You are on page 1of 46

TIN THAM KHẢO

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Tháng 01/2024 - Số 02 (02)

Bản tin do Ban Kế hoạch – Tổng hợp phát CHUYỂN ĐỘNG VCCI
hành Thứ Sáu hàng tuần, cung cấp thông tin
tổng hợp, chọn lọc về các nội dung liên quan
đến hoạt động của VCCI, nền kinh tế và cộng TIẾNG NÓI DOANH NGHIỆP
đồng doanh nghiệp. Nguồn tin được tổng hợp
từ báo chí; các ban, trung tâm, chi nhánh,
VPĐD, đơn vị trực thuộc, các đối tác của VCCI DN HỎI - CQ CHÍNH PHỦ TRẢ LỜI

và các nguồn thông tin khác.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

BAN KẾ HOẠCH - TỔNG HỢP LƯU HÀNH NỘI BỘ


1

MỤC LỤC

CHUYỂN ĐỘNG VCCI


Đoàn công tác VCCI thăm và làm việc với UBND tỉnh Lào Cai ............................. 3

Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai còn nhiều dư địa phát triển ..................................... 6

Phó Chủ tịch Hoàng Quang Phòng: Hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp tiểu
vùng trục cao tốc phía đông phải đi vào thực chất ............................................. 8

ASEAN - BAC 2024: Thúc đẩy kết nối và khả năng phục hồi của ASEAN ............ 10

Phó Chủ tịch Bùi Trung Nghĩa: VCCI luôn đồng hành và thúc đẩy kinh doanh tuân
thủ pháp luật .................................................................................................... 11

VCCI đề nghị thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát ngân hàng vẫn được quản lý doanh
nghiệp khác ...................................................................................................... 14

Sự kiện sắp diễn ra ........................................................................................... 16


TIẾNG NÓI DOANH NGHIỆP
Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics................... 17

Doanh nghiệp vận tải hàng hóa quá cảnh đề xuất quy trình khác với hàng nhập
khẩu ................................................................................................................. 22

Doanh nghiệp xuất khẩu “gấp đôi nỗi sầu” ...................................................... 24


DOANH NGHIỆP HỎI - CƠ QUAN CHÍNH PHỦ TRẢ LỜI
Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho
khách hàng ....................................................................................................... 27

Đề xuất 08 cơ chế đặc thù gỡ vướng cho chương trình mục tiêu quốc gia ....... 29

Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ có hiệu lực từ 15/1/2024
......................................................................................................................... 32
2

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI


Bức tranh kinh tế năm 2024 liệu có khởi sắc hơn? ........................................... 35

5 nhóm giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ................ 36

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay: Thực trạng và khuyến nghị .................... 40
3

Đoàn công tác VCCI thăm và làm việc với UBND tỉnh Lào Cai
(VCCI tổng hợp)

N
gày 12/01, tại trụ sở UBND tỉnh
Lào Cai, đoàn công tác của Liên
đoàn Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) do Chủ tịch VCCI Phạm Tấn
Công dẫn đầu cùng với các đồng chí lãnh
đạo đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào
Cai. Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí:
Ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND
tỉnh, cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành, hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh.
Chủ tịch Phạm Tấn Công phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Phạm
giữa đoàn công tác của VCCI với UBND tỉnh Lào Cai
Tấn Công cho biết, Lào Cai có vị trí đặc biệt
trong khu vực 14 tỉnh trung du miền núi Bắc “Lào Cai có vị trí địa kinh tế, địa chính trị
Bộ. Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày quan trọng, đóng vai trò trung tâm trên
10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-
hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, là cầu nối,
quốc phòng, an ninh vùng Trung du và cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các
Miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam
năm 2045 và Quyết định số 316/QĐ-TTg và miền Tây Nam, Trung Quốc”, Chủ tịch
ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính Phạm Tấn Công chia sẻ.
phủ đã xác định “xây dựng Lào Cai trở Theo Chủ tịch Phạm Tấn Công, khu vực
thành trung tâm kết nối giao thương kinh Trung du miền núi Bắc Bộ vẫn đang là vùng
tế giữa Việt nam và các nước ASEAN với khó khăn và có nhiều chỉ số phát triển thua
vùng Tây nam Trung Quốc”. kém các vùng khác cũng như mức trung
bình cả nước, cụ thể như: số lượng doanh
4

nghiệp, số lượng khu công nghiệp, thu hút vực xã hội, công tác an sinh, đời sống văn
đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng, thu nhập hoá tiếp tục được quan tâm, đạt nhiều kết
bình quân đầu người,… quả toàn diện. Quốc phòng - an ninh, trật
tự an toàn xã hội được bảo đảm.
“Để thúc đẩy sự phát triển của Lào Cai cũng
như cả khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ, Theo Chủ tịch UBND - Trịnh Xuân Trường,
cần thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc
nhân, doanh nghiệp – lực lượng nòng cốt biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng
trong phát triển kinh tế”, Chủ tịch Phạm lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Tấn Công nhấn mạnh. tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025). Dự báo tình
Đồng nhất quan điểm với Chủ tịch Phạm
hình có thời cơ, thuận lợi và khó khăn thách
Tấn Công, tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND
thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức
tỉnh Lào Cai - Trịnh Xuân Trường, cũng đã
nhiều hơn.
thông tin khái quát một số kết quả nổi bật
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ
trong năm vừa qua. kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2024, UBND tỉnh đã chọn chủ đề điều hành
Theo đó, năm 2023, Lào Cai phải đối mặt
của năm 2024 là “Đoàn kết - Kỷ cương -
với nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên
Hành động - Hiệu quả - Phát triển”. Trong
với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị,
đó, đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phấn
kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được một
đấu đạt trên 10% để bù đắp cho tốc độ tăng
số kết quả tích cực. Quy mô kinh tế tỉnh Lào
trưởng các năm chưa đạt kế hoạch dưới tác
Cai có sự tăng trưởng nhất định, đạt trên
động của đại dịch COVID-19, bảo đảm cả
73.600 tỷ đồng, tăng 8,16% so với năm
nhiệm kỳ tăng trưởng trên 10%.
2022, tăng 3 bậc so với năm 2022.
Trên cơ sở chủ trương, định hướng chiến
Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa
lực của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã chủ
bàn tỉnh diễn ra sôi động; dịch vụ tăng
động xây dựng các Nghị quyết, Đề án, Quy
trưởng 9,27%, xây dựng tăng 10,38%. Huy
hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực với
động tín dụng đáp ứng được nhu cầu
những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng
nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
tâm. Trong đó, tập trung triển khai thực
của tỉnh. Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ,
hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh Lào
vượt 21% so với mục tiêu kế hoạch, đạt
Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
khoảng 7,2 triệu lượt khách; giải ngân vốn
2050 với các nội dung chính: Một trục động
đầu tư công thuộc nhóm có tỷ lệ cao của cả
lực; Hai cực phát triển; Ba vùng kinh tế; Bốn
nước.
trụ cột phát triển kinh tế; Năm nhiệm vụ
Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm; trọng tâm.
nhiều dự án được tập trung đầu tư. Lĩnh
5

Đại diện Ban Thường trực VCCI và Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai trao quà lưu niệm tại
buổi làm việc

Với những mục tiêu như đã nêu, Chủ tịch đồng doanh nghiệp; cải thiện môi trường
UBND - Trịnh Xuân Trường đề nghị VCCI đầu tư; hợp tác về truyền thông;...
ủng hộ tỉnh Lào Cai để có thêm tiếng nói với Nhất trí với đề nghị từ phía lãnh đạo UBND
Chính phủ, các bộ, ngành trung ương về tỉnh Lào Cai, Chủ tịch Phạm Tấn Công đánh
việc ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng kết giá cao sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp
nối vùng của Lào Cai, trong đó có nâng cấp chính quyền tỉnh Lào Cai với cộng đồng
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên doanh nghiệp và cho biết thực tiễn những
Bái - Lào Cai lên 4 làn xe, nâng khổ đường đổi mới, sáng tạo của Lào Cai trong hỗ trợ
sắt Hà Nội - Lào Cai. Tháo gỡ một số khó doanh nghiệp là một trong những dữ liệu
khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để quan trọng để VCCI xây dựng Nghị quyết
khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh tạo 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính
động lực phát triển kinh tế. trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội
Đồng thời cũng mong muốn VCCI tăng ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ
cường hợp tác, hỗ trợ Lào Cai thực hiện các mới.
hoạt động xúc tiến, thu hút doanh nghiệp Đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tới
đầu tư, ví dụ như tới đây VCCI phối hợp với VCCI sẽ tăng cường hợp tác toàn diện với
tỉnh Lào Cai và Bộ Công thương nâng tầm tỉnh Lào Cai, để góp phần xây dựng Lào Cai
Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung. phát triển, trở thành cực tăng trưởng của
Đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ Lào Cai nâng cao vùng như định hướng của Đảng, Nhà nước
chỉ số năng lực cạnh tranh; hỗ trợ xây dựng đã đề ra.
chính sách mới; nghiên cứu thị trường Tây
Nam - Trung Quốc; hỗ trợ phát triển cộng TRỞ LẠI MỤC LỤC
6

Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai


còn nhiều dư địa phát triển
(Tạp chí Diễn đàn DN)

Đ
ánh giá cao kết quả đã và đang đạt
được của Hiệp hội Doanh nghiệp
tỉnh Lào Cai, Chủ tịch VCCI – Phạm
Tấn Công nhấn mạnh, tiềm năng, dư địa
phát triển doanh nghiệp địa phương còn Chủ tịch Phạm Tấn Công phát biểu tại buổi làm việc
rất lớn…
vấn đề và được Chính phủ, các bộ, ngành
Theo đó, ngày 12/01/2024, đoàn Công tác kịp thời xem xét, điều chỉnh, tạo thuận lợi
của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp cho doanh nghiệp.
Việt Nam (VCCI) do Chủ tịch Phạm Tấn
Đồng thời, đóng góp ý kiến vào các dự thảo
Công dẫn đầu đã có buổi làm việc với
luật, văn bản quy phạm pháp luật, các văn
Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
bản hành chính của Nhà nước, Chính phủ,
Lào Cai.
tỉnh Lào Cai liên quan đến hoạt động sản
Thông tin tới đoàn Công tác về hoạt động xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi
của Hiệp hội trong năm 2023, ông Phạm được yêu cầu.
Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Thường trực
Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã chủ động
Hiệp hội cho biết Hiệp hội đã thực hiện tốt
tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, UBND
vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ
tỉnh tổ chức các buổi làm việc với đại diện
quan Nhà nước. Kịp thời nắm những khó
doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh để
khăn, vướng mắc và nguyện vọng từ cộng
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng từ cộng
đồng doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị
đồng doanh nghiệp…
và tham mưu cho các cơ quan quản lý của
Trung ương và tỉnh nhằm hoàn thiện các cơ Theo ông Lương, để phát huy vai trò tập
chế, tạo môi trường kinh doanh ngày càng hợp, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh
thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản nghiệp, doanh nghiệp với các cấp chính
xuất, kinh doanh phát triển. quyền, Hiệp hội liên tục củng cố tổ chức đi
đôi với đổi mới mô hình tổ chức và phương
Lãnh đạo hiệp hội chủ động tham dự các
thức hoạt động.
hội nghị chuyên đề do Chính phủ, các bộ,
ngành tổ chức nhằm nắm thông tin về các Chủ động phối hợp với các sở, ngành tham
chủ trương, chính sách mới liên quan đến mưu cho tỉnh tổ chức các hội nghị cấp tỉnh,
hoạt động sản xuất, kinh doanh để tham cơ quan nhà nước; vận động các doanh
vấn, tư vấn, đặc biệt là những vấn đề doanh nghiệp tham dự đầy đủ các hội nghị, hội
nghiệp quan tâm. Từ đó, kiến nghị nhiều thảo khoa học, xúc tiến thương mại trong
7

nước và quốc tế do tỉnh, các bộ, ngành Đánh giá cao hoạt động của Hiệp hội Doanh
trung ương, địa phương tổ chức. Tuyên nghiệp tỉnh thời gian qua, Chủ tịch Phạm
truyền, vận động và hỗ trợ doanh nghiệp Tấn Công khẳng định, VCCI sẽ luôn sát
thực hiện hiệu quả các chương trình đổi cánh, đồng hành với cộng đồng doanh
mới sáng tạo, chuyển đổi số. nghiệp tỉnh Lào Cai để hỗ trợ, thúc đẩy đội
ngũ doanh nhân, doanh nghiệp của tỉnh
Cùng với đó, tích cực tham gia công tác xây
ngày càng lớn mạnh.
dựng Đảng, các đoàn thể trong các doanh
nghiệp, nhất là giới thiệu cho Đảng những Theo Chủ tịch Phạm Tấn Công, tiềm năng,
doanh nhân ưu tú, chủ doanh nghiệp và dư địa phát triển doanh nghiệp Lào Cai còn
cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp tư rất lớn, từ đó đề nghị, Hiệp hội Doanh
nhân để bồi dưỡng, kết nạp Đảng, góp nghiệp tỉnh Lào Cai tiếp tục phát huy vai trò
phần hiện thực hóa Nghị quyết số 10- là cầu nối, tập hợp doanh nhân; vận dụng
NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp linh hoạt cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà
hành Trung ương Đảng về “phát triển kinh nước, tận dụng lợi thế của tỉnh để phát
tế tư nhân trở thành một động lực quan triển các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp; xây
trọng của nền kinh tế thị trường định dựng các doanh nghiệp lớn mạnh làm nòng
hướng xã hội chủ nghĩa”… cốt tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn
cầu; quan tâm xây dựng đạo đức, văn hóa
Bên cạnh những kết quả đã và đang đạt
kinh doanh trong doanh nghiệp; đẩy mạnh
được, tại buổi làm việc với đoàn công tác,
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo,
đại diện Hiệp hội, đại diện các chi hội,
bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân.
ngành hàng trực thuộc cũng chỉ ra những
hạn chế, khó khăn vướng mắc trong thực tế “VCCI luôn đồng hành cùng các doanh
hoạt động, đồng thời, kiến nghị VCCI hỗ nghiệp địa phương, kết nối, thúc đẩy phát
trợ, tháo gỡ. triển cho Lào Cai nói riêng và doanh nghiệp
trong khu vực nói chung. Tôi tin rằng với
Thay mặt các doanh nghiệp, ông Nguyễn
những chủ trương mới, cơ hội mới, Hiệp
Huy Long - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai và các doanh
tỉnh Lào Cai đề nghị VCCI tiếp tục quan tâm
nghiệp trong Hiệp hội sẽ nắm bắt được cơ
chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ Hiệp hội
hội và không ngừng phát triển, đóng góp
Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai thực hiện tốt
nhiều hơn nữa không chỉ cho tỉnh Lào Cai,
chức năng, nhiệm vụ được giao, giữ vững vị
mà còn cho đất nước…”, Chủ tịch Phạm Tấn
trí là đơn vị đi đầu các tỉnh trung du miền
Công bày tỏ.
núi phía Bắc. Đồng thời cũng mong muốn
sớm có sự hiện diện của VCCI trên địa bàn
để đồng hành cùng Hiệp hội thúc đẩy hơn TRỞ LẠI MỤC LỤC
nữa sự phát triển của cộng đồng doanh
nghiệp trên địa bàn...
8

