You are on page 1of 24

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu


Small and medium enterprises in Vietnam in the context of the global economic crisis
NXB H. : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 109 tr. +

Nguyễn Thị Hải Ninh

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 603101
Người hướng dẫn: PGS, TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong khủng hoảng kinh tế. Đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Xác định phương hướng và
giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với các cuộc khủng hoảng
kinh tế.

Keywords: Kinh tế; Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ; Khủng hoảng kinh tế; Kinh tế toàn cầu.

Content
Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi
mới toàn diện nền kinh tế đất nước với phương châm chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước đã khẳng định phát huy mọi nguồn lực trong nước
đồng thời kết hợp tận dụng thời cơ quốc tế tiến hành thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước thành công với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước. Điều đó đã được cụ thể hoá trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII “. . . phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích
hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu,
đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiên có”. Doanh nghiệp vừa và
nhỏ có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt trong
thời kì chuyển đổi hiện nay ở đất nước ta như có sức năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay
đổi công nghệ, hiệu quả đầu tư tương đối cao, dễ quản lý. . .
Trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một nhân tố năng động ở Việt Nam,
góp phần đáng kể tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần
xoá đói giảm nghèo.

1
Như chúng ta đã biết, bắt đầu từ năm 2008 và cho tới hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đã lan rộng và hậu quả nặng nề của nó ngày càng lộ rõ trên tất cả mọi mặt của kinh tế -
xã hội. Với một nền kinh tế đã hội nhập, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những hậu quả do tác
động của khủng hoảng kinh tế.
Mặc dù, hiện nay khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nhưng
hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta vẫn đang phải đương đầu với rất nhiều
thách thức: thị trường đầu ra bị thu hẹp, việc huy động vốn khó khăn, thị trường năng lượng, thị
trường ngoại tệ … có nhiều bất ổn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề ra phương hướng khắc phục
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa nhỏ là việc cần thiết,
điều này không chỉ cho khắc phục tình trạng khủng hoảng hiện nay, mà còn dự phòng cho các
cuộc khủng hoảng kinh tế sau này. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khủng hoảng
kinh tế không chỉ mang lại những khó khăn thách thức, mà còn chứa đựng một số cơ hội phát
triển quý báu. Vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải biết tận dụng tất cả các cơ hội này.
Chính từ các lý do trên, cho nên tôi chọn đề tài “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu” làm luận văn thạc sỹ kinh tế, để góp phần nghiên
cứu, luận giải hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế,
cũng như đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục khó khăn, tận
dụng các cơ hội để vượt qua khủng hoảng kinh tế.
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
luôn được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Điều đó có thể thấy rõ qua khối lượng
các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng được công bố hầu như hàng ngày, hàng tuần, từ
các luật lệ của Chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của
quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo về doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như sau:
Các chiến lược, chương trình như: Định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nghị định 90/2001/NĐ-
CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án US/VIE/95/007 "Hỗ trợ các doanh
nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" do UNIDO tài trợ.
Một số tác phẩm viết thành sách như: PGS.TS Nguyễn Cúc, Chính sách phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, NxbChính trị quốc gia, 1997. Vương Liêm, Doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Nxb Giao thông vận tải, 2000. Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hà, Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nxb Thống
kê, 2001. Nguyễn Đình Hương, Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, 2002 v.v...
Bên cạnh các các công trình đã xuất bản thành sách có một số công trình nghiên cứu khoa
học đáng chú ý như: Hồ Tiến Dũng, Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP Hồ Chí
2
Minh”, luận án tiến sĩ kinh tế, 1998. Phạm Văn Hồng, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, luận án tiến sĩ kinh tế, 2007. Lê Việt Đông, Doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay”, luận án thạc sỹ kinh tế, 2006. Các
công trình trên đều tập trung nghiên cứu đặc điểm, vai trò, thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ, từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Ngoài ra, trên các báo, tạp chí còn rất nhiều tác giả viết về các vấn đề doanh nghiệp vừa và
nhỏ như: tạo vốn, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ thông tin ... cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Qua các bài viết các tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản như: khái niệm doanh nghiệp vừa
và nhỏ, ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra những khuyến nghị chính sách hỗ
trợ các doanh nghiệp này.
Nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế có rất nhiều tác phẩm viết thành sách như: Khủng
hoảng kinh tế toàn cầu và giải pháp của Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM, 2009; Nguyễn Sơn,
Vượt qua khủng hoảng kinh tế, Nxb Thống kê, 2009; T.S Ngô Minh Quang và T.S Đoàn Xuân
Thuỷ (chủ biên) Chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam, Nxb Thống kê, 2009.
Các tác phẩm trên đã khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động mà cuộc
khủng hoảng kinh tế gây ra, các tác phẩm đã đưa ra các giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế.
Ngoài các tác phẩm đã viết thành sách, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo, tạp
chí đề cập tới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng như tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
dưới một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu hoạt động của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó tìm ra các giải
pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
a. Mục tiêu của đề tài
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng
hoảng kinh tế. Đánh giá khó khăn, thách thức cũng như các cơ hội mà cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đặt ra cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa nhỏ. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và đề ra cách thức tận dụng cơ hội phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong và sau khủng hoảng kinh tế.
b. Nhiệm vụ của đề tài
+ Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
khủng hoảng kinh tế.
+ Đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới sự tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

3
+ Xác định phương hướng và giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối
mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
*Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam từ khủng hoảng kinh tế
toàn cầu 2008 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp,
logic và lịch sử, thống kê so sánh…
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa về lý luận về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Làm rõ thực trạng tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến doanh nghiệp vừa và
nhỏ Việt Nam; chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong việc khắc phục tác động tiêu cực của
khủng hoảng và nguyên nhân.
- Đưa ra được các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các nhà hoạch định chính sách kinh tế đưa
ra các dự thảo văn bản, các quy chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế.
Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng luận văn để xác định cụ thể những
khó khăn, thách thức cũng như các cơ hội của doanh nghiệp mình trong khủng hoảng kinh tế, từ
đó tìm ra giải pháp cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết
cấu thành 3 chương, 7 tiết.

