You are on page 1of 53

Phần 3: Power Of Three (PO3)

3 chu kỳ chính của thị trường bao gồm:


• Giai đoạn tích lũy: đây là giai đoan dòng tiền thông minh tích lũy vị thế
mua hoặc bán của họ và bạn sẽ tìm cơ hội để giao dịch trong giai đoạn này.
• Giai đoạn phát triển lợi nhuận: đây là giai đoạn này trader sẽ phát triển lợi
nhuận khi phạm vi thị trường được mở rộng
• Giai đoạn phân phối:tương tự như giai đoạn tích lũy, dòng tiền thông minh
sẽ tích lũy vị thế mua hoăc bán của họ trong giai đoạn này.

Giá mở cửa
• Dòng tiền thông minh phân phối tiền ở phần trên của vùng mở cửa trong giai
đoạn phân phối và phần dưới của vùng mở cửa trong giai đoạn tích lũy.
• Đối với ngày tăng giá, việc di chuyển bên dưới giá mở cửa chính là tín hiệu
săn dừng lỗ (hay trong Ict còn gọi đó là Judas Swing). Nếu bạn thấy giá di
chuyển nhanh bên dưới giá mở cửa thì đó là tín hiệu xác nhận rằng giao dịch
sẽ đi theo hướng của chúng ta.
• Giá mở cửa nên gần với mức giá thấp nhất của ngày, thường là 20% trên
tổng phạm vi. Nó sẽ là một thân nến dài ở giữa và sau đó thì đóng cửa gần
với vùng giá cao nhất của ngày.
• Đối với những ngày giảm giá, giá di chuyển phía trên mức giá mở cửa
chính là tín hiệu săn dừng lỗ (hay Judas Swing). Nếu bạn thấy giá di chuyển
nhanh phía trên giá mở cửa thì đó là tín hiệu xác nhận rằng giao dịch sẽ đi
theo hướng của chúng ta.
• Giá mở cửa nên gần với mức giá cao nhất của ngày, thường là 20% trên tổng
phạm vi. Nó sẽ là một thân nến dài ở giữa và sau đó thì đóng cửa gần với
vùng giá thấp nhất của ngày.

Vùng giá tích lũy điển hình


• Vùng giá tích lũy điển hình bắt đầu từ giá mở cửa:
o Nếu chúng ta tìm kiếm một giao dịch mua, thì chúng ta sẽ phải đợi để
thấy thị trường di chuyển xuống bên dưới phạm vi của vùng giá tích
lũy hoặc giá mở cửa.
o Tương tự nếu chúng ta tìm kiếm một giao dich bán thì sẽ phải đợi giá
di chuyển lên phía trên vùng giá tích lũy hoặc giá mở cửa.
o Dòng tiền thông minh mua trong cú giảm giá và bán trong xu tăng giá.
Bạn cũng nên như thế.

• Và khi giao dịch thì bạn cần đảm bảo được rằng, bạn cần nắm rõ cấu trúc
của khung thời gian cao hơn. Chờ giá đạt đến các vùng giá quan trọng và
đừng giao dịch trước khi giá đi đến được kháng cự hỗ trợ trên khung tuần,
khung ngày, H4 và đừng bao giờ thấp hơn H1.
• Khi giá đang giao dịch ở kháng cự hỗ trợ ở khung lớn. Thì lúc này bạn hãy
tìm tín hiệu phân kỳ (SMT – cái này mình sẽ viết ở phần sau).
• Tiếp theo là áp dụng thêm yếu tố xác nhận cho chiến lược của bạn là thời
gian và giá cả (phần này mình sắp viết bên dưới đây).
• Sau đó thì chờ cho biểu đồ ngày hình thành đỉnh hoặc đáy và sau đó thì mới
bắt đầu tìm kiếm giao dịch.
• Nói tóm lại là bạn sẽ tìm kiếm giá mở cửa, sau đó là Judas Swing, và sau đó
là tìm kiếm sự mở rộng của thị trường hay đó chính là hướng đi thực sự.

Phần 4: Lý thuyết thời gian và giá trong smc

Những điều anh em cần lưu ý:


• Bạn cần xác định được thời gian cụ thể trong năm, tháng, tuần, ngày mà giá
hình thành nên đỉnh đáy quan trọng.
• Thời gian và giá là khu giá gặp kháng cự hỗ trợ tại một thời điểm đặc biệt
trong ngày mà chúng ta đã dự đoán đỉnh đáy sẽ được hình thành và
trong Ict gọi đó là vùng hủy diệt (Kill Zones). Khi tín hiệu này xuất hiện nó
sẽ cho chúng ta xác nhận mạnh mẽ để giao dịch.
• Ví dụ như thứ 2, thứ 3 và thứ 4 là những ngày có khả năng hình thành nên
đỉnh đáy của tuần nhưng chúng ta nên xem xét kỹ thời điểm phiên Âu mở
cửa ở thứ 3 và thứ 4.

Vùng hủy diệt (Kill Zones)


