You are on page 1of 28

DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN

DPAD-ĐỀ LUYỆN THI


ĐÁNH GIÁ TƯ DUY 2024
(ĐỀ SỐ 06)

60 phút 30 phút 60 phút


Tư duy Tư duy Tư duy
Toán học Đọc hiểu Khoa học/ Giải quyết vấn đề
40 điểm 20 điểm 40 điểm
Trắc nghiệm khách quan gồm các dạng:
nhiều lựa chọn, kéo thả, đúng/sai, trả lời ngắn

Về đề ĐGTD DPAD sẽ cố gắng sưu tầm&biên soạn cho các bạn tầm 20-30 đề (và có thể nhiều hơn)
Trong 20-30 đề thì tầm 15-20 đề sẽ là các đề do các nhóm GV chất lượng soạn cùng nhau
Anh sẽ sưu tầm lại các câu hỏi hay để đưa và đề cho các bạn ôn luyện (đầy đủ 3 phần)
Và tầm 10 đề sẽ do DPAD nghiên cứu và biên soạn riêng (VIP)

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
PHẦN 1: TƯ DUY TOÁN HỌC
 x + 2a khi x  0
Câu 1. [DPAD] Tất cả các giá trị của a để hàm số f ( x ) =  2 liên tục tại điểm x = 0 là
 x + x + 1 khi x  0

1 1
A. . B. . C. 1. D. 0.
2 4
x+4
Câu 2. [DPAD] Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y = đồng biến trên
x+m
khoảng (−∞;−7) là
A. [4;7). B. (4,7]. C. (4;+∞). D. (4;7).
Câu 3. [DPAD] Gọi z là số phức liên hợp của 5 − 12i.
Mô đun của z là .
Câu 4. [DPAD] Lan mua một máy tính xách tay tại một cửa hàng với giá niêm yết đã giảm 20% so với giá
ban đầu. Tổng số tiền Lan phải trả là 10 triệu đồng, bao gồm 8% thuế giá trị gia tăng (VAT) trên giá niêm
yết. Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?

Đúng Sai

Giá ban đầu của máy tính trên là 11 574 074 đồng.  

Nếu giá ban đầu của máy tính là x đồng (x > 0) thì tiền thuế VAT là 8%x đồng.  

Nếu giá ban đầu của máy tính là x đồng (x > 0) thì tiền thuế VAT là 0,64x đồng.  

x − 2 y −1 3 − z
Câu 5. [DPAD] Trong không gian, cho đường thẳng d : = = . Vectơ nào dưới đây là một
−1 2 −1
vectơ chỉ phương của d ?

A. ud = (−1; 2;1) . B. ud = (1; −2;1) .

C. ud = (−1; −2; −1) . D. ud = (−2; −1;3) .


x
36
Câu 6. [DPAD] Phương trình = 10 + 4 2
có số nghiệm là
2 x− 2
A. 1. B. 3. C. 0. D. 2.

Câu 7. [DPAD] Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA= 3a 2 và SA vuông góc
với (ABCD). Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng

a3 2 4a 3 3
A. 3a 3 2 . B. a 3 2 . C. . D. .
2 3
Câu 8. [DPAD] Số mặt phẳng đối xứng của hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều bằng
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 9. [DPAD] Họ nguyên hàm của hàm số f ( x) = x ln x là

1 2 1 1 2 1
A. F ( x) = x ln x + x 2 + C . B. F ( x) = x ln x − x 2 + C .
2 4 2 4
1 1
C. F ( x) = x(ln x − 1) + C . D. F ( x) = x ln x − x 2 + C .
2 4
1
Câu 10. [DPAD] Cho hàm số f ( x) = x3 + 2 x 2 + mx với m là tham số. Các khẳng định sau đây là đúng hay
3
sai?

Đúng Sai

Với m < 0, hàm số f(x) nghịch biến trên .  

Với m > 4, hàm số f(x) đồng biến trên .  

Với m > 2, hàm số f(x) đồng biến trên (0;+∞).  

Câu 11. [DPAD] Bạn Hải lấy một cặp số tự nhiên phân biệt rồi tính số dư khi chia tổng lập phương của hai
số cho tổng các chữ số của số lớn trong hai số đó. Nếu làm theo đúng quy tắc của bạn Hải với cặp

số (31;175) ta thu được kết quả bằng ____ .

6
 1 
Câu 12. [DPAD] Số hạng không chứa x trong khai triển  2 x + 2  , x  0 là
 x 

A. 240. B. 15. C. −15. D. −240.


Câu 13. [DPAD] Cho z thoả mãn ∣z − 6 − 8i∣ = 5. Giá trị lớn nhất của ∣z∣ là
A. 5. B. 15. C. 10. D. 20.
Câu 14. [DPAD] Trong không gian Oxyz, tọa độ hình chiếu của điểm M(−1;2;−3) lên mặt phẳng (Oxz) là
A. (0;2;0). B. (1;−2;3). C. (−1;−2;−3). D. (−1;0;−3).
Câu 15. [DPAD] Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a;b] và c ∈ (a;b).
b c b
Biết tích phân I1 =  f ( x)dx = m và I 2 =  f ( x)dx = n . Tích phân I =  f ( x)dx có giá trị là
a a c

A. m.n. B. m − n. C. −m − n. D. m + n.
x −1 y − 2 z
Câu 16. [DPAD] Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng  : = = và mặt
1 2 −2
phẳng ( P) : 2 x − y + 2 z − 3 = 0 . Gọi  là góc giữa đường thẳng  và mặt phẳng ( P ) . Khẳng định nào sau
đây đúng?
4 4 4 4
A. sin  = . B. sin  = − . C. cos  = − . D. cos  = .
9 9 9 9

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 17. [DPAD] Mọi người đều biết về Fibonacci, là người đã phát minh ra dãy số nổi tiếng trong đó hai số
đầu tiên các số hạng là 0 và 1 và từ đó trở đi mỗi số hạng bằng tổng của hai số hạng trước đó. Điều mà hầu
hết mọi người không biết là ông ta có một người anh trai hơi chậm phát triển trí tuệ tên là Tribonacci. Trong
một nỗ lực tuyệt vọng để vượt qua anh trai mình và đạt được vinh quang vĩnh cửu, Tribonacci đã phát minh
ra dãy số của mình: ba số hạng đầu tiên là 0, 0, 1, 2 và từ đó trở đi mỗi số hạng là tổng của ba số trước đó.
Số hạng thứ 10 của dãy Tribonacci là
A. 44. B. 13. C. 81. D. 68.
Câu 18. [DPAD] Số tất cả các hình tam giác trong hình vẽ trên là

A. 11. B. 26. C. 40. D. 38.


Câu 19. [DPAD] Trong các hàm số sau, hàm số nào tuần hoàn với chu kì π?
x
A. y = tan + cos x . B. y = sin 2 x + cos x .
2
C. y = sin x + cos x . D. y = sin 2 x + tan x .

