You are on page 1of 12

6.

PHÂN LOẠI ĐẤT THEO TC AASHTO

Tên nhóm hạt phân loại theo hệ thống AASHTO được đưa ra trong bảng 3-5. Đá tảng cần
được loại trừ khỏi mẫu đất khi phân loại, nhưng theo hệ thống USCS thì phải kể đến lượng
chứa đá tảng. Hạt mịn được phân loại là hạt bụi nếu chỉ số dẻo PI nhỏ hơn 10 và là sét nếu PI
lớn hơn 10.
Đất hạt thô nằm trong phân nhóm từ A-1 đến A-3. Đất thuộc nhóm A-1 có hạt cấp phối tốt
trong khi thuộc nhóm A-3 thì ngược lại. Đất thuộc nhóm A-2 cũng là đất hạt thô (nhỏ hơn
35% lượng hạt dưới sàng No.200), nhưng có chứa một lượng đáng kể hạt bụi hoặc hạt sét.
Các nhóm từ A-4 đến A-7 là các đất hạt mịn, chúng khác nhau cơ bản về giới hạn Atterberg.
Hình 3.5 có thể được dùng để xác định phạm vi của giới hạn chảy LL và chỉ số dẻo PI cho
nhóm A-4 đến A-7 và nhóm A-2. Đất chứa hàm lượng hữu cơ cao và bùn có thể đưa vào
nhóm A-8 trong khi với hệ thống USCS chúng được phân loại bằng mắt thường. Chỉ số nhóm
được dùng để đánh giá các loại đất trong nhóm. Nó được rút ra từ thực tế với nhiều loại đất
khác nhau, đặc biệt là trong việc sử dụng đất làm nền đường. Ngoài ra, chỉ số nhóm cũng có
thể xác định từ công thức kinh nghiệm đưa ra trong phần đầu hình 3.6 hay dùng trực tiếp
phương pháp toán đồ.
Việc phân loại đất theo hệ thống AASHTO không phức tạp. Khi đã có các số liệu cần thiết, ta
chỉ cần đi từ trái sang phải bảng 3-6 và tìm tên chính xác của nhóm bằng cách loại trừ. Theo
AASHTO, tên chính xác của đất là tên nhóm từ trái qua phải đầu tiên thoả mãn các số liệu thí
nghiệm. Tên nhóm cũng bao gồm cả chỉ số nhóm (trong dấu ngoặc đơn), như A-2-6(3), A-
4(5), A-6(12), A-7-5(17),...vv.
7. SO SÁNH QUY TRÌNH THI CÔNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM VÀ ĐÁ THIÊN NHIÊN
TCVN 8858 : 2011
theo mình nghĩ cấp phối tự nhiên là cấp phối sỏi đỏ, bạn có thể xem thêm tiêu chuẩn 22TCN
334-06. Khi đã nói cấp phối của một loại vật liệu thì khi đem thí nghiệm thành phần hạt phải
nằm trong đường cong cấp phối của vật liệu đó. có gì các bạn cùng đóng góp và cùng nhau
tiến bộ nhá. chúc các bạn học và làm việc tốt.
THI CÔNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM
Thi công tại hiện trường 6.2.1 Hệ số lu lèn của lớp cấp phối gia cố xi măng được xác định
bằng tỷ số giữa trị số khối lượng thể tích khô lớn nhất kmax, của hỗn hợp được xác định theo
thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn quy định tại 5.1 với trị số khối lượng thể tích khô của hỗn hợp
lúc ra khỏi máy trộn. Hệ số này được chính xác hoá thông qua việc tiến hành rải thử đã quy
định tại 5.4. 6.2.2 Việc rải cấp phối gia cố xi măng phải được thực hiện bằng máy rải trong
ván khuôn thép cố định (trừ trường hợp sử dụng máy rải ván khuôn trượt). Chiều cao của ván
khuôn phải bằng bề dày của lớp hỗn hợp gia cố xi măng sau khi lu lèn chặt nhân với hệ số lu
lèn quy định tại 5.2.1. Nếu rải bằng máy rải thì xe chở hỗn hợp đã trộn đổ trực tiếp vào máy