• Chúng ta cần hiểu những giờ đặc biệt trong ngày mà đỉnh đáy được hình
thành, hiểu được điều này sẽ giúp chúng ta biết được khi nào thì bạn sẽ tìm
thiết lập để giao dịch và khi nào thì không.
• Bên dưới là thời điểm đặc biệt hay vùng hủy diệt mà chúng ta sẽ sử dụng để
san những giao dịch đẹp.
o Vùng hủy diệt phiên Á: 23:00-3:00
o Vùng huỷ diệt phiên Âu: 7:00-10:00 GMT
o Vùng hủy diệt đóng cửa phiên Âu: 15:-18:00 GMT
o Vùng hủy diệt phiên Mỹ mở cửa: 12:-15:00 GMT
o Cho phép tăng lên 1 tiếng trước và sau vùng hủy diệt vì đôi khi thiết
lập giao dịch sẽ đến sớm hơn 1 tiếng vì giờ tiết kiệm năng lượng mặt
trời.
• Hãy theo dõi 4 tiếng sau 5:00 GMT hoặc nửa đêm của phiên Mỹ vì nhiều
khả năng đỉnh đáy sẽ được hình thành trong 4 tiếng này.
• Bạn sẽ thấy mức đỉnh đáy trong ngày hình thành hầu hết trong khoảng thời
gian 9:00-9:30 GMT.
• 10:00 GMT hầu hết là thời gian của Judas Swing hay săn dừng lỗ và tín hiệu
phân kỳ (SMT – nội dung này mình nói ở phần sau). 7:00-9:00 GMT giá
thường hình thành đỉnh đáy theo hướng của thị trường.
• Ví dụ như bạn đang trong một giao dịch bán, bạn sẽ thấy giá hồi về đỉnh
trong ngày và sau đó quay đầu tiếp tục giảm. Đánh dấu giá mở cửa cửa
10:00 GMT và trong hầu hết thời gian này thì giá sẽ thiểt lập để vào lệnh ở
phiên Mỹ (Optimal Trade Entry – OTE) đồng bộ với đỉnh đáy được hình
thành ở phiên Âu.
• Trong hầu hết phiên Mỹ, giá sẽ quay trở lại mức giá 7:00 GMT và cung cấp
cho bạn OTE. Nếu như trong trường hợp bạn không thấy Judas Swing trong
phiên Âu thì nên kỳ vọng cú săn dừng lỗ này sẽ xuất hiện ở 10:00 GMT.
• Đối với giao dịch bán, đỉnh của ngày thường sẽ hình thành trong 4 giờ đầu
tiền sau 5:00 GMT (vùng hủy diẹt mở của của phiên Âu) nhưng khoảng thời
gian lý tưởng để hình thành đỉnh là từ 7:00-10:00 GMT và đáy trong ngày sẽ
hình thành khoảng 15:00-16:00 GMT. Và ngược lại đối với giao dịch mua.
Điều đó có nghĩa là nêu như bạn đang bán từ các vùng tiêu diệt của phiên
Âu thì bạn nên đóng giao dịch vào khoảng 15:00-16:00 GMT.
• Thông thường, các đỉnh đáy hằng ngày được hình thành trong trong hướng
ngược xu hướng (Counter Trend) của ngày đó (Judas Swing/Stophunt).
• 5:00 GMT là thời điểm bắt đầu của ngày giao dịch thực sự và cũng là thời
điểm kết thúc phạm vi của phiên Á.
• 19:00 GMT là thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
• 20:00 GMT đến 00:00 GMT là vùng giá giao dịch của ngân hàng trung
ương.
• 00:00 đến 5:00 GMT là vùng giá phiên Á.
• 10:00-11:00 GMT là thời điểm mà bạn sẽ thấy giá tạm dừng di chuyển sau
phiên Âu hoặc Judas Swing và nó sẽ tạo một đỉnh đáy đi theo hướng của thị
trường trong khung thời gian thấp hơn.
• 12:20 (20 phút sau vùng hủy diệt bắt đầu phiên Mỹ) là thời điểm thị trường
tương lai bắt đầu giao dịch.
• Chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm các thiết lập giao dịch ở phiên Mỹ từ 12:20.
Đối với các giao dịch mua thì bạn cần mua dưới mức giá tại 12:20 khoảng
10 pip và đối với các giao dịch bán thì bạn cần bán trên mức giá tại 12:20
10 pip.
• Khá nhiều điều cần nắm cho chúng ta ở phần này. Tuy nhiên thì anh em chỉ
cần lưu ý đến vùng hủy diệt là được. Và nhớ rằng thị trường thường sẽ tạo
một cú phá vỡ giả hay săn dừng lỗ trước khi di chuyển thực sự.

Phần 5: smart money Correlation (Sự tương quan của


dòng tiền thông minh)
Chúng ta biết rằng:
• Các hành động của dòng tiền thông minh được tiết lộ thông qua các lỗ hổng
trên thị trường
• Sự tương quan là dấu hiệu dòng tiền thông minh để lại trên biểu đồ khi
chuyển đổi xu hướng trung hạn.
• Các đỉnh đáy trung hạn là nơi có tiềm năng thực sự chứ không phải là những
điểm dao động nhỏ.
• Khi mối tương quan được thể hiện rõ ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng,
chúng ta tin rằng sẽ có phản ứng giả xảy ra.

Phân kỳ của USDX


• Khi chúng ta giao dịch tiền tệ, thì chỉ số USDX được sử dụng để xác định
được tình trạng của thị trường hiện tại.
• Nếu là điều kiện thị trường hiện tại là Risk On tức là rủi ro được cảm nhận ở
mức thấp và các nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản rủi ro, thì lúc
này đồng USD giảm giá.
• Nếu điều kiện thị trường hiện tại là Risk Off tức là rủi ro được cảm nhận ở
mức cao và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang đầu tư các tài sản an
toàn, thì lúc này đồng USD tăng giá.
• Vậy thì nếu USD tăng, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng
khoán và các tiền tệ khác sẽ giảm.
• Ngược lại, nếu USD giảm, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa,
chứng khoán và các tiền tệ khác sẽ tăng.
• Với mối tương quan nghịch đảo của các cặp tiền, thì khi giá trên một cặp
tiền tạo mức đáy thấp hơn, thì chúng ta kỳ vọng cặp tiền khác sẽ tạo mức
đỉnh cao hơn. Nếu như điều này không xảy ra thì chúng ta có tín hiệu phân
kỳ (hay còn gọi là SMT)
• Tín hiệu phân kỳ như là một sự gợi ý về giai đoạn tích lũy trươc một động
thái lớn theo hướng ngược lại.
Các bạn nhìn hình bên dưới để dễ hình dung hơn:
Những cặp tiền tương quan để xác định phân kỳ

Phân kỳ tăng giá


• Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
• So sánh những mức đáy trong các cặp của EUR và GBP tại những ngưỡng
hỗ trợ kháng cự quan trọng. Nếu như một cặp thất bại trong việc tạo đáy
thấp hơn sẽ cho thấy sự thay đổi ngắn hạn trong thị trường để bật lên cao
hơn.
• So sánh đỉnh trong các cặp tương quan tại ngưỡng kháng cự quan trọng, nếu
không tạo được đỉnh cao hơn thì cho thấy thị trường thay đổi trong ngắn hạn
để giảm thấp hơn.
• Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn trong khi cặp kia lại thành
công thì cả 2 cặp có khả năng cao sẽ bật lên cao hơn tại ngưỡng kháng cự
quan trọng.
• Khi xác định ngưỡng hỗ trợ để canh mua hãy xem xét cặp không thể tạo ra
được mức đáy thấp hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm
xuống được thấp hơn tức là nó đang được mua vào nhiều hơn nên nó chưa
sẵn sàng giảm xuống thấp hơn. Về cơ bản thì đây chính là vùng cầu hoạt
động để đẩy giá đi cao hơn.
Cụ thể như, EURUSD đang tạo đáy cao hơn trong khi GBPUSD tại đáy thấp
hơn >>> chúng ta chọn EURUSD để mua. Như hình bên dưới:

Phân kỳ giảm giá


Chúng ta có những điều kiện nhận biết tương tự:
• Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
• Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đỉnh cao hơn trong khi cặp kia lại thành
công thì cả 2 cặp có khả năng cao sẽ giảm xuống những ngưỡng hỗ trợ quan
trọng.
• Khi xác định ngưỡng kháng cự để canh bán hãy xem xét cặp không thể tạo
ra được mức đỉnh cao hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm
xuống được thấp hơn tức là nó đang được bán ra nhiều hơn nên nó chưa sẵn
sàng tăng lên cao hơn nữa. Về cơ bản thì đây chính là vùng cung hoạt động
để đẩy giá xuống thấp hơn.
Các bạn nhìn hình bên dưới, ta có EURUSD tạo đỉnh cao hơn nhưng GBPUSD lại
tạo đỉnh thấp hơn, trong điều kiện này chúng ta canh bán GBPUSD:

Các bạn nhìn hình bên dưới là biểu đồ trong thị trường thực tế để thấy được sự
tương quan giữa các cặp tiền:

Ta thấy GBPUSD tạo được đỉnh cao hơn trong khi EURUSD lại thất bại, trong
trường hợp này chúng ta chọn EURUSD để giao dịch. Tuy nhiên anh em có thể
thấy giá sau đó đã giảm ở cả 2 cặp tiền.

Phân kỳ trên CRB (chỉ số giá hàng hóa)


• Chỉ số CRB được sử dụng để theo dõi giá của hàng hóa như vàng, dầu,... và
chúng ta thấy CRB có mối tương quan nghịch đảo với USDX.
• Chỉ số CRB có sự thay đổi hướng hơi sớm và có thể cảnh báo về khả năng
có thể xu hướng thay đổi trong dài hạn.
Phân kỳ trên chỉ số chứng khoán
• Chúng ta tìm các chỉ số chứng khoán lớn như (S&P 500, Dow Jones,
Nasdaq,..) để so sánh đỉnh tại kháng cự hoặc đáy tại hỗ trợ.
Bảng bên dưới giúp anh em xác định được hướng chính của thị trường trong các
điều kiện Risk On/Risk/Off:

Phần 6: Hồ sơ của thị trường


Hồ sơ thị trường đơn giản là để chúng ta nắm được điều kiện hiện tại của thị
trường và phân loại được nó. Đa số các nhà giao dịch tìm cơ hội tham gia thị
trường mà bỏ qua yếu tố này.
Yếu tố này sẽ thay đổi tỷ lệ thành công của bạn khi bạn áp dụng cho đúng điều
kiện thị trường.

Những kiểu hồ sơ thị trường phổ biến

Hồ sơ cho vùng tích lũy


• Trong điều kiện giảm giá, khi thị trường tích lũy, bạn có thể xác định những
cú phá vỡ giả để giao dịch ngược hướng hoặc cơ hội để vào lệnh bán với
OTE.
• Thiết lập vị thế trong quá trình tích lũy: giai đoạn thị trường tích lũy cơ hội
để bạn thiết lập vị thế với dự đoán xu hướng sẽ đi tới đâu.
• Tìm thời điểm thị trường có nến nhỏ để tham gia giao dịch.
• Tích lũy là trạng thái cân bằng, khi giá phá vỡ khỏi vùng giá tích lũy nó
thường sẽ kiểm tra lại vùng này và tiếp diễn theo hướng hiện tại của thị
trường.
Hồ sơ thị trường phá vỡ
• Trong chiến lược giao dịch theo smc, chúng ta sẽ không giao dịch phá vỡ,
chúng ta sẽ chờ giá hồi về rồi mới tìm cơ hội giao dịch.
Hồ sơ thị trường xu hướng
• Đừng tham gia giao dịch khi một đợt di chuyển đã bắt đầu mà nên chờ cho
vùng tích lũy hình thành và sau đó tìm cơ hội giao dịch.
Hồ sơ thị trường đảo chiều
• Điều kiện thị trường này sẽ hình thành một ngày giảm trong khi phiên Á, Âu
và có thể phiên Mỹ tăng giá nhưng thất bại trong việc giữ được đà tăng và
đảo chiều xuống thấp hơn.
• Hay nó sẽ hình thành một ngày mà thị trường mua lên trong phiên Á, Âu và
có thể phiên Mỹ giá thất bại trong việc giữ được đà giảm và đảo chiều tăng
cao hơn.
• Điển hình là phiên Mỹ mở cửa và phiên Âu đóng cửa và cuối phiên Mỹ
thường sẽ ghi nhận sự đảo chiều.
Nói đơn giản và ngắn gọn của phần này, đó là anh em cần xác định được điều kiện
hiện tại của thị trường để chúng ta lên kế hoạch giao dịch cho hợp lý mà thôi.