Câu 20. [DPAD] Điều kiện tham số a để hàm số f ( x ) = x3 − 27ax có hai điểm cực trị A, B thoả mãn A, O,

B (O là gốc toạ độ) thẳng hàng là


A. a ∈ R. B. a > 0. C. a < 0. D. −1 < a < 0.
Câu 21. [DPAD] Cho khối tứ diện SABC, M và N là các điểm thuộc các cạnh SA và SB sao cho
MA = 2SM , SN = 2 NB , ( ) là mặt phẳng qua MN và song song với SC. Kí hiệu ( H1 ) và ( H 2 ) là các khối

đa diện có được khi chia khối tứ diện SABC bởi mặt phẳng ( ) , trong đó ( H1 ) chứa điểm S , ( H 2 ) chứa

V1
điểm A; V1 và V2 lần lượt là thể tích của ( H1 ) và ( H 2 ) . Tỉ số bằng
V2

4 4 3 5
A. . B. . C. . D. .
5 3 4 4

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 22. [DPAD] Cho hình nón có chiều cao bằng a. Biết rằng khi cắt hình nón đã cho bởi một mặt phẳng đi
a
qua đỉnh hình nón và cách tâm của đáy hình nón một khoảng bằng 3 , thiết diện thu được là một tam giác
vuông. Thể tích của khối nón được giới hạn bởi hình nón đã cho bằng

5 a 3 5 a 3  a3 4 a 3
A. . B. . C. . D. .
9 12 3 9
Câu 23. [DPAD] Kí hiệu S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị hàm số y = f(x), y = g(x) và hai
đường thẳng x = a, x = b như hình vẽ bên. Khẳng định nào dưới đây đúng?

c b b
A. S =  [ f ( x) − g ( x)]dx +  [ g ( x) − f ( x)]dx . B. S =  [ f ( x) − g ( x)]dx .
a c a

c b c b
C. S =  f ( x)dx +  g ( x)dx . D. S =  [ g ( x) − f ( x)]dx +  [ f ( x) − g ( x)]dx .
a c a c

Câu 24. [DPAD] Trong không gian Oxyz, cho điểm E (2;1;3) , mặt phẳng ( P) : 2 x + 2 y − z − 3 = 0 và mặt

cầu ( S ) : ( x − 3) 2 + ( y − 2) 2 + ( z − 5) 2 = 36 . Gọi  là đường thẳng đi qua E , nằm trong mặt phẳng ( P ) và


cắt ( S ) tại hai điểm A, B có khoảng cách nhỏ nhất.

Đúng Sai

Điểm E nằm ngoài mặt cầu (S).  

 
Δ có một vectơ chỉ phương là u = (−1;1;0) .

A, B nằm trên đường tròn giao tuyến có tâm là hình chiếu vuông góc của I lên (P).  

Câu 25. [DPAD] Cho đa giác đều 20 đỉnh nội tiếp trong đường tròn tâm O. Chọn ngẫu nhiên 4 đỉnh của đa
giác. Xác suất để 4 đỉnh được chọn là 4 đỉnh của một hình chữ nhật bằng
7 4 2 3
A. . B. . C. . D. .
216 9 969 323

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 26. [DPAD] Kéo thả hoặc click vào để điền

2t - 2 t-2 6 7,25 t-1 4

Một vật bắt đầu chuyển động thẳng có vận tốc được xác định theo phương trình v(t ) = t 2 − 2t + 5 , trong
đó tt tính bằng giây và v(t) tính bằng m/s.

Gia tốc chuyển động của vật là _______ m/s2;

Vật có gia tốc tức thời tại thời điểm t = 4 (s) là _______ m/s2;

Câu 27. [DPAD] Cho hai số phức z1 , z 2 thoả mãn z1 = z2 = z1 + z2 = 2 . Khi đó ∣ z1 − z2 ∣ bằng

A. 2 3 . B. 0. C. 3. D. 2.

Câu 28. [DPAD] Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để bất phương trình sau có nghiệm:
m log 3− 4− x
3  x x + x + 12 .

A. m  12 log 3 5 . B. m  2 3 . C. m  0 . D. 2 3  m  12log3 5 .

Câu 29. [DPAD] Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành phố C
có 2 con đường, từ thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành phố C đến thành phố D có 3 con
đường, không có con đường nào nối từ thành phố C đến thành phố B. Có bao nhiêu con đường đi từ thành
phố A đến thành phố D?
A. 36. B. 18. C. 6. D. 12.
Câu 30. [DPAD]

Cho hai vị trí A, B cách nhau 615 m, cùng nằm về một phía bờ sông như hình vẽ. Khoảng cách từ A và từ B
đến bờ sông lần lượt là 118 m và 487 m. Một người đi từ A đến bờ sông để lấy nước mang về B. Đoạn đường
ngắn nhất mà người đó có thể đi là
(Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị).
A. 741,2 m. B. 779,8 m. C. 569,5 m. D. 671,4 m.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 31. [DPAD] Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông. Gọi M, N lần lượt là trung điểm
6a
của AD, BC. Biết khoảng cách từ M đến mặt phẳng (SBD) bằng . Khoảng cách từ điểm N đến mặt
7
phẳng (SBD) là
12a 6a 3a 4a
A. . B. . C. . D. .
7 7 7 7
Câu 32. [DPAD] Xét những tờ giấy hình chữ nhật, kẻ ca-rô cỡ m × n ô vuông, một cách phân chia “tốt”
được xác định khi ta chỉ dùng những dòng kẻ có sẵn chia tờ giấy thành những phần bằng nhau sao cho mỗi
phần đều là những hình vuông cỡ p × p (p ≥ 2) ô. Chẳng hạn, ở hình dưới, bằng những dòng kẻ được tô màu
xanh, ta xác định một cách phân chia “tốt” với m = 9, n = 12, p = 3.

Số cách phân chia “tốt” đối với một tờ giấy ca-rô cỡ 120 × 300 là
A. 12 cách. B. 60 cách. C. 36000 cách. D. 30 cách.

Câu 33. [DPAD] Cho đường tròn ( C1 ) có tâm I1 , bán kính R = 86 cm và một điểm A nằm trên đường tròn

( C1 ) . Đường tròn ( C2 ) có tâm I 2 và đường kính I1 A , đường tròn ( C3 ) có tâm I 3 và đường kính I 2 A

đường tròn ( Cn ) có tâm I n và đường kính I n −1 A,  Gọi S1 , S 2 , S3 , , S n  lần lượt là diện tích của các hình

tròn ( C1 ) , ( C2 ) , ( C3 ) ,, ( Cn ) , và S = S1 + S 2 ++ S6 . Khi đó, giá trị S xấp xỉ bằng

A. 45744 ( cm 2 ) . B. 45018 ( cm 2 ) . C. 30973 ( cm 2 ) . D. 30950 ( cm 2 ) .

Câu 34. [DPAD] Cho hàm số f ( x) = − x 4 + 4 x 2 + m với m  0 . Giá trị của tham số m thuộc những khoảng
nào dưới đây để đường thẳng y = 8 cắt đồ thị hàm số y =| f ( x) | tại 4 điểm phân biệt?