rải. Nếu rải bằng máy san thì xe đổ thành đống với cự ly tính toán trước để tiện cho máy san
gạt thành lớp. TCVN 8858 : 2011 13 6.2.3 Lớp kết cấu cấp phối gia cố xi măng (sau khi đã lu
lèn chặt) có bề dày nhỏ hơn hoặc bằng 18 cm chỉ được phép thi công một lần (rải một lần và
lu lèn đến độ chặt yêu cầu). Trường hợp lớp kết cấu cấp phối gia cố xi măng (sau khi đã lu
lèn chặt) có bề dày lớn hơn 18 cm được phân thành các lớp. Sau khi lu lèn xong lớp dưới có
thể thi công ngay lớp trên (trước đó phải tưới ẩm bề mặt lớp dưới). Nếu làm xong lớp dưới
nhưng không có điều kiện làm ngay lớp trên thì phải tiến hành bảo dưỡng lớp dưới như quy
định tại 6.2.8. Nhà thầu phải có đủ thiết bị đảm bảo được yêu cầu thi công trên đây. Việc
kiểm tra khả năng thi công của nhà thầu được thực hiện thông qua kết quả đánh giá chất
lượng đầm nén khi thi công rải thử quy định tại 5.4. 6.2.4 Hỗn hợp cấp phối gia cố xi măng
phải được lu lèn ở độ ẩm tốt nhất với sai số cho phép về độ ẩm là -1% (không cho phép độ
ẩm lớn hơn độ ẩm tốt nhất) và phải được đầm nén ở độ chặt K = 1,0 theo kết quả thí nghiệm
đầm nén tiêu chuẩn quy định tại 5.1. Để đạt độ chặt yêu cầu trước tiên dùng lu vừa bánh sắt
lu sơ bộ 2 lần/điểm, sau đó phải dùng một trong hai loại lu bánh lốp hoặc lu rung quy định tại
5.2.2 làm lu chủ yếu. Nếu dùng lu lốp thì số lần lu cần thiết khoảng 15-20 lần/điểm; nếu dùng
lu rung thì cần khoảng 6-10 lần/điểm. Cuối cùng dùng lu bánh sắt lu là phẳng (số lần lu cần
thiết phải được chính xác hoá thông qua kết quả thi công rải thử quy định tại 5.4). Trường
hợp không có lu rung hoặc lu bánh lốp thì có thể dùng lu nặng bánh nhẵn để lu chặt nhưng
phải thông qua rải thử để xác định bề dày lu lèn thích hợp (phải được sự chấp thuận của tư
vấn giám sát). 6.2.5 Việc hoàn thiện bề mặt lớp gia cố phải được thực hiện ngay trong quá
trình lu lèn nhưng chỉ được gạt phẳng các chỗ lồi, vật liệu thừa sau khi gạt phẳng phải bỏ đi
không được sử dụng lại. Trường hợp có những vệt lõm lớn, chiều sâu vệt lõm lớn hơn 1 cm
quy định tại 8.8, phải cày xới khu vực vệt lõm, bù phụ bằng vật liệu mới rồi san phẳng trước
khi lu lèn. 6.2.6 Toàn bộ quá trình rải, lu lèn và hoàn thiện bề mặt phải được thực hiện trong
thời gian khống chế đã quy định tại 5.4. 6.2.7 Yêu cầu thi công đối với các chỗ nối tiếp dọc
và ngang Phải dùng đầm rung loại nhỏ đầm nén bổ sung ở các chỗ lân cận với bờ vách của
ván khuôn thép đặt ở hai bên vệt rải và ở hai bên khe ngang ngừng thi công trong mỗi ca;
Ván khuôn thép cũng phải được đặt ở cuối vệt rải của mỗi ca thi công (đặt thẳng góc với vệt
rải) để tạo khe ngừng thi công; Ở chỗ nối tiếp vệt rải giữa các đoạn lu lèn trong cùng một ca
thi công, ngoài việc phải khống chế nghiêm ngặt điều kiện về mặt thời gian như quy định tại
4.5 ra, còn phải xáo xới lại chỗ hỗn hợp đã rải trong phạm vi 60 cm cuối của đoạn rải trước
rồi trộn thêm 50% khối lượng hỗn hợp mới chở đến và san gạt đều trước khi lu tiếp đoạn sau.
