You are on page 1of 4

25/1.

Họ và tên:……………………………………………………………………………Lớp:……
ĐỌC 2: XẢ THÂN CỨU ĐOÀN TÀU (Trang 22, 23 SGK)
(20 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tác giả của bài Xả thân cứu đoàn tàu là ai?
A. Hoàng Thùy. B. Lê Minh. C. Nguyễn Thị Mai. D. Phạm Tiến Duật.
Câu 2: Đoàn tàu Thống Nhất rời từ ga Vinh chạy về đâu?
A. Huế. B. Nghệ An. C. Hà Nội. D. Hà Giang.
Câu 3: Người lái tàu là ai?
A. Huỳnh Thúc Kháng. B. Phạm Văn Vinh. C. Lê Minh. D. Trương Xuân Thức.
Câu 4: Ông Thức đã có hành động gì khi chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt?
A. Mở cửa kính và cảnh báo. C. Tăng tốc đoàn tàu. D. Phanh gấp.
B. Kéo còi; khóa máy và bất chấp nguy hiểm cho bản thân ghì chặt chiếc cần hãm.
Câu 5: Đoàn tàu được miêu tả ra sao sau cú va đập?
A. Không một vết xước. B. Nổ tung.
C. Bẹp rúm, lật nghiêng. D. Trượt khỏi đường ray.
Câu 6: Trong bài Xả thân cứu đoàn tàu “xe ben” là loại xe như thế nào?
A. Xe tải có thùng tự nâng để đổ vật liệu xuống. B. Xe để vận chuyển vũ khí trong chiến tranh.
C. Xe chuyên chở hành khách. D. Xe chuyên chở hàng hóa.
Câu 7: Hành động nào khiến ông Thức giải cứu được cả đoàn tàu?
A. Bấm còi. B. Khóa máy. C. Tiếp tục lái tàu. D. Ghì chặt cần hãm.
Câu 8: Ông Thức đã được Chủ tịch Nước trao tặng gì?
A. Bằng khen. B. Giấy khen. C. Huân chương. D. Tiền thưởng.
Câu 9: Sau khi đoàn tàu bị lật nghiêng, người ta đã làm gì để giải cứu ông Thức?
A. Ông Thức tự bò ra. B. Cắt khoang đầu máy mới kéo được ông Thức ra.
C. Đập cửa kình và kéo ông Thức ra. D. Hơn mười người tập trung sức lực kéo ông Thức ra.
Câu 10: Ông Thức đã được ai tặng Huân chương Dũng cảm.
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng. B. Công an thành phố Hà Nội tặng.
C. Chủ tịch Nước tặng. D. Chủ tịch huyện tặng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao ông Thức có hành động kéo coi và khóa máy để đoàn tàu từ từ dừng lại?
A. Vì có một con hươu nhảy qua đường ray.
B. Vì phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt.
C. Vì có trẻ em đang chơi đùa trên đường ray.
D. Vì có người trên tàu hỏa muốn xuống tàu
Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về hành động bất chấp nguy hiểm của bản thân, ông
Thức vội ghì chặt chiếc cần khẩn cấp?
A. Đó là một hành động dũng cảm hi sinh để các hành khách được an toàn.
B. Tự tin không sợ nguy hiểm. C. Hoang mang nên ấn bừa. D. Bối rối mất bình tĩnh.
Câu 3: Đâu không phải là chi tiết ông Thức chủ động phòng tránh tai nạn?
A. Kéo còi cảnh báo. B. Kéo còi và khóa máy.
C. Ghì chặt cần hãm khẩn cấp. D. Thắt dây an toàn.
Câu 4: Ông Thức đã hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?
A. Đề xuất phương án với mọi người trên tàu.
B. Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.
C. Xin ý kiến từ cấp trên. D. Xin ý kiến từ lãnh đạo cấp cao trong Nhà nước.
Câu 5: Tìm động từ trong câu sau.
Chủ tịch Nước tặng Huân chương Dũng cảm.
A. Chủ tịch Nước. B. Huân chương. C. Tặng. D. Huân chương Dũng cảm.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài Xả thân cứu đoàn tàu gồm mấy phần?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Nội dung chính của bài Xả thân cứu đoàn tàu là gì?
A. Ca ngợi người lái tàu hỏa Trương Xuân Thức đã dũng cảm hi sinh bản thân giữ an toàn cho
hơn 300 hành khách.
B. Ca ngợi người lính lái xe Trương Xuân Thức đã dũng cảm hi sinh lái xe chở vũ khí vào chiến
trường.
C. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lái tàu Trương Xuân Thức.
D. Ca ngợi cô gái trên chuyến tàu.
Câu 3: Dòng nào dưới đây xác định đúng phần mở bài của bài Xả thân cứu đoàn tàu?
A. Từ “Bỗng phía trước có một chiếc xe…” đến “lao qua đường”.
B. Từ “Bất chấp nguy hiểm…” đến “khách được bình an”.
C. Từ đầu cho đến “liên tục cảnh báo”
D. Từ “Bỗng phía trước có một chiếc xe…” đến “khách được bình an”.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện như thế nào về sự đánh giá của Nhà nước và Nhân
dân về người lái tàu Trương Xuân Thức?
A. Thể hiện sự đánh giá và lòng dũng cảm và sự mưu trí của người lái tàu Trương Xuân Thức.
B. Thể hiện sự yêu mến người lái tàu Trương Xuân Thức.
C. Thể hiện sự thần tượng.
D. Thể hiện tình yêu thương.
Câu 2: Bài đọc nào dưới đây nói lên sự dũng cảm và mưu trí của người lái tàu?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. B. Món quà.
C. Xả thân cứu đoàn tàu. D. Con sóng lan xa.

Câu 3: Kể tên một số việc làm thể hiện lòng dũng cảm của em hoặc các bạn:
V. TỰ LUẬN: TRẠNG NGỮ (TN) - CHỦ NGỮ(CN) - VỊ NGỮ(VN)

Trạng ngữ
Bài 1: Nối:
Để rèn luyện sức khoẻ Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Trên sân trường

Phương tiện Nguyên nhân

Vì trời mưa to Bằng xe đạp Trên mái nhà

Bài 2: Xác định: TRẠNG NGỮ (TN) - CHỦ NGỮ(CN) - VỊ NGỮ(VN)

a) Khi phương đông vừa vấn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

…………………………………………………………………………………………………

b) Để làm ra buồng ra nải, cây mẹ phải đua hoa chúc xuôi sang một phía.

…………………………………………………………………………………………………

c) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ.

…………………………………………………………………………………………………

d) Nhờ tinh thần ham học hỏi, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

…………………………………………………………………………………………………

đ) Vì hôm nay trời rét , chúng em nghỉ học.

…………………………………………………………………………………………………

e) Bên bờ biển, anh họa si vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.

…………………………………………………………………………………………………

g) Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.
…………………………………………………………………………………………………

You might also like