Phần 7: Mô hình mua bán trong Ict

Đối với mô hình mua

Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:

Mô hình mua, chính là quá trình giá đi từ vùng tích lũy đến vùng phân phối, trong
đó:
1. Vùng giá tích lũy
2. Giá đi đến ngưỡng hỗ trợ
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh
4. Vùng tích lũy với rủi ro thấp để mua lên
5. Tái tích lũy
6. Vùng phân phối
Trong đó anh em lưu ý rằng:

1. Vùng giá tích lũy


• Sự tích lũy cần xảy ra ở ngưỡng kháng cự ở khung thời gian lớn hoặc khối
OB giảm giá.
• Nếu bạn muốn bán thì bạn có thể bắt đầu tìm những mô hình giao dịch tại
đây.
2. Giá đi đến ngưỡng hỗ trợ
• Giá sẽ phá vỡ mức thấp nhất của vùng tuchs lũy và sau đó kiểm tra lại nó
một lần nữa và quay đầu giảm đến ngưỡng hỗ trợ quan trọng hoặc khối OB
tiếp theo. Đôi khi giá sẽ không trở lại kiểm tra vùng tích lũy mà sẽ trực tiếp
giảm luôn đến ngưỡng hỗ trợ.
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh
• Khi đạt đến ngưỡng hỗ trợ quan trọng giá sẽ đảo chiều tăng, hãy chú ý để có
thể mua vào với OTE (Optimal Trade Entry) – còn gọi là điểm vào lệnh tối
ưu.
4. Vùng tích lũy với rủi ro thấp để mua lên
• Sau khi bị từ chỗi ở hỗ trợ, giá sẽ di chuyển lên cao hơn và giao dich mua
với rủi ro thấp ở vùng tích lũy có thể được thực hiện tại đây.
5. Tái tích lũy
• Giá sẽ giao dịch bằng hoặc gần với vùng tích lũy trước đó.
• Đây là vùng mà bạn cần chú ý, ví dụ như cấu trúc thị trường ở khung thời
gian lớn là giảm giá, thì trong quá trình tái tích lũy tại hoặc gần với mức tích
lũy trước đó, thì chúng ta đừng mong đợi giá tăng cao hơn vùng giá tích lũy,
mà thay vào đó dự đoán giá sẽ bật trở lại tại mức thấp của vùng tích lũy
trước và giảm xuống thấp hơn (có thể xem lại hồ sơ thị trường có xu hướng).
• Nhưng nếu như cấu trúc thị trường ở khung thời gian lớn là tăng, thì giá có
thể sẽ giao dịch phía trên vùng giá tích lũy trước đó và khớp dừng lỗ của
những ai bán trong đợt giảm về ngưỡng hỗ trợ.
6. Vùng phân phối
• Sau khi lấy dừng lỗ ở phía trên mức giá tích lũy trước đó thì thị trường sẽ
phân phối và sau đó là tiếp tục tái phân phối.

Mô hình bán

Tương tự chúng ta có mô hình bán với nguyên tắc ngược lại, anh em nhìn hình bên
dưới:

Mô hình bán thì ngược lại, nó là quá trình giá đi từ vùng phân phối đến vùng tích
lũy, trong đó:
1. Vùng giá tích lũy
2. Giá đi đến kháng cự
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh
4. Vùng phân phối với rủi ro thấp để bán xuống
5. Tái phân phối
6. Vùng tích lũy
Trong đó anh em lưu ý rằng:

1. Vùng giá tích lũy


• Sự tích lũy cần xảy ra ở ngưỡng hỗ trợ ở khung thời gian lớn hoặc khối OB
tăng giá.
• Nếu bạn muốn mua thì bạn có thể bắt đầu tìm những mô hình giao dịch tại
đây.
2. Giá đi đến ngưỡng kháng cự
• Giá sẽ phá vỡ mức cao nhất của vùng tích lũy và sau đó kiểm tra lại nó một
lần nữa và quay đầu tăng đến ngưỡng kháng cự quan trọng hoặc khối OB
tiếp theo. Đôi khi giá sẽ không trở lại kiểm tra vùng tích lũy mà sẽ trực tiếp
tăng luôn đến ngưỡng kháng cự.
3. Tín hiệu đảo chiều đến từ dòng tiền thông minh
• Khi đạt đến ngưỡng kháng cự quan trọng giá sẽ đảo chiều giảm, hãy chú ý
để có thể bán với OTE (Optimal Trade Entry) – còn gọi là điểm vào lệnh tối
ưu.
4. Vùng phân phối với rủi ro thấp để bán xuống
• Sau khi bị từ chối ở kháng cự, giá sẽ di chuyển xuống thấp hơn và giao dich
bán với rủi ro thấp ở vùng phân phối có thể được thực hiện tại đây.
5. Tái phân phối
• Giá sẽ giao dịch bằng hoặc gần với vùng tích lũy trước đó.
• Đây là vùng mà bạn cần chú ý, ví dụ như cấu trúc thị trường ở khung thời
gian lớn là tăng giá, thì trong quá trình tái phân phối tại hoặc gần với vùng
giá tích lũy trước đó, thì chúng ta đừng mong đợi giá giảm xuống thấp hơn
vùng giá tích lũy, mà thay vào đó dự đoán giá sẽ bật lên tại mức cao của
vùng tích lũy trước và tăng lên cao hơn.
• Nhưng nếu như cấu trúc thị trường ở khung thời gian lớn là giảm, thì giá có
thể sẽ giao dịch phía dưới vùng giá tích lũy trước đó và khớp dừng lỗ của
những ai mua trong đợt tăng giá lên ngưỡng kháng cự.
6. Vùng tích lũy
• Sau khi lấy dừng lỗ ở phía dưới mức giá tích lũy trước đó thì thị trường sẽ
tích lũy và sau đó là tiếp tục tái tích lũy.
Quan trọng: chúng ta chỉ cần chú ý đến 3 điểm trong mô hình mua bán trên, đó là
điểm 1,3 và 6.

Tham khảo thêm phần mô hình vào lệnh


Dưới đây là một số mô hình vào lệnh đơn giản có thể được sử dụng trên bất kỳ
khung thời gian nào.

Chúng ta có 3 mô hình vào lệnh :