Cần tăng thêm số lần lu tại chỗ nối tiếp này; Trước khi rải tiếp các vệt rải bên cạnh hoặc rải
tiếp sau mỗi khe ngừng thi công, phải tháo ván khuôn thép và tưới đẫm nước các vách nối
tiếp dọc và ngang. TCVN 8858 : 2011 14 6.2.8 Yêu cầu bảo dưỡng: Sau bốn giờ kể từ khi lu
lèn xong (nếu nhiệt độ không khí ngoài trời lớn hơn 30oC thì sau hai giờ) phải tiến hành phủ
kín bề mặt lớp cấp phối gia cố xi măng để bảo dưỡng bằng một trong hai cách sau: Tưới nhũ
tương nhựa đường a xít với lượng 0,8-1,0 lít/m2 ; yêu cầu nhũ tương phủ kín đều và phải quét
nhũ tương kín cả các bờ vách chỗ nối tiếp dọc và ngang; Phủ kín 5 cm cát trên bề mặt lớp và
tưới nước giữ cho cát ẩm liên tục trong 7 ngày. Ít nhất sau 14 ngày bảo dưỡng như trên mới
cho thi công tiếp lớp kết cấu bên trên (trước đó phải quét dọn sạch lớp cát bảo dưỡng).
Trường hợp có nhu cầu phải đảm bảo giao thông thì phải xem xét cụ thể cường độ lớp cấp
phối gia cố xi măng sau 14 ngày, để xác định loại tải trọng xe đi trên lớp cấp phối gia cố xi
măng. Tốc độ xe chạy không quá 30 km/h.
THI CÔNG CẤP PHỐI ĐÁ THIÊN NHIÊN
Trộn hỗn hợp CPTN và xi măng tại đường 7.1.1 Rải cấp phối sau khi lòng đường hoặc móng
dưới đã được chuẩn bị đạt được các yêu cầu nói ở điểm 4.6, CPTN do ô tô chở tới phải được
đổ thành đống với cự ly tính toán trước để tiếp đó máy san có thể san gạt dễ dàng thành một
lớp đủ dầy trong phạm vi thi công (đủ dầy có nghĩa là với lớp đó sau khi trộn với xi măng và
lu lèn chặt sẽ được một lớp cấp phối gia cố xi măng có bề dày vừa bằng bề dày thiết kế); cụ
thể là bề dày rải cấp phối Hrải để trộn với xi măng theo phương pháp trộn tại đường được xác
định theo biểu thức sau: Hrải = Htk p CP CPxi 100 100 Trong đó: CPxi là khối lượng thể tích
khô của cấp phối gia cố xi măng yêu cầu sau khi đã lu lèn chặt (yêu cầu như đã nói ở điểm
5.2.4), g/cm3 ; CP là khối lượng thể tích khô của cấp phối lúc rải ra đường (chưa trộn với xi
măng và chưa lu lèn), g/cm3 ; p là tỷ lệ xi măng đem trộn với cấp phối, %; Htk là bề dày thiết
kế của lớp cấp phối gia cố xi măng, cm. 7.1.2 Rải xi măng: Xi măng phải được phân bố đều
trên bề mặt lớp cấp phối đã rải bằng máy rải xi măng rời (nếu có) hoặc bằng phương pháp thủ
công với xi măng đóng bao. Việc rải xi măng thủ công được thực hiện bằng cách xếp các bao
xi măng với khối lượng đã biết đặt cách nhau với một cự ly tính trước (đảm bảo đủ lượng xi
măng theo tỷ lệ p %), sau đó đồng loạt rạch miệng bao, trút xi măng ngay tại chỗ. TCVN
8858 : 2011 15 Tỷ lệ xi măng khi trộn tại đường được tăng thêm 1 % so với tỷ lệ thí nghiệm
trong phòng và phải được tư vấn thiết kế quy định ngay trong đồ án thiết kế. 7.1.3 Trộn hỗn
hợp cấp phối xi măng: Sau khi rải xi măng phải lập tức dùng máy phay trộn khô cấp phối với
xi măng (2-3 lần/điểm), sau đó tưới ẩm và trộn ẩm (3-4 lần/điểm). Lượng nước tưới phải đảm
bảo cho hỗn hợp cấp phối xi măng có độ ẩm tốt nhất với sai số ±1% và có dự phòng lượng