NỘI DUNG LUẬN VĂN BAO GỒM:


CHƢƠNG 1
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.1 Khái luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
4
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và
vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng
ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời”. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy
định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh
nghiệp nhỏ.
1.1.1.2 Các tiêu chí xác định
Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chuyên
môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp...
Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay
vốn, doanh thu, lợi nhuận.
Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương đối và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu
chí càng tăng lên.
Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều lao động
như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất, điện...
Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô doanh nghiệp
cũng khác nhau.
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường gắn với công nghệ lạc hậu, thủ
công.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh
tế còn nhiều bất cập.
Thứ ba, tiềm lực và năng lực cạnh tranh yếu.
Từ những đặc điểm trên, có thể khái quát thành những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp
vừa và nhỏ như sau:
- Hình thức sở hữu: Có đủ các hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp.
- Về hình thức pháp lý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành theo Luật doanh
nghiệp và những văn bản dưới luật.
- Lĩnh vực và địa bàn hoạt động: doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phát triển ở ngành dịch
vụ, thương mại (buôn bán). Lĩnh vực sản xuất chế biến và giao thông còn ít, địa bàn hoạt động
chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ và đô thị.
- Công nghệ và thị trường: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu có năng lực tài chính rất
thấp, có công nghệ, thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công.
5
- Trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp và yếu.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội
Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền
kinh tế. Ở Việt Nam, năm 2000, đóng góp của khu vực này vào ngân sách quốc gia chỉ khoảng
10% trong tổng lượng đóng góp của tất cả khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ này đã nhanh chóng
tăng lên tới 31% vào năm 2008 và 2009. Về con số tuyệt đối, số tiền thuế và phí mà các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân đã nộp cho nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đóng góp hơn 40% GDP cả nước, nếu tính cả 133.000 HTX, trang trại và
hộ kinh doanh cá thể thì khu vưc này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. Bên cạnh đó,
theo đánh giá của viện nghiên cứu và quản lý trung ương, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đóng góp
31% giá trị sản xuất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thương nghiệp, 64% khối
lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. [27,tr.30].
Thứ hai, tác động kinh tế - xã hội lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là giải quyết một
số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói
giảm nghèo. Ở Việt Nam, mỗi năm doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra hơn một triệu việc làm mới,
số lượng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng
7,8 triệu người, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5%
lực lượng lao động của cả nước.
Thứ ba, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị
trường.
Thứ tư, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được khá nhiều vốn trong dân.
Thứ năm, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với khu vực
nông thôn.
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi
đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp, giúp họ làm quen với môi trường kinh doanh.
Thứ bẩy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần vào đô thị hoá phi tập trung và thực hiện
phương châm “ly nông bất ly hương”.
1.1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì giới hạn tiêu thức phân loại càng được nâng lên.
Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ổn định hơn, có phương hướng rõ ràng hơn, vững bền hơn.
* Cơ chế chính sách của nhà nước
Chính sách và cơ chế quản lý là yếu tố rất quang trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một chính sách và cơ chế đúng đắn hợp lý sẽ tạo ra môi trường
thuận lợi cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
6
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những
người sáng lập ra chúng. Sự có mặt của đội ngũ doanh nhân này cùng với khả năng và trình độ
nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động to lớn
đến hoạt động của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ luôn là những người đi đầu trong đổi mới.
* Khả năng tiếp cận các nguồn lực
Khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế. Nhất là khả
năng tiếp cận về vốn, khoa học công nghệ.
1.2 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 và tác động của nó đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Đôi nét về khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 - 2009 xuất phát từ Mỹ. Nguyên nhân
là do những tồn tại và bất ổn của kinh tế Mỹ như: Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài
khổng lồ; khủng hoảng nợ dưới chuẩn; khủng hoảng bất động sản. Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt
nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất
động sản qua các hoạt động cho vay không đạt tiêu chuẩn. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế các nước, làm sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng
giảm sút, hàng loạt công ty phá sản, lao động thất nghiệp...
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng nhất định đến hệ thống các
doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới tác động của cuộc
khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn về vốn, thị trường cung ứng nguyên vật
liệu sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ đều bị thu hẹp lại ... điều này làm cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày càng khó khăn, lợi nhuận giảm sút, nhiều doanh
nghiệp phá sản. Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ khủng hoảng cũng mang lại những cơ
hội để phát triển.
1.2.2 Ứng phó với khủng hoảng kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Châu Á. Một loạt
các nước có nền kinh tế phát triển rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy vậy, trước những khó khăn do
cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á đã vượt qua cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn
Để có thể thoát khỏi khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi nước có hướng đi
khác nhau. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc ban đầu đã gặp phải rất nhiều khó
khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Do đó trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính
toàn cầu, để bảo vệ lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ khỏi sụp đổ, chính phủ Trung Quốc đã đề
ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm tăng mức hoàn thuế xuất
khẩu, nới lỏng các điều kiện tín dụng. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, thì bản thân
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đã “tự cứu mình” trong hoàn cảnh khó khăn của khủng
hoảng. Bản thân chủ các doanh nghiệp Trung Quốc đã rất năng động, họ xây dựng chiến lược cho
doanh nghiệp của mình. Khủng hoảng kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất
7
khẩu, vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung
Quốc đã tập trung hơn vào thị trường nội địa. Mặt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chuyển
hướng sang một số lĩnh vực kinh doanh mới.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật: để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế, tìm hướng phát triển cho mình: Trước tiên các xí nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản hầu như
không theo xu hướng “phải có đầy đủ mọi mặt” mà chỉ thiên về mặt nào xí nghiệp đó có sở
trường, sở đoản nhất, còn lại phần lớn phải tìm chỗ dựa vào các xí nghiệp lớn để tồn tại. Về quản
lý, các xí nghiệp này thực hiện phân công trực tiếp từ trên xuống dưới hoặc phân công theo trình
độ, chuyên đi sâu sản xuất về một loại mặt hàng nào đó, để sản phẩm đạt độ tinh xảo, kỹ thuật
cao. Vì vậy, bí quyết tồn tại và phát triển của xí nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản không ngoài 4 chữ
: “Tinh, Vi, Chuyên, Sâu”.
1.2.3 Tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Âu
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho nền kinh tế của các nước ở Châu Âu lâm vào tình
trạng suy thoái. Hàng loạt các doanh nghiệp quy mô lớn rơi vào tình trạng khó khăn. Ngược lại
với tâm trạng bi quan ở những công ty lớn nhất châu Âu, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đây
đang tỏ rõ sự lạc quan thận trọng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Hội Doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Đức - tổ chức tập hơn hơn 4 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này - dự báo, doanh
số của các thành viên sẽ chỉ giảm 2% trong năm 2008, trong khi kinh tế Đức được dự báo sẽ tăng
trưởng âm 6%. Một cuộc điều tra tổ chức vào tháng 4 năm 2009 đối với 804 doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Pháp cho thấy, khoảng một nửa số công ty trong số này cho hay, doanh thu của họ sẽ đi
ngang hoặc tăng trong năm 2009 [48].
Trong các quốc gia ở châu Âu, Đức là nước có số doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn, nhưng
đồng thời hoạt động rất hiệu quả. Trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Đức cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với ưu thế riêng và sự hỗ trợ của chính phủ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự phát triển ổn định để vượt qua khủng hoảng.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM
TỪ 2008 ĐẾN NAY