Phó Chủ tịch Hoàng Quang Các thành viên trong hội đồng tham gia hội
nghị về cơ bản đều thống nhất với Quy chế
Phòng: Hoạt động của Hội
tổ chức và hoạt động của Hội đồng vùng
đồng doanh nghiệp tiểu đưa ra.
vùng trục cao tốc phía đông Theo đó, Hội đồng Doanh nghiệp Tiểu vùng
phải đi vào thực chất trục cao tốc phía Đông là cơ quan kết nối
(VCCI tổng hợp) các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp
tại Tiểu vùng trục cao tốc phía Đông nhằm

N
gày 15/01, tại Quảng Ninh, Liên
thúc đẩy phát triển kinh tế và cộng đồng
đoàn Thương mại và Công nghiệp
doanh nghiệp trong khu vực. Hội đồng có
Việt Nam (VCCI) phối hợp với các
chức năng tham mưu, tư vấn với Hội đồng
đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Hội đồng
Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông
Doanh nghiệp tiểu vùng trục cao tốc phía
(VEHEC) trong việc góp ý, đề xuất với chính
đông lần thứ nhất Phát biểu tại hội nghị,
quyền các địa phương xây dựng cơ chế
ông Hoàng Quang Phòng cho rằng hoạt
chính sách phát triển kinh tế và doanh
động của Hội đồng doanh nghiệp tiểu vùng
nghiệp trong khu vực.
trục cao tốc phía đông phải đi vào thực chất
Hội đồng có nhiệm vụ tập hợp ý kiến,
Tại đây, lãnh đạo VCCI đã yêu cầu Hội đồng
nghiên cứu thực trạng, đề xuất các chương
Doanh nghiệp tiểu vùng trục cao tốc phía
trình, hoạt động liên quan đến doanh
đông phải trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng về
nghiệp, doanh nhân trên địa bàn. Phối hợp
quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng,
với các cơ quan chức năng thuộc 4 địa
chi tiết các hoạt động mà Hội đồng phải làm
phương và VCCI triển khai các hoạt động
và có thể làm được, tập trung vào một số
liên quan đến thúc đẩy phát triển đội ngũ
lĩnh vực chính như: Xúc tiến thương mại,
doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.
đầu tư; Giao thông và logistics; Phát triển
Đồng thời chủ động hỗ trợ hình thành các
chuỗi cung ứng sản xuất; Phát triển du lịch,
liên kết doanh nghiệp, hiệp hội doanh
dịch vụ; Nông nghiệp công nghệ cao và chế
nghiệp trong khu vực, khai thác có hiệu quả
biến nông sản; Cải thiện môi trường kinh
tiềm năng, thế mạnh của các địa phương
doanh; Chuyển đổi số và kết nối số.... Hội
nâng để cao sức cạnh tranh của doanh
đồng cần phải tích cực kết nối với chính
nghiệp theo ngành, lĩnh vực kinh doanh.
quyền địa phương các tỉnh để chủ động
trao đổi, tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy Hội đồng sẽ tiếp nhận, phản ánh các ý kiến,
cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Hàng kiến nghị của doanh nghiệp thuộc khu vực
năm, cần phải có các đánh giá cụ thể về lên lãnh đạo 4 địa phương và VCCI. Kết hợp,
công tác hỗ trợ của hội đồng doanh nghiệp tham mưu với cơ quan chính quyền các cấp
đối với từng tỉnh thành trong tiểu vùng. xây dựng và hình thành các cơ chế thông
tin, phối hợp nhằm xây dựng môi trường
9

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng phát biểu tại Hội nghị.

thương mại, đầu tư thuận lợi, an toàn trong của báo Diễn đàn Doanh nghiệp trong việc
khu vực. tham gia nhiệm vụ truyền thông cho các
hoạt động của Hội đồng doanh nghiệp tiểu
Xây dựng và triển khai các hoạt động để
vùng trục cao tốc phía đông.
tham gia phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương theo chủ trương, định hướng của Ông Nguyễn Bắc Hà, Trưởng ban Hội viên
các tỉnh, thành ủy, Hội đồng nhân dân và và Đào tạo, VCCI, đồng chủ tịch Hội đồng
chính quyền các tỉnh, thành phố trong tiểu cho biết, VCCI là cầu nối giữa VCCI và hội
vùng. đồng doanh nghiệp tiểu vùng. VCCI cũng là
đơn vị xây dựng đề án về thành lập hội
Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hội đồng
đồng, xây dựng quy chế khuôn khổ pháp lý
Doanh nghiệp tiểu vùng trục cao tốc phía
để hội đồng hoạt động sau này. Đây là hội
đông đề nghị mỗi quý hội đồng sẽ thực hiện
đồng thứ hai của VCCI thành lập tuy nhiên,
gặp gỡ, kết nối tại một tỉnh thành trong
cách thức tổ chức hội đồng này mới hơn, sẽ
tiểu vùng để giải quyết các vấn đề khó khăn
là mô hình điểm để triển khai trên toàn
của doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng cũng
quốc.
nhấn mạnh Hội đồng sẽ không làm thay
công việc của các ngành nghề khác mà cần Bên lề hội nghị, Hội đồng doanh nghiệp tiểu
phải tập trung vào sự phát triển kinh tế vùng trục cao tốc phía đông đã đi tham
chung của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, quan khu du lịch Quảng Ninh Gate, một
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của công trình du lịch nổi tiếng của tập đoàn
mỗi tỉnh. Chủ tịch Hội đồng cũng đề nghị bổ Hoàng Hà, nơi diễn ra sự kiện.
sung vào quy chế để quy định trách nhiệm TRỞ LẠI MỤC LỤC
10

Từ trái sang: Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch
ASEAN BAC Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI, ông Thân Đức Việt, Giám đốc May10

ASEAN - BAC 2024: Thúc bối cảnh cạnh tranh trên thế giới ngày càng
gay gắt, đại dịch Covid-19 vẫn để lại những
đẩy kết nối và khả năng
hậu quả nặng nề, thì việc ASEAN "phục hồi"
phục hồi của ASEAN là điều hết sức quan trọng.
(VCCI Tổng hợp) Dự kiến trong năm 2024, ASEAN BAC sẽ có

N
gày 10/01, tại trụ sở Liên đoàn 04 kỳ họp thường niên vào tháng 1, 3, 6, 8;
Thương mại và Công nghiệp Việt 02 kỳ họp thường niên trong năm 2024 của
Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư Hội đồng Doanh nghiệp Hỗn hợp JBC
vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) Việt (tháng 1, 6). Đáng chú ý, sẽ có 01-02 cuộc
Nam, Phó Chủ tịch VCCI, ông Nguyễn đối thoại giữa ASEAN BAC với các Bộ
Quang Vinh đã có cuộc họp với các thành trưởng Kinh tế ASEAN (AEM), dự kiến diễn
viên ASEAN BAC Việt Nam là bà Nguyễn Thị ra vào tháng 6 và 9 và sự kiện ra mắt ABA
Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, và ông Thân và ABIS 2024 (tháng 7).
Hữu Việt, Giám đốc May 10 về chủ đề và Bên cạnh đó, một loạt các sự kiện quan
các điểm chính của ASEAN 2024, khi Lào giữ trọng sẽ được diễn ra vào tháng 10 bao
vai trò Chủ tịch. gồm Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và
Với chủ đề "Thúc đẩy sự kết nối và khả năng Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024); Lễ
phục hồi", phần "kết nối" phù hợp với việc trao Giải thưởng doanh nhân ASEAN 2024
ASEAN đang tổ chức thực hiện Kế hoạch (ABA 2024) và Đối thoại giữa ASEAN BAC
Tổng thể Kết nối ASEAN. Cùng với đó, trong với Lãnh đạo Cấp cao ASEAN.
11

Được biết, vào đầu năm 2023, VCCI/ASEAN trong năm 2024, nhằm đóng góp vào quá
BAC Việt Nam đã thông báo việc triển khai trình hội nhập kinh tế khu vực và tăng
dự án Di sản của ASEAN BAC Việt Nam: cường vị thế của Việt Nam trong cộng đồng
"CSI-For Corporate Sustainable ASEAN.
Development" trên phạm vi ASEAN và nhận Cuộc họp đã đạt được sự thống nhất về
được sự ủng hộ cũng như hoan nghênh từ một số định hướng và giải pháp cụ thể, tập
các thành viên. trung vào các lĩnh vực hợp tác kinh tế,
Ngoài ra, ASEAN BAC Việt Nam cũng hỗ trợ thương mại, đầu tư, du lịch; văn hóa, giáo
các dự án di sản của các thành viên ASEAN dục... Điều này góp phần tăng cường sự
BAC khác, như BRG đã cử đại diện (Ms. phối hợp giữa VCCI, BRG và May 10 trong
Phạm Thị Phương Thu, Giám đốc Phát triển việc triển khai các hoạt động của ASEAN
sản phẩm KHDN, Khối Khách hàng Doanh trong năm 2024.
nghiệp, SEABank) tham gia nhóm làm việc
hỗ trợ dự án di sản Digital Trade Connect
của ASEAN BAC Thái Lan. TRỞ LẠI MỤC LỤC

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch


VCCI: "Các thành viên ASEAN BAC đánh giá
cao về tính thực tiễn và cấp thiết, bày tỏ
mong muốn hợp tác với ASEAN BAC Việt
Phó Chủ tịch Bùi Trung
Nam trong việc triển khai dự án tại các Nghĩa: VCCI luôn đồng
nước ASEAN để xây dựng bộ chỉ số CSI phù hành và thúc đẩy kinh
hợp với điều kiện của từng quốc gia”. Bên doanh tuân thủ pháp luật
cạnh đó, CSI thể hiện vai trò dẫn dắt của
Việt Nam trong khu vực về phát triển bền (VCCI Tổng hợp)

N
vững. gày 11/01, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quang Vinh đề đàn Doanh nghiệp Liên đoàn
xuất các doanh nghiệp, hiệp hội và tổ chức Thương mại và Công nghiệp Việt
doanh nghiệp tham gia tích cực vào các Nam (VCCI) đã phối hợp với các đơn vị liên
hoạt đông của ASEAN, nhằm thúc đầy hơp quan tổ chức Diễn đàn “Chống buôn lậu,
tác trong nhiều lĩnh vưc như kinh tế, gian lận thương mại, uy tín doanh nghiệp
thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, giáo và quyền lợi người tiêu dùng”.
dục, khoa học, công nghệ, môi trường, an Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Trung Nghĩa
ninh và an toàn trong khu vực. - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trong những
Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga và Giám đốc năm trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập
May 10 Thân Hữu Việt ủng hộ và cam kết quốc tế và sự phát triển của đời sống kinh
tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN tế xã hội, Việt Nam đã trở thành điểm đến,
12

sống, sức khỏe và thiệt hại cho người tiêu


dùng, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm
ăn chân chính, gây thất thu ngân sách, ảnh
hưởng đến các ngành sản xuất trong nước,
tác hại rất lớn cho nền kinh tế và ảnh
hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội như
nhiều báo cáo, nghiên cứu đã chỉ ra.
“Để ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận
thương mại, thời gian qua, Chính phủ cùng
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn các bộ, ngành, địa phương đã có những chỉ
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
đạo, định hướng cụ thể, kịp thời, các đơn vị
là thị trường hấp dẫn cho các loại thương thực thi pháp luật vào cuộc quyết liệt, nên
hiệu, sản phẩm và hàng hóa trong và ngoài tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đã
nước. có nhiều chuyển biến tích cực”, Phó Chủ
Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa cũng tịch VCCI chia sẻ.
khẳng định, bên cạnh việc tẩy chay những Theo con số thống kê trong năm 2023, toàn
hoạt động kinh doanh trái phép, VCCI luôn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử
ủng hộ, đồng hành và thúc đẩy việc kinh lý hơn 14.600 vụ việc vi phạm với trị giá
doanh tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm hàng hóa ước tính 11.520 tỷ đồng. Bên
với cộng đồng, xã hội. cạnh đó, Cơ quan Hải quan đã khởi tố 35 vụ
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như tình và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố
hình sản xuất ngày một phát triển, hàng 166 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách Nhà
hoá đa dạng, phong phú, chất lượng sản nước là 474 tỷ đồng.
phẩm ngày một được nâng cao thì Việt Cũng trong năm 2023, lực lượng Quản lý
Nam đang phải đối diện với tình trạng buôn thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý
lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng 52.349 vụ vi phạm (tăng 16% so với năm
nhái diễn ra hết sức phức tạp. 2022), thu nộp ngân sách gần 500 tỷ đồng
Ngoài việc vận chuyển trái phép hàng cấm, (tăng 36% so với năm 2022), giá trị tang vật
thì hiện tượng buôn lậu, gian lận thương thu giữ gần 204 tỷ; chuyển cơ quan điều tra
mại những mặt hàng thiết yếu, phục vụ sản 170 vụ có dấu hiệu hình sự (tăng 35% so với
xuất kinh doanh, hàng tiêu dùng, lương năm 2022).
thực, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, Nhiều vụ việc, vụ án về buôn lậu, gian lận
hàng điện tử...cũng có chiều hướng gia thương mại và hàng giả trên cả nước đã
tăng, diễn biến hết sức phức tạp với nhiều được các lực lượng chức năng phát hiện, xử
phương thức, thủ đoạn tinh vi, quy mô lý kịp thời, nghiêm minh, tạo sự răn đe,
ngày càng lớn, làm ảnh hưởng đến đời phòng ngừa.
13