ẩm bị bốc hơi trong quá trình trộn, nhất là khi thời tiết nắng và có gió. 7.2 San rải hỗn hợp
CPTN gia cố xi măng đã trộn 7.2.1 Hệ số lu lèn của lớp CPTN gia cố xi măng được xác định
bằng tỷ số giữa khối lượng thể tích khô yêu cầu của cấp phối gia cố sau khi đã lu lèn chặt
CPxi với trị số khối lượng thể tích khô của hỗn hợp sau khi trộn xong. Hệ số này thường
bằng 1,30 - 1,35 và thông qua thực hiện rải thử để xác định chính xác. 7.2.2 Dùng máy san
san gạt đảm bảo bằng phẳng và đúng độ dốc ngang quy định. 7.3 Đầm nén hỗn hợp CPTN
gia cố xi măng và hoàn thiện bề mặt lớp gia cố sau khi lu lèn Các khâu công việc này cũng
được thực hiện như đã quy định tại 6.2.4; 6.2.5; 6.2.6, riêng sai số cho phép về độ ẩm khi
đầm nén là ±1% so với độ ẩm tốt nhất. 7.4 Yêu cầu thi công đối với các vệt nối tiếp dọc và
ngang 7.4.1 Ở các chỗ nối tiếp giữa các vệt thi công theo cả chiều dọc và chiều ngang, trước
khi thi công tiếp đoạn sau phải có biện pháp tạo bờ vách thẳng đứng và tưới đẫm nước các bờ
vách đó. Trong trường hợp thi công tại đường thường dùng biện pháp rải rộng ép dư để đảm
bảo chất lượng đầm nén; tiếp đó khi thi công các vệt sau có thể dùng nhân công xắn đào tạo
vách đứng, chiều rộng xắn đào tối thiểu là 20 cm. 7.4.2 Tại các chỗ nối tiếp phải tăng thêm số
lượt lu và tại các chỗ lân cận bờ vách nối tiếp phải dùng đầm rung loại nhỏ đầm nén thêm.
7.5 Nếu do bề dày lớp cấp phối xi măng phải chia làm hai lớp để thi công thì sau khi lu lèn
xong lớp dưới có thể thi công ngay lớp trên với trình tự và cách làm giống như với lớp dưới
(trước đó phải tưới ẩm bề mặt lớp dưới). Nếu làm xong lớp dưới nhưng không có điều kiện
làm ngay lớp trên thì phải tiến hành bảo dưỡng lớp dưới như quy định tại 7.6. 7.6 Yêu cầu
bảo dưỡng lớp cấp phối gia cố xi măng: Được thực hiện như quy định tại 6.2.8.
4. TRÌNH BÀY NGẮN GỌN ỨNG DỤNG MÁY ỦI, MÁY ĐÀO, MÁY SAN:
a) Máy ủi:
Máy ủi thuộc máy chủ đạo trong nhóm máy đào và vận chuyển đất. Nó được sử dụng hiệu
quả để làm các công việc sau :
- Đào vận chuyển đất trong cự li tới 100m, tốt nhất ở cự ly từ 10 - 70m với các nhóm đất I, II,
III
- Lấp hào, hố và san mặt bằng nền móng công trình. Đào và đắp nền cao tới 2 mét. Ngoài ra
máy ủi còn có thể làm  các công việc chuẩn bị mặt nền như : Bào cỏ, bóc lớp tầng phủ, hạ cây
có đường kính tới 30 cm, nhổ gốc cây, thu dọn mặt bằng bê tông....Máy còn được dùng để
làm nhiệm vụ kéo cây, hoặc đẩy phương tiện khác.
 Công việc chính của máy ủi là ủi đất và cụ thể là đào và di chuyển đất tới nơi cần
đổ.
b) Máy đào:
Máy xúc gầu nghịch thường dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy
làm việc hiệu quả khi đứng một chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận
chuyển phổ thông là ô tô tải. 
c) Máy san:
Máy san được sử dụng rộng rãi để san bằng và tạo hình dáng bề mặt nền công trình, tạo điều
kiện thuận lợi cho công đoạn đầm tiếp theo được dễ dàng và hiệu quả ; san rải vật liệu xây
dựng nền công trình.