A. (1; 4) . B. (3;6) . C. (2;5) . D. (5;8) .

Câu 35. [DPAD] Có bao nhiêu cặp số nguyên (x;y) thỏa mãn:

(4 xy + 7 y )(2 x − 1) ( e 2 xy − e 4 x + y +7 ) =  2 x(2 − y ) + y + 7  e y ?

A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 36. [DPAD] Kí hiệu ( H ) là hình phẳng giới hạn bởi đường cong y = e x , trục hoành, trục tung và
đường thẳng x = ln 4 . Đường thẳng x = k (0  k  ln 4) chia ( H ) thành hai phần H1 , H 2 như hình vẽ bên.

Khi quay H1 , H 2 quanh trục hoành ta được hai khối tròn xoay có thể tích tương ứng là V1 , V2 . Giá trị của k

bằng bao nhiêu để V1 = 2V2 ?

1 1 1
A. k = ln 3 . B. k = ln 3 . C. k = ln11 . D. k = ln11 .
2 2 4
Câu 37. [DPAD] Kéo thả hoặc click vào để điền
1 2 4π 8π
Trong không gian Oxyz, cho hình chữ nhật ABCD có AB = 1, AD = 2. Gọi M, N lần lượt là trung điểm
của AD và BC. Quay hình chữ nhật ABCD xung quanh trục MN ta được một hình trụ.

Độ dài đường sinh của hình trụ bằng ____ .

Diện tích toàn phần của hình trụ bằng ____ .

Câu 38. [DPAD] Cho điểm A nằm trên mặt cầu ( S ) tâm O , bán kính R = 6 cm. I , K là hai điểm trên đoạn
OA sao cho OI = IK = KA . Các mặt phẳng ( P), (Q) lần lượt đi qua I, K cùng vuông góc với OA và cắt mặt
r1
cầu ( S ) theo đường tròn có bán kính r1 ; r2 . Tỉ số bằng
r2

3 10 4 5 3 10
A. . B. . C. . D. .
4 10 3 10 5

Câu 39. [DPAD] Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho đường tròn (C): ( x − 1) + ( y + 2) = 9 . Khi đó
2 2

phép vị tự tỉ số k = −2 biến đường tròn (C) thành đường tròn (C′) có bán kính là
A. 9. B. 12. C. 6. D. 18.
Câu 40. [DPAD] Kéo thả hoặc click vào để điền

Từ một nhóm có 8 học sinh nam và 10 học sinh nữ, số cách chọn ra:
3 học sinh nam là: _______ . 5 học sinh trong đó có 3 học sinh nam và 2 học sinh nữ là _______ .

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỌC HIỂU
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 10:
ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI TRẢ ƠN CHO ĐẠI DƯƠNG
[1] Hàng thập kỉ qua, bằng cách hấp thụ một phần tư lượng khí CO2 ô nhiễm và hơn 90% nhiệt lượng dư thừa
từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, các đại dương đã giữ cho nhiệt độ bề mặt đất liền của Trái đất ở mức có thể
sống được.

Ảnh: Tình trạng ô nhiễm và đánh bắt quá mức như hiện nay có thể khiến cho lượng nhựa trong các đại
dương bằng số lượng cá vào giữa thế kỷ này.
[2] Song, để đáp lại “tấm thịnh tình” ấy, con người lại đổ hàng núi rác thải nhựa xuống biển và đầu độc bờ
biển bằng các hóa chất độc hại và những dòng nước công nghiệp.
“Ít nhất một phần ba trữ lượng cá tự nhiên đã bị đánh bắt quá mức, và chỉ còn dưới 10% đại dương là được
bảo vệ”, Kathryn Matthews – Giám đốc khoa học tại tổ chức phi chính phủ Oceana chia sẻ với AFP.
“Các tàu đánh cá bất hợp pháp cũng hoạt động mà không bị trừng phạt ở nhiều vùng ven bờ và biển khơi”.
Đồng thời, nước biển cũng bị CO2 làm axit hóa và những đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn
cũng đang giết chết các rạn san hô – nơi hỗ trợ sự sống cho 1/4 sinh vật biển và cung cấp sinh kế cho 1/4 tỷ
người.
“Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu về mức độ tàn phá của biến đổi khí hậu lên đại dương mà thôi”, Charlotte de
Fontaubert, người đứng đầu toàn cầu chương trình nền kinh tế xanh của Ngân hàng Thế giới, cho biết.
Tương lai đáng sợ
[3] Được đồng tổ chức bởi Bồ Đào Nha và Kenya, Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc kéo dài năm ngày đã
quy tụ hàng nghìn quan chức chính phủ, doanh nghiệp, nhà khoa học và tổ chức phi chính phủ để tìm kiếm
giải pháp.
Với xu hướng hiện tại, tình trạng ô nhiễm có thể khiến cho lượng nhựa ở biển nhiều ngang với cá vào giữa
thế kỉ này. Thông tin ấy đã được đề cập trong chương trình nghị sự của hội nghị, cùng với các đề xuất giải
pháp từ tái chế đến cấm hoàn toàn túi nhựa.
[4] Câu hỏi làm thế nào để nghề đánh bắt cá tự nhiên, từ những con tàu chế biến cá của vùng Đông Á cho đến

