy trộn
c) Theo tính năng làm việc
 Máy trộn theo chu kỳ: trộn bê tông theo từng mẻ
 Máy trộn liên tục: cốt liệu, xi măng, nước được
cấp liên tục và vữa bê tông cho ra liên tục

22
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.2) Kỹ thuật trộn
 Cho máy chạy không tải vài vòng
 Đổ 15 – 20% lượng nước vào cối, sau đó đổ đá
(sỏi), xi măng, cát vào, cuối cùng đổ nốt lượng
nước còn lại
 Thời gian trộn theo quy định

23
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.2) Kỹ thuật trộn
 Thời gian trộn bê tông bằng máy

đé sôt bª t«ng Dung tÝch m¸y (lÝt)


( cm ) D­íi 500 Tõ 5001000 Trªn 1000
Nhá h¬n 1 2 phót 2,5 phót 3 phót
Tõ 1÷5 1,5 phót 2 phót 2,5 phót
Trªn 5 1 phót 1,5 phót 2 phót

24
LOGO
§2. Kỹ thuật trộn vữa bê tông

3) Trộn bê tông bằng cơ giới


3.3) Năng suất máy trộn
nV
. .K1.K 2 3
N= ( m / h)
1000
V- dung tích hữu ích của máy trộn: V= (0,7 – 0,8)V0
V0 – dung tích hình học của máy trộn (lít)
K1 – hệ số thành phẩm của bê tông = 0,6 – 0,7
K2 – hệ số sử dụng thời gian = 0,8 – 0,9
n – số mẻ trộn trong một giờ
25
LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§3. KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN VỮA


BÊ TÔNG

26
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

1) Yêu cầu chung


 Không làm vữa bê tông bị phân tầng
 Phương tiện vận chuyển kín khít
 Thời gian vận chuyển ngắn nhất
 Không làm vương vãi bê tông dọc đường

27
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.1) Vận chuyển theo phương ngang
a) Vận chuyển thủ công
 Phương tiện
 Gánh: khoảng cách vận chuyển 10 – 15m
 Xe rùa: khoảng cách vận chuyển 50 – 100m, sức
chở 60 – 150kg
 Xe cải tiến: khoảng cách vận chuyển 50 – 100m,
dung tích 120 – 200 lít

28
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.1) Vận chuyển theo phương ngang
a) Vận chuyển thủ công

Xe rùa (xe cút kít) Xe cải tiến

29
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.1) Vận chuyển theo phương ngang
a) Vận chuyển thủ công
 Nhận xét:
 Năng suất thấp, tốc độ
chậm, khối lượng vận
chuyển nhỏ
 Phải làm đường cho xe đi
lại
 Áp dụng: khi khối lượng
vận chuyện nhỏ, không vận
chuyển được bằng cơ giới
30
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.1) Vận chuyển theo phương ngang
b) Vận chuyển bằng cơ giới
 Vận chuyển bằng ô tô
 Ô tô có thùng ben
 Ô tô có thùng trộn

31
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

 Ô tô có thùng ben
 Bê tông dễ bị phân tầng
 Không thích hợp với thời
tiết mưa nắng
 Áp dụng : khi quãng
đường vận chuyển không
quá xa

Xe ô tô có thùng ben
32
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

 Ô tô có thùng trộn
 Vận chuyển vữa khô
 Vận chuyển vữa ướt
 Chú ý: Khảo sát lộ trình vận
chuyển, mật độ xe lưu thông
trên đường
 Phạm vi áp dụng
 Trạm trộn bê tông ở xa
 Khối lượng cần vận
chuyển lớn
Xe ô tô có thùng trộn
33
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.1) Vận chuyển theo phương ngang
c) Vận chuyển bằng băng chuyền
 Áp dụng:
- Trong các công trình thủy điện
- Cự ly vận chuyển xa, bơm bê tông không vươn tới
được

34
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

c) Vận chuyển bằng băng chuyền

Vận chuyển bê tông bằng băng chuyền

35
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

c) Vận chuyển bằng băng chuyền


3
V÷a bª t«ng 2
1

1,1 m 1,1 m

1 – Lớp vữa bê tông trên mặt băng; 2- Băng chuyền; 3- Con lăn; 4- Phễu đón bê
tông