2.1 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
2.1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam diễn ra từ khá
lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau.
Sau thời kỳ đổi mới, quan điểm về doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều thay đổi theo chiều
hướng tích cực. Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Theo VCCI thì trong giai đoạn 1991-
1999, mỗi năm nền kinh tế Việt Nam tăng thêm 3.388 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp vừa
8
và nhỏ ở Việt Nam phát triển khá nhanh trong các giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2006- 2010 tổng
số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 384.000 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, khoảng 370.000 doanh nghiệp.
Về cơ cấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, xuất phát từ điều kiện lịch sử kinh tế
xã hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế. Các doanh
nghiệp đăng ký hoạt động trong các ngành bán sỉ, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm tỷ lệ
lớn (39% tổng số doanh nghiệp đăng ký) Các ngành công nghiệp (sơ chế) và xây dựng lần lượt
chiếm 17,69% và 14,29% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động vào 1/1/2010. [47].
Từ quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thấy ngày nay doanh nghiệp
vừa và nhỏ là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Doanh nghiệp vừa và
nhỏ tạo ra một giá trị công nghiệp đáng kể, tạo ra việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, do đặc điểm quy
mô nhỏ, vốn ít, cấu trúc tổ chức chưa hoàn chỉnh, không có định hướng chiến lược phát triển dài
hạn, và nguồn nhân lực không ổn định, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận bị ảnh hưởng
mạnh bởi khủng hoảng tài chính hiện tại.
2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.2.1 Hiệu quả hoạt động tài chính.
So với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong hệ thống doanh
nghiệp tư nhân có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn rất nhiều. Tổng lượng vốn của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tư nhân đã tăng đáng kể trong thập niên qua. Tổng lượng vốn đầu tư bởi các doanh
nghiệp tư nhân vào nền kinh tế đã tăng từ 113.000 tỷ năm 2000 lên 4.197.475 tỷ vào 31/12/2009,
tăng lên gấp 37 lần. Hơn nữa, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân có thể đã gia tăng nhanh
chóng tài sản cố định và đầu tư dài hạn từ 33.000 tỷ năm 2000 lên 1.289.190 tỷ năm 2009. Cùng
với sự gia tăng trong vốn đầu tư, mức lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tư
nhân cũng tăng lên đáng kể. Doanh thu thuần đã tăng từ 203.000 tỷ năm 2000 lên 3.351.404 tỷ
năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2009 đạt khoảng
78.385 tỷ.
2.1.2.2 Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ
Hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ít, hay chưa quan tâm đúng mức đến ứng dụng
thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng
8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ
còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ
5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.
2.1.2.3 Trình độ lao động và quản lý
Nhìn chung trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ lao động ít được đào tạo cơ bản qua các
trường chính thống mà chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, trình độ văn hoá thấp. Có đến
74,8% lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa học hết phổ thông trung học, chỉ có
5,3% lao động trong khu ngoài quốc doanh có trình độ đại học. Ngoài ra lao động ít được đào tạo
9
nghề và nâng cao tay nghề, do đó mà ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, năng suất lao động
thấp. Chủ lao động có trình độ cao còn ít, mặt khác đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người
có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh
tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định
hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam.[41]
2.1.3 Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Để các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phát triển thuận lợi, môi trường kinh doanh cần phải ổn định, an
toàn. Các yếu tố của môi trường kinh doanh phải đồng bộ. Tuy vậy, môi trường kinh doanh chung
ở Việt nam còn gặp nhiều khó khăn. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hoạt động hiệu quả,
cần phải giải quyết nhiều vấn đề tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
Môi trường thị trường: Thị trường là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Thị trường nước ta còn kém phát triển, thiếu đồng bộ và bị chia cắt. Hiện nay mới có thị
trường hàng hoá và dịch vụ, còn các thị trường khác chưa hoặc còn manh nha. Về thị trường nước
ngoài: Do hạn chế về công nghệ, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu thị trường và ít có điều kiện tiếp
xúc với thị trường nước ngoài nên khó xuất khẩu.
2.1.4 Những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Do đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ công nghệ
thấp, năng lực quản lý hạn chế nên các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là một trong số những khó khăn trở ngại đó:
* Về tài chính: Thiếu vốn đang là một trong những khó khăn tài chính lớn nhất đối với
doanh nghiệp.
* Về năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế, trang bị vốn thấp (chỉ bằng 3% mức trang bị
kỹ thuật trong các doanh nghiệp lớn).
* Trình độ lao động và quản lý hạn chế.
* Thiếu thông tin, kiến thức, thiếu mặt bằng sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt của hàng
ngoại đang là những khó khăn trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
* Thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước:
* Sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng các hiệp hội nghề nghiệp còn gặp
nhiều hạn chế.
Cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp thực sự
vấp phải là thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Bên cạnh đó dưới tác động của khủng hoảng suy thoái
kinh tế, giá cả hàng loạt yếu tố đều tăng, như chi phí vận tải, điện, thông tin liên lạc ... đã làm cho
chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Trước những khó khăn đấy, trong năm nay đã có
5.800 doanh nghiệp đã giải thể, khoảng 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 31.500 doanh
nghiệp ngừng nộp thuế. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, ngừng đóng thuế,...
10
trong 9 tháng từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011 tăng 22% (khoảng 11.000 doanh nghiệp) so với
cùng kì năm 2010 [49].
2.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
2.2.1 Tiếp cận các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.2.1.1. Tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các chủ doanh nghiệp cho biết, đang đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó đau đầu nhất
là tài chính, chi phí, có 46% các doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho rằng khó khăn về lãi suất
tín dụng. Trong khủng hoảng kinh tế vấn đề này càng trở nên khó khăn.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu phát triển bằng vốn tự phát của các doanh
nhân, tuy nhiên mức ban đầu rất hạn chế, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động và bước đầu có
hiệu quả, họ đều mong muốn gia tăng vốn để mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp này gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Do thị trường
vốn ở Việt Nam chưa hoàn thiện nên việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được
nguồn vốn vay từ thị trường chính thức là hạn chế. Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô
rất nhỏ (vốn trung bình ), họ không thực hiện cổ phẩn hóa để có thể tham gia thị trường chứng
khoán và thu hút được vốn qua thị trường này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay vốn ngân
hàng, do nhiều nguyên nhân, căn bản là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đáp ứng đủ điều
kiện để vay vốn. Chỉ có 1/3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng,
1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn
ngân hàng đã rất khó, nhưng việc duy trì khoản vay nợ và giữ uy tín với ngân hàng lại là điều khó
hơn nhiều. Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện quá cao. Các doanh nghiệp vừa
và nhỏ vay ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, cứ 3- 6 tháng, doanh nghiệp phải đáo hạn một lần.
Nếu không vay thì các hoạt động kinh doanh sẽ bị ngừng trệ, nếu phải vay với lãi suất ngất
ngưởng, doanh nghiệp cũng chỉ hoạt động cầm chừng.
Ngoài vấn đề khó khăn trong thủ tục vay vốn, các doanh nghiệp cũng bị hạn chế bởi mức
vốn được cho vay và mức lãi suất phải trả. Trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
vẫn có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10% được vay 100% theo nhu cầu. Vốn ít và tiếp cận
khó, trong điều kiện thắt chặt tín dụng vốn càng ít nhưng lãi xuất lại cao , đáp ứng vốn giảm từ
50% yêu cầu xuống 30%, trong khi lãi suất tăng từ 10% lên 21% năm, nên rất ít doanh nghiệp có
khả năng kinh doanh để đạt được mức lợi nhuận đủ cao để trả lãi ngân hàng. Điều này dẫn đến các
doanh nghiệp giải thể, phá sản trong thời gian qua chủ yếu do khó khăn về vốn [46, tr.23].
2.2.1.2 Đất đai và nguyên vật liệu
Việc tiếp cận các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau
khủng hoảng kinh tế gặp nhiều khó khăn, thứ nhất về giá cả, giá cả các loại hàng hóa đều tăng
cao, giá xăng dầu có những lúc tăng đến 30%, nhóm giá giao thông vận tải tăng 2,47%, đồng loạt
đó là giá điện, giá xi măng, sắt thép cũng tăng từ 15% trở lên… Bên cạnh hàng loạt nguyên vật

