You are on page 1of 7

Phần 1: Kí hiệu phần tử

Vẽ ký hiệu của các phần tử khí nén sau:

- Nguồn áp suất - Van một chiều


- Van đảo chiều 3/2 thường mở - Van đảo chiều 5/2
- Van tiết lưu 1 chiều - Van logic OR
- Van đảo chiều 5/3 - Lọc khí
- Van đảo chiều 3/2 thường đóng - Van đảo chiều 4/2
- Van xả khí nhanh - Van logic AND

- Van đảo chiều 3/2 thường đóng - Van đảo chiều 5/3
- Van tiết lưu 2 chiều - Van xả khí nhanh
- Thiết bị xử lý khí nén - Xy lanh tác động kép giảm chấn cuối
hành trình hai phía có điều chỉnh

- Van đảo chiều 4/2 - Van đảo chiều 5/2 tác động khí nén
hồi vị lò xo
- Van tiết lưu một chiều - Van Logic OR
- Van 3/2 tác động bằng cữ chặn - Xy lanh tác động đơn hồi vị lò xo.
con lăn tác động hai chiều

- Van đảo chiều 2/2 - Rơ le thời gian tác động trễ


- Bộ tách nước xả nước bằng tay - Van Logic AND
- Van 3/2 tác động bằng cữ chặn - Van đảo chiều 5/2 tác động hai đầu
con lăn tác động một chiều khí nén

- Bộ phận điều áp - Van an toàn không có cửa xả khí


- Bộ tách nước xả nước tự đông - Động cơ khí nén quay 1 chiều không
điều chỉnh.
- Bộ phận bôi trơn. - Xy lanh quay hai chiều.

- Máy nén khí - Nhóm thiết bị xử lý khí nén không có


bôi trơn.
- Nguồn áp suất - Xy lanh tác động kép hai đầu đòn
- Bình chứa khí - Bộ phận điều áp.

- Máy nén khí - Van chân không


- Động cơ khí nén quay 1 chiều - Xy lanh tác động kép giám chấn 1 phía
điều chỉnh được. cuối hành trình không điều chỉnh được
- Bình chứa khí - Bộ phận điều áp.
- Van đảo chiều 4/2 - Van xả khí nhanh
- Van tiết lưu một chiều - Van Logic OR
- Van đảo chiều 5/2 - Xy lanh tác động đơn hồi vị lò xo.

- Bộ phận điều áp - Van an toàn không có cửa xả khí


- Bộ tách nước xả nước tự đông - Động cơ khí nén quay 1 chiều không
điều chỉnh.
- Bộ phận bôi trơn. - Xy lanh quay hai chiều.

Phần 2: Thiết kế hệ thống điều khiển khí nén – điện khí nén

1. Cửa chống cháy được điều khiển bằng xy lanh khí nén. Người ta dùng nút ấn
để điều khiển đóng mở cửa. Để đảm bảo an toàn thì người ta đặt nút ấn cả hai phía
của cửa. Tốc độ di chuyển của cửa có thể điều chỉnh được theo yêu cầu.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điện điều khiển sử dụng van 5/2 hai cuộn dây.

2. Để đảm bảo an toàn thì khuôn dập chỉ hoạt động khi ấn đồng thời cả hai nút
khởi động. Sau khi piston đi đến vị trí cuối hành trình, chày dập được giữ đứng
yên trong vòng 20 giây sau đó tự động quay về vị trí ban đầu.
Tốc độ di chuyển của xy lanh có thể điều chỉnh được theo yêu cầu.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái, tín hiệu.
- Thiết kế mạch điện điều khiển sử dụng van 5/2 hai cuộn dây.

3. Phôi của một máy cưa cần tự động được xilanh kẹp chặt khi ấn vào nút S1. Sau
khi thả nút S1 thì quá tình kẹp vẫn được duy trì. Qúa trình mở kẹp chỉ được xảy ra
khi vị trí của cần cưa ở vị trí trên cùng, nó được xác định bằng tiếp điểm 1S2. Sau
khi cưa xong, muốn lấy phôi ra ta tác động vào nút S2

Tốc độ di chuyển của xy lanh có thể điều chỉnh được theo yêu cầu.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điện điều khiển sử dụng van 5/2 hai cuộn dây.

4. Trên một trạm lắp ráp, các thiết bị lắp ráp đưa đến cho công nhân nhờ băng
chuyền hình chữ T. Một xilanh đẩy thiết bị nâng lên cao và đưa bàn gá lên một
băng chuyền nằm ngang khác. Công nhân lắp ráp có thể thực hiện việc di chuyển
thiết bị bằng thao tác ấn nút S1 hoặc ấn nút S2. Sau khi xy lanh đẩy thiết bị nâng
lên cao hết hành trình thì tự động đi về.
Tốc độ di chuyển của xy lanh có thể điều chỉnh được theo yêu cầu.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điện điều khiển sử dụng van 5/2 hai cuộn dây.

5. Thiết kế hệ thống điều khiển khí nén cho ê tô kẹp bàn máy có yêu cầu công
nghệ như sau:

Phôi được kẹp chặt trên bàn máy phay bằng êtô khí nén. Tay đòn được điều
khiển bằng một xilanh tác động kép, cơ cấu điều khiển là một van 5/2 có lò xo hồi
vị. Quá trình kẹp được kích hoạt bởi nút ấn “Start” và ngừng bởi nút ấn “Reset”.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điều khiển khí nén .