36
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông
2.1) Vận chuyển theo phương ngang
c) Vận chuyển bằng băng chuyền
 Đặc điểm: Dễ làm vữa bê tông bị phân tầng. Nguyên nhân
 Mặt băng không căng → bị chùng → xóc nẩy
 Các băng ghép với nhau → vữa bê tông rơi từ băng này
sang băng kia bị phân tầng
 Tốc độ băng chuyền lớn
 Khắc phục:
 Kéo căng băng, khoảng cách các con lăn không quá 1m
 Mặt băng phải nghiêng đều, không gãy khúc đột ngột
 Tốc độ băng chuyền nhỏ, không quá 1m/s
 Bê tông đổ lên băng hoặc lấy ra khỏi băng nên thực hiện
qua phễu 37
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông
2.1) Vận chuyển theo phương ngang
c) Vận chuyển bằng băng chuyền
 Độ dốc của băng phụ thuộc độ sụt của vữa bê tông

Khi vËn chuyÓn bª t«ng Khi vËn chuyÓn bª t«ng


đé sôt (cm)
lªn cao xuèng thÊp
S<4 150 120
4≤S≤8 150 100

38
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.2) Vận chuyển theo phương đứng
a) Vận chuyển thủ công
 Phương tiện
 Ròng rọc
4
 Giàn đội
2
0,9 - 1,5m
6

5
1 - 1,5m

1 7

Dùng giàn đội Dùng ròng rọc


39
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.2) Vận chuyển theo phương đứng
a) Vận chuyển thủ công
 Nhận xét:
 Năng suất thấp, tốn nhiều công sức
 Chiều cao vận chuyển nhỏ, đòi hỏi phải có mặt bằng rộng
 Khối lượng vận chuyển ít

40
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.2) Vận chuyển theo phương đứng
b) Vận chuyển bằng cơ giới
 Máy vận thăng: bê tông được chứa trong xe cút kít, xe cải tiến hoặc trong
các thùng chứa và được chuyển lên cao bằng máy vận thăng

41
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

42
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển


vữa bê tông
2.2) Vận chuyển theo phương
đứng
b) Vận chuyển bằng cơ giới
 Cần trục tháp:
 Áp dụng: khi chiều cao cần vận
chuyển lớn, khối lượng cần vận
chuyển nhiều
 Vữa bê tông được chứa trong các
thùng chứa rồi được vận chuyển đến
đổ trực tiếp vào kết cấu

43
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

44
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

45
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

46
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

47
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.2) Vận chuyển theo phương đứng
b) Vận chuyển bằng cơ giới
 Bơm bê tông
 Áp dụng: khi chiều cao cần vận chuyển lớn, khối lượng cần vận chuyển
nhiều
 Bơm di động (bơm cần): áp dụng khi công trình có số tầng ≤ 7
 Bơm cố định (bơm tĩnh): áp dụng với mọi công trình

48
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

Máy bơm tĩnh

49
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

Lắp đặt đường ống bơm bê tông

50
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

Máy bơm cần


51
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2) Phương pháp vận chuyển vữa bê tông


2.2) Vận chuyển theo phương đứng
b) Vận chuyển bằng cơ giới
 Cần phân phối
 Áp dụng: trong những công trình nhiều tầng, sử dụng kết hợp với bơm
tĩnh
 Đặc điểm: cơ động, có thể vươn tới mọi vị trí giống như bơm cần

52
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

2.2) Vận chuyển theo phương đứng


b) Vận chuyển bằng cơ giới

Cần phân phối


53
LOGO
§3. Kỹ thuật vận chuyển vữa bê tông

54
LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§4. KỸ THUẬT ĐỔ BÊ TÔNG

55
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

1) Yêu cầu chung


 Trước khi đổ, phải nghiệm thu cốp pha, cốt thép,
vệ sinh sạch sẽ rác, bụi bẩn trong lòng cốp pha;
kiểm tra độ sụt của vữa bê tông
 Với ván khuôn gỗ, phải tưới nước
 Trong quá trình đổ, phải giám sát hiện trạng cốp
pha, cốt thép
 Khi đổ, không để đầm dùi chạm vào cốt thép
 Thời gian đổ bê tông càng ngắn càng tốt, phải có
kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông liên tục trong 1
ca
56
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