11
liệu tăng giá là sự thu hẹp về thị trường cung ứng. Lạm phát tăng cao, nguyên liệu, vận tải dịch vụ
đều tăng nhanh làm chi phí tăng, giá thành tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, lỗ tăng.
Về việc tiếp cận mặt bằng, đất đai, theo một số doanh nghiệp tiền thuế đất nâng lên quá
cao. Về mặt bằng kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy đã được tạo điều kiện hơn, song
vẫn còn nhiều hạn chế. Cụm công nghiệp, khu công nghiệp không chỉ được thành lập để giải
quyết vấn đề mặt bằng sản xuất. Ở Việt Nam các doanh nghiệp trong cùng một cụm công nghiệp
liên kết được với nhau còn rất ít, hầu hết còn hoạt động riêng lẻ.
2.2.1.3 Nguồn lao động
Số lượng việc làm được tạo ra bởi khối doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá lớn. Tuy nhiên lao
động trong khu vực này chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng đã qua đào tạo còn ít. Hạn chế
trong lao động ở khối doanh nghiệp này là khó khăn trong việc giữ người lao động làm việc ổn
định lâu dài, do đó có rất nhiều khó khăn cho việc nâng cao trình độ của lao động.
Trong khủng hoảng kinh tế lao động không có việc làm tương đối cao, khoảng 10%, đồng
thời mức lương của công nhân cũng bị cắt giảm. Việc cắt giảm lao động ở các công ty lớn lại là cơ
hội để các nhà quản lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tuyển dụng được lao động có trình độ
cao, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.1.4 Ứng dụng công nghệ - kỹ thuật vào sản xuất
Phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công nghệ trong quá
trình cạnh tranh. Ngoài ra, các vấn đề đổi mới, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm và uy tín thì các doanh nghiệp lại chưa nghĩ tới. Lượng doanh nghiệp có thể tiếp cận các
chính sách, thông tin KH - CN cũng còn rất hạn chế. Mặt khác về trình độ công nghệ, do phần lớn là
các cơ sở thủ công "đi lên" hoặc có tiếp cận được khoa học, công nghệ nước ngoài thì cũng thuộc thế
hệ... lạc hậu. Theo khảo sát, hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng công nghệ từ cấp trung
bình đến lạc hậu, khả năng đầu tư nâng cấp công nghệ thấp, tiêu hao nhiều tài nguyên, bao gồm vật
liệu, nhiên liệu, năng lượng... và thường có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
2.2.2 Thị trường đầu ra
Thị trường là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra, thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế, quốc gia nào cũng đều giảm sản lượng hàng hóa nhập khẩu, chính vì
vậy, thị trường tiêu thụ nước ngoài bị thu hẹp. Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa
và nhỏ nói riêng đều gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp.
2.2.2.1. Thị trường tiêu thụ trong nước
Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trung bình của tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường nội địa khoảng 23%. có thể thấy thị trường trong nước của Việt Nam là thị
trường rất tiềm năng. Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh
nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước.

12
2.2.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng do khủng hoảng đã
thu hẹp một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18% [18].
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ra những biến động chưa từng có
về giá cả xuất nhập khẩu. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây
áp lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ cuối tháng 7/2008, giá hàng trên thị trường
thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng 9/2008. Theo đó, xuất khẩu chịu
ảnh hưởng nặng. Điều này càng gây thêm khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.3 Các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng kinh tế
Có tới 12% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng khủng hoảng kinh tế đem lại cơ hội tốt
trong kinh doanh, 70% nhìn nhận khủng hoảng chỉ là cú sốc tạm thời và họ có thể đương đầu.
2.2.3.1 Các cơ hội trong khủng hoảng kinh tế
Cơ hội gia tăng thị phần: Khủng hoảng không dành riêng cho doanh nghiệp nào. Khủng
hoảng tác động tiêu cực cho mình, nhưng cũng gây khó cho cả đối thủ cạnh tranh. Đối thủ càng
lớn, khó khăn có thể càng nhiều.
Cơ hội xây dựng thương hiệu: Khủng hoảng làm các doanh nghiệp lớn thu hẹp các chiến
lược quảng cáo, đây là cơ hội doanh nghiệp vừa và nhỏ lên tiếng.
Cơ hội thu hút người tài: Khủng hoảng làm lao động có trình độ ở các công ty lớn bị mất
việc làm. Đây là cơ hội nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cơ hội sàng lọc nhà cung cấp: Khủng hoảng làm cho các nhà cung cấp gặp nhiều khó
khăn và là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho
mình. Doanh nghiệp còn có thể đàm phán lại giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán,
phương thức giao hàng…
Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm: Khủng hoảng làm giảm sản lượng sản xuất. Đây là
cơ hội để doanh nghiệp có điều kiện “chăm chút” cho chất lượng sản phẩm.
Cơ hội bảo trì, nâng cấp máy móc thiết bị: Khủng hoảng là cơ hội để doanh nghiệp có thời
gian chăm sóc sức khỏe cho máy móc, thiết bị.
Cơ hội chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp: Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư duy và đánh
giá lại chính mình, từ đó có kế hoạch để đối phó với khủng hoảng trước mắt cũng như tạo nền
tảng phát triển lâu dài về sau [40].
2.2.3.2 Các thách thức trong khủng hoảng kinh tế
Nguồn vốn của các doanh nghiệp này cơ bản là dựa vào vốn tự huy động, vốn vay từ nguồn
nhàn rỗi trong dân, vay từ các ngân hàng thương mại...
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn khi tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của nhà
nước đối với các đơn vị kinh tế.