Cần sự đồng thuận của các bên cao, còn biểu hiện nể nang, bao che, thậm
chí có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực,
vi phạm pháp luật... dẫn đến kết quả công
tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia,
tác phòng chống buôn lậu và gian lận
vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại,
thương mại chưa được như mong muốn.
hàng giả vẫn tiếp tục âm thầm diễn ra, với
những thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho “Là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh
các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan nhân, doanh nghiệp Việt Nam, Liên đoàn
thực thi pháp luật. Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lên
án những hoạt động kinh doanh trái phép,
Theo ông Bùi Trung Nghĩa, nguyên nhân
vi phạm pháp luật, những hành vi lừa đảo,
của thực trạng nêu trên là do: Thứ nhất,
lợi dụng nhằm lừa dối, khách hàng, người
chúng ta chưa phát huy được sức mạnh
tiêu dùng để trục lợi. Bên cạnh việc tẩy chay
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
những hoạt động kinh doanh trái pháp luật,
xã hội vào nhiệm vụ này, chính quyền một
VCCI luôn ủng hộ, đồng hành với việc đề
số địa phương chưa thực sự quyết liệt
trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện cao và thúc đẩy việc kinh doanh tuân thủ
pháp luật, có văn hóa, có trách nhiệm với
pháp ngăn chặn hiện tượng buôn lậu và
cộng đồng và xã hội”, ông Nghĩa khẳng
gian lận thương mại từ gốc.
định.
Thứ hai, một số quy định pháp luật liên
Vị Phó Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh
quan đến công tác phòng, chống tội phạm
thêm, việc đấu tranh chống buôn lậu, gian
buôn lậu, gian lận thương mại còn bất cập,
lận thương mại và hàng giả… để bảo vệ lợi
sơ hở. Công tác phối hợp giữa các cơ quan
ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp,
thực thi pháp luật chưa thực sự đồng bộ và
cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi
hiệu quả, các chế tài xử phạt chưa nghiêm
người tiêu dùng góp phần ổn định thị
khắc, mức độ tính răn đe còn thấp.
trường trong nước là nhiệm vụ quan trọng
Thứ ba, nhận thức chưa đầy đủ của người trong phát triển kinh tế - xã hội của đất
dân, doanh nghiệp và cộng đồng đối với nước hiện nay. Và để thực hiện nhiệm vụ
việc kinh doanh, tiêu thụ và tiêu dùng sản này cần thiết phải tiếp tục có được sự đồng
phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, chất thuận, đồng lòng và quyết liệt hơn của cả
lượng, đặc biệt là trong quá trình tham gia người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý
các nền tảng thương mại điện tử và mạng nhà nước và lực lượng chức năng.
xã hội ngày càng phát triển và phổ biến
hiện nay.
Thứ tư, một bộ phận cán bộ, công chức
thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức thực thi TRỞ LẠI MỤC LỤC
công vụ và các quy định của pháp luật chưa
14

VCCI đề nghị thành viên định về hạn chế cấp tín dụng tại Điều 135
xử lý.
HĐQT, Ban Kiểm soát ngân
“Nếu cần thiết thì làm chặt hơn quy định tại
hàng vẫn được quản lý
Điều 135 hơn là việc cấm đồng thời đảm
doanh nghiệp khác nhiệm chức vụ”, VCCI đề xuất phương án
(VCCI Tổng hợp) xử lý.

V
CCI vừa gửi góp ý Dự thảo Luật Các Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người
tổ chức tín dụng (sửa đổi) tới Ủy quản lý, điều hành tổ chức tín dụng, theo
ban Kinh tế của Quốc hội. Điều 48 của Dự thảo, VCCI có ý kiến về một
số nội dung chưa bảo đảm tính minh bạch
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt
và khả thi.
Nam (VCCI) vừa gửi ý kiến theo đề nghị của
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hôm 12/1 về Cụ thể, Điều 48.6 yêu cầu người quản lý,
việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật người điều hành tổ chức tín dụng phải am
Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). hiểu về các loại rủi ro trong hoạt động của
tổ chức tín dụng.
Trong đó, VCCI đặt vấn đề xem xét thêm
Điều 43 của Dự thảo quy định những “Rất khó để đánh giá được việc một cá
trường hợp không cùng đảm nhiệm chức nhân có am hiểu về một vấn đề nào đó
vụ, trong đó có quy định thành viên HĐQT, không, và cũng không có căn cứ để coi một
Ban Kiểm soát không đồng thời quản người đã tuân thủ hay vi phạm nghĩa vụ
lý doanh nghiệp khác. này. Đề nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý
theo hướng người quản lý, người điều
“Một số doanh nghiệp phản ánh với VCCI
hành tổ chức tín dụng phải đọc, nghiên cứu
về việc quy định này sẽ gây khó khăn cho
một số tài liệu về rủi ro trong hoạt động của
việc bố trí nhân sự. Thông thường, nhiệm
tổ chức tín dụng do NHNN khuyến nghị”,
vụ HĐQT và Ban Kiểm soát thường không
VCCI khuyến nghị.
phải là công việc toàn thời gian, nên nếu
không cho họ làm thêm doanh nghiệp khác Với nội dung Điều 48.9 yêu cầu người quản
thì sẽ khó kiếm được người đủ năng lực để lý, người điều hành không được tăng thù
đảm nhận công việc”, VCCI lý giải trong lao, lương, trả thưởng “khi tổ chức tín dụng
công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. đó bị lỗ”, VCCI cũng cho rằng không rõ ràng.

Thêm nữa, dù đồng tình rằng, nếu cho “Việc xác định lỗ lãi của tổ chức tín dụng
phép thành viên HĐQT, BKS làm quản lý phụ thuộc vào khoảng thời gian và đó là các
doanh nghiệp khác thì có thể dẫn đến rủi ro thông tin trong quá khứ. Vào thời điểm ra
ưu tiên cấp tín dụng cho doanh nghiệp khác quyết định tăng thù lao, lương, thưởng thì
đó, nhưng theo VCCI, vấn đề này đã có quy có thể chưa xác định được tổ chức tín dụng
đang lãi hay đang lỗ. Đề nghị cơ quan soạn
15

thảo điều chỉnh theo hướng nếu tổ chức tín của tổ chức tín dụng nên để ở văn bản pháp
dụng báo cáo lỗ theo năm tài chính, thì lý cấp cao hơn như Nghị định của Chính phủ
không được tăng lương, thưởng, thù lao thay vì thuộc thẩm quyền của Thống đốc,
trong năm tài chính tiếp theo”, VCCI đề như Dự thảo đang đưa ra tại Điều 41.1.b
nghị phương án làm rõ. của Dự thảo.
Ngoài ra, VCCI cũng đề nghị làm rõ các nội Đặc biệt, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo
dung liên quan đến người có liên nghiên cứu quy định rõ hơn về nghĩa vụ
quan (Điều 4.24.g của Dự thảo). Vì lo ngại, công khai, công bố thông tin của các tổ
quy định tại Điều 4.24.g sẽ dẫn đến tình chức tín dụng, theo hướng mở rộng phạm
huống sau khi NHNN xác định một cá nhân, vi các thông tin phải công bố công khai trên
pháp nhân là người có liên quan thì cá trang thông tin điện tử, gồm cả thông tin về
nhân, pháp nhân hoặc nhóm người có liên người quản lý, người điều hành và cổ đông
quan đó sẽ vi phạm các quy định của Luật sở hữu từ 1% vốn trở lên; mở rộng thêm
này (có thể về giới hạn tỷ lệ sở hữu, hoặc một số thông tin phải công bố mà có thể
giới hạn cấp tín dụng hoặc các quy định ảnh hưởng đến tính đại chúng của ngân
khác). hàng như dư cấp tín dụng của các cá nhân,
tổ chức được quy định tại Điều 135 và dư
Khi đó, chưa rõ các bên sẽ phải xử lý như
nợ cấp tín dụng của các khách hàng, nhóm
thế nào: liệu các bên có phải điều chỉnh để
khách hàng lớn tại Điều 136.
bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật
hay quyết định xác định người có liên quan Những thông tin này được công bố, theo
của NHNN sẽ không hồi tố? đánh giá của VCCI, sẽ giúp cho việc giám sát
an toàn hệ thống ngân hàng được thực
“Đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ để
hiện tốt hơn.
xử lý trường hợp này, tránh lúng túng khi
triển khai trên thực tiễn, cân nhắc quy định Trước đó, VCCI đã có văn bản góp ý Dự thảo
theo hướng không hồi tố để bảo đảm Luật Các tổ chức tín dụng vào tháng 7/2023
quyền tài sản của các bên, trừ trường hợp và được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu
các bên cố tình thực hiện các giao dịch giả các ý kiến về tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn
để lách quy định trước đó”, VCCI nhấn cấp tín dụng và một số vấn đề quan trọng
mạnh. khác.
VCCI cũng đề nghị quy định về đạo đức
nghề nghiệp của những người quản lý, TRỞ LẠI MỤC LỤC
người điều hành và một số chức danh khác
16

Sự kiện sắp diễn ra


(Từ 15-29/1/2024)

Tên hoạt động Thời gian, Đơn vị đầu mối


địa điểm

VCCI HÀ NỘI

Họp duyệt kế hoạch công tác 2024 của các đơn vị thuộc 15-19/1
VCCI

Họp Hội đồng Doanh nghiệp Tiểu vùng Trục cao tốc phía 15/1 Ban Hội viên và
Đông Đào tạo

Tiếp đoàn doanh nghiệp lụa Uzbekistan sang thăm và làm 26-29/1 Ban Quan hệ quốc
việc tại Việt Nam tế

02 khóa đào tạo nâng cao nhận thức về CRBP Tháng 1 Văn phòng Doanh
nghiệp vì sự PTBV

VCCI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giới thiệu chương trình hỗ trợ hội viên 2024 và Lễ kết nạp 18/1 CN TPHCM
hội viên mới Đợt 1 năm 2024

VCCI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Khóa đào tạo nội bộ "kỹ năng thuyết trình thuyết phục & 9-10/1 CN Cần Thơ
truyền cảm hứng

VPĐD BÌNH THUẬN

Hội thảo Năng lượng tái tạo - Chuyển đổi xanh tại Ninh VPĐD Bình Thuận
Thuận. Giới thiệu chỉ số Xanh PGI

TRỞ LẠI MỤC LỤC


17

Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm
logistics
(Tạp chí Diễn đàn DN)

H
iệp hội HPLA đề xuất TP Hải Phòng
tạo điều kiện cho HPLA nghiên
cứu, đầu tư xây dựng trung tâm
logistics gồm nhiều loại hình vận tải, góp
phần thực hiện logistics xanh và giảm chi
phí logistics.
Khai mạc Hội nghị "Tổng kết công tác năm
2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024",
ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội
Hội nghị "Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai
Logistics Hải Phòng nhấn mạnh, dù mới nhiệm vụ năm 2024" của Hiệp hội Logistics Hải
được thành lập hơn 2 năm, nhưng bằng sự Phòng.
cố gắng của các doanh nghiệp hội viên đã công nghệ cao. Lãnh đạo địa phương cũng
khẳng định được vai trò của lĩnh vực khẳng định vai trò của các doanh nghiệp
logistics với kinh tế địa phương. logistics, mong muốn thúc đẩy các doanh
“Thành tựu đáng tự hào” nghiệp lĩnh vực logistics của chúng ta, đồng
thời cho biết sẽ gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp
“Quyết định số 1516/QĐ-TTg phê duyệt
hội vào đầu năm mới để cùng nhau chia sẻ,
Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ
cộng hưởng sức mạnh cho sự phát triển
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 một
của thành phố”, ông Trần Tiến Dũng nhấn
lần nữa tái khẳng định vai trò của logistics
mạnh.
với sự phát triển của kinh tế Hải Phòng.
Theo đó, logistics là 1 trong 3 trụ cột của Báo cáo tại Hội nghị, ông Bùi Thanh Bình,
Hải Phòng cùng với du lịch và công nghiệp Tổng thư ký HPLA cho biết, năm 2023, kinh
18

tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau đại dịch mắc lĩnh vực Hải quan, đóng góp ý kiến xây
Covid-19, tuy nhiên tốc độ phục hồi chậm dựng Đề cương nhiệm vụ chuyển đổi số
do nhiều yếu tố phức tạp đan xen cộng với liên ngành với 2 đề án: " Số hóa và tạo lập
các rủi ro chính trị khó lường, làm nền kinh cơ sở dữ liệu Logistics thành phố Hải
tế toàn cầu đối diện với nguy cơ suy thoái. Phòng" và Đề án " Chuyển đổi số liên ngành
Chi phí tăng kéo lùi hoạt động sản xuất kinh Logistics", đóng góp ý kiến xây dựng đề án
doanh, đầu tư, thương mại. Việc Hoa Kỳ chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt
liên tục tăng lãi suất có tác động tiêu cực Nam đến năm 2035 tầm nhìn đến năm
đến tỷ giá USD, lạm phát toàn cầu, giá cả 2045…
năng lượng, thực phẩm thiết yếu biến động Hiệp hội cũng đã tổ chức các chuyến công
mạnh. Lãi suất đồng USD tăng cao cùng với
tác, khảo sát thực tế, tham dự các hội nghị,
sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn cũng sự kiện hoạt động, đoàn công tác, làm việc
gây ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của với các tổ chức quốc tế, để kết nối phát
dòng vốn FDI và kéo theo sự thay đổi lớn triển dịch vụ logistics địa phương với các
trong chính sách tài chính tiền tệ của các đối tác như UAE, Singapore, Campuchia,
nền kinh tế lớn trên thế giới. Lào, Nhật Bản, Trung Quốc…
Trong tình hình đó, Hải Phòng vẫn là điểm Đồng thời, phối hợp tổ chức các hoạt động
sáng. Năm 2023, tình hình Kinh tế-Xã hội TP đào tạo, tuyên truyền, cập nhật thông tin
Hải Phòng tiếp tục ổn định và phát triển. cho hội viên, là cầu nối giữa cộng đồng
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa logistics Hải Phòng với các cơ quan quản lý
bàn thành phố (GRDP) 10,34% đứng 5 toàn nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp các địa
quốc và đứng thứ 2 vùng đồng bằng Sông phương khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Bà
Hồng. Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Đồng Nai…
Các doanh nghiệp Hội viên của Hiệp hội nói Hiệp hội logistics Hải Phòng cũng phối hợp
riêng và ngành dịch vụ logistics nước ta nói cùng các bên liên quan tổ chức các hội
chung đã vượt qua khó khăn để duy trì và thảo, diễn đàn, bàn cơ chế phối hợp hợp
phát triển kinh doanh. tác trong việc áp dụng ký số, đào tạo
Trong năm 2023, Hiệp hội Logistics Hải chuyển đổi số cho DNNVV tại Hải Phòng, tổ
Phòng đã có những hoạt động tích cực chức Khóa đào tạo “Kỹ năng bán hàng
đóng góp trong các hoạt động phát triển trong dịch vụ B2B”,…
dịch vụ logistics của thành phố. Cụ thể, Bên cạnh đó, Hiệp hội còn đẩy mạnh thực
HPLA đã đại diện cho các doanh nghiệp hội hiện trách nhiệm xã hội, cống hiến cho
viên đóng góp ý kiến xây dựng chính sách cộng đồng, trao các suất quà cho công nhân
cho thành phố và đất nước như đẩy mạnh có hoàn cảnh khó khăn, trao quà cho các
phát triển logistics hành lang kinh tế Việt – gia đình có nạn nhân TNGT, tài trợ cho Đội
Trung, nắm bắt tháo gỡ khó khăn, vướng tuyển bóng đá nữ Việt Nam, trao quà cho 4
19

tân sinh viên xuất sắc đầu vào K36 - Khoa Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực,
kinh tế trường Đại học Hàng hải Việt Nam, tuy nhiên Tổng thư ký HPLA cũng thẳng
tích cực tham gia các hoạt động xây dựng, thắn, trong năm 2023, tình hình kinh tế
phản biện, kiểm định chương trình đào tạo chính trị thế giới tiếp tục có nhiều bất ổn
logistics trong nhà trường, hoạt động thực ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động,
tập sinh cho sinh viên đại học, cao đẳng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố và các tỉnh phía Bắc. hội viên. Đồng thời, HPLA nhận định các
trung tâm logistics của Hải phòng hiện nay
Đặc biệt, trong năm 2023, Hiệp hội tiếp tục
quy mô còn nhỏ, chưa phát huy tối đa ưu
tiến hành khảo sát tuyến vận tải đường
điểm tự nhiên của thành phố. Chi phí
thủy nội địa trên hành làng vận tải thủy số
logisics còn cao giảm tính cạnh tranh.
1, tham dự các hội nghị chuyên đề để tìm
kiếm giải pháp phát triển vận tải thủy nội Cùng với đó, vận tải thủy nội địa còn gặp
địa chở hàng container kết nối cảng biển nhiều khó khăn chưa phát huy đúng với
Hải Phòng với vùng kinh tế trọng điểm phía tiềm năng về vị trí địa lý tự nhiên của thành
Bắc. Đề xuất đến các cơ quan chức năng phố. Thành phố đã giảm 50% phí cơ sở hạ
nhằm phát triển tuyến vận tải thủy nội địa tầng với hàng hóa được vận chuyển bằng
thúc đẩy phát triển logistics xanh. đường thủy nội địa thông qua khu vực cảng
Hải Phòng, đây là một động lực lớn để thúc
“Trong năm 2023, Hiệp hội đã kết nạp thêm
đẩy và dần dịch chuyển hàng hóa sang đi
được 29 hội viên mới, nâng tổng số hội viên
bằng đường thủy nội địa. Tuy nhiên khi TP
của hiệp hội 120 hội viên, không có hội viên
giảm 50% phí cơ sở hạ tầng thì đồng thời
xin ra Hiệp hội. Có được kết quả đó, trước
một số doanh nghiệp khai thác cảng biển
hết là nhờ sự nỗ lực phát triển của Ban
tại HP lại tính tăng phụ thu xếp dỡ từ Sà lan
Chấp hành, Văn phòng Hiệp hội cũng như
- Bãi cao hơn cả phần được thành phố
yêu cầu phát triển dịch vụ logistics”, ông
giảm. Như vậy tạo rào cản cho các doanh
Bùi Thanh Bình cho biết.
nghiệp làm vận tải thủy tăng chi phí.
Đồng thời nhấn mạnh Hiệp hội đã đẩy
Trong khi đó, Hiệp hội logistics Hải Phòng
mạnh công tác kết nối với hội viên thông
mới được thành lập chưa lâu nên rất cần
qua việc thường xuyên gửi thông tin chính
được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp từ các
sách của các cơ quan quản lý nhà nước liên
cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan truyền
quan đến ngành dịch vụ logistics, thông tin
thông để nâng cao vai trò, vị thế của hiệp
hoạt động, sự kiện, mời hội viên tham gia
hội, qua đó có những đóng góp ngày càng
các chương trình do Hiệp hội và các Bộ ban,
tích cực cho sự nghiệp phát triển của thành
ngành, cơ quan liên quan tổ chức. Đặc biệt
phố và đất nước.
luôn tích cực tham gia các hoạt động của
VLA tổ chức. Hiệp hội cũng đề nghị thành phố có ý kiến
với các doanh nghiệp khai thác cảng xem
20

xét không tính phụ thu đối với hàng hóa Hợp tác cùng phát triển
xếp sà lan để tạo điều kiện cho phát triển Nhận định năm mới 2024 được dự báo là
vận tải thủy nội địa, vận tải xanh. còn vô vàn khó khăn và thử thách, của
Bên cạnh đó Hiệp hội đề xuất thành phố những kịch bản không thể lường trước
tạo điều kiện cho HPLA nghiên cứu, đầu tư được của tình hình địa chính trị cũng như
xây dựng trung tâm logistics gồm nhiều loại kinh tế toàn cầu, Phó Chủ tịch VLA khẳng
hình vận tải, góp phần thực hiện logistics định hơn khi nào hết, chúng ta càng cần
xanh và giảm chi phí Logistics. phải sát lại gần nhau, mạnh mẽ hơn nữa,
đoàn kết hơn nữa để cùng vượt qua sóng
Phát biểu định hướng tại Hội nghị, ông Đào
gió, phấn đầu hoàn thành những nhiệm vụ,
Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp
mục tiêu đã đề ra.
hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt
Nam (VLA) chúc mừng những thành tựu và “Tôi xin chúc cho cộng đồng logistics Hải
sự trưởng thành của HPLA. Phòng, Hiệp hội Logistics Hải Phòng trong
năm mới Giáp Thìn, với tố chất “ăn sóng nói
“Chỉ trong vòng hơn 2 năm kể từ ngày
gió “, sẽ “như rồng gặp mây”, tiếp tục ngày
thành lập, (tôi vẫn còn nhớ như in), vào
càng phát triển và thành công hơn nữa với
cuối tháng 11 năm 2021, khi đại dịch Covid-
những khát khao và mơ ước của mình. VLA
19 còn đang diễn biến hết sức phức tạp.
cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và hợp
Đến nay, Hiệp hội Logistics Hải Phòng đã
tác với HPLA trong tất cả các hoạt động,
làm được những điều thật đáng tự hào”,
nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của
Phó Chủ tịch thường trực VLA nhấn mạnh.
ngành logistics Việt Nam”, Phó Chủ tịch VLA
Từ phía VLA cũng ghi nhận những kết quả nhấn mạnh.
kể trên và nhiệt liệt biểu dương HPLA như
Đồng thời, Lãnh đạo VLA mong muốn phối
một mô hình thành công của hiệp hội
hợp của HPLA với VLA trong một số lĩnh vực
logistics địa phương.
và sự kiện cụ thể, như Uỷ ban phát triển
“Các bạn đã góp phần nâng cao uy tín, vị bền vững và chuyển đổi số của Liên đoàn
thế và vai trò của HPLA trong cộng đồng giao nhận và vận tải ASEAN (AFFA) và FIATA
doanh nghiệp và xã hội, đồng thời tạo ra World Congress tại Hà Nội vào 2025
những giá trị gia tăng cho ngành logistics tại (FWC2025), cũng như chủ động đề cử lãnh
Hải Phòng”, ông Đào Trọng Khoa khẳng đạo tham gia vào Ban chấp hành VLA nhiệm
định. Đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc tới kỳ 9 sẽ được tổ chức năm nay vào tháng
UBND thành phố Hải Phòng, các cơ quan 5/2024.
ban ngành, các tổ chức đối tác đã luôn tạo
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Phạm
điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động
Tuấn Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương
của HPLA.
TP Hải Phòng cho biết, năm 2024, Sở Công
21

Thương được giao ba nhiệm vụ quan trọng công tác giảm chi phí logistics, công tác
về logistics. phát triển ngành dịch vụ logistics, công tác
Hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
“Nhận thức sâu sắc các nhiệm vụ cực kỳ
khó khăn trong bối cảnh hạn chế về nhân Về chuyển đổi số, Hiệp hội và hội viên thực
lực. Tuy nhiên, trong năm 2024 Sở mong hiện có hiệu quả công tác “Chuyển đổi số,
muốn nhận được sự đồng hành, đóng góp đổi mới, sáng tạo” Chú trọng vào hoạt động
của các doanh nghiệp, Hiệp hội, mà đặc logistics thông minh, logistics xanh, thiết
biệt là HPLA để Sở hoàn thành các mục tiêu thực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ,
đề ra”, ông Hải nhấn mạnh. góp phần giảm chi phí logistics toàn ngành.
Cụ thể, thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội
Từ góc độ Hiệp hội bạn, đóng góp ý kiến tại
địa, phát triển hợp tác giữa các doanh
Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ
nghiệp vận tải nội địa để tìm phương thức
tịch Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) khẳng
tối ưu hóa vận tải (tái sử dụng container
định, HPLA đã có nhiều hoạt động giao lưu,
rỗng).
kết nối hiệu quả. Do đó, rất mong các hoạt
động của Hiệp hội năm 2024 tiếp tục phát Về tăng cường công tác nắm tình hình, chủ
triển mạnh mẽ, hai Hiệp hội HPLA và HNLA động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sẽ cùng đồng hành, thực sự gắn kết, mang các Doanh nghiệp trong hiệp hội. Tiếp tục
lại lợi ích cho hội viên của hai hiệp hội. kiến nghị, đề xuất tới các bộ, ngành, cơ
quan chức năng về hỗ trợ, tháo gỡ khó
Về phía HPLA, nhận thức năm 2024 sẽ là
khăn cho các doanh nghiệp.
năm khó khăn với ngành dịch vụ logistics do
tác động của quan hệ cung cầu và bất ổn về Về đào tạo, tư vấn, nâng cao chất lượng
chính trị của thế giới, Vì vậy Hiệp hội tập nguồn nhân lực, Hiệp hội sẽ phối hợp và
trung vào một số hoạt động chính. Cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội viên
tiếp tục thực hiện các nghị quyết hội nghị đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn
BCH đề ra. Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, nhân lực có kỹ năng cao, phù hợp với công
chỉ đạo và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng
lãnh đạo thành phố, đặc biệt là sở Công cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong
Thương Hải Phòng, HH Logistics Việt Nam nước và ngoài nước, theo đó đẩy mạnh
và các ban ngành liên quan để tổ chức chỉ công tác tư vấn pháp luật kịp thời và có
đạo thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của hội
tác lãnh đạo chỉ đạo hoạt động, đảm bảo viên.
thực hiện và tuân thủ các quy định của Tiếp tục tổ chức các khóa đào chuyên
pháp luật nhà nước. ngành, chuyên sâu về logistics giúp các hội
Về công tác phản biện chính sách. Tiếp tục viên. Đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo tại
phát huy vai trò của Hiệp hội trong công tác chỗ cho các hội viên. Phối hợp với Cục giám
phản biện chính sách xã hội, trọng tâm vào sát quản lý - Tổng cục Hải quan; Cục Hải
22

quan Hải Phòng, Trường HQ Việt Nam để


tập huấn nghiệp vụ, chính sách mới cho hội
viên, đặc biệt Ban Hải quan & TLHTM phối
hợp với Cục Hải quan Hải Phòng nên kế
hoạch đào tạo theo định kỳ về các chuyên
đề các lĩnh vực mà các hội viên còn thiếu và
yếu.
Đặc biệt, tổ chức hội thảo, giao lưu kết nối
với các Hiệp hội khác như Hiệp hội Logistics
Việt Nam (VLA), Hiệp hội Logistics Hà Nội,
Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam
Hiệp hội vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp Á xét về số tuyến vận tải quốc tế, sau Malaysia và
trẻ… Phối hợp với Sở Công thương thành Singapore. (Ảnh minh họa)
phố Hải Phòng tổ chức giao thương, kết nối
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Ban IV đề
cung cầu với các doanh nghiệp trong các
xuất phương án phân biệt hàng quá cảnh
khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa
để không phải áp dụng theo quy trình hiện
bàn Hải Phòng. Kết nối công tác tuyển dụng
có với hàng nhập khẩu trong nước, nhằm
– thực tập sinh của các doanh nghiệp hội
giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp,
viên với các đơn vị đào tạo.
đồng thời thúc đẩy phát triển logistics theo
đúng định hướng quốc gia.
TRỞ LẠI MỤC LỤC Cụ thể, Ban IV đề xuất Thủ tướng Chính phủ
xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính, cơ quan hải
quan nghiên cứu giải pháp tiếp nhận thông
tin khai báo mã số hàng hóa quá cảnh theo
Doanh nghiệp vận tải hàng thông lệ quốc tế hoặc khai báo chung là
“hàng quá cảnh” để phân biệt với hàng hóa
hóa quá cảnh đề xuất quy
xuất, nhập khẩu khác thay vì áp dụng theo
trình khác với hàng nhập quy trình hiện có cho hàng nhập khẩu vào
khẩu trong nước.
(Báo Đầu tư) Cùng với đó, các doanh nghiệp kiến nghị