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
những chiếc thuyền đánh cá dọc theo bờ biển nhiệt đới, trở nên bền vững hơn cũng là một nội dung quan trọng
trong chương trình nghị sự của Lisbon.
Và khẩu hiệu mới được đặt ra ở đây là “thực phẩm xanh” – nguồn dinh dưỡng từ biển đảm bảo được tính bền
vững và công bằng.
Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển bùng nổ cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi nó tiềm ẩn rất
nhiều vấn đề từ việc phá hủy các khu rừng ngập mặn quý giá đến việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan.
[5] Thúc đẩy chương trình nghị sự
Dù hội thảo ở Lisbon không phải là một phiên đàm phán chính thức, những người tham gia vẫn không ngần
ngại thúc đẩy để có một chương trình nghị sự mạnh mẽ về đại dương tại hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng
vào cuối năm nay: cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP27 vào tháng 11, và cuộc đàm phán về
đa dạng sinh học COP15 đã bị trì hoãn từ lâu.
Các đại dương vốn đã là trọng tâm của một dự thảo hiệp ước về đa dạng sinh học với nhiệm vụ ngăn chặn “sự
tuyệt chủng hàng loạt” mà nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ xảy ra kể từ khi thiên thạch quét sạch loài khủng
long trên cạn hơn 65 triệu năm trước.
Một liên minh gồm gần 100 quốc gia cũng ủng hộ một điều khoản nền tảng, trong đó sẽ chỉ định 30% đất liền
và đại dương làm các khu vực được bảo vệ.
[6] Tuy nhiên, với vấn đề biến đổi khí hậu, vẫn chưa có nhiều đề xuất như vậy.
Bất chấp tác động nghiêm trọng của hiện tượng nóng lên toàn cầu và vai trò thiết yếu của các đại dương trong
việc hấp thụ CO2, bảy vùng biển hầu như chưa được đề cập đến trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên
Hợp Quốc, mãi cho đến gần đây.
Song, các nhà khoa học đã khẳng định rất rõ rằng đại dương và vấn đề biến đổi khí hậu cần phải đi cùng nhau:
các đại dương sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng trừ khi nồng độ khí nhà kính được giữ ở mức ổn định, và cuộc chiến
chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng sẽ thất bại nếu các đại dương mất khả năng hút CO2 và hấp thụ
nhiệt.
(Tạp chí Tia sáng, Mỹ Hạnh dịch)
Câu 1. [DPAD] Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Hãy trả ơn đại dương bằng mọi cách.
B. Tình trạng ô nhiễm và lời kêu gọi bảo vệ đại dương.
C. Tình trạng ô nhiễm đại dương do con người gây ra.
D. Vấn đề tổ chức các chương trình nghị sự nhằm bảo vệ đại dương.
Câu 2. [DPAD] Dựa vào đoạn [1], điền từ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào hai chỗ trống.
Rất nhiều thập kỉ qua, đại dương đã giúp ổn định _______ của bề mặt đất liền bằng cách hấp thụ một phần
tư lượng khí CO2 ô nhiễm và hơn 90% nhiệt lượng dư thừa từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhờ đó mà con
người trên Trái đất mới có thể _______ .

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 3. [DPAD] Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Theo thông tin ở đoạn số [1], đại dương hút CO2 và hấp thụ nhiệt cho khí hậu bớt nóng lên.

Đúng hay sai?

 Đúng  Sai

Câu 4.[DPAD] Dựa vào đoạn [2], hãy hoàn thành các nội dung sau bằng cách kéo thả các cụm từ vào đúng

vị trí.

hóa chất đánh bắt độc hại nhựa rác

Con người đã đổ xuống biển một lượng rác thải _______ quá lớn và đầu độc bờ biển bằng các

_______ nguy hiểm.

Trữ lượng cá tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn dưới 10% đại dương là được bảo vệ do

việc _______ quá mức của con người.

Câu 5. [DPAD] Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài viết có tác dụng gì?

A. Tạo sự cân đối, hài hòa cho bài viết

B. Thể hiện một cách trực quan tình trạng ô nhiễm môi trường

C. Giới thiệu cho người đọc một địa điểm đặc sắc

D. Giới thiệu để người đọc biết thêm một vùng đất mới

Câu 6. [DPAD] Qua bài viết, tác giả KHÔNG thể hiện thái độ nào? (Chọn 2 đáp án đúng)
 Thất vọng vì tình trạng khí hậu và đại dương ngày càng xấu đi, khiến con người phải đối mặt với sự
nguy hiểm
 Tin tưởng, lạc quan vì tình trạng ô nhiễm của đại dương đang ngày càng được cải thiện, có kết quả tích
cực
 Lo âu vì tình trạng ô nhiễm đại dương ngày càng trầm trọng
 Hi vọng vào tương lai có thể giải cứu đại dương vì các nhà khoa học đang tìm kiếm giải pháp để cải
thiện tình hình

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 7. [DPAD] Dựa vào đoạn [4], điền cụm từ không quá ba tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.

Nguồn dinh dưỡng từ biển đảm bảo được tính bền vững và công bằng được gọi là __________ .

Câu 8. [DPAD] Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Giải pháp mà thế giới đang nỗ lực thực hiện để giải cứu đại dương là?

ĐÚNG SAI

Có những quy định để nghề đánh bắt cá tự nhiên trở nên bền vững hơn.  

Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.  

Đưa ra khẩu hiệu mới về “thực phẩm xanh”.  

Câu 9. [DPAD] Con người đã hành động như thế nào để đối phó với “tương lai đáng sợ” do chính mình gây

ra? (Chọn 2 đáp án đúng)

 Tổ chức Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc

 Yêu cầu các tàu cá tạo ra “thực phẩm xanh”

 Kêu gọi mọi người nhặt rác thải nhựa tại các bờ biển

 Cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc COP27 và cuộc đàm phán về đa dạng sinh học COP15

Câu 10. [DPAD] Dựa vào đoạn [6], hãy hoàn thành các nội dung sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị

trí.

thành công thất bại ổn định trung bình

Các đại dương sẽ thoát khỏi sự tổn thương nghiêm trọng khi nồng độ khí nhà kính được giữ ở mức

__________ . Nếu đại dương an toàn, cuộc chiến chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng sẽ

__________ .

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Đọc thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 11 đến câu 20:
[1] Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ
để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Ðói rét
không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn
khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày mỗi ngày một thêm
nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật
là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm
mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời…
[2] Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào
là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những
bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải
cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc.
[3] Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng
vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn… Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì
chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một
sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn
những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng
trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa
là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một
vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…
[4] Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho
một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì,
chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh
như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói
hùng hồn của một nhà triết học kia: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”.
[5] Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu
vị kỷ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn
còn được là người: hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không
phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai
mình. Và lại hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?…
Hắn tự bảo: “Ta đành phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn! Sự sinh hoạt
lúc này chẳng dễ dàng đâu!”.
[6] Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài,
quấy rức, khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi, chẳng
còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc,

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
nhà không lúc nào được yên tĩnh để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở
nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi, không còn
chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm
hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn.
[7] Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm cái trán nóng bừng nguội bớt đi
và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước
chanh. Hắn tìm một người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách mới ra,
một vài tên ký mới trên các báo, phác họa một cái chương trình mà hắn biết ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn
có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra
như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương.
Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi… những mộng đẹp ngày xưa… một con người rất đáng yêu đã
chẳng là mình nữA. Hắn lắc đầu tự bảo: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi”. Và hắn nghĩ đến
cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn… Rồi hắn ra về, thờ thẫn. Những sự
bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn.
(Trích “Đời thừa”- Nam Cao, Truyện ngắn Nam Cao, NXBVH 2014, tr 105-109)
Câu 11. [DPAD] Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Hoàn cảnh của nhân vật Hộ trong đoạn trích là?

ĐÚNG SAI

Sống một mình, chỉ chuyên sáng tác văn chương  

Có vợ, con, nhưng con cái quanh năm ốm đau, khóc mếu suốt ngày đêm  

Hộ vẫn luôn có thể lo lắng cho cuộc sống gia đình dư giả  

Câu 12. [DPAD] Văn bản trên viết về đề tài gì?