1. Risk Entry (RE): đó là điểm vào lệnh ngay khi giá chạm vùng giá chúng ta
theo dõi mà không có thêm sự xác nhận nào. Và với kiểu vào lệnh này thì
anh em nên hạn chế sử dụng.
2. Confirmation Entry (CE): vào lệnh khi giá đã có tín hiệu xác nhận đi theo
hướng mà bạn phân tích.
3. Continuation Entry (CE): điểm vào này được thực hiện khi giá tiếp tục
mitigate sau điểm vào lệnh xác nhận của bạn.
Hình bên dưới thể hiện 3 điểm vào lệnh trên:
Biểu đồ bên dưới là ví dụ thực tế về 3 loại điểm vào lệnh:
Và mỗi loại điểm vào lệnh đều cần áp dụng quy trình như sau. Các bạn nhìn
hình bên dưới:
• Đầu tiên là xác định cấu trúc với tín hiệu BOS và vùng cung cầu trên khung
thời gian lớn.
• Sau đó khi giá hồi về vùng cung cầu đó thì chúng ta di chuyển xuống khung
thời gian thấp hơn. Làm quy trình tương tự, đó là tìm tín hiệu BOS cùng
hướng với cấu trúc khung thời gian lớn tại vùng cung cầu
• Sau khi có BOS ở khung thời gian thấp hơn thì chúng ta xác định vùng cung
cầu hoặc khối OB ở khung thấp.
• Và tiếp tục đợi giá hồi về vùng cung cầu hoặc khối OB này để giao dịch.
• Ở khung thời gian thấp chúng ta cũng áp dụng 2 loại điểm vào là
Confirmation Entry hoặc Continuation Entry. Tùy vào thị trường thời điểm
đó và phong cách của bạn mà lựa chọn tín hiệu vào lệnh phù hợp.
Lưu ý thêm, ở điểm vào lệnh với khung thời gian thấp, thì khối OB mà chúng ta
xác định nên có tín hiệu mitigate vùng cung trước khi phá vỡ nó, thì khối OB này
sẽ có xác suất giữ được giá cao hơn. Như hình bên dưới:
Tương tự, ở khung thời gian lớn, nếu giá đã BOS và bạn không giao dịch với tín
hiệu Confirmation Entry ở tín hiệu hồi về vùng cung cầu lần đầu tiên thì bạn tiếp
tục chờ giá BOS lần nữa và xác định vùng cung cầu và chờ giá hồi về đó và tiếp
tục quy trình như trên.

Lưu ý: các vùng cung cầu hoặc khối OB mà bạn xác định tốt nhất nằm ở giá
Premium hoặc Discount là tốt nhất, còn không thì chí ít cũng nên ngoài mức 50%.

Hình bên dưới là hình mình họa cho một mô hình giao dịch theo smc:
• Đầu tiên là vùng cầu màu tím nhạt dưới cùng, đây là vùng cầu của khung
thời gian lớn. Chúng ta chờ giá hồi về vùng này
• Sau khi giá hồi về vùng này thì anh em chờ tín hiệu ChoCH tăng giá, cho
thấy thị trường quay trở lại xu hướng tăng. Lúc này thì chúng ta trở về
khung thời gian thấp hơn.
• Ở khung thấp hơn, anh em xác định khối OB ở vùng giá Discount của đợt
tăng giá gần nhất trên khung thời gian thấp.
• Sau đó anh em chờ giá hồi về khối OB này và tiến hành giao dịch.

Khá là đơn giản phải không ạ? Bây giờ đi vào ví dụ thực tế cho anh em dễ hình
dung nhé.

Hình bên dưới là tín hiệu ChoCH của khung thời gian lớn, được thể hiện lại ở
khung thời gian thấp hơn:
vùng cung được xác định là ô vuông màu hồng, giá mitigate vùng này và sau đó
phá vỡ nó tạo ChoCH. Điểm vào lệnh của chúng ta đó là vào lệnh khi giá hồi về
khối OB của khung lớn màu xanh được đánh dầu trên biểu đồ và mua lên.

Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo chúng ta phân tích kỹ hơn một chút, đó là
vùng giá được đánh dấu ở khối OB này đó được xem là một vùng thanh khoản và
giá có khả năng quét qua chỗ này, nên chúng ta cần đặt dừng lỗ bên dưới vùng này,
và ra một chút tranh trường hợp bị quét:
Các ví dụ điểm vào lệnh với Confirmation Entry:
Phần 8: Cách sử dụng khung thời gian lớn trên biểu
đồ

Lưu ý:
• Nếu bạn bắt đầu tìm ý tưởng giao dịch thì nên nhớ rằng hãy luôn bắt đầu từ
khung thời gian lớn như từ khung tháng hoặc khung tuần và sau đó di
chuyển từ từ xuống những khung thời gian thấp hơn như khung H4, H1,
M15 và M5.
• Tiếp theo đó là bạn cần định vị được hành động giá hiện tại đang nằm trong
cấu trúc nào, của khung thời gian nào vànos có thể đi đến đâu để định hướng
giao dịch của mình cho đúng.
Khung thời gian tháng (MN)
• Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ chính trên khung tháng rất quan trọng, bạn cần
đánh dấu ra chúng. Hãy tìm các đỉnh đáy cũ và những phản ứng giá mạnh
mẽ với các khối OB trên khung thời gian này.
• Tìm nơi phạm vi giá thu hẹp và sau đó thì mở rộng mạnh mẽ.
• Sử dụng các mức trên fibo hồi quy.
• Khung thời gian tuần (W1)
• Sau khi chuyển từ khung thời gian tháng xuống khung tuần thì bạn hãy bắt
đầu tìm kiếm hỗ trợ kháng cự mới trên khung tuần.
• Tìm kiếm các khối lệnh trên khung tuần, xem xét khối lệnh cũ ở phía bên
trái biểu đồ.
• Ngoài ra, chúng ta cũng phải tìm kiếm các vùng thanh khoản phía trên đỉnh
cũ hoặc bên dưới đáy cũ.
• Sau đó xác định cấu trúc hiện tại của khung thời gian này.

Khung thời gian hằng ngày (D1)