2) Nguyên tắc đổ bê tông


 Khi đổ bê tông, phải khống chế chiều cao rơi tự do của vữa
bê tông không vượt quá 1,5m. Nếu không sẽ xảy ra hiện
tượng phân tầng cho vữa bê tông. Để khắc phục:
- Dùng máng nghiêng
- Dùng ống vòi voi
- Trang bị thêm ống dẫn bê tông cho thiết bị đổ

57
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

phÔu
1

3
300
4

500 - 700
2

Đổ bê tông bằng máng nghiêng


200

1 3
Ống vòi voi

Đổ bê tông bằng ống vòi voi


58
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

2) Nguyên tắc đổ bê tông


 Khi đổ bê tông các cấu kiện phải đổ từ trên xuống
 Khi đổ bê tông, phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận
vữa bê tông
 Khi đổ bê tông các khối lớn, các kết cấu, cấu kiện có chiều
dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp. Chiều dày mỗi lớp
khoảng 0,7 – 0,8 chiều dài quả đầm nếu dùng đầm dùi,
khoảng 10 – 20cm nếu dùng đầm mặt, khoảng 10 – 15cm
nếu dùng đầm thủ công

59
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

- Một số sơ đồ đổ bê tông:
+) Đổ theo kiểu xếp chồng
+) Đổ theo kiểu bậc thang
+) Đổ theo kiểu lớp xiên

Fo Fo Fo
4 4
h h h h
h h h

3 4 3
2 3 4 2
h
1 2 3 1

Kiểu xếp chồng Kiểu bậc thang Kiểu lớp xiên

60
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.1) Móng
 Tuân thủ các nguyên tắc đổ bê tông
 Đổ theo kiểu xếp chồng,hoặc bậc thang, sau khi đổ mỗi lớp
tiến hành đầm kĩ
 Đổ bằng thủ công, cần trục, máy bơm bê tông, kết hợp sử
dụng máng nghiêng, ống vòi voi, ống dẫn bê tông

61
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.1) Móng

62
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số


cấu kiện
3.2) Cột
 Tuân thủ các nguyên tắc đổ bê tông
 Đổ theo kiểu xếp chồng, sau khi đổ
mỗi lớp tiến hành đầm kĩ
 Đổ bê tông bằng thủ công, cần trục,
bơm bê tông kết hợp sử dụng máng,
ống dẫn bê tông
 Với cột cao dưới 6m, đổ bê tông
một đợt hết toàn bộ chiều cao cột.
Với cột cao trên 6m, chia ra đổ bê
tông làm nhiều đợt 63
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

64
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.3) Dầm, sàn
a) Dầm đơn
 Hdầm < 400 → đổ kiểu lớp xiên hết chiều dài dầm
 400 < Hdầm < 800 → đổ 2 lớp kiểu xếp chồng hết chiều dài
dầm
 Hdầm > 800 → đổ kiểu bậc thang

65
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.3) Dầm, sàn
b) Dầm liền sàn:
 Đổ liền cả dầm và sàn, đổ dầm trước rồi đến sàn
 Hdầm < 800 → đổ 2 lớp liên tục cả dầm và sàn
 Hdầm > 800 → đổ đến cách mép dưới sàn 2 – 3cm thì dừng
lại, chờ bê tông co ngót xong thì đổ tiếp sàn
 Đổ bằng thủ công, cần trục, máy bơm bê tông, kết hợp sử
dụng ống dẫn bê tông

66
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.3) Dầm, sàn
b) Dầm liền sàn

67
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

68
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.4) Cầu thang
 Đổ từ dưới lên trên
 Bê tông có độ sụt thấp
 Trường hợp cần tạo mặt nghiêng thì dùng bàn xoa
 Đầm nhẹ, không đầm quá lâu

69
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

3) Kỹ thuật đổ bê tông một số cấu kiện


3.4) Cầu thang

70
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.1) Mạch ngừng
 Đổ bê tông liên tục là đổ lớp bê tông sau lên lớp bê tông
trước, khi lớp bê tông đổ trước chưa bắt đầu đông kết.

