You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


______________________________________

NỘI DUNG TRÌNH BÀY


MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG II:
Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn
thành giải phóng dân tộc thống nhất đất nước
(1945-1975)
Phần 3:
Lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi 1951-1954

Lớp: SS010.N13
GVHD: Trần Thị Châu
Nhóm trình bày: Nhóm 9

1
I. Danh sách thành viên nhóm:
MSSV Họ tên
19520882 Phạm Thanh Quang
20520387 Nguyễn Đông Anh
20520420 Nguyễn Chí Cường
20520651 Vũ Trọng Nghĩa
20520817 Lê Ngọc Mỹ Trang
20520842 Đào Minh Tuấn
20521146 Nguyễn Đoàn Thiên Cung
20521893 Đỗ Quang Thắng
20521997 Vương Vĩnh Thuận
21521129 Ngô Võ Quang Minh
II. Nội dung
a) Đại hội đại biểu lần thứ 2 và Chính cương Đảng (2/1951)
● Đại hội đại biểu lần thứ 2 họp từ ngày 11->19/12/1951, tại xã Vinh Quang (nay là
Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
● Đại hội được tiến hành trong bối cảnh:
o Trên thế giới:
▪ Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
xã hội.
▪ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi cán cân so sánh
lực lượng về phía có lợi cho hòa bình và phong trào cách mạng.
▪ Mỹ tăng cường giúp đỡ Pháp can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến
tranh Đông Dương.
o Ở các nước Đông Dương: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta giành được
nhiều thắng lợi quan trọng, cách mạng Lào-Campuchia có những chuyển
biến tích cực.
⇨ Điều kiện đó đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương yêu cầu bổ sung và hoàn
chỉnh đường lối cách mạng phù hợp với mỗi nước để đưa kháng chiến đến thắng
lợi.
● Nội dung đại hội:
o Tách đảng CS Đông Dương, thành lập Đảng lao động: Các nước Đông
Dương có nhu cầu kháng chiến, giai cấp khác nhau và cần có 1 đảng riêng.
Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Lao động
Việt Nam.
o Nghiên cứu và thảo luận các báo cáo- nghiên cứu:
▪ Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh trình bày:

2
- Tổng kết phong trào cách mạng thế giới và Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX, dự báo những triển vọng của nửa thế kỉ sau, rút ra
những bài học trong những năm hoạt động của Đảng.
- Vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu:
+ Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ,
giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình
thế giới.
+ Đảng cần đề ra những chính sách và biện pháp nhằm
tích cực tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố đoàn
thể quần chúng, tăng cường đoàn kết quốc tế.
+ Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng Lao động Việt
Nam.
▪ Báo cáo của Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày đường lối cách
mạng Việt Nam là đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
o Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng
▪ Chính cương Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội thông qua gồm
các nội dung quan trọng sau đây:
- Xác định tính chất của xã hội Việt Nam có 3 tính chất: “dân
chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến”. Đối
tượng đấu tranh chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm
lược Pháp, can thiệp Mỹ và phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: đánh đuổi đế quốc xâm
lược, giành độc lập, xóa bỏ di tích phong kiến- nửa phong
kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho
CNXH. Trong đó nhiệm vụ chính là đấu tranh chống xâm
lược, hoàn toàn giải phóng đất nước
- Động lực của cách mạng Việt Nam: có 4 giai cấp: công nhân,
nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc ngoài ra còn có những
thân sĩ yêu nước. Trong đó nền tảng là giai cấp công nhân,
nông dân và lao động trí óc, đóng vai trò lực lượng lãnh đạo
cách mạng là giai cấp công nhân.
- Triển vọng phát triển của cách mạng Việt Nam: là đảng do
giai cấp công nhân lãnh đạo nên nhất định sẽ tiến lên CNXH,
là quá trình lâu dài gắn với giai đoạn phát triển tương ứng để
tiến đến xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH và thực hiện
CNXH.
▪ Điều lệ Đảng:
- Điều lệ mới của Đảng được Đại hội thông qua có 13 chương,
71 điều xác định rõ mục đích, tôn chỉ chung “phấn đấu phát
3
triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ CNXH ở Việt
Nam…”
- Nêu ra những quy định về Đảng viên, nền tảng tư tưởng và
nguyên tắc lao động của Đảng.
o Tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương (19 ủy viên chính thức và
10 ủy viên dự khuyết), từ đó bầu ra Bộ Chính trị(7 ủy viên chính thức,
1 ủy viên dự khuyết và Ban Bí thư)
● Kết quả: Đại hội thành công tốt đẹp, các Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị
được bầu chọn, trong đó Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Đảng, đồng chí
Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư.
● Ý nghĩa: Đại hội 2 thành công là một bước tiến mới của Đảng về mọi mặt, là “Đại
hội kháng chiến kiến quốc, thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi và xây dựng Đảng
Lao động Việt Nam
b) Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi thứ
● Chính trị và quân sự
o Đầu năm 1951, Đảng mở các cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ địch ở
trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp đó và chiến dịch Hòa Bình vào 12/1951
và chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952, mục tiêu là làm tiêu hao sinh lực
địch.
o Quân ta chủ yếu tập trung đánh du kích, đánh đặc công, mai phục, phá hủy
vũ khí của địch.
o Trận đánh vào Phú Thọ của ta ngày 8/5/1952 đốt cháy 5 triệu lít xăng, phá
hủy 1000 quả bom và tiêu diệt một đại đội của Pháp.
o Phong trào đấu tranh phát triển ở nhiều địa bàn. Phát huy các thắng lợi đó,
đảng ta phối hợp với Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giúp mở rộng đất đai
bị chiếm bởi Pháp.
● Kinh tế
o Tăng cường và đẩy mạnh sức mạnh hậu phương kháng chiến
o Cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, khắc phục khó khăn,
hăng hái lao động, tăng gia sản xuất đã tự túc một phần lương thực, thực
phẩm; bảo đảm đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng cung cấp đủ
cho bộ đội.
o Điều chỉnh thuế khóa địa tô. Thực hiện nhiều chính sách ruộng đất. Nông
dân được cấp 180000 ha ruộng
o Tháng 1-1953, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư đã
họp kiểm điểm về thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và quyết định
tiến tới cải cách ruộng đất ở một số vùng nông thôn Việt Nam.
o Tháng 11-1953, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm và
Hội nghị toàn quốc của Đảng lần thứ nhất quyết nghị thông qua Cương lĩnh

4
ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam với 23 điều. Thực hiện người cày
có ruộng, nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của người nông dân.
o Ngày 4-12-1953, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa I đã thông qua Luật cải
cách ruộng đất và ngày 19-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành
sắc lệnh Luật cải cách ruộng đất.
o Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ hàng ngàn hecta ruộng đất và
các loại nông cụ, trâu bò, tư liệu sản xuất nông nghiệp đã được chia cho
nông dân nghèo, nhất là bần, cố nông.
o Thắng lợi này đã làm nức lòng bộ đội nơi tiền tuyến, tăng thêm quyết tâm
giết giặc, lập công, góp phần tích cực động viên sức người, sức của cho
Chiến dịch Điện Biên Phủ...
● Văn hóa: Các mặt văn hóa, y tế, giáo dục, xây dựng nếp sống mới, củng cố mặt
trận dân tộc thống nhất cũng được phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới...
c) Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp
● Chiến dịch Điện Biên Phủ
o Bối cảnh chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ
▪ Pháp chuẩn bị:
- Thực dân Pháp càng ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng
túng
- Để cứu vãn tình thế, kế hoạch Na-va nhằm “chuyển bại thành
thắng” ra đời
- Pháp quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn
cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với lực lượng lúc cao nhất
lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng
thủ chặt chẽ gồm 49 căn cứ điểm.
- Pháp và Mỹ đều đưa Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm
phạm”. Điện Biên Phủ trở thành địa điểm trung tâm của kế
hoạch Nava
▪ Ta chuẩn bị:
- Từ tháng 11-1953 đến tháng 2- 1954, bộ đội ta liên tục mở
các cuộc tiến công ở Tây Bắc, Trung Lào, Bắc Tây Nguyên,
Thượng Lào và các chiến trường phối hợp khác. Chiến thắng
đó đã làm cho kế hoạch Na-va của địch đứng trước nguy cơ
bị phá sản
- Đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ,
vùng giải phóng đã mở rộng, hậu phương đã lớn mạnh, quân
đội ta đã trưởng thành, có đủ tinh thần và lực lượng đảm bảo
cho việc giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ

5
- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở chiến
dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải
phóng Tây Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh
ngoại giao để kết thúc chiến tranh
- Ta đã huy động đại bộ phận lực lượng chủ lực tham gia chiến
dịch gồm 4 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316, 304), một đại
đoàn pháo binh, nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải,
quân y, …thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương
và các cấp để đảm bảo chi viện cho tiền tuyến, trong một thời
gian ngắn có khoảng 55 nghìn quân, hàng chục tấn vũ khí,
đạn dược, 27 nghìn tấn gạo… được đưa ra mặt trận. Như vậy,
Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của
quân dân Việt Nam
o Tình hình chiến dịch: Để tiện cho việc tấn công, quân ta đã chia chiến dịch
Điện Biên Phủ ra làm 3 đợt. Cuộc chiến kéo dài gần 2 tháng từ 13/3 –
7/5/1954
▪ Đợt 1 (13/3 – 17/3): Him Lam là nơi đầu tiên được chọn để mở màn
cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau hơn 3 tiếng chiến đấu, quân ta
giành trọn được Him Lam và tiêu diệt 2000 địch, phá hủy 26 máy
bay địch.
▪ Đợt 2 (30/3 – 26/4): Quân ta đồng loạt tấn công vào cao điểm phía
Đông khu trung tâm Mường Thanh. Cuộc chiến diễn ra ác liệt nhất ở
đồi A1, C1. Chỉ với vài giờ chiến đấu, trung tâm Mường Thanh bị ta
khống chế. Vì đây là nơi tiếp tế hàng không của chúng nên lúc này,
địch lâm vào khốn khó.
▪ Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường
Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng
17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ
Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn
thắng lợi
o Kết quả chiến dịch
▪ Trong Đông – Xuân năm 1953-1954, quân ta loại khỏi vòng địch ra
hỏi vòng đấu với chiến tích: diệt 128.200 quân địch, thu 19.000
súng, bắn rơi và phá hủy 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng
lớn trong cả nước.
▪ Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ đã tiêu diện 16.200 địch, bắn rơi
và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.
o Ý nghĩa
▪ Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong trang sử vàng
của nhân dân ta, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm
6
cho kế hoạch Na-va của Pháp bị sụp đổ, làm xoay chuyển cục diện
chiến tranh, tạo nền móng vững chắc về quân sự, chính trị cho cuộc
đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng
chiến.
▪ Trở thành động lực, cỗ vũ to lớn cho sự đấu tranh giải phóng dân tộc
của các nước trên thế giới. Góp phần làm tan rã chế độ thuộc địa của
các nước thực dân.
● Tình hình cả nước sau chiến dịch:
o Với thắng lợi quân sự to lớn, vang dội ở Điện Biên Phủ, trên toàn chiến
trường Đông Dương, quan và dân ta cũng giành thêm nhiều thắng lợi to lớn
trên các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự ở cả vùng đồng bằng, trung du
Bắc Bộ, mặt trận Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
o Từ cuối năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố lập trường Việt Nam:
“Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn
trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”, đình chỉ cuộc chiến tranh
xâm lược và thương lượng trực tiếp, chủ yếu với Chính phủ Việt NamDC
Cộng hòa => Tuyên bố này mở đường cho đấu tranh ngoại giao tại hội nghị
Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ)
o Hội nghị Giơ-ne-vơ:
▪ Bối cảnh
- Ngày 08/5/1954, một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai
mạc. Với vị thế của một dân tộc chiến thắng, đoàn đại biểu
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Quyền
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn đã
đến tham dự Hội nghị.
- Các cường quốc lớn Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc gồm có đại
diện Bộ trưởng Ngoại giao dẫn đầu đàm phán phiên họp.
- Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa non trẻ tham gia một hội nghị quốc tế lớn trong bối cảnh
tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp
▪ Nội dung:
- Phía Việt Nam kiên trì đấu tranh, giữ vững nguyên tắc, nhân