C
ác doanh nghiệp đã gửi Thủ tướng xây dựng cơ chế phù hợp để bố trí nhân
Chính phủ đề xuất phân biệt hàng lực, thời gian làm việc tại các cửa khẩu đáp
quá cảnh để không phải áp dụng ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập
theo quy trình hiện có với hàng nhập khẩu khẩu, quá cảnh, hướng tới tiếp nhận và xử
trong nước, nhằm giảm thiểu khó khăn cho lý thủ tục 24/7. Việc kiểm tra thực tế hàng
doanh nghiệp. hóa trong thời gian làm thủ tục thông quan
23

tuân thủ tỷ lệ rủi ro hoặc chỉ khi có dấu hiệu Theo tính toán sơ bộ của các doanh nghiệp
nghi ngờ vi phạm, hạn chế kiểm tra thủ kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng quá
công, tiến tới áp dụng soi chiếu đối với công cảnh, lưu lượng hàng hóa quá cảnh năm
tác kiểm hóa hàng hóa quá cảnh; 2022 thông qua tuyến đường vận tải
đường bộ từ biên giới phía Bắc qua lãnh
Với quan điểm này, doanh nghiệp đề xuất
thổ Việt Nam để sang Lào, Campuchia và
chỉ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa quá
ngược lại ước tính khoảng 200 nghìn
cảnh tại cửa khẩu nhập vào. Trường hợp có
TEUs3, thông qua tuyến vận tải thủy Việt
sai lệch so với tờ khai, yêu cầu đơn vị khai
Nam - Campuchia hơn 400 nghìn TEUs4.
tờ khai xác minh lại với chủ hàng. Trường
hợp có phát hiện vi phạm, thông báo để Nguồn thu ngân sách từ các khoản phí
doanh nghiệp dịch vụ quá cảnh không tiếp chính thức (phí kết cấu hạ tầng, bến bãi, phí
nhận đơn hàng. thủ tục hải quan, phí cẩu hàng/bốc xếp -
chưa bao gồm các khoản phí phát sinh5)
Đặc biệt, các doanh nghiệp kiến nghị cơ
ước tính hơn 1,2 nghìn tỷ đồng (trung bình
quan hải quan không tiến hành kiểm tra
hàng hóa thực tế trên đường hay tại cửa hơn 3 triệu đồng/TEU đối với tuyến vận tải
đường bộ và gần 1,5 triệu đồng/TEU đối với
khẩu xuất đi.
tuyến vận tải thủy). Tốc độ tăng trưởng
Đây là vướng mắc các doanh nghiệp vận trung bình của hàng hóa quá cảnh thông
chuyển hàng quá cảnh gặp nhiều vướng qua 2 tuyến vận tải này là 20%/năm.
mắc trong thời gian qua. Dù vận chuyển
Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 3 khu vực
hàng hóa quá cảnh, về bản chất không phải
Đông Nam Á xét về số tuyến vận tải quốc
là hàng hóa tiêu thụ tại thị trường Việt
tế, sau Malaysia và Singapore. Hiện tại, cả
Nam, nhưng đang bị áp dụng thủ tục kiểm
Singapore và Malaysia đều đang củng cố
tra hải quan và kiểm tra chuyên ngànhnhư
chiến lược giữ vị thế quan trọng trong các
với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thậm chí,
tuyến trung chuyển quốc tế bằng cách chạy
doanh nghiệp vận tải đang bị coi là đối
đua triển khai các dự án siêu cảng. Các quốc
tượng chịu trách nhiệm, nộp phạt khi có
gia khác trong khu vực không có nhiều lợi
những phát sinh vi phạm hàng hóa thuộc về
thế tự nhiên như Campuchia và Thái Lan
chủ hàng ở nước ngoài, như quyền sở hữu
cũng đang có những dự án với tham vọng
trí tuệ...
“bẻ hướng” các tuyến vận chuyển hàng hóa
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa đã được gắn quốc tế.
chip điện tử, niêm phong để kiểm soát
Trong kiến nghị của Ban IV gửi Thủ tướng,
tuyến đường và hàng hóa bên trong được
các doanh nghiệp cho rằng, đây là các giải
các doanh nghiệp phản biện là không cần
pháp cần thiết để phát huy lợi thế của Việt
thiết, gây thiệt hại cho doanh nghiệp vận
Nam, về địa lý và tự nhiên, để trở thành
tải hàng quá cảnh.
trung tâm logistics, trung chuyển hàng hóa
24

khu vực và thế giới, bao gồm cả lĩnh vực vận Doanh nghiệp xuất khẩu
chuyển hàng quá cảnh.
“gấp đôi nỗi sầu”
Một số tồn tại liên quan đến quy trình,
(Tạp chí Diễn đàn DN)
chính sách dẫn đến làm tăng chi phí, thời

K
gian, giảm lợi thế cạnh tranh của các tuyến hông chỉ khó khăn do cầu thị trường
vận tải quá cảnh của Việt Nam so với các giảm, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp
quốc gia trong khu vực: tục đối diện khó khăn gấp bội khi giá
cước vận tải biển tăng do sự cố biển Đỏ.
(i) Yêu cầu doanh nghiệp khai báo đầy đủ
mã số hàng hóa quá cảnh theo như quy Giá cước vận tải qua Biển Đỏ được ghi nhận
định khai báo với hàng trong Danh mục tăng hơn gấp đôi so với tháng 12-2023,
hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam; trong đó tuyến đường thương mại Á – Âu
chịu ảnh hưởng nặng nhất.
(ii) Thời gian làm việc tại một số cửa khẩu
theo giờ hành chính không đáp ứng được Để tránh các cuộc tấn công được tiến hành
yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, bởi phiến quân Houthi ở Yemen – lực lượng
quá cảnh; được Iran hậu thuẫn, các hãng vận tải biển
đã phải chuyển hướng số hàng hoá trị giá
(iii) Kiểm tra hàng hóa quá cảnh khi thông
hơn 200 tỷ USD trong mấy tuần qua. Biển
quan bằng phương pháp thủ công vẫn
Đỏ là một đoạn đường biển quan trọng ở
chiếm tỷ lệ lớn, thời gian kiểm tra kéo dài;
Trung Đông, cùng với kênh đào Suez nối Địa
(iv) Tiến hành kiểm tra thực tế bằng Trung Hải với Ấn Độ Dương.
phương pháp thủ công tại cửa khẩu xuất đi
Theo đó, sự bất ổn ở Biển Đỏ đã dẫn tới
thay vì cửa khẩu nhập vào Việt Nam và xử
một “cơn bão” trong thương mại toàn cầu,
phạt hành chính doanh nghiệp vận tải hàng
với giá cước vận tải tăng từng ngày, phụ phí
quá cảnh (bản chất là hoạt động xuất khẩu
gia tăng, thời gian mỗi chuyến hàng dài
dịch vụ logistics) vì những lỗi vi phạm về
hơn, và nguy cơ các chuyến hàng dành cho
hàng hóa (bản chất không phải hàng hóa
mùa xuân và mùa hè sẽ đến nơi muộn vì
xuất nhập khẩu của Việt Nam) thuộc về chủ
phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi.
hàng nước ngoài…
Giới chuyên gia hàng hải cho biết hiện có
Link tham khảo
khoảng 20% công suất vận tải biển không
được sử dụng do lượng đơn hàng sụt giảm.
Trong khi đó, các hãng vận tải biển tiếp tục
cắt giảm các chuyến đi và phải thay đổi hải
TRỞ LẠI MỤC LỤC
trình để tránh phải đi qua Biển Đỏ. Sự thắt
chặt của công suất vận tải cộng thêm thời
25

biết, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ


sản phản ánh, hàng loạt hãng vận tải lớn
như Yang Ming Line, One, Evergreen Line,
HMM, Maersk…đã gửi thông báo sẽ thu
thêm phụ phí do phải thay đổi hải trình các
tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh
đào Suez và khu vực Biển Đỏ.
Cụ thể, bắt đầu từ tháng 1/2024, cước đi
Hàng loạt hãng vận tải lớn như Yang Ming Line, Mỹ/Canada và EU tăng rất nhiều so với
One, Evergreen Line, HMM, Maersk... thông báo tháng 12/2023. Cụ thể, Bờ Tây (LA) tăng
thu thêm phụ phí do phải thay đổi hải trình, tránh 800 USD - 1.250 USD, tùy theo tuyến. Cụ
đi qua kênh đào Suez và Biển Đỏ.
thể tháng 12/2023, giá cước ở mức 1.850
gian của mỗi chuyến hàng trở nên dài hơn USD tăng lên 2.873-2.950 USD cho tháng
dẫn tới giá cước cao hơn. 1/2024.
Theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Bờ Đông (NY) ghi nhận tăng nhiều hơn từ
Liên đoàn Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA), 1.400 USD đến 1.750 USD tùy theo tuyến.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp DV Cụ thể tháng 12/2023 giá ở mức 2.600 USD
Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, kể từ khi tăng lên 4.100-4.500 USD cho tháng
xảy ra sự cố biển Đỏ tới nay, giá cước đã 1/2024.
tăng 100%, đặc biệt trong đó tuyến đường
Riêng cước tàu sang EU ghi nhận tăng mạnh
thương mại Á – Âu chịu ảnh hưởng nặng
so với tháng 12/2023. Cụ thể, cước đi
nhất. Đây là thách thức lớn với các nhà xuất
Hamburg có giá 1.200-1.300 USD trong
khẩu.
tháng 12 tăng lên 4.350 USD-4.450 USD
“Do cước phí vận tải biển tăng nhanh chóng trong tháng 1/2024, tăng hơn gấp đôi.
từ 100 – 150% nên các khách hàng ở khu
Nguyên nhân được các doanh nghiệp cho
vực châu Âu như Đức, Thụy Điển, Đan
là 80% lượng hàng hóa đi Bờ Đông nước
Mạch… đã đề nghị chúng tôi tạm dừng xuất
Mỹ/Canada và EU đều qua kênh đào Suez.
hàng. Thị trường vừa chớm phục hồi, nay
Do căng thẳng Israel/Hamas, nhóm nổi
phải lại chịu thêm sức ép từ cươc tàu biển.
loạn Houthi (Yemen) tấn công các tàu đi
Với tình hình này, chưa rõ khi nào khách
vào biển Đỏ để qua kênh đào này. Tháng 12
hàng tiếp nhận hàng hóa trở lại trong khi
vừa qua, các tàu của Maersk, MSC và CMA
nguồn lực của doanh nghiệp cũng cạn dần”,
đều bị tấn công. Điều này buộc các line phải
ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc Viet
vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành
Products chia sẻ.
trình mất thêm 7-10 ngày. Điều này dẫn
Hay như mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất đến vòng quay của con tàu lâu hơn, phát
khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho sinh chi phí vận tải nhiều hơn.
26

Do lưu lượng hàng hóa trong 2023 ít nên chuyển tăng gấp đôi. Dù bán hàng với hình
nhiều tuyến cắt bớt tàu mẹ. Khi hành trình thức CIF - bên bán trả cước vận chuyển hay
kéo dài dẫn đến vòng quay 01 con tàu mất FOB - bên mua thanh toán cước vận chuyển
khoảng 2 tuần. Một số tuyến phải cắt bỏ 1 thì bất lợi vẫn nằm nhiều ở phía doanh
số chuyến hàng tuần dẫn đến thiếu chỗ nghiệp Việt Nam vì lợi nhuận bị thu hẹp,
hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thậm chí đối diện nguy cơ mất khách hàng
thêm chi phí. khi đối tác dừng mua hoặc tìm đơn hàng ở
những thị trường ít bị ảnh hưởng.
“Đây có thể là một thách thức mới cho
doanh nghiệp thủy sản trong năm 2024. Ông Trương Đình Hòa, Tổng Thư ký Hiệp
Nếu căng thẳng tại vùng Biển Đỏ tiếp diễn hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
hoặc leo thang, có thể dẫn đến hệ lụy là chi Nam cho rằng: "Cần có những bảo hiểm về
phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho rủi ro để tránh việc sẽ bị mất hàng hoặc bị
nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, ảnh tổn thất. Cố gắng làm sao giữ được bạn
hưởng tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của hàng của mình và mở thêm thị trường
doanh nghiệp thủy sản”, VASEP nhận định. Trung Quốc - thị trường có địa lý phù hợp
để cân bằng".
Quan ngại về việc chi phí nhiên liệu tăng do
nhu cầu tăng khi những tuyến vận chuyển Không chỉ vậy, hiệu ứng domino sẽ có thể
kéo dài và rủi ro đối với những tàu chuyên xảy ra khi doanh nghiệp không thể bán giá
chở thực sự đã có dấu hiệu. Chuyên gia cao thì phải mua nguyên liệu đầu vào từ
Chris Rogers tại tổ chức S&P Global tính nông dân với giá thấp xuống.
toán phí vận chuyển cao hơn và sự chậm “Tức doanh nghiệp cũng bị giảm lãi, nông
trễ trong việc giao hàng sẽ ảnh hưởng đến dân cũng bị giảm giá bán sản phẩm. Không
khoảng 47% giá các mặt hàng đồ chơi, riêng chi phí vận chuyển quốc tế, chi phí
khoảng 40% giá cả thiết bị gia dụng và điện, nước, chi phí môi trường và giao
khoảng 40% hàng may mặc được vận thông ở trong nước điều chỉnh tăng thì
chuyển giữa các nền kinh tế châu Á và cũng tác động chung cho toàn ngành. Do
phương Tây. đó, doanh nghiệp vẫn phải có phương án
Rõ ràng, những diễn biến mới tại Biển Đỏ thích nghi với những biến động bất ngờ”,
đang “đổ dầu vào lửa” bên cạnh hàng loạt ông Trần Văn Phẩm, Chủ tịch HĐQT Công ty
những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng cho hay.
nhập khẩu. Bởi thực tế, chỉ vừa mới đón tin
vui khi đơn hàng có dấu hiệu phục hồi ở
những tháng cuối năm 2023 đầu 2024 thì
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam TRỞ LẠI MỤC LỤC
phải đối diện với thách thức khi cước vận
27