Nhiệt độ bê tông (0C) Thời gian tạm ngừng (phút)


10 – 200C 135
20 – 30 90
> 30 60
Thời gian tạm ngừng cho phép giữa hai lớp bê tông

71
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.1) Mạch ngừng
 Đổ bê tông có mạch ngừng là khi thời gian tạm ngừng vượt
quá các trị số cho phép, lớp bê tông trước đã bắt đầu đông kết
thì dừng lại, chờ đến khi lớp này đạt được một cường độ nhất
định mới được thi công bê tông tiếp. Mạch ngừng chính là vị
trí tiếp giáp giữa lớp bê tông cũ đã đông cứng và lớp bê tông
mới đổ

72
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.2) Lý do ngừng
 Lý do kỹ thuật
 Lý do tổ chức
 Lý do khách quan
4.3) Thời gian ngừng
Từ 20 – 24h, khi lớp bê tông cũ đạt cường độ ≈ 25 kG/cm2

73
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.4) Vị trí đặt mạch ngừng
a) Nguyên tắc chung
 Tại vị trí mà kết cấu có tiết diện thay đổi đột ngột
 Tại vị trí thay đổi phương chịu lực
 Tại vị trí có lực cắt nhỏ

74
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.4) Vị trí đặt mạch ngừng
b) Mạch ngừng tại một số cấu kiện

IV IV

III III
III III
III III

II II

I I

I-I, II-II, III-III, IV-IV: các vị trí đặt mạch ngừng

75
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.4) Vị trí đặt mạch ngừng
c) Mạch ngừng khi thi công dầm sàn
 Hdầm > 80cm, đặt mạch ngừng cách mép dưới sàn 2 -3cm
 Với sàn không dầm, đặt mạch ngừng ở bất kì vị trí nào nằm
trên cạnh ngắn của sàn
m¹ch ngõng

20 - 30
76
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

c) Mạch ngừng khi thi công dầm sàn


 Với sàn sườn:
 Nếu mạch ngừng cắt qua dầm phụ thì đặt trong đoạn
(1/3 – 2/3) ldp
 Nếu mạch ngừng cắt qua dầm chính thì đặt trong đoạn
(1/4 –3/4) ldc

l
l/3
l
l/3
l
l/4 l/4
l l l

77
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

c) Mạch ngừng khi thi công vòm


 Nếu nhịp vòm dưới 10m, đổ bê tông liên tục đối xứng từ
hai chân vòm lên đỉnh vòm
 Nếu nhịp vòm trên 10m, cứ 2 – 3m để một mạch ngừng
rộng 0,6 – 0,8m vuông góc với trục cong của vòm

Thứ tự đổ bê tông vòm

78
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch ngừng


4.5) Xử lý mạch ngừng
 Đục phần bê tông xốp, để trơ đá độ 1,5cm, dùng nước áp lực
rửa sạch
 Vệ sinh sạch sẽ vị trí mạch ngừng
 Với mạch ngừng nằm ngang, đổ một lớp mỏng 3 – 5cm vữa
xi măng mác cao trước khi đổ lớp bê tông mới
 Với mạch ngừng thẳng đứng, nên dùng bê tông không co
ngót hoặc phụ gia kết dính đổ vào phần tiếp giáp, trường hợp
cần thiết có thể đặt thêm lưới thép để chịu lực cắt

79
LOGO
§4. Kỹ thuật đổ bê tông

4) Đổ bê tông có mạch
ngừng
4.5) Xử lý mạch ngừng

80
LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§5. KỸ THUẬT ĐẦM BÊ TÔNG

81
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

1) Mục đích của đầm bê tông


 Đảm bảo cho bê tông được đồng nhất, đặc chắc,
không có hiện tượng rỗng bên trong, rỗ bên ngoài,
đảm bảo cho bê tông bám chắc vào cốt thép và lấp
đầy ván khuôn

82
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

1) Mục đích của đầm bê tông


 Đảm bảo cho bê tông được đồng nhất, đặc chắc,
không có hiện tượng rỗng bên trong, rỗ bên ngoài,
đảm bảo cho bê tông bám chắc vào cốt thép và lấp
đầy ván khuôn

83
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

2) Bản chất của đầm bê tông


 Vữa bê tông có độ quánh dính → lực dính giữa các hạt cốt
liệu lớn → các hạt cốt liệu lớn khó tự di chuyển trong vữa
→ bê tông khó lấp đầy ván khuôn
 Khi đầm → gây ra lực rung động → giảm lực dính giữa các
hạt cốt liệu lớn → độ lưu động của vữa bê tông tăng lên →
các hạt cốt liệu lớn di động và lắng xuống → bê tông được
dàn đều, độ đặc chắc tăng lên
 Độ lưu động của vữa tăng lên → lấp đầy ván khuôn
 Đẩy nước và không khí ra ngoài → đảm bảo độ đặc chắc
của bê tông, tránh hiện tượng rỗng bên trong khối bê tông