13
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất khó khăn trong việc đầu tư để thu hút được nguồn
nhân lực tốt cho sản xuất - kinh doanh của mình.
Quy mô doanh nghiệp ở nước ta là quá nhỏ.
Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp, khắc phục tình trạng ỷ lại vào nhà nước,
kiên quyết trong việc sáp nhập hoặc giải thể đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hoặc
thua lỗ kéo dài.
2.3 Đánh giá chung
2.3.1 Vai trò của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ thúc đẩy khu vực doanh nghiệp vừa và
nhỏ phát triển. Trong bối cảnh khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, để hỗ trợ cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ duy trì sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động, Chính phủ đã kịp thời
ban hành nhiều cơ chế về chính sách tài chính hỗ trợ cho khu vực này như quỹ bảo lãnh tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp tín dụng, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, mặt bằng
sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, thông tin, phát triển nguồn nhân lực, vuờn ươm
doanh nghiệp, thành lập Trung tâm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhở và vừa… Mặc dù vậy,
chính sách tài hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3.2 Sự hỗ trợ từ hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME) là tổ chức hỗ trợ và giúp đỡ doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ
với cơ quan chức năng. Từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng Hiệp hội
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tổ chức được nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp.
2.3.3 Khả năng tự thích ứng của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khủng hoảng kinh tế gây ra rất nhiều khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế của các
quốc gia. Tuy nhiên, gần hai phần ba doanh nghiệp vừa và nhỏ tin rằng tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng là tạm thời, chỉ 15% tin cuộc khủng hoảng sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động kinh
doanh trong tương lai. Trong đó 12% doanh nghiệp tin rằng cuộc khủng hoảng đã tạo ra cơ hội
cho họ. Lợi ích của khủng hoảng chủ yếu là đầu vào rẻ hơn, cạnh tranh bớt gay gắt hơn và có
nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt hơn của Chính phủ. Từ sự hỗ trợ của
Chính phủ, cùng với việc nắm bắt được các cơ hội trong khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đã đưa doanh nghiệp của mình thoát khỏi tình trạng khó khăn do khủng hoảng kinh tế
gây ra. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp còn tìm được hướng phát triển thuận lợi, đưa doanh
nghiệp vươn lên.

14
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRONG THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG
3.1 Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.1.1 Bối cảnh quốc tế
Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được thực hiện trong bối cảnh
kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường. Đó là hậu quả của khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2007 đến nay, và sự thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ
công của các nền kinh tế lớn.
Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển
mới. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn. Trong giai đoạn tới,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng có lợi cho khu
vực châu Á. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu, tiếp thu công nghệ tiên tiến nếu ta nắm bắt được kịp thời và hợp lý.
3.1.2 Bối cảnh đất nước
Kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều mặt sau hơn 25
năm đổi mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước
đang phát triển có thu nhập thấp và gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình. Đánh giá
khách quan kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm.
Trước bối cảnh đó, mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới của
Việt Nam là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với
tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Ổn định kinh tế vĩ mô với những
điều chỉnh chính sách phát triển doanh nghiệp phù hợp là nhu cầu cấp thiết nhằm tạo lòng tin
trong khu vực doanh nghiệp và thị trường.
3.2 Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài
Ở nước ta hiện nay, cùng quá trình thay đổi về tư duy nhận thức, chúng ta thừa nhận kinh
tế tư nhân là thành phần kinh tế. thừa nhận cơ chế thị trường cùng với sự tồn tại khách quan của
các hình thức sở hữu đa dạng. Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tư
nhân là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở
Việt Nam hiện nay, thì sự tồn tại của thành phần kinh tế tư nhân là tất yếu. Như vậy, sự tồn tại,
phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là tất yếu và lâu dài. Mặt khác, với những đóng góp
không nhỏ của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vào mức tăng trưởng kinh tế, vào phát
triển các ngành nghề, giải quyết việc làm ... thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò ngày càng
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và
15
nhỏ phải được coi là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động
của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.
3.2.2 Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không trái với các cam kết quốc tế
Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không trái với các cam kết quốc tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất
cần sự hỗ trợ từ chính phủ. Chính phủ đảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng môi trường kinh tế, xã hội và
khung khổ pháp lý, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính … Bên cạnh đó Chính phủ thực
hiện Chương trình quốc gia về phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh
nghiệp, hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện để hình thành các
doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển doanh nhân về số lượng và
năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội.
3.2.3 Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, mà chỉ làm những gì doanh nghiệp không làm được
Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, mà chỉ làm những gì doanh nghiệp không làm
được. Các doanh nghiệp cần phải nhận thức được sự nỗ lực của doanh nghiệp giữ vai trò quyết
định, sự hỗ trợ của nhà nước giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
3.3 Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu
3.3.1 Nhóm giải pháp thuộc về chính phủ
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Chính phủ cần ưu tiên tập trung vào một số nhóm giải
pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh nói chung cho doanh nghiệp hoạt động
đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các chính sách về đất đai,
hạ tầng, cụm công nghiệp; đổi mới công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống
thông tin và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao sức cạnh
tranh, quy mô và chất lượng hoạt động của khu vực này.
- Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị
trường của doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp 2: Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Nhóm giải pháp 3. Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhóm giải pháp 4: Phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nâng cao năng lực quản
trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhóm giải pháp 5: Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhóm giải pháp 6: Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và xúc tiến mở
rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