A. Người trí thức B. Sự tự trọng trong văn chương
C. Người nông dân D. Làng quê Việt Nam
Câu 13. [DPAD] Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện cho sự “cẩu thả trong văn chương” trong suy nghĩ
của Hộ?
Chọn hai đáp án đúng.
 Viết văn vội vàng, viết những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông
 Đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có
 Viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc
 Viết những thứ văn bằng phẳng, dễ dãi, chỉ đem một chút mới lạ đến văn chương

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 14. [DPAD] Từ thông tin của văn bản, hãy hoàn thành các nội dung sau bằng cách kéo thả các cụm từ
vào đúng vị trí.

dằn vặt cuộc đời thừa văn sĩ khốn khổ hoài bão

Hộ là một _______ nghèo mang trong mình nhiều _______ . Anh là người có lí tưởng sống rất cao đẹp. Là

một nhà văn, anh đã từng ước mơ có những tác phẩm lớn, có giá trị vượt thời gian. Nhưng từ khi cứu vớt
cuộc đời Từ, cưới Từ về làm vợ, anh phải lo cho cuộc sống của cả gia đình chỉ với những đồng tiền ít ỏi của

nghề viết văn. Hộ đã rơi vào tình trạng _______ . Tạm gác ước mơ để nuôi gia đình, nhưng nỗi lo cơm áo

và những _______ lương tâm của một nhà văn đã khiến Hộ rơi vào cái vòng luẩn qẩn, không lối thoát, sống

một _______ vô vị, tẻ nhạt.

Câu 15. [DPAD] Dựa vào đoạn [3] và đoạn [5], hãy hoàn thành các nội dung sau bằng cách kéo thả các cụm
từ vào đúng vị trí.

Quan niệm về lương tâm của người cầm bút Quan niệm về sáng tác văn chương

Quan niệm về chọn lựa nghề nghiệp Quan niệm về lẽ sống của Hộ

_____________________________ : Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng

sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện.

_____________________________ : Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích

kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.

_____________________________ : Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi

những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.
Câu 16. [DPAD] Dựa vào đoạn [1], điền các từ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.
Hộ là một nhà văn sống có lý tưởng và luôn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh thường những lo lắng tầm

thường về mặt ____________ . Hắn chỉ lo rèn luyện, bồi đắp cho _________ của mình ngày càng thêm

nảy nở. Đối với hắn, thứ quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất chính là _______ .

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 17. [DPAD] Dòng nào dưới đây nêu không đúng bi kịch của nhà văn Hộ?
(Chọn 2 đáp án đúng)
 Bi kịch không được sống với đam mê, hoài bão
 Bi kịch bị mất tự do
 Bi kịch không hoàn thành trách nhiệm của một nhà văn, một người chồng, một người cha
 Bi kịch tình yêu đôi lứa
Câu 18. [DPAD] Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.
Chi tiết “Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnh
để cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt
gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình” đã thể hiện Hộ gặp nhiều ngăn cản từ vợ con nên không
thể viết văn, đọc sách.
Đúng hay sai?
 Đúng  Sai
Câu 19. [DPAD] Đâu KHÔNG PHẢI là đặc sắc nghệ thuật xuất hiện trong đoạn trích trên?
A. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy
B. Lối viết dung dị, tự nhiên
C. Cốt truyện gay cấn, kịch tính
D. Bút pháp lãng mạn và chất trữ tình
Câu 20. [DPAD] Dựa vào văn bản, điền một từ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống.

Tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao thuộc chủ nghĩa ____________ .

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:
Trong một hạt nhân bền, các prôtôn và nơtrôn có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi muốn phá vỡ hạt nhân để
tách thành các nuclôn riêng rẽ cần phải tốn một năng lượng cung cấp từ bên ngoài cho hạt nhân, năng lượng
này có giá trị ít nhất phải bằng năng lượng liên kết giữa các nuclôn, mà ta gọi là năng lượng liên kết hạt nhân.
Như vậy năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng có trị số bằng công cần thiết để tách hạt nhân thành các
nuclôn riêng biệt. Năng lượng liên kết được kí hiệu là ∆W và được tính theo công thức: W = mc 2 . Trong
đó Δm là độ hụt khối.
Nếu một hạt nhân có Z protôn, số khối là A và khối lượng nghỉ là Mhn thì công thức độ hụt khối là:

m = Z .mp + ( AZ ) .mn M hn ; với mp và mn lần lượt là khối lượng nghỉ của protôn và nơtron.

Khi dùng đơn vị khối lượng nguyên tử thì công thức tính năng lượng liên kết là:

M ( MeV ) = 931,5.m ( u ) ; 1MeV = 1, 6.10−13 J .

Năng lượng liên kết hạt nhân càng lớn thì liên kết giữa các nuclôn càng mạnh. Tuy nhiên, năng lượng liên kết
hạt nhân phụ thuộc vào số nuclôn trong hạt nhân thể hiện qua độ hụt khối ∆m. Do đó, nếu dùng năng lượng
liên kết hạt nhân để so sánh sự bền vững thì không hoàn toàn chính xác: một hạt nhân nhiều nuclôn có năng
lượng liên kết lớn chưa hẳn đã bền hơn một hạt nhân ít nuclôn có năng lượng liên kết nhỏ hơn. Vì vậy, để so
sánh độ bền vững giữa các hạt nhân, cần so sánh năng lượng liên kết trung bình cho một nuclôn, được gọi là
năng lượng liên kết riêng. Như vậy, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân, kí hiệu là ε, có giá trị bằng tỷ số
giữa năng lượng liên kết và tổng số nuclôn của hạt nhân. Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng
bền vững. Hình bên dưới là đồ thị biểu diễn năng lượng liên kết riêng theo số khối A của hạt nhân.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 1. [DPAD] Đơn vị tính của năng lượng liên kết hạt nhân là gì?
 MeV.
 J.
 m/s.
 u.
Câu 2. [DPAD] Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân có thể được tính theo công thức nào sau đây?

mc 2
A.  = B. W = m.c 2 .
A
m
C. W = Z .mp + ( AZ ).mn M hn . D.  =
A
Câu 3. [DPAD] Phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai?

Phát biểu Đúng Sai

Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn  

Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn.  

Hạt nhân càng bền vững khi có năng lượng liên kết càng lớn.  

Năng lượng liên kết đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân  

Câu 4. [DPAD] Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 56
26 Fe là (1) __________ MeV/nuclôn.

Câu 5. [DPAD] Cho các hạt nhân sau: 94 Be; 33


75
As; 126
52 Te; 238
92 U . Sắp xếp các hạt nhân theo thứ tự tăng dần

độ bền vững của hạt nhân là

A. 94 Be; 33
75
As; 126
52 Te; 238
92 U B. 94 Be; 238
92 U; 126
52
75
Te; 33 As .
75 126 238
C. 33 As; 52 Te; 92 U ; 94 Be . D. 126
52 Te; 238
92
75
U ; 33 As; 94 Be .