84
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.1) Đầm thủ công
 Áp dụng: Khi khối lượng cần đầm ít, yêu cầu chất lượng bê
tông không cao
 Dụng cụ:
 Đầm gang

1000-1200
 Que sắt
 Búa gỗ, vồ gỗ
100

150

Đầm gang

85
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.1) Đầm thủ công
 Kỹ thuật đầm
 Đầm gang
 Que sắt
 Búa gỗ, vồ gỗ
 Nhận xét
 Năng suất thấp
 Độ đặc chắc bê tông không cao
 Tốn xi măng so với đầm cơ giới

86
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.2) Đầm bằng cơ giới
a) Đặc điểm
 Năng suất cao, tốn ít công lao động
 Độ đặc chắc của bê tông cao
 Không tốn xi măng như đầm thủ công, hạn chế được hiện
tượng co ngót và nứt của bê tông
 Thường dùng 3 loại:
 Đầm dùi
 Đầm mặt
 Đầm cạnh

87
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.2) Đầm bằng cơ giới
b) Đầm dùi
 Đường kính: Φ = 29,5; 45; 72
 Chiều dài dùi: l = 36 – 52 cm

88
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.2) Đầm bằng cơ giới
b) Đầm dùi
 Nguyên lý làm việc: Bên trong quả dùi có một lõi hình nón
gắn với trục quay lệch tâm, khi quay tạo ra lực rung làm phần
bê tông xung quanh bị rung động

89
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

b) Đầm dùi
 Kỹ thuật đầm:
 Đầm theo hướng vuông góc bề mặt bê tông cần đầm
 Khi đổ bê tông thành nhiều lớp, đầm bê tông lớp trên thì
cắm sâu đầm xuống lớp bê tông bên dưới từ 5 – 10cm
 Chiều dày mỗi lớp bê tông = (0,7-0,8) chiều dài quả dùi
 Khi đầm xong 1 vị trí, rút từ từ đầm lên và di chuyển nhẹ
nhàng sang vị trí khác, tránh va chạm mạnh cốt thép làm
sai lệch vị trí cốt thép
 Thời gian đầm hợp lý: Đầm đến khi vữa bê tông không
lún xuống nữa, trên bề mặt xuất hiện nước xi măng và bọt
khí không nổi lên là được

90
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

b) Đầm dùi
 Kỹ thuật đầm
 Khoảng cách từ vị trí đầm gần nhất đến ván khuôn là
2Φ < l1 ≤ 0,5R
 Khoảng cách từ vị trí đầm cuối cùng đến vị trí đổ bê
tông tiếp theo l2 ≥ 2R l1 l2

§Çm dïi

Líp bt ®ang ®Çm

V¸n khu«n
b Líp bt ®æ tr­íc

91
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

b) Đầm dùi
 Sơ đồ đầm
 Sơ đồ hình vuông: a = 1,5R
 Sơ đồ hình tam giác: a = (1,7 – 1,8)R
a
VÞ trÝ qu¶ dïi
a VÞ trÝ qu¶ dïi
a

a
R
R

Sơ đồ đầm hình vuông Sơ đồ đầm hình tam giác

92
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

b) Đầm dùi

93
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

b) Đầm dùi

94
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

b) Đầm dùi
 Năng suất đầm: N= 2R2 δ.n.Ktg
 R – bán kính tác dụng của đầm
 δ - chiều dày lớp bê tông
 n – số lần đầm trong một giờ = 3600/(t1 + t2 )
 t1 – thời gian đầm tại một vị trí
 t2 – thời gian dịch chuyển vị trí đầm, thường = 5 – 8s
 Ktg - hệ số sử dụng thời gian = 0,6 - 0,85

95
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.2) Đầm bằng cơ giới
c) Đầm mặt
 Nguyên lý làm việc: Mô tơ tạo ra chấn động, chấn động
truyền qua mặt đầm xuống lớp bê tông cần đầm
§éng c¬ D©y kÐo ®Çm