16
3.3.2 Nhóm giải pháp thuộc về hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.3.2.1 Phát triển các mạng lưới tổ chức tư vấn trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.3.2.2 Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận vốn, đất đai,mặt bằng, công nghệ ...
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
3.3.3 Nhóm giải pháp thuộc về doanh nghiệp
3.3.3.1 Giải pháp cấp bách
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều gặp
khó khăn về mặt tài chính. Đây là một áp lực rất lớn. Do vậy, mục tiêu của các giải pháp cấp bách
là phải giảm áp lực tài chính của doanh nghiệp. Để thoát khỏi khủng hoảng các doanh nghiệp cần
phải thay đổi chiến lược/ thị trường và các sản phẩm để phù hợp với điều kiện mới nhằm giữ vững
hay tăng nguồn thu và phải tự hoàn thiện lại hệ thống quản lý của mình để giảm chi phí. Khi chi
phí giảm, giá bán giảm, doanh nghiệp có nhiều khả năng giữ vững và phát triển thị phần. Khi chi
phí giảm, giá bán không giảm, doanh nghiệp có lãi nhiều hơn và có thể trích lãi để đầu tư vào phát
triển họat động, giảm áp lực tài chánh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cân bằng được thu chi và nâng cao
hiệu quả tài chính của họat động của doanh nghiệp.
Để thực hiện được giải pháp nêu trên, doanh nghiệp cần thực hiện ngay những việc sau:
Về thị trường và chiến lược:
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay, các sản phẩm của doanh nghiệp
thường không được thị trường chấp nhận như trước nữa, do vậy, để giữ vững hay phát triển thị
trường, ổn định nguồn thu, các doanh nghiệp cần thay đổi sản phẩm.
Để thay đổi sản phẩm đòi hỏi phải có thời gian và đầu tư lớn về tri thức, công nghệ, thiết
bị. Trong khủng hoảng điều các doanh nghiệp cần làm là thay đổi sản phẩm và các giá trị mà sản
phẩm cống hiến cho người tiêu dùng. Điều này có thể được thực hiện thông qua các giải pháp sau:
Tìm mọi biện pháp quản lý để giảm giá thành, giá bán sản phẩm; Thay đổi thiết kế sản phẩm hiện
có để phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của người tiêu dùng; Thiết kế sản phẩm mới dựa trên năng
lực cốt lõi của doanh nghiệp và yêu cầu tiết kiệm của người tiêu dùng hiện nay.
Với các sản phẩm được thiết kế lại, hay sản phẩm mới, doanh nghiệp nên tìm cách phát triển
thị trường trong nước vì đây là một thị trường tương đối lớn, ít được quan tâm trong thời gian qua, và
là một thị trường mà doanh nghiệp dễ nắm bắt thông tin, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và có thể
thực hiện các khoản chi trả nhanh chóng, linh họat so với việc kinh doanh xuất khẩu.
Về cấu trúc tổ chức, các quy trình làm việc:
Cấu trúc tổ chức và các quy trình làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành, và phải phù
hợp với môi trường kinh doanh. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế tài chính, thị trường bị thu
hẹp, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất càng mạnh mẽ. Điều này càng tạo áp lực phải hoàn thiện
cấu trúc tổ chức, các quy trình làm việc.
Cấu trúc tổ chức: Sự tái cấu trúc sẽ nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, giảm chi phí quản
lý vận hành hệ thống và nâng cao hiệu quả tài chánh của doanh nghiệp.
17
Nguồn nhân lực:
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính, nguồn nhân lực là yếu tố biến động nhiều
nhất. Doanh nghiệp cần chuẩn hóa lại nguồn nhân lực theo dòng sản phẩm và thị trường, cấu trúc
tổ chức mới của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, thị trường lao động sẽ có sức cung rất cao (vì
nhân viên nghỉ việc từ các doanh nghiệp rất nhiều), doanh nghiệp có thể tận dụng thuận lợi này để
tuyển chọn nhân viên mới phù hợp với doanh nghiệp.
Các quy trình làm việc:
Các quy trình làm việc cũng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với cấu trúc tổ chức, giảm thời
gian hoành thành quy trình, quản lý được thông tin trong từng quy trình. Điều này giúp doanh
nghiệp quản lý đựơc thông tin và đánh giá được hiệu quả các quy trình và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Để thực hiện giải pháp cấp bách, các chủ doanh nghiệp nhà quản lý cần thiết phải phân
tích thật kỹ hiện trạng của doanh nghiệp và lựa chọn một số các giải pháp đã nêu trên để thực
hiện. Chủ doanh nghiệp sẽ tùy điều kiện cụ thể để lập kế họach chi tiết cho các thay đổi này để
bảo đảm sự thay đổi mang lại hiệu quả và không lãng phí thời gian.
3.3.3.2 Giải pháp trong dài hạn
Quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi
tạo thành một doanh nghiệp phát triển bền vững được phân thành 4 giai đọan: (a) Ý tưởng sản
xuất kinh doanh: Các ý tưởng sản xuất kinh doanh được sáng tạo và định hình bởi chủ doanh
nghiệp. (b) Doanh nghiệp mới thành lập: Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để triển khai
ý tưởng sản xuất kinh doanh và sản phẩm được thử nghiệm trên thị trường và bắt đầu có thị
trường. (c) Doanh nghiệp đã phát triển: Sản phẩm đã được chấp nhận và doanh số bắt đầu tăng.
(d) Doanh nghiệp đã phát triển bền vững: Có thị trường ổn định và có uy tín trên thị trường.
Từ quá trình phát triển nêu trên, trong dài hạn, để phát triển bền vững, bản thân chủ doanh
nghiệp – nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ, cần thiết phải thay đổi chính mình và tạo ra những thay đổi cho doanh nghiệp của
mình phù hợp với yêu cầu của từng giai đọan phát triển.
Doanh nghiệp mới được thành lập. Trong giai đoạn này, chủ doanh nghiệp nhà quản lý
cần thiết phải thực hiện các việc sau:
Nâng cao tri thức quản lý của chính mình: tri thức quản lý sản xuất và các hoạt động, quản
lý chất lượng, quản lý tài chánh, quản lý tiếp thị, quản lý hành chánh nhân lực.
Xây dựng cấu trúc tổ chức có tính hệ thống, khoa học: Chức năng nhiệm vụ cần được phân
chia rõ ràng giữa các bộ phận, các thành viên.
Tổ chức quản lý tài chánh kế toán: Quản lý được dòng tiền, ngân sách và nguồn vốn.
Phải tường minh hóa mọi tri thức của doanh nghiệp: Các quy trình sản xuất sản phẩm, các
kỹ năng nghề nghiệp … cần được ghi lại thành các hồ sơ để tạo kho tri thức cho doanh nghiệp.