Câu 6. [DPAD] Biết khối lượng nghỉ của protôn, nơtron, và electrôn lần lượt là 1,00728u; 1,00866u và
5,486.10-4u. Khối lượng của nguyên tử 14
7 N có giá trị là

A. 14,0027 u. B. 13,99886 u. C. 0,11272 u. D. 14,11158 u.


Câu 7. [DPAD] Hãy hoàn thành đoạn sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

20 200 50 < A < 80 bền vững kém bền vững

Ngoại trừ các hạt sơ cấp riêng rẽ (như protôn, nơtrôn, êlectron), hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng

lớn thì càng ___ . Thực nghiệm cho thấy những hạt nhân có số khối lớn hơn ___ hoặc số khối nhỏ

hơn ___ thì kém bền vững, còn những hạt nhân có số khối ___ thì rất bền.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 8 đến 13:
Pepsin là một loại enzyme ở người có vai trò xúc tác quá trình tiêu hóa protein thành các đơn vị nhỏ hơn gọi
là peptide. Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường có tính acid.
Thí nghiệm 1
Chuẩn bị 7 ống nghiệm khác nhau, đánh số từ 1 đến 7. Lần lượt thêm vào mỗi ống một lượng khác nhau các
dung dịch casein, anserine và pepsin. Tiếp theo, pha loãng đến 10ml bằng dung dịch đệm, sao cho giá trị pH
cuối cùng trong mỗi ống nghiệm đạt pH = 3. Mỗi ống được ủ ở một nhiệt độ khác nhau, không đổi trong 15
phút, sau đó được theo dõi để xác định hoạt động của enzyme pepsin. Tiến trình và kết quả thí nghiệm được
thể hiện ở bảng 1.

Ống Casein Anserine Pepsin Nhiệt độ Hoạt tính của


nghiệm (ml) (ml) (ml) (°C) enzyme pepsin

1 1 1 1 30 Không

2 1 1 1 35 Thấp

3 1 1 1 40 Cao

4 1 0 1 40 Cao

5 0 1 1 40 Không

6 0 0 1 40 Không

7 1 1 1 45 Không

Thí nghiệm 2
Chuẩn bị 7 ống nghiệm theo quy trình tương tự như ống nghiệm 3 của thí nghiệm 1. Đem các ống nghiệm này
pha loãng với các dung dịch đệm khác nhau đến các độ pH khác nhau. Tiến trình và kết quả thí nghiệm được
thể hiện ở bảng 2.

Ống nghiệm pH Hoạt tính enzyme pepsin

8 2.5 Cao

9 3.0 Cao

10 3.5 Cao

11 4.0 Thấp

12 4.5 Thấp

13 5.0 Thấp

14 5.5 Không hoạt động

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 8. [DPAD] Enzyme chỉ hoạt động trong môi trường có
A. pH cao. B. pH thấp.
C. pH trung tính. D. chứa đồng thời các loại enzyme khác.
Câu 9. [DPAD] Pepsin là enzyme tiêu hóa được tìm thấy ở
A. thận. B. tim. C. dạ dày. D. tủy sống.
Câu 10. [DPAD] Giải thích tại sao các ống nghiệm 3 và 4, hoạt tính của enzyme pepsin cao, trong khi ống
nghiệm 5 enzyme không có hoạt tính?
A. Do hoạt tính của enzyme pepsin phụ thuộc vào cả casein và anserine.
B. Do hoạt tính của pepsin vị anserine ức chế.
C. Do pepsin có khả năng tiêu hóa casein nhưng không tiêu hóa được anserine.
D. Do anserine có khả năng phân giải pepsin.
Câu 11. [DPAD] Enzyme pepsin giúp phân giải các protein có trong thức ăn thành các đơn vị nhỏ hơn gọi
là (1) ________.
Câu 12. [DPAD] Pepsin có hoạt tính phân giải protein lớn nhất khi độ pH lớn hơn 4.0 và nhiệt độ khoảng
40°C.
 Đúng  Sai
Câu 13. [DPAD] Dạng enzyme chưa hoạt động (tiền enzyme) của pepsin là (1) _________.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 14 đến 17:
Axit lactic hay axit sữa là một hợp chất hóa học đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và
được phân tách lần đầu tiên bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm 1780. Axit lactic là
một axit cacboxylic có công thức phân tử là C3H6O3. Nó có một nhóm hiđroxi (–OH) đứng gần nhóm
cacboxyl (–COOH) khiến nó là một axit alpha hiđroxi (AHA). Trong dung dịch, nó có thể mất một proton từ
nhóm axit, tạo ra ion lactat theo phương trình:

CH 3CH ( OH ) COOH + H 2O CH 3CH ( OH ) COO − + H 3O +

Axit lactic là chất chính tạo ra cảm giác mỏi ở cơ bắp, đây là sản phẩm của quá trình oxi hoá. Khi vận động
mạnh và cơ thể không cung cấp đủ oxi nữa, thì cơ thể sẽ thoái hóa glucozơ từ các tế bào để biến thành axit
lactic. Cụ thể, trong quá trình tập luyện, một số bài tập cường độ cao khiến cơ thể không thể sử dụng oxi đủ
nhanh, lúc này cơ thể chuyển sang chế độ yếm khí (tức không cần oxi), năng lượng dự trữ trong cơ thể bị phân
hủy thành hợp chất gọi là pyruvate. Khi không có đủ oxi để hoạt động, cơ thể sẽ biến pyruvate thành lactat để
cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong vòng 1 – 3 phút. Sự tích tụ axit lactic có thể gây cảm giác nóng rát và
nhức mỏi trong cơ. Sau khoảng 3 phút chuyển hóa năng lượng không cần oxi, axit lactic sẽ báo hiệu đạt đến
ngưỡng thể lực, khiến bạn gần như không thể thực hiện thêm động tác nào nữa. Việc sản xuất lactat chính là
cơ chế bảo vệ giúp cơ thể bạn không gặp chấn thương trong quá trình tập luyện.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 14. [DPAD] Phát biểu sau đúng hay sai?
Axit lactic vừa có tính chất của axit, vừa có tính chất của ancol.
 Đúng  Sai
Câu 15. [DPAD] Các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu Đúng Sai

Axit lactic vừa có tính chất hoá học của một axit vừa có tính chất hoá học của một base.  

Axit lactic tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:1.  

Axit lactic tác dụng với Na theo tỷ lệ mol 1:1.  

Có thể tổng hợp trực tiếp axit lactic từ glucozơ bằng phương pháp lên men rượu.  