MÆt ®Çm

96
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông
30-50

3.2) Đầm bằng cơ giới


1 2
c) Đầm mặt

30-50
 Kỹ thuật đầm:
3 4
 Đầm theo thứ tự, tránh bỏ
sót
 Sơ đồ đầm: sơ đồ lợp ngói, VÞ trÝ ®ang ®Çm

vết sau đè lên vết trước 3 –


5cm
 Khi di chuyển đầm không Di chuyÓn ®Çm

được kéo lướt mà phải nhấc


đầu đầm lên để di chuyển
đầm một cách từ từ ®Çm ë vÞ trÝ míi
30 - 50

97
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

c) Đầm mặt
 Năng suất đầm: N= F.δ.n.Ktg
 F – diện tích mặt đầm
 δ - chiều dày lớp bê tông
 n – số lần đầm trong một giờ = 3600/(t1 + t2 )
 t1 – thời gian đầm tại một vị trí
 t2 – thời gian dịch chuyển vị trí đầm, thường = 5 – 8s
 Ktg - hệ số sử dụng thời gian = 0,6 - 0,85

98
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.2) Đầm bằng cơ giới
d) Đầm cạnh
 Nguyên lý làm việc: Đầm được treo vào sườn ván khuôn, lực
chấn động của đầm làm rung ván khuôn và bê tông

4 5

2 3

1 – Động cơ đầm; 2 – Bản đế đầm; 3 – Đai thép; 4 – Bu lông liên kết


5,6- Sườn ván khuôn
99
LOGO
§5. Kỹ thuật đầm bê tông

3) Kỹ thuật đầm bê tông


3.2) Đầm bằng cơ giới
d) Đầm cạnh
 Áp dụng: Để đầm bê tông trong các cấu kiện có bề dày mỏng
và mật độ cốt thép dày như tường, vách…

100
LOGO
CHƯƠNG 8: CÔNG TÁC BÊ TÔNG

§6. BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG VÀ SỬA


CHỮA KHUYẾT TẬT TRONG BÊ TÔNG

101
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

1) Bảo dưỡng bê tông


1.1) Lý do cần bảo dưỡng
 Thời tiết nắng nóng làm lượng nước trong bê tông mới đổ
bốc hơi nhanh → không đủ nước tham gia phản ứng thủy hóa
xi măng → cường độ bê tông giảm
 Vào mùa hè, bê tông mặt ngoài kết cấu khô nhanh hơn bên
trong kết cấu → trên bề mặt bê tông xuất hiện vết nứt do bê
tông co ngót không đều
 Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp làm chậm tốc độ phát
triển cường độ của bê tông
 Khi trời mưa, bê tông mới đổ bị thừa nước, sau khi nước bốc
hơi hết sẽ tạo thành lỗ rỗng trong bê tông → giảm cường độ
bê tông
102
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

1) Bảo dưỡng bê tông


1.2) Phương pháp bảo dưỡng ẩm tự nhiên
 Quy trình
 Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu
 Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo

103
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

1.2) Phương pháp bảo dưỡng ẩm tự nhiên


 Phân chia vùng khí hậu

Vùng khí hậu bảo Từ tháng


Địa dư Mùa
dưỡng bê tông đến tháng
Hè IV – IX
Vùng A Từ Diễn Châu trở ra
Đông X – III
Phía Đông Trường Sơn từ Diễn Khô II – VII
Vùng B
Châu đến Thuận Hải Mưa VIII - I
Phần còn lại bao gồm Tây Khô V – XI
Vùng C
Nguyên và Nam Bộ Mưa XII - IV

104
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật
1.2) Phương pháp bảo dưỡng ẩm tự nhiên
 Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu
 Được thực hiện ngay sau khi tạo hình sản phẩm bê tông
 Phủ lên bề mặt bê tông vật liệu được làm ẩm (vd: bao tải
ẩm, rơm rạ, …) hoặc vật liệu cách nước (vd: nilong, vải
bạt,..) hoặc phun chất tạo màng ngăn nước bốc hơi
 Không được tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, có thể
tưới nhẹ lên mặt vật liệu phủ ẩm
 Không được va chạm mạnh vào kết cấu mới tạo hình
 Tiến hành đến khi bê tông đạt cường độ 5kG/cm2.
 Vào mùa hè ở vùng A chờ 2,5 – 5h, vào mùa đông chờ
5 – 10h
 Ở vùng B, C chờ 2,5 – 5h
105
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật
1.2) Phương pháp bảo dưỡng ẩm tự nhiên
 Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo
 Được thực hiện ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu
 Tưới nước giữ ẩm liên tục cho bề mặt cấu kiện mới đổ
 Tiến hành đến khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới
hạn RBDth . Thời gian để bê tông đạt cường độ này gọi là
thời gian bảo dưỡng cần thiết tBDct