18
Tập trung mọi nỗ lực cho việc phát triển kinh doanh và nâng cấp sản phẩm để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp đã phát triển. Trong giai đoạn này, chủ doanh nghiệp nhà quản lý cần thiết
thực hiện các việc sau:
Tái cấu trúc hệ thống quản lý doanh nghiệp. Hình thành hệ thống quản lý chuyên nghiệp,
tách rời chức năng của chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp.
Hình thành thói quen theo dõi, cập nhật và phân tích thông tin thị trường.
- Triển khai hoạt động theo kế hoạch: Các kế hoạch này cần được sử dụng làm nền tảng để
đối chiếu so sánh khi triển khai công việc để đánh giá kết quả đạt được. Xây dựng và triển khai
chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý tài chính và phân tích hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá trình độ công nghệ tình trạng máy thiết bị sản xuất.
Tiếp cận các nguồn vốn và phân tích khả năng khai thác các nguồn vốn phát triển doanh nghiệp,
tái cấu trúc nguồn vốn.
- Xây dựng năng lực thiết kế dự án và phân tích khả thi các dự án. Thực hiện các hệ thống
chia sẻ thông tin tri thức trong nội bộ doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các chương trình đào
tạo phát triển nguồn nhân lực.
Doanh nghiệp đã phát triển bền vững. Tiếp tục nâng cao trình độ tri thức quản lý của
chính mình: Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự đào tạo hay tham gia các khóa đào tạo để
nâng cao trình độ tri thức quản lý của chính mình. Chủ doanh nghiệp nên tham gia các hiệp hội
ngành nghề được đào tạo và chia sẽ tri thức, kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác trong cùng
một ngành nghề. Chủ doanh nghiệp nên thiết lập các liên kết với các nguồn tri thức như các đại
học, các viện nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật. Việc thiết lập quan hệ chặt chẻ với nhà cung cấp và
khách hàng cũng là một phương cách để học tập tri thức kinh nghiệm, chia sẽ thông tin để nâng
cao trình độ quản lý.
Tiếp cận với các nguồn thông tin thị trường, công nghệ, tài chánh, nguồn nhân lực: Các
chủ doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và quản lý các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, internet, các hiệp hội, các hội chợ, triển lãm.
Chủ doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi thói quen ra quyết định. Việc ra quyết định quản lý điều
hành doanh nghiệp nên dựa vào thông tin, không dựa nhiều vào cảm tính, kinh nghiệm.
- Hoàn thiện cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với quy mô doanh nghiệp, chú trọng phân
tách các chức năng một cách rõ ràng, giảm thiểu sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận. Hoàn
thiện hệ thống quản lý sản xuất để giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả sử dụng các nguồn vốn: Xây dựng các quy trình giám sát chi
phí, nguồn thu, dòng tiền cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng một số tiêu chí đánh giá
hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính và thường xuyên đo lường hiệu quả tài chính của nguồn vốn
bằng cách áp dụng các tiêu chí này. Nâng cao năng lực xây dựng các phương án khả thi: Chủ
doanh nghiệp và một số nhân viên lập kế hoạch cần được đào tạo để nâng cao năng lực tự xây
19
dựng các dự án phát triển doanh nghiệp, phân tích tài chính, đánh giá tính khả thi của dự án, và
xây dựng các báo cáo khả thi cho dự án. Đây là những yêu cầu cần thiết để doanh nghiệp có thể
tiếp cận các nguồn vốn vay và tăng khả năng vay được vốn, quản lý nguồn vốn vay.
Xây dựng phát triển thị trường: Tham gia vào mạng lưới cung cấp cho các nhà sản xuất
lớn trong và ngoài nước để ổn định đầu ra, phát triển thị trường nội địa đồng thời với phát triển thị
trường xuất khẩu.
Hoàn thiện hệ thống lưu trữ tài liệu, thông tin của doanh nghiệp đặc biệt là thông tin công
nghệ, thị trường, khuyến khích nhân viên ghi lại mọi thông tin, tri thức để cùng chia sẽ với nhau
trong doanh nghiệp. Tin học hóa hệ thống lưu trữ tài liệu, thông tin. Khuyến khích nhân viên tự
đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay của đất nước việc huy động mọi nguồn lực trong nước cũng như
tranh thủ mọi nguồn lực quốc tế cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất cần thiết.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nước, là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, tạo ra một giá trị
công nghiệp đáng kể, tạo ra việc làm cho xã hội. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ưu điểm nổi
bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi hiện nay
ở đất nước ta như có sức năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quả đầu
tư tương đối cao, dễ quản lý. Song, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam hiện nay còn ít vốn, trình
độ khoa học công nghệ hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao sức canh tranh của sản
phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, hiệu quả sử dụng vốn thấp. . .
Cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, bắt nguồn từ những khoản cho vay thế chấp bất động
sản dưới chuẩn đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan
rộng, kinh tế thế giới suy giảm mạnh, nhiều nước phát triển rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng
của các nước đang phát triển cũng thụt giảm nghiêm trọng. nền kinh tế Việt Nam đang trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới cũng chịu ảnh hưởng. Bước sang năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam chậm lại, lạm phát gia tăng, xuất nhập khẩu bị thu hẹp… Tiếp theo cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu từ Mỹ là một loạt cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Châu Âu, làm
nền kinh tế thế giới ngày càng ảm đạm.
Với những đóng góp của mình, Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do đặc điểm quy mô nhỏ, vốn ít, cấu trúc tổ chức chưa hoàn
chỉnh, không có định hướng chiến lược phát triển dài hạn, và nguồn nhân lực không ổn định,
doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính hiện tại.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, một số lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang lâm vào khó
khăn và có nguy cơ bị phá sản do thị trường tiêu thụ bị giảm và gặp khó khăn về vốn. Riêng trong
20
năm 2011 đã có gần 50 ngàn doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tỷ lệ 9%) phải tuyên
bố phá sản hoặc giải thể. Nguyên nhân chính bởi họ có nguồn tài lực nhỏ, khả năng tiếp cận vốn
thấp, đồng thời lạm phát trong nước tăng, đẩy lãi suất cho vay tăng rất cao; kinh tế thế giới suy
giảm kéo dài làm các hợp đồng bị cắt giảm, hàng hóa giảm giá do cam kết giảm thuế theo lộ trình
khi hội nhập kinh tế quốc tế ...
Để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ổn định sau tác động của
khủng hoảng kinh tế, cần phải tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Có thể thấy khủng hoảng kinh tế càng làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó
khăn về vốn, sự vươn lên để trở thành các doanh nghiệp quy mô lớn càng bị thu hẹp. Để giúp các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thoát khỏi tình trạng khó khăn của khủng hoảng kinh tế, rất cần sự trợ giúp
từ Chính phủ. Thực tế, việc Chính phủ triển khai các gói kích cầu đã hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua
hoàn cảnh khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra. Bên cạnh đó việc Chính phủ giãn việc nộp thuế
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi và có điều
kiện phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cả trong và ngoài nước vẫn còn rất nhiều khó khăn
hiện nay, để giúp các doanh nghiệp phát triển, rất cần những chính sách đúng đắn. phù hợp của Chính
phủ. Một số chương trình hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp mà Chính Phủ cần thực hiện để doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng lộ trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề cho
sự phát triển bền vững cũng đã được đề xuất.
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ, bản thân các doanh nghiệp phải có sự vận
động để thoát khỏi tình trạng khó khăn do khủng hoảng kinh tế, và phục hồi sau khủng hoảng.
Ngoài những khó khăn tồn tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ như thiếu vốn, trình độ lao động tháp,
hạn chế trong ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ… các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự
chưa có tầm nhìn chiến lược, trình độ quản lý còn hạn chế. Khắc phục được hạn chế này các
doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội trong khủng hoảng kinh tế. Để doanh nghiệp phát
triển thành công và bền vững cần có các giải pháp liên quan hoạt động quản lý của chủ doanh
nghiệp. Các giải pháp được chia thành hai nhóm là giải pháp cấp bách và giải pháp trong dài hạn.
Giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp thông qua việc giữ vững thị
trường, thị phần, tăng nguồn thu, giảm chi, tăng vốn lưu động và hiệu quả tài chánh của các hoạt
động của doanh nghiệp. Giải pháp trong dài hạn để tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp
thông qua việc hoàn thiện thị trường, chiến lược phát triển doanh nghiệp, cấu trúc tổ chức, các quy
trình làm việc và nâng cao trình độ tri thức của doanh nghiệp. Giải pháp trong dài hạn được chi
tiết hóa theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp từ khi mới thành lập, đến khi phát triển và
đạt mức phát triển bền vững.