Câu 16. [DPAD] Hãy hoàn thành đoạn sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

etyl lactat ion lactat nhiều oxi ít oxi yếm khí hiếu khí

Axit lactic là sản phẩm trung gian của quá trình đường phân _______ (phân giải đường, sinh ra năng lượng

trong điều kiện) _______ . Ngay sau khi sinh ra, nó biến đổi thành _______ .

Câu 17. [DPAD] Axit lactic không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hóa đỏ. B. Tác dụng với kim loại.
C. Tác dụng với phi kim. D. Tác dụng với muối.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 18 đến 22:
Máu gồm hai thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương. Sự có mặt của những thành phần kháng
nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương sẽ quyết định sự khác nhau hay giống nhau giữa
các cá thể, và sẽ quy định các loại nhóm máu tương ứng: A, B, O, AB.

Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
máu, không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định
nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần thực hiện thêm phản ứng trộn chéo
tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với
hồng cầu của người nhận. Máu chỉ được truyền cho người nhận khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng
kết.
Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” trong khi nhóm máu AB được gọi là nhóm máu “nhận
phổ thông”.
Câu 18. [DPAD] Máu gồm hai thành phần chính là
A. các tế bào máu và huyết tương. B. hồng cầu và tiểu cầu.
C. huyết tương và hồng cầu. D. các tế bào máu và tiểu cầu.
Câu 19. [DPAD] Nhóm máu AB có khả năng “nhận phổ thông” vì
A. có cả kháng thể A và kháng thể B trong huyết tương.
B. không có kháng thể trong huyết thanh.
C. có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu.
D. có cả hai kháng nguyên trên hồng cầu và hai kháng thể trong huyết thanh.
Câu 20. [DPAD] Các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu Đúng Sai

Tế bào máu gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và kháng thể.  

Nên thực hiện truyền máu giữa những người cùng nhóm máu, trong trường hợp khác nhóm
 
máu nhưng vẫn đủ điều kiện truyền máu thì nên truyền với số lượng ít (<250ml).

Người có nhóm máu O nhận được tất cả các nhóm máu khác, người có nhóm máu AB cho
 
được tất cả các nhóm máu khác.

Câu 21. [DPAD] Kéo thả các từ vào đúng vị trí.

nhóm máu B nhóm máu AB nhóm máu A

Người có _______ thì truyền được cho người có nhóm máu#A.

Người có _______ thì nhận được từ người có nhóm máu _______ .

Câu 22. [DPAD] (1) ________ là huyết tương được loại bỏ các chất chống đông máu và để lại các chất điện
giải.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 23 đến 28:
Hai học sinh giải thích tại sao trong hồ nước thì nước lại bị đóng băng từ bề mặt hồ trở xuống. Họ cũng thảo
luận về hiện tượng băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng.
Học sinh 1
Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì điểm đóng băng của nước giảm khi áp suất tăng. Dưới bề mặt
hồ, áp suất thủy tĩnh của nước làm cho điểm đóng băng của nước thấp hơn một chút so với trên bề mặt. Do
đó, khi nhiệt độ không khí giảm xuống, nước trên bề mặt hồ đạt đến điểm đóng băng trước so với nước bên
dưới bề mặt hồ. Khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn thì lớp băng trên bề mặt trở nên dày hơn.
Áp suất được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích có phương vuông góc với bề mặt của vật thể
nhất định. Một vận động viên trượt băng tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình lên diện tích bề mặt nhỏ
xíu của hai lưỡi dao. Điều này dẫn đến một áp suất rất lớn, nhanh chóng làm tan chảy một lượng băng nhỏ
ngay dưới các lưỡi dao giày trượt.
Học sinh 2
Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng
thái lỏng. Không giống như hầu hết các chất lỏng, mật độ khối lượng của nước giảm khi đóng băng. Kết quả
là đối với bất kỳ khối băng nào, lực nổi của nước tác dụng hướng lên lớn hơn trọng lực tác dụng hướng xuống
nên tất cả các hạt băng nổi lên bề mặt khi đóng băng. Băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt
của vận động viên trượt băng do ma sát. Năng lượng do lực ma sát cung cấp được chuyển thành nhiệt làm tan
băng dưới lưỡi dao ở đáy giày trượt. Trọng lượng cơ thể của vận động viên trượt băng càng lớn thì lực ma sát
càng lớn và băng tan càng nhanh.
Câu 23. [DPAD] Theo quan điểm của học sinh 1, vận động viên tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình
lên diện tích bề mặt nhỏ xíu của hai lưỡi dao gây ra
A. áp suất nhỏ. B. áp suất lớn. C. áp lực nhỏ. D. áp lực lớn.
Câu 24. [DPAD] Theo quan điểm của học sinh 2, nước đóng băng bắt đầu đóng băng từ bề mặt hồ do mật
độ khối lượng băng (1) ______ mật độ khối lượng của nước ở trạng thái lỏng.
Câu 25. [DPAD] Theo lập luận của học sinh 2, phương án nào sau đây là đúng?
A. Mật độ khối lượng băng bằng mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng.
B. Mật độ khối lượng băng lớn hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng.
C. Lực ma sát càng lớn thì băng tan càng nhanh.
D. Lực ma sát càng nhỏ thì băng tan càng nhanh.
Câu 26. [DPAD] Theo quan điểm của Học sinh 1, đại lượng nào sau đây đối với các phân tử nước bên dưới
mặt hồ lớn hơn đối với các phân tử nước trên bề mặt?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất thủy tĩnh.
C. Lực nổi. D. Mật độ khối lượng.

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 27. [DPAD] Dựa trên lập luận của học sinh 2 có thể giải thích hiện tượng khinh khí cầu bay lên khỏi
mặt đất là do không khí bên trong khinh khí cầu có mật độ khối lượng cao hơn không khí bên ngoài khinh
khí cầu.
Nội dung trên là đúng hay sai?
 Đúng  Sai
Câu 28. [DPAD] Người ta thấy một cốc đựng ethanol đóng băng từ đáy lên trên mà không phải từ trên bề
mặt trở xuống. Từ lập luận của học sinh 2 có thể giải thích hiện tượng trên là do khối lượng riêng của
ethanol đóng băng
A. lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. nhỏ hơn khối lượng riêng của băng.
C. lớn hơn khối lượng riêng của ethanol lỏng.
D. nhỏ hơn khối lượng riêng của ethanol lỏng.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 29 đến 34:
Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. Trong mỗi tế bào cơ thể, ví
dụ tế bào người có khoảng 25000 gen, song ở mỗi thời điểm, để phù hợp với các giai đoạn phát triển của cơ
thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường, chỉ có một số gen hoạt động, còn phần lớn các gen ở trạng
thái không hoạt động, hoặc hoạt động rất yếu.
Trên phân tử DNA của vi khuẩn, các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau
thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa được gọi là một operon. Cấu trúc của một operon Lac gồm có
vùng vận hành (operator), vùng khởi động (promoter), các gen cấu trúc Z, Y,#A. Ngoài ra, còn có gen điều
hòa có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động gen, nhưng không nằm trong cấu trúc operon Lac.
Cấu trúc và cơ chế điều hòa biểu hiện gen trong môi trường có hoặc không có lactose được thể hiện ở hình
sau:

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Khi có mặt lactose trong môi trường, các phân tử lactose sẽ liên kết với protein ức chế, làm biến đổi cấu trúc
không gian của protein ức chế, làm cho protein ức chế không bám được vào vùng vận hành. Vì vậy, RNA
polymerase liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã tạo ra các phân tử mRNA của các gen cấu trúc
Z, Y, A, và dịch mã để trở thành các enzyme phân giải đường lactose.

