You are on page 1of 3

ĐỀ TỰ LUYỆN SỐ 2

Câu I. trích HSG Hải Dương


1. Phân tử XY2 có tổng số hạt proton, neutron, electron bằng 178. Trong đó, số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn
số hạt mang điện của nguyên tử Y là 20 hạt.
a) Xác định X, Y và công thức phân tử XY2.
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y và cấu hình electron của ion X 3 , Y 2  .
2. Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình
của chlorine là 35,5. Trong hợp chất HClOx, nguyên tử đồng vị 35Cl chiếm 26,12% về khối
lượng. Xác định công thức phân tử của hợp chất HClOx (cho H = 1; O = 16)
Câu II. trích HSG Hải Dương
1. So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF3 và BF3.
b. Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3.
c. Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3.
d. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.
2. Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của
Cơ quan Quản lí an toàn và sức khỏe Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích
màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30
phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nuy cơ làm tử vong ngay lập tức.
a) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.
b) Em hiểu thể nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
c) Một gian phòng trống (250C; 1 bar) có kích thước 3m x 4m x 6m bị nhiễm 10 gam khí
H2S. Tính nồng độ của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong
trường hợp
Câu III. trích HSG Hà Tĩnh
Hòa tan 1,0 gam NH4Cl và 1,0 gam Ba(OH)2.8H2O vào một lượng nước vừa đủ thì thu được
100 ml dung dịch X (ở 250C).
a. Tính pH của dung dịch X, biết pKa (NH4+) = 9,24
b. Tính nồng độ mol/lít của tất cả các ion trong dung dịch X.
c. Tính pH của dung dịch thu được sau khi thêm 10 ml dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch
X.
Câu IV. trích HSG Hải Dương
Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng
K2Cr2O7 trong môi trường acid theo phương trình hoá học sau (Giả sử rằng trong thí nghiệm
trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7)
3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
- Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7
0,01M.
- Theo luật định, hàm lượng ethanol trong máu người lái xe KHÔNG vượt quá 0,02% theo
khối lượng.
(a) Tính nồng độ cồn của người lái xe trong mẫu thử trên?
(b) Người lái xe đó có vi phạm luật không?
Câu V. trích HSG Hải Dương
Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane.
Cho biết:
C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(l) ∆rH0298 = -2220kJ
C4H10(g) + 13 2 O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O(l) ∆rH0298 = -2850kJ
- TỔNG nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas là 594960kJ.
- Trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt gas là 10000 kJ/ngày và hiệu suất hấp thụ nhiệt là
67,3%.
(a) Hỏi sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12kg?
(b) Tính tỷ lệ số mol propane và butane trong khí hoá lỏng trên?

Câu VI. trích HSG Hải Dương


1. Trong y học, glucozơ làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá
nhiều năng lượng. Dung dịch glucozơ (C6H12O6) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản
ứng oxi hóa 1 mol glucozơ tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một
người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucoze 5%. Năng lượng tối đa từ
phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucozơ mà bệnh nhân đó có thể nhận được là bao nhiêu?
2. Để đảm bảo năng suất lúa vụ hè thu tại đồng bằng sông Cửu Long, với mỗi
hecta đất trồng lúa, người nông dân cần cung cấp 70 kg N; 35,5 kg P2O5 và
30 kg K2O. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân NPK (ở hình bên)
trộn với phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và phân ure (độ dinh dưỡng 46%).
Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho một hecta (1 hecta = 10.000 m2)
đất trên gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu VII: - trích HSG Hà Nam


1. Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hiđrocacbon X theo sơ đồ và các bước
sau đây:

Bước 1: Mở khoá phễu cho H2O chảy từ từ xuống bình


cầu đựng CaC2.

Bước 2: Dẫn X vào bình 1 đựng dung dịch Br2.

Bước 3: Dẫn X vào bình 2 đựng dung dịch AgNO3 trong


NH3.

Bước 4: Đốt cháy X.

Nêu hiện tượng, viết các phương trình phản ứng hoã học
đã xảy ra, gọi tên các phản ứng xảy ra ở bước 2, 3 và 4.

2. Tiến hành 4 thí nghiệm nghiên cứu tính chất của hiđrocacbon thơm như sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 ml brom vào ống nghiệm đựng 5 ml benzen, lắc đều, rồi để ống
nghiệm trên giá trong 3 phút, nêu hiện tượng, giải thích. Cho thêm một ít bột sắt vào ống
nghiệm, lắc liên tục trong 3 phút, nêu hiện tượng, giải thích.

Thí nghiệm 2: Cho vào cùng một ống nghiệm 3 chất lỏng (2 ml dung dịch HNO3 đặc, 4 ml
dung dịch H2SO4 đặc và 2 ml benzen), lắc đều, ngâm trong cốc nước 600C trong 5 phút, rót
sản phẩm vào cốc nước lạnh.Nêu hiện tượng và giải thích.

Thí nghiệm 3: Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch KMnO4 loãng, sau đó
thêm tiếp 1 ml benzen vào ống nghiệm thứ nhất và 1 ml toluen vào ống nghiệm thứ hai, lắc
đều, quan sát hiện tượng. Ngâm 2 ống nghiệm vào cùng 1 cốc nước sôi trong 5 phút.Nêu
hiện tượng, giải thích.

Thí nghiệm 4: Lấy 1 ống nghiệm hình chữ Y, cho vào nhánh một 1 ml benzen và nghiêng
cho benzen dính vào thành ống nghiệm; cho vào nhánh hai một lượng KMnO4 bằng hạt đậu
xanh và 1 ml dung dịch HCl đặc, đậy nút và đưa ống nghiệm ra ngoài ánh sáng. Nêu hiện
tượng ở nhánh một và giải thích.

You might also like