References
1. Báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết số 90/2001/-CP ngày 23/11/2001 của chính phủ về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
21
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị.
3. Bộ kế hoạch và đầu tư (11-2011), Dự thảo kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2011 -
2015.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư(2009), “Khủng hoảng tài chính toàn cầu: thách thức và cơ hội đối
với Việt Nam”, Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia.
5. Bộ Kế hoạch đầu tư – Bộ Tài Chính (31/03/2011), Thông tư liên tịch Hướng dẫn trợ giúp đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
6. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam,
www.business.gov.vn.
7. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
www.business.gov.vn
8. Cục Thống kê ( 2009), “Niên giám thống kê”.
9. Cục Thống kê ( 2010), “Niên giám thống kê”.
10. Nguyễn Cúc (1997), Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia.
11. Lưu Khánh Cường (2008), Để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế
quản lý (8), tr.23.
12. Duncan Green (3-2010), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển, tác động
và biện pháp ứng phó, Tổ chức phi chính phủ Oxfam Anh,
13. Hồ Tiến Dũng (1998), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TPHCM, Luận án tiến
sĩ kinh tế.
14. Lê Việt Đông (2006), Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện
nay, luận án thạc sỹ kinh tế.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần
thứ IX, NXB Sự thật Hà Nội.
17. PGS.TS. Nguyễn Đình Kháng, Về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
18. Đỗ Trọng Khanh (2008), (Vụ phương pháp chế độ thống kê và công nghệ thông tin, tổng cục
thống kê), Kết quả điều tra năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam.
19. Hoàng Hải (2005), Doanh nghiệp vừa và nhỏ được gì, Tạp chí cộng sản (10), tr.22.
20. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ,
NXB Chính trị Quốc gia.
21. Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. www.hasmea. org.vn
22. Hà Văn Hội (2009), Xuất khẩu dịch vụ Việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn
cầu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh 25, tr.176 -184.
22
23. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế.
24. Hà Hoàng Hợp (2001), Thương mại điện tử với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nxb
Thống kê – Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Huệ (2008), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn
Thạc sỹ kinh tế.
26. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Khoa Quốc tế học - ĐHQG Hà Nội (2005), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền
kinh tế, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nxb Thế giới.
28. Nguyễn Đức Lệnh (Ngân hàng Nhà nước TP. HCM), Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu đối với thị trường tài chính, năm vấn đề đặt ra cần quan tâm.
29. Nguyễn Văn Lịch (2009), Khủng hoảng tài chính và tác động đến FDI, xuất khẩu Việt Nam,
Hội thảo Ngân hàng.
30. Vương Liêm (2000), Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Giao thông vận tải.
31. Huỳnh Thị Diệu Linh (2010), Một số giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vượt
qua khỏi khủng hoảng, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 4 (39).
32. Luật doanh nghiệp năm 2000, (2001), NXB Thống kê.
33. Luật doanh nghiệp năm 2005, (2006), NXB Thống kê.
34. GS.TS Dương Thị Bình Minh (chủ nhiệm đề tài) 2007, Cơ chế hỗ trợ tài chính từ phía nhà
nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam đến năm 2010 trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
35. Vũ Xuân Mừng (2006), Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam trước yêu cầu hội nhập, Tạp chí
Cộng sản, số 19.
36. Nghị định 90/ND-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/11/2001.
37. Nguyễn Sơn (2009), Vượt qua khủng hoảng kinh tế, Nxb Thống kê.
38. T.S Ngô Minh Quang và T.S Đoàn Xuân Thuỷ (chủ biên) (2009), Chính sách ứng phó khủng
hoảng kinh tế của Việt Nam, Nxb Thống kê.
39. TS.Vương Đức Hoàng Quân, ThS.Trương Minh Chương (2008), Năng lực quản lý và sự phát
triển bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính.
40. Vũ Phương, Toàn cảnh cơ hội thương mại mới dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ châu Á,
24h.com.vn
41. Sản phẩm nghiên cứu hợp phần (2008), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt nam, Kết quả
điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007.
42. Tạp chí Cộng sản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được gì, kỳ 1 tháng 10/2005, tr22.
43. Dương Ngọc Thanh (2007), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
nam,Luận án thạc sỹ kinh tế.
23
44. GS.TS. Đỗ Thế Tùng (2010), Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 và tác động
của nó tới Việt Nam.
45. Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hòa (2001), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh nghiệm
nước ngoài và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb Thống kê.
46. Vũ Thị Bạch Tuyết (chủ biên) (2004), Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ:vốn nước ngoài đối với phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, NXB Tài Chính.
47. Tổng cục thống kê, Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt nam năm 2009,
(2010), Nxb Thống Kê.
48. www.baokinhteht.com.vn
49. www.bussiness.gov.vn
50. www.sggp.org.vn
51. www.vietbao.vn

24

You might also like