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà
cung ứng sản phẩm cho khách hàng
(Báo Chính phủ)

P
hó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Các hoạt động chính gồm: Khảo sát, đánh
Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy
17/1/2024 sửa đổi, bổ sung một số chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm
điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức đánh giá, xác
18/1/2017 về việc phê duyệt Chương trình nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp
phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 hỗ trợ; Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh
đến năm 2025. nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Lựa chọn và
công nhận các doanh nghiệp có trình độ và
Kinh phí thực hiện giai đoạn 2 Chương trình
quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế; Tổ chức
phát triển công nghiệp hỗ trợ khoảng hơn
các diễn đàn giữa doanh nghiệp công
870 tỷ đồng.
nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh
Cụ thể, Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, nghiệp trong và ngoài nước; Xây dựng và tổ
bổ sung khoản 2 mục III Điều 1 Quyết định chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư
số 68/QĐ-TTg quy định về các nội dung trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ
Chương trình thực hiện trong giai đoạn từ trợ; Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút
năm 2021 đến năm 2025. đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công
Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025, nghiệp hỗ trợ; Tổ chức hội thảo xúc tiến thu
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực
thực hiện: Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Tuyên truyền, quảng
công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng bá trên các phương tiện thông tin đại
sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ; Tổ
nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản
vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. phẩm công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ quảng bá,
đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp
hỗ trợ; Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị
28

trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài các khóa đào tạo cán bộ quản lý, công nhân
nước; Xúc tiến thị trường nước ngoài, tham kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản
gia chuỗi sản xuất; Tư vấn, hỗ trợ doanh phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách,
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ quản lý, công nghệ, thương mại.
trợ. Chương trình cũng hỗ trợ nghiên cứu phát
Đồng thời, Chương trình cũng thực hiện hỗ triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới
trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh
đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu: Giới
toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ
trị sản xuất. sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng và công bố
Các hoạt động chính gồm: Đánh giá khả
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ
nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng
thống quản lý trong sản xuất tại các doanh
phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; Kết nối chuyên
nghiệp; Xây dựng kế hoạch, biên dịch, biên
soạn tài liệu về quản trị doanh nghiệp, quản gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho
các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong
trị sản xuất để đào tạo cho các doanh
nước; Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản
nghiệp; Tổ chức đào tạo cho các doanh
xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ
nghiệp; Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh
cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên
nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống
cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Hỗ
quản lý chất lượng trong sản xuất; Tổ chức
trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn
đánh giá công nhận hệ thống quản trị
thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử
doanh nghiệp và quản trị sản xuất.
nghiệm...
Bên cạnh đó, Chương trình cũng hỗ trợ đào
Chương trình thực hiện xây dựng và vận
tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ
đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất
như: Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
Các hoạt động chính: Nghiên cứu, đánh giá hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử,
nghiệp hỗ trợ; Xây dựng chương trình đào sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công
tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí
nước; Xây dựng chương trình đào tạo nâng trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu;
cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ Mua thông tin dữ liệu cần thiết trong và
thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ngoài nước; Cung cấp thông tin cung cầu về
công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức các khóa đào thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và
tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, chính sách về công nghiệp hỗ trợ...
quản lý, công nghệ, thương mại; Tổ chức
29

Dự kiến kinh phí thực hiện hơn 870 tỷ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định
đồng của pháp luật.
Quyết định số 71/QĐ-TTg nêu: Kinh phí Link tham khảo
thực hiện Chương trình giai đoạn từ năm
2021 đến năm 2025 từ nguồn sự nghiệp
kinh tế thuộc ngân sách trung ương và các TRỞ LẠI MỤC LỤC
nguồn vốn khác dành cho các hoạt động
phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công
Thương quản lý và tổ chức thực hiện dự
kiến là 870,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân Đề xuất 08 cơ chế đặc thù
sách nhà nước là 750,2 tỷ đồng, nguồn vốn gỡ vướng cho chương
khác là 120,5 tỷ đồng.
trình mục tiêu quốc gia
Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm
(Tạp chí Tài chính)
nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp

T
hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối heo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức
của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn Phớc, Chính phủ đề xuất các giải
huy động hợp pháp khác phù hợp với quy pháp chính sách đặc thù vượt thẩm
định của pháp luật do Bộ Công Thương quyền nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn,
quản lý và tổ chức thực hiện; vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi
để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực
Hàng năm, căn cứ vào Chương trình và đề
hiện, giải ngân vốn các chương trình mục
xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cân
tiêu quốc gia trong thời gian tới.
đối kinh phí từ ngân sách trung ương để
thực hiện các hoạt động phát triển công Tại phiên họp của Quốc hội sáng ngày
nghiệp hỗ trợ (đối với kinh phí trung ương); 16/1, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, dự đã trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết
toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự về một số cơ chế, chính sách đặc thù để
toán ngân sách nhà nước của địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh
(đối với kinh phí địa phương) theo quy định tiến độ thực hiện các chương trình mục
của Luật Ngân sách nhà nước và các quy tiêu quốc gia.
định hiện hành. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, xuất phát
Nguồn vốn khác: Nguồn tài trợ, đóng góp từ thực tiễn triển khai các chương trình
của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ
động phát triển công nghiệp hỗ trợ; nguồn Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải
tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền
trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA; các của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các
30

quy định của Luật Ngân sách Nhà nước


(NSNN) để phân cấp cho các địa phương
quyết định việc phân bổ chi tiết dự toán chi
thường xuyên nguồn hỗ trợ của ngân sách
trung ương thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia.
Cụ thể, Quốc hội quyết định phân bổ dự
toán; Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi
thường xuyên ngân sách trung ương hằng
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về dự năm cho các địa phương theo tổng kinh phí
thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc từng chương trình mục tiêu quốc gia. Hội
thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh đồng Nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định
tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
gia.
sách trung ương hằng năm của từng
khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến
thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết,
độ thực hiện, giải ngân vốn các chương HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho
trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra của Hội Về cơ chế điều chỉnh dự toán NSNN, điều
đồng Dân tộc của Quốc hội và thực hiện Kết chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm,
luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ
phủ đề xuất tên Nghị quyết là “Nghị quyết chế chưa được quy định tại Luật NSNN,
của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách Luật Đầu tư công. HĐND tỉnh quyết định
đặc thù thực hiện các chương trình mục điều chỉnh dự toán NSNN 2024 (chi thường
tiêu quốc gia”. xuyên) và dự toán NSNN chưa giải ngân hết
Dự thảo Nghị quyết gồm 6 điều quy định trong năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi
về: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; thường xuyên được chuyển nguồn từ các
Giải thích từ ngữ; Nội dung các cơ chế đặc năm trước sang năm 2023) của các chương
thù; Tổ chức thực hiện và Điều khoản thi trình mục tiêu quốc gia đã được chuyển
hành. sang năm 2024. Ủy ban Nhân dân (UBND)
cấp tỉnh, huyện, theo thẩm quyền, quyết
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Hồ Đức
định điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN
Phớc đã nêu các nội dung cơ bản của 08 cơ
của các chương trình mục tiêu quốc gia các
chế đặc thù. Theo đó, về cơ chế phân bổ,
năm trước đã được kéo dài sang năm 2024.
giao dự toán chi thường xuyên ngân sách
trung ương hằng năm, Chính phủ đề xuất Về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu
Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển
31

sản xuất, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết sản công năm 2017 và các quy định khác có
nghị cơ chế thí điểm khác quy định tại Luật liên quan.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ Trong đó, đề xuất 02 phương án gồm:
thể, UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ Phương án 1, thực hiện chính sách hỗ trợ
tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,
triển sản xuất. Trường hợp HĐND cấp tỉnh không áp dụng quy định quản lý tài sản
đã ban hành quy định, UBND cấp tỉnh được công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ NSNN
quyết định việc sửa đổi, bổ sung và báo cáo dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ
HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất. cho cộng đồng người dân. Thực hiện chính
Đối với cơ chế sử dụng NSNN trong trường sách cho chủ trì liên kết được vay vốn ưu
hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự đãi đầu tư tài sản có giá trị từ 500 triệu
thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính đồng trở lên để phục vụ hoạt động phát
phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế triển sản xuất (không thực hiện hỗ trợ từ
khác quy định tại Luật Đấu thầu số nguồn NSNN).
22/2023/QH15. Trong đó, đề xuất quy định Phương án 2, chủ dự án phát triển sản xuất
chủ dự án phát triển sản xuất (gồm: Doanh quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ
nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nguồn vốn hỗ trợ của NSNN trong thời gian
người dân) khi được giao thực hiện việc thực hiện dự án. Cơ quan quản lý dự án
mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát quá
NSNN cũng được tự quyết định phương trình quản lý, sử dụng tài sản. Cấp có thẩm
thức mua sắm hàng hóa trong phạm vi nội quyền phê duyệt dự án quyết định hỗ trợ,
dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu
được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bổ các trang thiết bị, công cụ, tài sản có giá trị
sung đối tượng được tự thực hiện mua sắm nhỏ cho đối tượng người dân, hộ gia đình
hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của NSNN). tham gia dự án ngay từ khi phê duyệt dự
Các trường hợp cơ quan nhà nước trực tiếp án. Sau thời điểm kết thúc dự án hỗ trợ
thực hiện việc mua sắm hàng hóa để bàn phát triển sản xuất, cơ quan quản lý dự án
giao lại chủ dự án, hoặc hỗ trợ trực tiếp cho hỗ trợ phát triển sản xuất và chủ dự án phát
người dân trong thực hiện hoạt động hỗ triển sản xuất tổ chức kiểm kê, đánh giá và
trợ phát triển sản xuất phải thực hiện đấu xử lý tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ
thầu mua sắm hàng hóa theo quy định Luật trợ của NSNN.
Đấu thầu. Đối với cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân
Về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình sách địa phương qua hệ thống ngân hàng
thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách xã hội, Chính phủ đề xuất Quốc
Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù chưa hội quyết nghị cơ chế đặc thù chưa được
được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài quy định cụ thể tại Luật NSNN, Luật Đầu tư
32

công cho phép địa phương sử dụng vốn cân Hằng năm, các địa phương thực hiện phân
đối của ngân sách địa phương ủy thác qua bổ, giao kế hoạch chi tiết đến từng dự án
Ngân hàng Chính sách xã hội để cho một số cụ thể và đảm bảo không vượt mức vốn đã
đối tượng của các chương trình mục tiêu dự kiến trong trung hạn.
quốc gia vay vốn ưu đãi trong thực hiện Về điều khoản thi hành, Bộ trưởng Bộ Tài
một số nội dung, nhiệm vụ của từng chính Hồ Đức Phớc cho biết, Nghị quyết
chương trình. này có hiệu lực thi hành từ ngày
Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện 18/01/2024 cho đến khi có quy định mới.
trong quản lý, tổ chức thực hiện các Cơ chế, chính sách để điều chỉnh dự toán,
chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ kế hoạch vốn hằng năm không áp dụng đối
đề xuất 02 phương án về cơ chế thí điểm với quản lý, sử dụng nguồn vốn nước ngoài.
phân cấp. Phương án 1, chưa thực hiện cơ Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết
chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024- nghị thông qua “Nghị quyết của Quốc hội
2025, chỉ quy định nội dung chính sách về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực
mang tính chất định hướng cho tổ chức hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc để tháo gỡ một cách triệt để các khó khăn,
gia giai đoạn 2026-2030. vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Phương án 2, thực hiện cơ chế thí điểm các chương trình trong thời gian tới.
phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực Link tham khảo
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2024-2025. Theo đó, HĐND cấp
tỉnh quyết định lựa chọn một huyện (01 TRỞ LẠI MỤC LỤC
huyện) thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp
trong giai đoạn 2024-2025.
Về cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung
hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án Quy định mới về phát hành
đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức riêng lẻ trái phiếu Chính
tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và
phủ có hiệu lực từ
nguyện vọng của nhiều địa phương, Chính
phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc 15/1/2024
thù khác quy định tại Luật Đầu tư công. (Báo Chính phủ)

P
Cụ thể, các địa phương được dự kiến một hát hành riêng lẻ là phương thức
phần vốn trong trung hạn để thực hiện các bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ
dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ cho từng đối tượng mua hoặc lựa
thuật không phức tạp; không bắt buộc giao chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh
tên danh mục dự án này trong trung hạn. ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối
33

và thanh toán trái phiếu Chính phủ (đại lý Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ
phân phối) cho đối tượng mua. Nghị định được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà
số 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ nước tổ chức thực hiện. Trường hợp lựa
ngày 15/1/2024. chọn đại lý phân phối, việc lựa chọn và ký
hợp đồng với đại lý phân phối thực hiện
Chính phủ ban hành Nghị định số
theo quy định: Điều kiện làm đại lý phân
83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
phối và quy trình lựa chọn đại lý phân phối.
điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày
30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, Điều kiện làm đại lý phân phối trái phiếu
niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính Cụ thể, điều kiện làm đại lý phân phối gồm:
phủ trên thị trường chứng khoán.
- Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh
Trong đó, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa ngân hàng nước ngoài được thành lập và
đổi, bổ sung Điều 17 Phát hành riêng lẻ trái hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức
phiếu Chính phủ như sau: năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái
Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức
tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà
tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng nước Việt Nam;
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước - Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc
ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán phân phối và thanh toán trái phiếu Chính
trái phiếu Chính phủ (đại lý phân phối) cho phủ;
đối tượng mua.
- Có phương án tổ chức phân phối và thanh
Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án toán trái phiếu đáp ứng được yêu cầu của
phát hành trái phiếu Chính phủ theo chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt
phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính phát hành.
chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ
bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đối Quy trình lựa chọn đại lý phân phối
tượng mua trái phiếu; Khối lượng dự kiến Nghị định số 83/2023/NĐ-CP quy định rõ:
phát hành; Kỳ hạn trái phiếu; Lãi suất dự Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo
kiến; Thời gian dự kiến phát hành; Dự kiến phương thức riêng lẻ thông qua đại lý phân
hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà phối, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế
nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại hoạch tổ chức phát hành trên trang điện tử
lý phân phối). của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở
Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát Giao dịch chứng khoán để các ngân hàng
hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
nội dung quy định trên. ngoài đăng ký tham gia làm đại lý phân
phối. Nội dung thông báo bao gồm:
34