• Tìm kiếm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới trong khung thời gian này,
chủ yếu là 2-3 năm trước đó và lưu ý là không nên tinh chỉnh lại các mức đã
xác định ở khung tuần và khung tháng.
• Đánh dấu các đỉnh đáy và các mức phản ứng chính trong đó giá di chuyển rõ
ràng và mạnh mẽ khỏi mức đó.
• Đánh dấu những khối OB tiềm năng mà giá có thể phản ứng theo những
kiểu tương tự và anh em nên xem xét khối lệnh phái bên trái biểu đồ.
• Tìm kiếm các vùng thanh khoản phía trên đỉnh cũ hoặc bên dưới đáy cũ.
• Xác định cấu trúc thị trường hiện tại và chú ý đến sự tương quan.
• Tất cả những mức giá quan trọng và khối lệnh sẽ được chuyển về biều đồ
H4 hoặc H1 thậm chí là thấp hơn nữa.
Khung thời gian H4
• Ở khưng thời gian này thì anh em cần lưu ý những phân tích ở khung D1 sẽ
là trong tâm, cơ sở nền tảng để thực hiện giao dịch ở khung thời gian thấp
hơn.
• Nếu như trên D1 có cấu trúc giảm, chiến lược nhìn chung là bán thì chúng ta
sẽ tìm kiếm các mức kháng cự chính để tìm kiếm thiết lập bán tại đó
• Và ngược lại, nếu D1 có cấu trúc tăng thì chiến lược chính sẽ là mua và
chúng ta sẽ tìm kiếm tín hiệu ở những ngưỡng hỗ trợ chính.
• Tìm kiếm những ngưỡng hỗ trợ kháng cự mới trên H4 và những vùng thanh
khoản. Và lưu ý là các khối OB cũng có thể được tinh chỉnh lại trong khung
thời gian này.
• Lưu ý đến bộ ba như đỉnh đáy của 3 tháng trước.
• Xác định dòng lệnh (hướng đi của thị trường) ở thời điểm hiện tại kèm theo
cấu trúc thị trường.
• Các mức trên fibo.
• Tìm kiếm các mô hình giá như vai đầu vai, mô hình M/W,....
• Tất cả những phân tích của khung H4 sẽ được chuyển qua khung H1.

Khung thời gian H1


• Ở khung thời gian này thì phân tích trên khung D1 vẫn được chú trong nhất.
Chúng ta sẽ kết hợp kết quả phân tích với phân tích của khung D1 và tham
khảo phân tích của H4. Lý tưởng nhất là khi H4 và D1 đều có hướng phân
tích đồng thuận với nhau.
• Các khối OB trên cả khung H4 và D1 sẽ tạo ra các thiết lập có xác suất cao
nhất nên bạn hãy tập trung vào nó.
• Tìm kiếm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới trên khung H1.
• Những vùng phản ứng trên khung H1 sẽ cho phép những khối OB có sự
chuyển đổi tốt.
• Xem bối cảnh khung tuần trên khung H1 sẽ cung cấp cho chúng ta những
điểm thay đổi hướng tốt.
• Lưu ý đến bộ 3 như đỉnh đáy của 3 tuần trước.
• Tìm kiếm mô hình giá và các mức pivot của tuần.
• Xác định các mức trên fibo.
• Tất cả những phân tích của H4 và H1 chúng ta sẽ chuyển về phân tích cho
khung M15 và M5.

Khung thời gian M15


• Các phân tích trên khung D1, H4 và H1 sẽ luôn được duy trì ngay cả khi
chúng ta nghiên cứu hành động giá ở khung M15.
• Chú ý đến những ngưỡng kháng cự hỗ trợ cao hơn khung H1.
• Tìm kiếm giá cao và thấp nhất của phiên giao dịch, giá mở, đóng cửa của
hàng tuần và hằng ngày.
• Tìm kiếm đỉnh đáy của 3 ngày trước đó.
• Tìm kiếm các mức trên fibo.
• Tìm kiếm phân kỳ SMT.
• Tìm kiếm phạm vi của phiên Á (đỉnh và đáy trong ngày).
• Tìm kiếm các mô hình giá và thiết lập và thời điểm trong ngày cho tỷ lệ
cược cao nhất có thể.

Khung thời gian M5


• Chú ý đến những ngưỡng kháng cự hỗ trợ cao hơn khung H1
• Tìm kiếm đỉnh và đáy của phiên giao dịch, giá mở cửa và đóng cửa hàng
tuần và hàng ngày.
• Tìm kiếm đỉnh đáy trong 3 ngày trước.
• Các mức trên fibo.
• Lập bản đồ vùng Kill Zones – thời gian quan trọng trong ngày.
• Tìm kiếm phạm vi của phiên Á và tìm kiếm sự thao túng giá ở khung thời
gian này.
Khi phân tích biểu đồ của các khung thời gian thì anh em hãy nhớ rằng, cần
nắm rõ khung thời gian, hướng, vùng giá và thời điểm mà bạn giao dịch.

Tư duy của một trader chuyên nghiệp

Thứ nhất, khung giao dịch của bạn nên trên ít nhất 3 khung thời gian.
• Nếu giao dịch dài hạn thì nên tập trung vào những khung thời gian lớn như
khung ngày, tuần hoặc khung tháng.
• Nếu bạn giao dịch swing thì tập trung vào những khung thời gian như khung
H1, H4 và khung D1.
• Giao dịch ngắn hạn thì tập trung vào những khung thời gian như D1, H4, H1
và M15.
• Giao dịch trong ngày hoặc scalping thì nến tập trung vào từ khung H1 trở
xuống.
Chìa khóa của phân tích đa khung thời gian

Trọng tâm của bạn sẽ là:


• Khung thời gian cao nhất sẽ được sử dụng để xác định hướng di hiện tại của
thị trường.
• Giao dịch của bạn sẽ được quản lý theo khung thời gian cao nhất hoặc khung
thời gian trung bình.
• Khung thời gian thấp nhất sẽ được sử dụng để xác định các điểm vào lệnh và
tín hiệu tiềm năng.
• Các giao dịch có xác suất cao nhất là những giao dịch được thực hiện theo
hướng đi của khung thời gian cao hơn.
• Hãy luôn chú ý đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ chính.
• Cho dù bạn là giao dịch trong ngày thì phân tích của bạn cũng nên bắt đầu từ
khung thời gian lớn như khung tháng.
Khá là nhiều lưu ý cho anh em về khung thời gian nhưng nó lại rất quan trọng đối
với chúng ta khi giao dịch smc. Việc phân tích đa khung thời gian có thể sẽ dễ bị
rối nhưng nếu nắm được những chú ý này thì sẽ giảm bớt được không ít.

Phần 9: Ví dụ

Optimal Trade Entry (OTE)


Trong hệ thống này chúng ta sử dụng công cự Fibo khá nhiều để đo lường cú hồi
của giá. Các mức hồi như 62%, 70.5% và 79% được kết hợp với các khái niệm
khác trong smc để xác định điểm vào lệnh tối ưu (OTE).

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Chúng ta tháy giá phá đỉnh trước đó cho thấy xu hướng hiện tại là tăng giá. Và đáy
thấp nhất tạo đỉnh cao hơn chính là đáy mạnh. Và ở đỉnh thì anh em cũng thấy cấu
trúc nhỏ của chúng ta đã bắt đầu hồi nên đỉnh cao hơn đó ta kỳ vọng sẽ là đỉnh yếu.