nhượng có điều kiện, cũng tích cực bảo vệ quyền lợi chính trị
cho Lào và Campuchia.
- Trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc đó, theo xu thế chung giải
quyết các cuộc xung đột trên thế giới bằng thương lượng,
đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp
nhận ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ngày 21/7/1954, các nước
tham dự Hội nghị đã ra một bản Tuyên bố cuối cùng và ký
7
các văn bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và
Cam-pu-chia, tạo nên khung pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ
năm 1954 về Đông Dương.
- Mỹ gây sức ép buộc Pháp chấp nhận đưa Ngô Đình Diệm về
nước làm Thủ tướng trong chính quyền Bảo Đại => thúc đẩy
quá trình Mỹ thay thế Pháp ở Việt Nam và Đông Dương.
- Nội dung cơ bản của hiệp định:
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và
Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ.
+ Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên
toàn Đông Dương.
+ Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân
theo khu vực và thời gian quy định.
+ Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do
vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban
quốc tế.
- Hội nghị đã thông qua bản tuyên bố về vấn đề lập lại hòa bình
ở Đông Dương, Đại biểu Mỹ ko ký nhưng cam kết tôn trọng
hiệp định
▪ Ý nghĩa
- Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ
chính là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh tiếp theo chống đế
quốc Mỹ xâm lược.
- Đó cũng là kết quả của đường lối cách mạng, đường lối
kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó còn là
thành quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận: chính trị,
quân sự và ngoại giao trong cuộc đấu tranh chống thực dân
xâm lược, là minh chứng hùng hồn của chính sách đoàn kết:
đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
d) Câu hỏi đố vui
1. Đại hội đại biểu lần 2 của đảng diễn ra vào thời gian nào
a. 1/2/1951 – 9/2/1951
b. 9/2/1951 – 11/2/1951
c. 11/2/1951 – 19/2/1951
d. 19/2/1951 – 21/2/1951
2. Chính cương đảng lao động việt nam gồm bao nhiêu nội dung quan trọng
a. 3
8
b. 4
c. 5
d. 6
3. Chính cương đảng lao động việt nam xác định nhiệm vụ chính là:
a. Xóa bỏ tàn dư di tích phong kiến, nửa phong kiến
b. Diệt giặc đói, giặc dốt
c. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội
d. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc
4. Chính cương đảng lao động việt nam xác định đối tượng đấu tranh chính của việt
nam hiện nay là:
a. Anh, Pháp, Phong kiến phản động
b. Phong kiến phản động, Mỹ, Pháp
c. Pháp, Nhật, Tưởng
d. Anh, Pháp, Tưởng
5. “Trận đánh vào khu hậu cần của Pháp ở Phú Thọ(…) ngày … đốt cháy hơn … lít
xăng, phá huỷ hơn … quả bom và diệt gọn một đại đội quân Pháp.
a. Phú Thọ - 8/5/1952 – 5 triệu – 800
b. Sài Gòn – 8/5/1952 – 5 triệu – 1000
c. Phú Thọ - 5/8/1952 – 1 triệu – 1000
d. Sài Gòn – 5/8/1952 – 1 triệu – 800
6. Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra vào thời gian nào
a. 4/1952
b. 5/1952
c. 6/1952
d. 7/1952
7. Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá I diễn ra vào thời gian nào
a. 14/2/1953
b. 4/12/1953
c. 14/12/1953
d. 4/2/1953
8. Cuối tháng 9/1953 Bộ chính trị đã họp bàn và thông qua:
a. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân
b. Chiến dịch tây bắc thu đông
c. Chiến dịch hoà bình
d. A & B sai
9. Ngày … quân ta nổ súng tấn công địch mở màn chiến dịch …, trải qua … ngày
đêm, với … đợt tiến công lớn, đến 17 giờ 30 phút chiều … Quân đội nhân dân
Việt Nam đã đánh chiếm hầm chỉ huy, bắt sống tướng địch đờ cát tơ ri.
a. 13/3/1954 – điện biên phủ - 56 – 3 – 7/5/1954
b. 31/3/1954 – tây bắc thu đông – 56 – 3 – 5/7/1954

9
c. 13/3/1954 – hoà bình – 55 – 4 – 6/5/1954
d. 21/1/1968 – khe sanh – 90 – 177 – 9/7/1968
10. Trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị giơ-ne-vơ là:
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh
b. Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng
c. Thủ tướng Chu Ân Lai
d. Tui nè

10

You might also like