Thông tin về trái phiếu dự kiến phát hành: tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Đề án
Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau: 1-Mục
(đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, đích phát hành; 2-Khối lượng phát hành; 3-
phương thức thanh toán gốc, lãi); khối Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: kỳ
lượng trái phiếu dự kiến phát hành; thời hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát
điểm dự kiến phát hành, phương thức phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát
hành; hành; 4-Phương thức phát hành trái phiếu
(đấu thầu, bảo lãnh hoặc phát hành riêng
Thông tin về việc lựa chọn đại lý phân phối:
lẻ); 5-Đối tượng mua trái phiếu theo quy
Điều kiện đối với đại lý phân phối theo quy
định tại Nghị định này và pháp luật về quản
định; thời hạn và địa điểm nhận hồ sơ đăng
lý ngoại hối; 6-Việc đăng ký, lưu ký và giao
ký làm đại lý phân phối.
dịch.
Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện làm đại lý
Nghị định số 83/2023/NĐ-CP quy định căn
phân phối có nhu cầu làm đại lý phân phối
cứ đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ
nộp hồ sơ được niêm phong trực tiếp tại
Kho bạc Nhà nước hoặc gửi bằng thư qua được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ
Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu
dịch vụ bưu chính đến địa chỉ theo thông
ngoại tệ.
báo của Kho bạc Nhà nước.
Nghị định số 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực
Sửa đổi quy định về trái phiếu ngoại tệ
thi hành từ ngày 15/1/2024.
Ngoài ra, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP
Link tham khảo
cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 22 về
trái phiếu ngoại tệ.
Theo quy định mới, căn cứ nhu cầu huy
động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính TRỞ LẠI MỤC LỤC
chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái
phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước
bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ
35

Bức tranh kinh tế năm 2024 liệu có khởi sắc hơn?


(Báo Thanh niên)

M
ột số tổ chức kinh tế đã công bố dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế, cũng
như đưa ra các nhận định về tình trạng lạm phát trong năm 2024.
Theo đánh giá của Thomson Reuters (Canada) dựa trên các báo cáo kinh tế trong
năm 2023, tức 4 năm sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, kinh tế quốc tế vẫn còn mong manh.
Đại dịch đã bộc lộ và làm trầm trọng thêm những điểm yếu về cấu trúc của một nền kinh tế
toàn cầu.
Mặc dù có thể chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng việc tái tổ chức toàn diện thương mại toàn
cầu giữa các khối này sẽ có tác động lớn đến thế giới. Chuỗi cung ứng sẽ được định hình lại,
các công ty sẽ phải thích ứng và những cuộc cạnh tranh mới chắc chắn sẽ xuất hiện.
Tăng trưởng kinh tế
Viện Kinh tế Mastercard (Mỹ) đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm tới.
Theo đó, nền kinh tế thế giới sẽ cảm thấy "bình thường" hơn trong năm 2024 so với 3 năm
trước. Điều đó nói lên rằng đây vẫn sẽ là một nền kinh tế đang tìm kiếm sự cân bằng, giữa lãi
suất, tiền lương và giá cả vốn đang cao hơn so với mức trước đại dịch.
Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong năm 2024 được dự đoán ở mức thấp hơn so với các nền kinh tế
khác
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, trụ sở ở Pháp) nhận định tăng
trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội), vốn mạnh hơn dự kiến vào năm 2023, sắp chậm lại
trong năm tới. Nguyên nhân là do các điều kiện tài chính bị thắt chặt, tăng trưởng thương mại
và niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng thấp hơn.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, OECD dự đoán mức tăng trưởng sẽ giảm xuống
2,7% vào năm 2024, từ mức 2,9% trong năm nay, trước khi tăng lên 3% vào năm 2025. Cũng
theo OCED, tốc độ tăng trưởng trong năm sau có xu hướng không đồng đều ở các quốc gia.
36

Các nền kinh tế tiên tiến nhìn chung phải đối mặt với mức tăng trưởng chậm hơn so với các
thị trường mới nổi, trong khi hiệu quả hoạt động của châu Âu đang tụt hậu so với Bắc Mỹ và
các nền kinh tế lớn của châu Á.
'Xả lãi suất' có đến vào năm 2024 không?
Còn châu Âu, nơi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi lãi suất cao và nơi chi phí năng lượng
cao hơn, phải đi trên con đường đặc biệt khó khăn để phục hồi hoàn toàn.
Ngược lại, tăng trưởng GDP được duy trì tốt hơn ở Mỹ và nhiều nền kinh tế sản xuất hàng hóa
khác. Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đã cùng nhau duy trì tốc độ tăng
trưởng gần bằng mức trước đại dịch.
Lạm phát
Thomson Reuters nhận định thách thức cốt lõi mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt khi bước
sang năm 2024 tiếp tục là lạm phát. Theo báo cáo, trong năm sau, tỷ lệ lạm phát có thể sẽ dao
động giữa các quốc gia và khu vực, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, phản ứng chính sách và
các cú sốc bên ngoài.
Link tham khảo

TRỞ LẠI MỤC LỤC

5 nhóm giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu doanh
nghiệp
(Báo Chính phủ)

C
huyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển thị trường trái
phiếu doanh nghiệp.
Tại Tọa đàm: "Thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, an
toàn, bền vững" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều 4/12, chuyên gia kinh
tế Cấn Văn Lực đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu doanh
nghiệp:
Nhóm giải pháp thứ nhất là rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc cho cả các cơ quan chức
năng, các bên tham gia thị trường và nhà đầu tư. Bởi vì chúng ta phải rút ra bài học kinh
nghiệm để sau này trưởng thành và lớn lên.
37

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực (trái) và ông Phan Đức Hiếu (phải) chia sẻ ý
kiến tại Tọa đàm - Ảnh: VGP

Cần tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, chính sách. Ví dụ hiện nay Nghị định số 08/2023/NĐ-
CP của Chính phủ chuẩn bị hết hiệu lực và sắp tới chúng ta sẽ quay trở lại áp dụng Nghị định
số 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó có 3 điều kiện, điều khoản mà hiện Nghị định số
08/2023/NĐ-CP đã cho phép là giãn, hoãn. Sắp tới quay trở lại áp dụng Nghị định số
65/2022/NĐ-CP, chúng ta tiếp tục áp dụng như thế nào?
Ông Lực cho rằng chúng ta quay trở lại Nghị định số 65/2022/NĐ-CP nhưng có lộ trình, có cân
đối để tiếp tục kiến tạo cho thị trường phát triển. Ví dụ Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi 3
điều kiện, trong đó thời gian chào bán là không có vấn đề gì, vẫn 60 ngày; nhưng quan trọng
là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì cân nhắc thời gian tới nên như thế nào.
Nếu chúng ta muốn thị trường lành mạnh, đúng đối tượng là người mua có kiến thức, có kinh
nghiệm, có hiểu biết thì sẽ áp dụng tiếp điều kiện, điều khoản của nhà đầu tư chuyên nghiệp
theo Nghị định số 65/2022/NĐ-CP.
Xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp với đơn vị phát hành nên có lộ trình phù hợp hơn. Hiện
nay, mới có 3 tổ chức phát hành; thứ hai là văn hoá, thói quen của những bên phát hành mua
dịch vụ xếp hạng tín nhiệm rõ ràng chưa hình thành ngay được.
Ông Lực đề nghị nên cân nhắc lộ trình thích hợp hơn ở chỗ xếp hạng tín nhiệm và đặc biệt
phải phân nhóm ra, nhóm nào cần xếp hạng tín nhiệm, nhóm nào không cần xếp hạng tín
nhiệm. Ví dụ, ngân hàng thương mại không cần xếp hạng tín nhiệm vì họ phát hành mục đích
rất rõ là để tăng vốn cấp hai, thứ hai là họ được quản lý chặt chẽ các hệ số an toàn bởi Nhà
nước.
38

Giải pháp thứ hai rất quan trọng là đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường TPDN. Hiện nay cơ
bản chỉ có mỗi TPDN, còn trái phiếu xanh, trái phiếu công trình, trái phiếu bền vững, trái phiếu
xã hội thì sao?
Ông Lực muốn chúng ta nhân cơ hội này thúc đẩy những sản phẩm mới trên thị trường trái
phiếu. Ví dụ BIDV vừa qua phát hành rất thành công trái phiếu xanh, thu hút sự quan tâm của
nhà đầu tư.
Giải pháp thứ ba là đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư
chuyên nghiệp. Nhà đầu tư tổ chức chưa có nhiều. Ông Lực rất mong chúng ta thúc đẩy để có
nhiều nhà đầu tư tổ chức hơn, đặc biệt là quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư vô cùng quan trọng. Quỹ
đầu tư, quỹ hưu trí… là cách chúng ta thu hút đầu tư của xã hội, của nhà đầu tư.
Giải pháp thứ tư là chúng ta nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và dữ liệu. Chuyên gia Cấn
Văn Lực cho rằng cái này là hồn cốt vô cùng quan trọng để chúng ta phát triển thị trường này.
Đặc biệt, cái nữa là đơn giản hoá quy trình thủ tục phát hành ra công chúng.
Hiện nay rõ ràng là còn phức tạp, thời gian phê duyệt hơi lâu nên nhà phát hành còn ngại khi
xin làm hồ sơ để phát hành ra công chúng. Ông Lực rất mong chỗ này chúng ta phải kích lên.
Cuối cùng, giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt năng lực, công cụ
cho đội ngũ này. Thời gian vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất cố gắng. Rõ ràng đội
ngũ, năng lực vẫn còn hạn chế nhất định nên chúng ta cần củng cố thêm khâu này thời gian
tới.
Cần rà soát ngay từ bây giờ Nghị định 08, cái gì sẽ tiếp tục áp dụng và cái gì sẽ không áp dụng
để quay lại áp dụng Nghị định 65
Về phát biểu nêu trên của ông Lực, ông Phan Đức Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường
trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, có nhiều điểm rất trùng với ông Lực. Chia sẻ về
chuyên môn, ông Hiếu cho rằng cần rà soát ngay từ bây giờ Nghị định 08, cái gì sẽ tiếp tục áp
dụng và cái gì sẽ không áp dụng để quay lại áp dụng Nghị định 65.
Việc này hết sức cần thiết và phải làm khẩn trương. Công việc thì như vậy, nhưng phải có
nguyên tắc. Đó là vẫn phải tạo thuận lợi cho thị trường phát triển trong năm 2024, đấy là điều
thứ nhất.
Riêng đối với tiêu chuẩn, gọi là tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động trái
phiếu chuyên nghiệp, theo ông Hiếu nên cân nhắc thêm là chúng ta có thể phân loại trái phiếu
sắp tới đây sẽ phát hành mới với chuẩn mới của nhà đầu tư theo Nghị định 65 chẳng hạn.
Với những trái phiếu đã phát hành dựa trên chuẩn cũ của Nghị định 153, bây giờ nếu chúng
ta lại áp chuẩn mới vào cho những trái phiếu đã phát hành thì có thể đâu đó, không nhiều
39

nhưng ít nhiều về mặt lý thuyết, sẽ có ảnh hưởng đến việc thanh khoản của những trái phiếu
đã phát hành trước đây.
Đây cũng là điều nên cân nhắc. Chúng ta xem xét Nghị định 08 trong bối cảnh phù hợp với
thực tế Việt Nam, đồng thời cũng phải tính đến tương lai tăng trưởng sắp tới của thị trường
trái phiếu, bền vững, xanh, minh bạch, an toàn.
Tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm tính minh bạch của thị trường
Cũng tại Tọa đàm, trao đổi về vai trò kiểm tra, thanh tra, giám sát thị trường trái phiếu, theo
Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn
Hoàng Dương, xuất phát từ những vi phạm của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, thời
gian qua, các cơ quan chức năng đã xử lý rất mạnh mẽ, đây là việc làm hết sức cần thiết.
Về phía Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã căn cứ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ có các chỉ thị quyết liệt chỉ đạo các cơ quan có liên quan của Bộ tăng cường quản lý
giám sát.
Ví dụ như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời gian vừa qua rất nỗ lực kiểm tra, giám sát các
tổ chức trung gian tài chính, các tổ chức tư vấn phát hành là công ty chứng khoán, để đảm
bảo họ đưa ra những lời khuyên và tư vấn đúng đắn cho các doanh nghiệp phát hành trái
phiếu.
Tiếp đó là triển khai kiểm tra trực tiếp một số doanh nghiệp có lượng phát hành lớn và doanh
nghiệp bất động sản. Cùng với đó là một số tổ chức khác có liên quan, ví dụ như các tổ chức
kiểm toán, các tổ chức định giá cũng là những đối tượng mà thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ
Tài chính đã chỉ đạo sát sao việc kiểm tra, giám sát hoạt động. Những hoạt động này đã góp
phần làm minh bạch thị trường.
Đối với thị trường giao dịch thứ cấp, để tăng tính thanh khoản, bên cạnh những lợi ích mà
chúng ta đã đánh giá, tôi cho rằng những thông tin về giao dịch trên thị trường thứ cấp thông
qua hệ thống này cũng có tác dụng rất lớn với cơ quan quản lý nhà nước để giám sát quá trình
giao dịch, trao đổi.
Cụ thể là thông qua hệ thống này, tất cả các giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống. Và chúng
ta có thể hoàn toàn xác định được doanh nghiệp đó phát hành cho nhà đầu tư mua có đúng
đối tượng hay không vì dấu vết của các nhà đầu tư vẫn lưu trên hệ thống.
Đồng thời cũng có lợi ích là thông qua hệ thống giao dịch thứ cấp, chúng ta có thể tăng cường
công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp phát hành và các đối tượng người mua theo đúng
quy định của pháp luật. Đối tượng người mua cũng là một trong những nguyên nhân gây ra
những bất ổn trên thị trường trong thời gian vừa qua.
40