Anh em thực hành vẽ fibo từ đáy lên đỉnh và chúng ta không sử dụng đuôi nên để
vẽ mà nên sử dụng thân nến thôi nhé. Lý do cho điều này là vì đuôi nến có thể
khác nhau ở mỗi broker vì spread mỗi sàn là khác nhau. Vậy nên chúng ta sử dụng
thân nến để xác định cho điểm vào lệnh.

Mục đích chúng ta sử dụng fibo là để xác định ra các vùng Discount và Premium.
Và trong điều kiện thị trường tăng giá thì chúng ta canh mua ở vùng Discount bên
dưới mức 50%. Anh em đừng mua vội mua ở vùng 50% mà nên đợi về vùng
Discount thì giao dịch sẽ lý tưởng hơn.

Như hình bên dưới, kịch bản tăng giá thì chúng ta sẽ mua ở vùng từ 62% đến 79%.
Nó đồng thời cũng là vùng Breaker Block (bb):

Anh em nhìn phần biểu đồ tiếp theo:


Giá đã hồi về vùng Discount có sự hợp lưu của Breaker Block và anh em thấy giá
đã từ chối ở mức 70.5%. Và đó chính là OTE cũng chúng ta.

Anh em nhìn phần biểu đồ tiếp theo, ta thấy giá hồi về lại vùng breaker một lần
nữa, tại đây chúng ta có thể vào lại lệnh mua, hoặc vào thêm lệnh, với điểm chốt
lời ở vùng cung gần nhất:

Điểm dừng lỗ chúng ta có thể đặt bên dưới khối breaker block. Và anh em nhìn
biểu đồ sau đó, giá đã bật lên khỏi khối bb của chúng ta.

Biểu đồ bên dưới là OTE ở vùng Premium trong cấu trúc giảm giá:
Về cơ bản thì OTE chính là điểm mua ở vùng Discount trong cấu trúc tăng giá và
điểm bán ở vùng Premium trong cấu trúc giảm giá.

Còn về việc giá trở về các khối OB trùng với các vùng DisCount/Premium thì
chúng ta sẽ bán sau nhé. Trước mắt anh em hãy nhớ giúp mình OTE đơn giản là
thế thôi.

Tuy nhiên khi giao dịch thực tế thì để tối ưu hóa điểm vào lệnh nhằm tìm được tín
hiệu có tỷ lệ RR cao thì ở những khối OB ở vùng Discount hoặc Premium, trader
thường tìm thêm sự xác nhận ở khung thời gian thấp hơn nữa. Tuy nhiên thì chúng
ta chưa nói việc đó ở trong phần này.

Bây giở chúng ta đi qua vài ví dụ về các khái niệm kỹ thuật như khối OB và FVG.

Ví dụ về khối OB

Chắc mình không cần nói nhiều về cách xác định khối Ob cho anh em nữa nhé.
Anh em nào chưa nắm thì có thể đọc lại từ đầu hệ thống này để hiểu rõ hơn vai trò
và cách xác định chúng trên biểu đồ.
Hình bên dưới là khối OB tăng giá, nó đơn giản là nến giảm cuối cùng trước khi thị
trường tăng cao hơn và phá vỡ cấu trúc:
Đối với các khối OB tăng giá trong điều kiện thị trường tăng giá thì chúng ta sẽ
mua khí giá quay trở lại kiểm tra khối OB (Return to order Block – RTO).

Ngược lại với khối OB giảm giá, chúng ta canh bán với chúng trong điều kiện thị
trường giảm giá:

Còn một kiểu OB khác đó chính là Breaker Block, nó là khối OB bị giá phá vỡ. Và
như hình bên dưới thì chúng ta sẽ mua khi giá trở lại retest lại khối Breaker Block
(Return to Breaker Block – RTB):
Khối OB đôi khi cũng được xác định ở giữa một đoạn giá di chuyển mạnh. Như
hình bên dưới:
Hoặc khối OB bị phá vỡ và trở thành Breaker Block:

Ví dụ về Fair Value Gap (FVG)

FVG là một khoảng giá được để lại sau khi giá tăng hoặc giảm mạnh. Nó giống
như là vùng mất cân bằng (Imbalance) mà mình có nói ở những phần trước. Như
hình bên dưới:
Đối với FVG giảm giá thì chúng ta canh bán ở FVG, như hình bên dưới:
Tuy nhiên, các bạn nhìn trường hợp bên dưới:
Với trường hợp này thì chúng ta không nên bán vì lý do là thị trường hình thành 2
đỉnh trước đó và phía trên FVG. Nên theo lý thuyết thanh khoản thì vùng 2
đỉnh này có thể sẽ bị quét. Và các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, giá đã phá vỡ qua
vùng FVG và 2 đỉnh trước đó:
Trong smc, anh em hãy lưu ý là chúng ta không chỉ giao dịch ở những vùng giá
quan trọng mà còn giao dịch ở thời điểm đặc biệt trong ngày hoặc tuần để có được
xác suất cao.

Thì theo smc, chúng ta sẽ đợi vùng giá phiên Á hình thành, sau đó đợi cho một cú
săn dừng lỗ xảy ra quét một trong 2 phạm vi của phiên Á mà chúng ta gọi đó là
Judas Swing. Đợi thị trường hình thành đỉnh hoặc đáy thời điểm này, thì đó là thời
điểm mà bạn có thể lên kế hoạch giao dịch khi giá hồi về kiểm tra lại đỉnh đáy
được hình thành trước đó.

Về cơ bản là thế. Trong phần lý thuyết giá và thời gian mình có nói rõ thời điểm
nào vùng giá phiên Á được hình thành, thời điểm nào thường có Judas Swing và
thời điểm nào thị trường thường hình thành đỉnh đáy. Anh em đọc lại để nắm rõ
hơn nhé.

Còn bây giờ chúng ta đi vào ví dụ minh họa nhé.

Thời gian nửa đêm và diễn biến thị trường qua các
phiên giao dịch

Trước khi đi vào phần ví dụ, thì anh em nhìn qua loạt hình minh họa về quá trình
thị trường di chuyển trong 3 phiên Á, Âu và Mỹ nhé.