106
ctth
tRBDBD

LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật
1.2) Phương pháp bảo dưỡng ẩm tự nhiên
 Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo
Vùng khí hậu Từ tháng
bảo dưỡng bê Địa dư Mùa đến (ngày
(%R28)
tông tháng đêm)
Hè IV – IX 50 – 55 3
Vùng A Từ Diễn Châu trở ra
Đông X – III 40 – 50 4
Phía Đông Trường Sơn từ Khô II – VII 55 – 60 4
Vùng B
Diễn Châu đến Thuận Hải Mưa VIII - I 35 – 40 2
Phần còn lại bao gồm Tây Khô V – XI 70 0
Vùng C
Nguyên và Nam Bộ Mưa XII - IV 30 1

107
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

108
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật


trong bê tông
2.1) Hiện tượng rỗ
a) Rỗ mặt (rỗ nông)
 Trên bề mặt có 1 số vùng bị
trơ đá tạo thành rỗ trên bề
mặt
 Nguyên nhân: do khe hở ván
khuôn lớn, làm mất nước xi
măng

109
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật trong bê tông


2.1) Hiện tượng rỗ
a) Rỗ mặt (rỗ nông)
 Khắc phục:
 Chiều sâu rỗ nhỏ: Đục nhám, rửa sạch, trát vữa xi măng cát
vàng
 Chiều sâu rỗ lớn (>5cm): đục nhám, rửa sách, ghép ván
khuôn, rót vữa bê tông đá nhỏ hoặc phụ gia trương nở có
mác tương đương

110
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật


trong bê tông
2.1) Hiện tượng rỗ
b) Rỗ sâu
 Trên bề mặt bị rỗ sâu tới tận
cốt thép
 Nguyên nhân: do mật độ cốt
thép quá dày, cốt liệu không
lèn qua đc các thanh thép, bị
tập trung vào một vị trí

111
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật trong bê tông


2.1) Hiện tượng rỗ
b) Rỗ sâu
 Khắc phục:
 Đục đến vị trí bê tông tốt, đánh sờm bề mặt, rửa sạch
bằng nước
 Ghép ván khuôn, đổ bê tông đá nhỏ, hoặc phụ gia trương
nở có mác tương đương. Có thể dùng súng phun bê tông
áp lực cao

112
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật
2.1) Hiện tượng rỗ
b) Rỗ sâu

113
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật


trong bê tông
2.1) Hiện tượng rỗ
c) Rỗ thấu suốt
 Khi bóc ván khuôn thấy lỗ
thủng xuyên qua kết cấu từ mặt
này qua mặt kia
 Nguyên nhân: tương tự rỗ sâu
 Khắc phục: tương tự rỗ sâu

114
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết


tật trong bê tông
2.2) Hiện tượng nứt
 Trên bề mặt bê tông thấy
xuất hiện vết nứt nhỏ
không theo hướng nào như
vết chân chim, không phát
triển
 Nguyên nhân: không che
mặt bê tông mới đổ, khi
trời nắng to, nước bốc hơi
quá nhanh, bê tông co ngót
làm nứt mặt
115
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật trong bê tông


2.2) Hiện tượng nứt
 Khắc phục: Đục nhám, rửa sạch bằng nước áp lực rồi trát vữa
xi măng cát. Đối với những vết nứt lớn ảnh hưởng đến kết cấu
thì cần bơm keo sikadur vào vết nứt

116
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

117
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

118
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật trong bê tông


2.3) Hiện tượng trắng mặt
 Bê tông không có màu xanh xám, bề mặt bị trắng

119
LOGO
§6. Bảo dưỡng bê tông và sửa chữa khuyết tật

2) Sửa chữa khuyết tật trong bê tông


2.3) Hiện tượng trắng mặt
 Nguyên nhân: Do bảo dưỡng không đúng quy trình, thiếu độ
ẩm dẫn đến phản ứng thủy hóa xi măng không xảy ra hoàn toàn
 Khắc phục: Bảo dưỡng lại bằng cách phủ lên những vùng bị
trắng mặt bao tải ẩm, hoặc tưới nước đến khi vùng đó trở lại
màu bê tông

120

You might also like