Lưỡi máy san khá linh hoạt nên có thể dùng máy san để đào rãnh thoát nước, đào đắp nền
đường, bạt phẳng các mái ta luy cho nền đất đắp hoặc các hố đào, bạt ta luy đường, kênh
mương.

Máy san còn được dùng để san lấp các rãnh lắp đặt đường ống, san lấp hố, thu dọn hiện
trường khi hoàn thành công trình.

Khi lắp thêm thiết bị phụn hư răng xới, lưỡi ủi, máy san có thể cày xới đất, ủi đất với cự ly
đến 30m

Máy làm việc có hiệu quả cao với đất cấp I, cấp II. Với cấp đất cao hơn hay có lẫn sỏi đá, nên
cày xới đất trước khi cho máy san làm việc.

3. TRÌNH BÀY NGẮN GỌN TÁC DỤNG CỦA LU BÁNH LỐP, BÁNH THÉP, CHÂN
CỪU:

a) Lu xe bánh lốp:

xe lu bánh lốp chỉ sử dụng được để lu nền đất, mặt đường bê tông còn khi muốn lu nền
sỏi đá thì phải dùng hai loại xe lu còn lại.

các bánh bằng lốp này sẽ di chuyển được nhanh nên công suất và tốc làm việc của xe
lu bánh lốp chiếm ưu thế so với hai loại xe lu bánh thép và xe lu chân cừu.

Tốc độ lu lèn lớn, nâng suất cao


- Vận chuyển máy dễ dàng thuận tiện
- Cấu tạo đơn giản
- Thích ứng với mọi loại đất do tăng giảm được trọng lượng và áp suất hơi trong bánh, chất lượng đầm lèn
tốt.
Nâng cao cường độ nền móng làm cho các lớp trên của nền móng có mô đun biến dạng cao nhất, giảm bớt
được chiều dày mặt công trình mà không ảnh hưởng tới cường độ của nó.
- Tăng cường khả năng chịu cắt của đất, nâng cao độ ổn định của mái đắp, nền đắp khó bị sụt lở.
- Giảm tính thấm nước của đất, nâng cao tính ổn định của đất đối với nước, giảm chiều cao mao dẫn giảm
nhẹ độ co rút của đất khi bị khô hanh.
- Chống lún, chống nứt, chống thấm cho các công trình nhất là công trình xây dựng nền đường, đường sân
bay, cầu cảng, công nghiệp.
Vì vậy chất lượng nền móng công trình ngoài việc phụ thuộc vào thành phần hạt trong đất, trạng thái của
vật liệu còn phụ thuộc nhiều đến tính năng, tác dụng của phương tiện và phương pháp lu. Chất lượng đầm
được xác định hai thông số quan trọng là tỷ trọng đất và mô đun biến dạng.

b) Lu xe bánh chân cừu:

Diện tích tiếp xúc của trống lu với nền đất giảm vì vậy làm cho lực tác dụng xuống bề mặt đất tăng, độ sâu
giảm xuống nên nền đất càng được san bằng. Hơn thế còn làm cho khả năng kết dính của xe tốt hơn.

quá trình di chuyển của bánh xe khi tiếp xúc với bề mặt đường và truyền lực xuống nền đất làm cho bề mặt
đất được lèn tương đối hiệu quả

có những chiếc vấu nên xe lu chân cừu sẽ áp lực đơn vị lên chính nền đất chứ không phải là lốp xe như
dòng xe lu bánh thép
c) Lu xe bánh thép:
10. SO SÁNH NHANH NHŨ TƯƠNG, NHỰA LỎNG, VÀ NHỰA ĐƯỜNG ĐẶC:
a) Nhũ tương:
Nhũ tương nhựa đường là một hợp chất gồm hai thành phần dị thể cơ bản là nhựa đường và
nước, được gọi là hai pha nước và pha nhựa đường. Nhựa đường được phân tán trong nước
dưới dạng các hạt riêng rẽ có đường hính từ 0,1 – 5 micron. Các hạt nhựa đường được giữ ở
trạng thái lơ lững tích điện và được ổn định bằng chất nhũ hóa.

Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào
nhau. Nhũ tương là một dạng phân loại của hệ keo, mặc dù hệ keo và nhũ tương đôi khi được
dùng thay thế cho nhau, về bản chất nhũ tương nên được dùng khi cả hai pha, pha phân tán và
pha liên tục là chất lỏng. 