Trong môi trường không chứa lactose thì protein ức chế gắn vào vùng vận hành và ngăn cản không cho quá
trình phiên mã diễn ra.
Câu 29. [DPAD] Cấu trúc của một operon Lac KHÔNG bao gồm
A. các gen cấu trúc. B. vùng vận hành. C. gen điều hòa. D. vùng khởi động.
Câu 30. [DPAD] Lactose đóng vai trò là
A. chất cảm ứng. B. protein ức chế.
C. chất cung cấp năng lượng. D. chất khởi động phiên mã.
Câu 31. [DPAD] Trong trường hợp nào thì protein ức chế KHÔNG gắn được vào vùng vận hành?
A. Gen điều hòa sản xuất nhiều protein ức chế.
B. Gen cấu trúc được sản xuất.
C. Không có mặt lactose.
D. Có mặt lactose.
Câu 32. [DPAD] Xét một Operon Lac, khi môi trường không có lactose nhưng enzyme chuyển hóa lactose
vẫn được tạo ra. Nhận định nào sau đây là đúng?

Phát biểu Đúng Sai

Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzyme RNA polymerase có thể bám vào để khởi động
 
quá trình phiên mã.

Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.  

Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.  

Do gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.  

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 33. [DPAD] Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi
trường có lactose và cả khi môi trường không có lactose?
A. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.
C. Các gen cấu trúc phiên mã tạo ra các phân tử mRNA tương ứng.
D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
Câu 34. [DPAD] (1) ________ là quá trình tổng hợp RNA trên mạch khuôn DNA.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 40:
Ở dạng nguyên tố, kim loại nặng trong nước không gây hại nhiều cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tồn
tại ở dạng ion thì đây là những chất kịch độc, gây nên những ảnh hưởng bất thường, dẫn tới nhiều bệnh và tật
nguy hiểm. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN
01-1:2018/BYT), hàm lượng Ni2+ trong nước phải nhỏ hơn 0,07 mg/L. Vượt qua con số này sẽ gây ngộ độc
cho con người và là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh tim mạch, huyết áp, …
Học sinh nghiên cứu quá trình loại bỏ Ni2+ khỏi nước thải bằng phương pháp kết tủa hóa học. Sản phẩm thu
được là chất rắn nên có thể loại bỏ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc. Trong nước, hydroxide (OH–)
phản ứng với Ni2+ tạo thành nickel hydroxide monohydrate [Ni(OH)2.H2O] theo phương trình phản ứng:
Ni2+ + 2OH− + H2O → Ni(OH)2.H2O
Học sinh tiến hành 2 thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian phản ứng và phương pháp lọc đến
quá trình loại bỏ Ni2+ ra khỏi dung dịch.
Thí nghiệm 1: Gồm 3 thử nghiệm 1, 2 và 3, mỗi thử nghiệm được tiến hành theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Cho 32 mL dung dịch OH– 1,0 mol/L và 260 mL dung dịch Ni2+ 0,06 mol/L vào cốc thủy tinh dung
tích 500 mL.
Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp ở 22∘C trong các khoảng thời gian 10 phút, 3 ngày và 7 ngày.
Bước 3: Thu hồi kết tủa rắn bằng phễu lọc thông thường (Hình 1).
Bước 4: Xác định nồng độ của Ni2+ trong dịch lọc (kí hiệu là CNF (mg/kg)).

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Thí nghiệm 2: Gồm 3 thử nghiệm 4, 5 và 6. Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1, riêng bước 3, chất rắn được
thu hồi bằng phương pháp lọc chân không (Hình 2).

Kết quả của thí nghiệm 1 và 2 được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1: CNF đo được từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2


(Số liệu theo K. Blake Corcoran và cộng sự công bố năm 2010 trong bài "Chemical Remediation of
Nickel (II) Waste: A Laboratory Experiment for General Chemistry Students" trên tạp chí Journal of
Chemical Education)
Câu 35. [DPAD] Tóm tắt các bước tiến hành trong 2 thí nghiệm trên như sau:
(1) Đo CNF.
(2) Trộn dung dịch Ni2+ và dung dịch OH–.
(3) Thu hồi chất rắn bằng cách lọc.
Tiến trình thí nghiệm đúng là
A. (1), (3), (1). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (1). D. (3), (1), (2).

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”
DPAD-KHÓA LUYỆN ĐỀ ĐỀ LUYỆN THI ĐGTD ĐH BK HN
Câu 36. [DPAD] Phương pháp lọc chân không cho CNF cao hơn phương pháp lọc thông thường, đúng hay
sai?
 Đúng  Sai
Câu 37. [DPAD] Có (1) ________ trong số 6 thử nghiệm mà nickel hydroxide monohydrate được thu hồi
bằng phương pháp lọc thông thường sau thời gian phản ứng ít nhất 3 ngày.
Câu 38. [DPAD] Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1 và 2, sự kết hợp giữa thời gian phản ứng và phương
pháp lọc nào làm cho nồng độ Ni2+ trong dịch lọc là cao nhất?
A. 3 ngày/lọc thông thường. B. 7 ngày/lọc chân không.
C. 3 ngày/lọc chân không. D. 10 phút/lọc thông thường.
Câu 39. [DPAD] Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1 và 2, sự kết hợp giữa thời gian phản ứng và phương
pháp lọc nào làm cho nồng độ Ni2+ trong dịch lọc là thấp nhất?
A. 10 phút/lọc thông thường. B. 7 ngày/lọc thông thường.
C. 10 phút/lọc chân không. D. 7 ngày/lọc chân không.
Câu 40. [DPAD] Lực tác dụng lên hỗn hợp trong phễu lớn hơn trong thử nghiệm 3 hay trong thử nghiệm 6?
A. Thử nghiệm 3, vì thiết bị lọc được kết nối với bơm chân không.
B. Thử nghiệm 3, vì thiết bị lọc không được kết nối với bơm chân không.
C. Thử nghiệm 6, vì thiết bị lọc được kết nối với bơm chân không.
D. Thử nghiệm 6, vì thiết bị lọc không được kết nối với bơm chân không.

------HẾT------

“Đừng bao giờ từ bỏ. Nỗ lực và kiên trì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn đến”

You might also like