"Tóm lại, chúng tôi vẫn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những đối tượng tham gia
vào thị trường TPDN để duy trì, và tăng tính minh bạch của thị trường trong thời gian tới".
Ông Dương chia sẻ.
Link tham khảo

TRỞ LẠI MỤC LỤC

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay: Thực trạng và khuyến
nghị
(Tạp chí Tài chính)

B
ài viết khái quát thực trạng thị trường bán lẻ ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này.
Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới với quy mô và
tốc độ tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm qua.
Giới thiệu
Việt Nam đang hội nhập ngày càng mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với kinh tế khu vực
và thế giới. Các chủ thể kinh tế của Việt Nam đang trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu (CCUTC) của rất nhiều nhóm ngành hàng một cách toàn diện, từng bước khẳng định được
vị thế của mình.
Hoạt động bán lẻ ở Việt Nam - một khâu trong CCUTC - đã đang và sẽ có những thay đổi đáng
kể để phù hợp với sự thay đổi của CCUTC. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu về thực trạng
và một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2022
Tác động sâu rộng của dịch COVID-19 và những xung đột chính trị - quân sự giữa một số quốc
gia ở một số khu vực trên thế giới, cùng những yếu tố khó lường khác đang có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến thị trường bán lẻ toàn cầu, trong đó có thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thị trường bán lẻ thế giới đang dần sôi động trở lại sau khi các quốc gia mở cửa lại nền kinh
tế (muộn nhất là Trung Quốc – nền kinh tế thứ hai thế giới – sau 3 năm thực hiện chính sách
“zero COVID”). Với những chính sách và giải pháp quyết liệt, sát với thực tế của Quốc hội và
Chính phủ, kinh tế nước ta đã có sự phục hồi mạnh mẽ, có tác động tích cực tới sự phục hồi
41

và tăng trưởng của thị trường bán lẻ trong nước. Theo Bộ Công Thương, quy mô thị trường
bán lẻ nước ta năm 2022 đạt khoảng 142 tỷ USD và dự báo năm 2025 tăng lên 350 tỷ USD,
đóng góp 59% tổng ngân sách (Nguyễn Vân, 2022). Thị trường bán lẻ trong nước sau 3 năm
trầm lắng do đại dịch COVID-19 đã có những dấu hiệu tích cực trong năm 2022, thể hiện qua
một số điểm sau:
- Doanh số bán lẻ đã có sự tăng trưởng nhanh. Đại bộ phận doanh nghiệp bán lẻ đều tin tưởng
vào triển vọng tăng trưởng tốt của thị trường bán lẻ trong nước. Khảo sát 15.000 nhà bán
hàng của Nền tảng quản lý và bán hàng Sapo năm 2022 cho thấy, tuy 42% nhà bán hàng ghi
nhận sự sụt giảm doanh thu so với năm 2021, tình hình chung năm 2022 là sự phục hồi về
doanh thu. Tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu chiếm 37,72%, cao hơn năm 2021
(23,88%) và năm 2020 (30,7%). Số lượng nhà bán hàng có sự tăng trưởng trên 30%, doanh thu
chiếm 6,36%.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, doanh nghiệp liên tục thực hiện các hoạt
động quảng bá, khuyến mại để thu hút khách hàng, đi kèm với các biện pháp đảm bảo an toàn
phòng chống dịch trong điều kiện mới. Điển hình như: Bộ Công Thương phát động Tháng
khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022 trên phạm vi toàn quốc; các
địa phương lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… đều phát động Chương trình Tháng khuyến
mại hàng năm; các siêu thị, trung tâm thương mại cũng phát động tháng khuyến mại trong
năm với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
- Các chủ thể tham gia hoạt động bán lẻ (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân) sử dụng đa dạng
và linh hoạt phương thức tiếp cận với khách hàng; không chỉ dựa vào mạng lưới cửa hàng hoặc
website bán hàng; áp dụng phương thức bán hàng đa kênh trên cả 2 nền tảng là trực tiếp và
trực tuyến.
- Tác động từ giai đoạn bị phong tỏa do dịch COVID-19 và bùng nổ các ứng dụng mới của AI,
IoT, Bigdata… đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử với các phương thức khác nhau
(website, mạng xã hội, marketplace…), tạo ra những tiện ích mới cho khách hàng khi “dạo
quanh thị trường” để tìm kiếm thông tin và quyết định mua hàng.
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’, tăng tỷ
trọng hàng Việt Nam trong danh mục mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc
đẩy sự phục hồi và tăng trưởng của sản xuất trong nước. Kết quả thăm dò dư luận xã hội về
việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Viện Dư luận
xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai vào tháng 9/2022 cho thấy, 94% người được hỏi
cho rằng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã ít nhiều có hiệu
quả đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ
42

Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ người đánh giá “Hiệu quả cao” đạt 43%, tỷ lệ đánh giá “Hiệu quả có
mức độ” chiếm đa số (51%) (Bảo Châu, 2022).
- Các chủ thể bán lẻ ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, AI, chuyển
đổi số, eBanking… trong tổ chức kinh doanh và quản lý, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất,
về nhân lực, về chia sẻ và bảo mật thông tin với các đối tác và khách hàng.
- Những mô hình kinh doanh hiện đại có sự phát triển nhanh chóng, như: cửa hàng tiện lợi
(MiniMart; Conveniences Story): Family Mart (Nhật Bản), 7 Seven (Mỹ), Circle K (Mỹ),
Winmart+ (Việt Nam), K-Mart (Việt Nam)…, các trung tâm thương mại như: AEON (Nhật Bản),
VinCom, Go!, MegaMaill… Trong đó, mô hình cửa hàng tiện lợi đã được phát triển ở các khu
vực ngoài đô thị do phát huy được lợi thế về tính chất mặt hàng (chủ yếu là hàng nhật dụng),
quy mô không gian cửa hàng không lớn, linh hoạt trong lựa chọn địa điểm. Những mô hình
hiện đại này đã góp phần làm thay đổi phương thức kinh doanh và phục vụ, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của khách hàng; tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động bán
lẻ.
Bên cạnh những kêt quả tích cực, thị trường bán lẻ trong nước vẫn còn một số hạn chế, khó
khăn như: vẫn còn hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... được đưa
vào kinh doanh (kể cả ở một số trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị của doanh nghiệp bán lẻ
lớn); thị trường khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa chủ yếu hoạt động bán lẻ vẫn do các
doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình kinh doanh, gây khó khăn trong công tác quản lý; mối liên kết
trong chuỗi cung ứng giữa nhà bán lẻ với nhà sản xuất (nhất là với hàng nông sản) có lúc, có
khu vực chưa tốt, chưa thể hiện được vai trò kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng; kiểm soát
hoạt động bán lẻ trên nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo...) còn hạn chế.
Một số khuyến nghị
Nhằm phát triển thị trường bán lẻ trong nước, tác giả khuyến nghị với các chủ thể có liên quan
đến hoạt động bán lẻ của Việt Nam như sau:
Về phía Nhà nước
- Bộ Công Thương đề xuất với Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện một số chính sách về tài
chính, về quy hoạch và phát triển lĩnh vực logistics (trọng tâm là về hạ tầng giao thông vận
tải)… để hỗ trợ cho hoạt động thương mại.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành để giải quyết việc cấp phép đầu tư vào lĩnh vực thương
mại; ngăn ngừa và xử lý nghiêm khắc tình trạng gian lận thương mại; hỗ trợ việc chuyển đổi
số trong lĩnh vực thương mại.
- Các địa phương trên cơ sở phân cấp về thẩm quyền, thực hiện tốt việc quy hoạch về phát
triển mạng lưới bán lẻ; đơn giản hóa thủ tục hành chính và hỗ trợ việc đầu tư các cơ sở kinh
43

doanh theo mô hình hiện đại về vị trí bố trí cơ sở kinh doanh, liên kết với nhà xuất địa phương
trong cung ứng hàng hóa.
Về phía các chủ thể kinh doanh
- Tăng cường mối liên kết với các thành viên trong chuỗi cung ứng (nhà sản xuất, nhà cung
ứng dịch vụ logistics, ngân hàng, viễn thông...) theo hướng bền vững, ổn định và lâu dài để
đảm bảo được sự ổn định, khả năng kiểm soát từ nguồn của mặt hàng kinh doanh cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Mở rộng mô hình kinh doanh hiện đại dưới dạng cửa hàng tiện lợi (theo phương thức nhượng
quyền) ở thị trấn, thị tứ, điểm du lịch tại khu vực nông thôn, miền núi.
- Với các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh theo mô hình chuỗi cửa hàng - siêu thị, trung tâm
thương mại (như WinMart, Coo-Mart, Bách hóa xanh, Hapro...) cần tiếp tục có sự cải tiến về
mô hình kinh doanh, tạo sự khác biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, quy hoạch không gian cửa hàng, huấn luyện
kỹ năng phục vụ của nhân viên để tạo ra sự trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Với bán lẻ
trực tiếp, điều này được thể hiện ở quy hoạch không gian cửa hàng, thiết kế tủ giá bày hàng
bắt mắt, tinh thần và thái độ của đội ngũ nhân viên, tính đa dạng và thường xuyên đổi mới
mặt hàng kinh doanh. Với bán hàng trực tuyến thể hiện ở việc thiết kế website bán hàng, tính
thuận tiện trong việc tiếp cận và tương tác của khách hàng. Với các mạng xã hội, đề cao việc
sáng tạo nội dung (contents creation), sử dụng người ảnh hưởng KOLs (key opinion leader),
lưu giữ hồ sơ truy cập về sản phẩm của khách hàng…
- Tích cực tham gia vào hình thành “chuỗi cung ứng xanh”, “chuỗi cung ứng tuần hoàn” thể
hiện qua việc giảm sử dụng túi nilon đựng hàng cung cấp cho khách hàng; thu hàng cũ đổi
hàng mới (với hàng điện tử - điện lạnh), xử lý hàng thực phẩm đến hạn sử dụng hợp lý hơn
(tập hợp, phân loại để làm công tác xã hội – từ thiện); phối hợp với người sản xuất sử dụng
bao bì hàng hóa chế tạo từ nguyên liệu thân thiện với môi trường hoặc tăng khả năng tái sử
dụng, tái chế...
- Sử dụng đa dạng các hình thức thanh toán. Đây là xu hướng với các nhà bán lẻ do thành tựu
công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng (eBanking), hạ tầng mạng viễn thông, xu
hướng sử dụng đồng tiền số (Trung Quốc đang đi đầu trong việc phát triển và thí điểm sử dụng
đồng nhân dân tệ số). Đồng thời, đây cũng là yêu cầu bắt buộc khi Chính phủ yêu cầu các chủ
thể kinh doanh từng bước hạn chế việc giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt.
- Gia tăng việc sử dụng các nền tảng xã hội (Facebook, Instagram,YouTube, Zalo, TikTok...) để
khai thác cơ hội khách hàng ngày càng sử dụng nhiều phương tiện công nghệ thông minh (điện
thoại, máy tính, TV...). Với việc tăng thêm các mạng xã hội và gia tăng số lượng người tham
44

gia, truy cập; độ tuổi của người tham gia và theo dõi ngày càng đa dạng; khả năng tương tác
nhanh và linh hoạt, có thể uplowd theo thời gian thực… các nền tảng xã hội đang thúc đẩy
mạnh mẽ xu hướng bán hàng Social commerce. Các nền tảng này cho phép người bán hàng
sử dụng các tính năng livestream, video 360 độ, hình ảnh 3D, trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao
hiệu quả tiếp cận, tương tác và mang đến những trải nghiệm mua sắm phong phú, từ đó thúc
đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng và khả năng đáp ứng đơn hàng một cách
nhanh chóng.
- Tham gia xây dựng “chuỗi cung ứng xanh”, “chuỗi cung ứng tuần hoàn”. Đây là vấn đề cấp
bách do áp lực từ tình trạng biến đổi khí hậu, những thay đổi có tính cực đoan khó lường về
khí hậu thời tiết; tình trạng suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, rác thải… Chính phủ
Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26, đã đưa ra nhiều chính sách,
giải pháp để thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế; đồng thời cũng tạo áp lực lên các chủ
thể sản xuất kinh doanh trong nước để thực hiện. Việc xây dựng/tham gia các dạng chuỗi cung
ứng trên, không còn là trách nhiệm xã hội mà còn là yêu cầu bắt buộc, liên quan đến lợi ích
của các thành viên tham gia chuỗi, của quốc gia và có ý nghĩa toàn cầu.
- Chú trọng đến nghiên cứu nhu cầu mua sắm của khách hàng trẻ tuổi (thế hệ gen Z) do chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với nền kinh tế số, có sự độc
lập về kinh tế, xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh với sự đa dạng về cơ cấu, mẫu mã hàng hóa.
Nhà bán lẻ phải đa dạng cách thức chào hàng, thường xuyên đổi mới danh mục hàng hóa và
tăng mức độ trải nghiệm cho nhóm khách hàng này.
- Tăng cường mối liên kết với các thành viên khác trong hoạt động du lịch, trong bối cảnh thị
trường du lịch Việt Nam đã mở cửa trở lại, sớm hình thành dạng TourShopping, hoặc hình
thành điểm đến mua sắm trong tour của các doanh nghiệp du lịch lữ hành dành cho khách du
lịch.
Link tham khảo

TRỞ LẠI MỤC LỤC


45

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BAN KẾ HOẠCH – TỔNG HỢP

EMAIL: BANKEHOACHTONGHOP@VCCI.COM.VN

You might also like