Để tạo độ bền cho nhũ tương có thể cho thêm các chất hoạt tính bề mặt (chất nhũ hóa, xà
phòng,...), các chất này ngăn trở hỗn hợp lại tự tách ra thành các thành phần riêng lẻ. Nhìn về
mặt nhiệt động lực học thì nhũ tương lại là một hệ thống không bền.

b) Nhựa lỏng:

Nhựa đường lỏng là sản phẩm tạo ra từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc với dầu hỏa
theo tỷ lệ thích hợp. Ở trạng thái tự nhiên, nhựa đường lỏng có dạng lỏng, màu đen. Mác
của nhựa đường lỏng được qui định theo cấp độ nhớt, gồm 5 cấp độ nhớt là: 10-20; 20-
40; 40-80; 80-140; 140-250.

Căn cứ theo tốc độ đông đặc, nhựa đường lỏng có thể chia thành 03 loại gồm:

 Nhựa đường lỏng đông đặc nhanh


 Nhựa đường lỏng đông đặc vừa
 Nhựa đường lỏng đông đặc chậm

Nhựa đường lỏng MC30 và MC70 là hai loại nhựa đường lỏng đông đặc vừa và có độ
nhớt tối thiểu là 30 và 70 hiện được sử dụng phổ biến nhất trong thi công công trình giao
thông ở Việt Nam.

Nhựa đường lỏng là vật liệu để phục vụ thi công đường bộ và các công trình giao thông.
Nhựa đường lỏng thường được sử dụng để tưới mặt đường hoặc để làm lớp dính bám
giữa hai lớp bê tông nhựa.

c) Nhựa đường đặc:


Nhựa đường đặc gồm hai loại là nhựa đường đặc Bitum có nguồn gốc từ dầu hỏa và
nhựa đường đặc Hắc ín có nguồn gốc từ than đá. Tuy nhiên, nhựa đường đặc Bitum là
loại phổ biến và được ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng. Nhựa đường đặc Bitum là
sản phẩm thu được từ công nghệ lọc dầu mỏ,  có dạng đặc quánh, màu đen. Tùy theo
điều kiện chế tạo, nhựa đường đặc được chia thành các loại mác nhựa có cấp độ kim lún
khác nhau như: 40/60; 60/70; 70/100; 100/150; 150/250…

Nhựa đường đặc khi được đun nóng tới nhiệt độ thích hợp và được phối trộn cùng các
vật liệu đá, cát, sỏi theo tỷ lệ thích hợp thì sẽ tạo thành bê tông nhựa đường. Nhựa
đường đặc khi được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp với dầu hỏa, diezel sẽ tạo thành nhựa
đường lỏng, còn khi phối trộn với các chất tạo nhũ và nước sẽ tạo thành nhũ tương nhựa
đường.

Ứng dụng chính của nhựa đường đặc là sản xuất bê tông nhựa đường, nhựa đường lỏng
và nhũ tương nhựa đường phục vụ thi công đường bộ và các công trình giao thông.
Ngoài ra nhựa đường đặc còn có thể sử dụng làm vật liệu xử lý bề mặt, chống thấm hoặc
gắn kết các ván ốp trong công nghiệp xây dựng.

Tham khảo: https://dtdpetro.vn/tin-tuc/cac-loai-nhua-duong-va-ung-dung-cua-


nhua-duong-trong-xay-dung/

9. SO SÁNH TRAM TRỘN MẺ VÀ LIÊN TỤC TRONG SẢN XUẤT BÊ TÔNG


NHỰA NÓNG

https://dienmay554.com/cac-loai-tram-tron-be-tong-nhua-nong-va-uu-nhuoc-
diem/a351.html

5. TRÌNH BÀY CÁCH ĐIỀU PHỐI DỌC VÀ NGANG TRONG THI CÔNG NỀN
ĐƯỜNG:
7. TRÌNH BÀY NGẮN GỌN CÁCH XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀY 1 LỚP VẬT LIỆU MẶT
ĐƯỜNG ĐỂ CÓ THỂ THI CÔNG ĐƯỢC. CÓ VÍ DỤ 1 LỚP KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG
MỀM BẤT KỲ:

You might also like