1. Tích lũy (Accumulation)

Anh em nhìn hình bên dưới là vùng giá phiên Á (Asian Range):
Vùng giá này hình thành từ khoảng 7h sáng đến 12h trưa giờ VN (tức là nửa đêm ở
Mỹ).

Trong giai đoạn này thì giá thường sẽ di chuyển lên xuống. Các trader nhỏ lẻ nếu
giao dịch trong giai đoạn này thường sẽ đặt dừng lỗ của họ ở trên và dưới của
phạm vi phiên Á.
2. Thao túng giá (Manipulation)

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới:

Sau khi vùng giá phiên Á hình thành, chính là thời điểm nửa đêm của Mỹ và đến 2-
3 tiếng tiếp theo (rơi vào khoảng 2-3 giờ chiều giờ VN) thị trường sẽ có Judas
Swing. Tức thị trường sẽ quét dừng lỗ phía trên vùng giá phiên á và thiết lập đỉnh
của ngày hoặc quét ở vùng dưới phiên Á và thiết lập đáy của ngày.

Lưu ý rằng sẽ có những ngày giai đoạn thao túng giá có thể diễn ra đến 4-5 giờ sau
nửa đêm hoặc thời điểm đó mới xảy ra thao túng giá. Không phải khi nào thị
trường cũng sẽ thao túng giá trong một thời điểm cả, nếu quy luật dễ như thế thì
chúng ta đã không phải thua lỗ.

Nhiệm vụ của chúng ta là giao dịch sau thời điểm thao túng giá xảy ra. Giá trước
tiên sẽ tăng lên sau nửa đêm và nó sẽ cho chúng ta biết được là nên tìm cơ hội để
bán. Và ngược lại với tín hiệu mua.

3. Phân phối

Các bạn nhìn hình bên dưới:


Cuối cùng đó là giai đoạn phân phối. Đây chính là thời điểm mà chúng ta bán và
đặt mục tiêu ở bên dưới vùng giá phiên Á.

Ví dụ về cách thị trường di chuyển trong các thời điểm trong ngày
Các bạn nhìn biểu đồ cặp EURUSD khung M15 bên dưới:

Chúng ta có giai đoạn 1 là tích lũy, sau đó là (2) thao túng giá và (3) phân phối.

Tương tự biểu đồ bên dưới cũng vậy nhé anh em:


Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
Lưu ý quan trọng đó là giai đoạn thao túng giá thường sẽ tiếp cận đến ngưỡng
kháng cự hỗ trợ quan trọng trước đó, khối OB, FVG,... Luôn giữ tư duy này
trong việc tìm kiếm điểm vào lệnh chất lượng cho bản thân.

Ví dụ về thanh khoản (Liquidity)

Thanh khoản cũng là khái niệm quan trọng trong smc và trong phần này mình sẽ
đề cập một vài ví dụ để anh em nắm rõ hơn khái niệm này nhé. Ở phần trước vẫn
còn hơi sơ sài.

Chúng ta cần hiểu rằng các tổ chức lớn sẽ tìm kiếm thanh khoản trên thị trường, đó
là những nơi mà các trader nhỏ lẻ sẽ đặt dừng lỗ. Đây cũng là câu hỏi đầu tiên mà
bạn nên hỏi khi mở biểu đồ đó là: “đâu là thanh khoản?”.

Như mình đã chia sẻ ở phần nói về thanh khoản thì các vùng có khả năng trở thành
thanh khoản có thể là các vùng:

• 2 đỉnh (Equal High) hoặc 2 đáy (Equal Low), 2 vùng này cũng được
coi như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
• Ngoài ra các vùng như đỉnh hoặc đáy trên khung thời gian cao hơn,
đỉnh đáy của ngày trước đó, tuần trước đó.
• Một loạt đáy cao hơn hình thành theo xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp
hơn hình thành trong xu hướng giảm.
• Vùng giá đi ngang
Nhưng vùng giá trên có khả năng cao trở thành thanh khoản bởi vì nếu các trader
nhỏ lẻ giao dịch tại đó thì điểm dừng lỗ họ đặt sẽ dựa vào những vùng giá này.

Như hình bên dưới là vùng Equal Low và trader nào mua lên trong trường hợp này
thì dừng lỗ mà họ đặt sẽ là bên dưới vùng 2 đáy này. Một khi xác định được vùng
mà trader nhỏ lẻ đặt dừng lỗ thì đó chính là thanh khoản:
Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo:
Giá giảm xuống thấp hơn và quét dừng lỗ sau đó thì đảo chiều. Các lệnh dừng lỗ
và kể cả các lệnh sell stop đều bị quét bên dưới vùng equal low.

Các trader canh bán sẽ đặt lệnh sell stop bên dưới khi giá phá vùng equal low này
với kỳ vọng giá giảm tiếp tục nhưng thực tế thì như bạn thấy đó.
Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

1. Chúng ta bán ở đây nhưng lưu ý rằng dừng lỗ của chúng ta phía trên
đuôi nến và mục tiêu khoảng 20-30 pip đến vùng order block gần
nhất.
2. Mua ở đây với 50% khối OB và mục tiêu chính là đuôi nến phía trên
nơi bạn đặt dừng lỗ cho lệnh bán.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, điểm vào lệnh OTE lần 2 tại vùng Discount:
Tiếp theo, là điểm bán của chúng ta với mục tiêu là giá quét dừng lỗ ở vùng equal
low phía dưới:
Ta thấy là điểm vào lệnh OTE đã được khớp ở một vùng FVG khá nhỏ và từ chối
giá xuát hiện ở khối OB.

Những khối OB có FVG là những vùng giá mạnh mẽ để giao dịch và như biểu đồ
dưới, chúng ta canh bán từ vùng này:

Sau khi chạm vào khối OB + FVG thì chúng ta thấy giá giảm mạnh và quét dừng
lỗ vùng equal low.

Tương tự biểu đồ bên dưới, một lần nữa chúng ta thấy vùng giá equal low bị quét:
Những vùng đỉnh đáy, equal low/high là những vùng giá rất tiềm năng có thể bị
quét dừng lỗ nên chúng ta cần lưu ý những vùng đó để đặt mục tiêu cho giao dịch
của mình nhé.

You might also like