6. Khi ta ấn hai nút S1 và S2 đồng thời xilanh tác động kép sẽ đi ra thực hiện
việc ép phôi liệu. Khi xilanh đi ra ở hành trình ép đến điểm 1S2 thì phôi sẽ được
ép trong vòng 10 giây. Sau thời gian ép thì xilanh tự đi về vị trí cũ. Để khởi động
thiết bị làm việc lần tiếp theo thì xilanh phải đi về đúng vị trí ban đầu. Xilanh đi
ra và đi vào hết 1 giây.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điện điều khiển sử dụng van 5/2 hai cuộn dây.

7. Để đảm bảo an toàn thì khuôn dập chỉ hoạt động khi ấn đồng thời cả hai nút
khởi động. Sau khi piston đi đến vị trí cuối hành trình, chày dập được giữ đứng
yên trong vòng 10 giây sau đó tự động quay về vị trí ban đầu.
Tốc độ di chuyển của xy lanh có thể điều chỉnh được theo yêu cầu.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái,
- Thiết kế mạch khí nén.
8. Tấm kim loại sẽ được dập định hình. Tín hiệu bắt đầu được tạo ra do tác động
đồng thời hai nút bấm (bảo đảm an toàn) và làm chi Piston đi ra để dập chi tiết.
Khi tác động nút bấm thứ ba, Piston chạy trở lại kết thúc quá trình dập chi tiết.
Phôi thành phẩm được lấy ra. Để đảm bảo an toàn thì xi lanh phải được điều
khiển khi dập chậm, nhưng kết thúc trở về thì chạy nhanh để tăng hiệu quả sản
xuất.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điều khiển khí nén .
9. Cát được đựng trong bể chứa và nó được mở thông qua nắp ở dưới đáy bể.
Thời gian để cát chảy đầy thùng phía dưới là là 4 giây. Khi nhấn nút S1 xy lanh
1A đi vào và mở nắp ở đáy bể chứa, thời gian để mở nắp bể chứa là 1 giây. Sau 4
giây thì nắp bể chứa tự đóng, thời gian đóng nắp cũng mất 1 giây. Hệ thống có chu
trình chạy tự động S2.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế mạch điều khiển điện khí nén sử dụng van 5/2 một cuộn dây
10. Một xilanh khí nén dẫn động máy ép phôi, khi muốn máy ép làm việc người ta
ấn nút khởi động. Xilanh tác động đẩy máy ép chạy ra hết hành trình áp suất đạt 4
bar xy lanh tự động quay trở lại vị trí ban đầu. Hệ thống có chu trình chạy thử S1
và chu trình chạy tự động S2. Tốc độ di chuyển của xy lanh có thể điều chỉnh
được theo yêu cầu.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
Thiết kế mạch điều khiển điện khí nén sử dụng van 5/2 một cuộn dây .

Phần 3: Thiết kế hệ thống điều khiển thủy lực

1. Thiết kế hệ thống thủy lực và mạch Điện điều khiển cho 01 xylanh thủy lực
thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khi nhấn nút Start xylanh chuyển động đi ra, khi xylanh đi ra hết hành trình thì dừng
lại ở đó trong khoảng thời gian 5s sau đó tự động co về vị trí ban đầu.
- Hệ thống chỉ khởi động được khi cần piston ở vị trí trong cùng.
- Hệ thống có nút nhấn chạy thử (chay đơn), chạy tự động và dừng chu trình tự động.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái – tín hiệu
- Thiết kế hệ thống thủy lực
- Thiết kế mạch điện

2. Thiết kế, hệ thống thủy lực và mạch điện điều khiển cho 01 xylanh thủy lực
thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khi nhấn nút Start xylanh chuyển động đi ra, trong quá trình đi khi áp suất điều
khiển xylanh đi ra đạt 30 Bar thì cần piston co về vị trí ban đầu ngay lập tức.
- Hệ thống chỉ làm việc khi cần piston ở vị trí trong cùng.
- Mạch điện điều khiển có đèn báo hiệu khi áp suất của xy lanh đạt 30 bar.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái – tín hiệu
- Thiết kế hệ thống thủy lực
- Thiết kế mạch điện
3. Thiết kế hệ thống thủy lực và mạch Điện điều khiển cho 01 xylanh thủy lực
thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khi nhấn nút Start xylanh chuyển động đi ra với vận tốc v1, khi đi đến giữa
hành trình thi cần piston dịch chuyển với vận tốc v2. cho tới khi đi ra hết hành
trình sau đó cần piston lập tức co về vị trí ban đầu với vận tốc v3 . (Biết v2 < v1
< v3)
- Hệ thống chỉ làm việc khi cần piston ở vị trí trong cùng.
- Vận tốc v2 có thể thay đổi được.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái – tín hiệu
- Thiết kế hệ thống thủy lực
- Thiết kế mạch điện
4. Thiết kế hệ thống thủy lực và mạch điện điều khiển cho 01 xylanh thủy lực của
thiết bị nâng thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Khi nhấn nút S1 xy lanh đi ra.
- Khi nhấn nút S2 xy lanh đi về.
- Xy lanh có thể dừng ở vị trí bất kỳ, giữ được tải trọng, vận tốc di chuyển của xy
lanh không phụ thuộc vào tải.
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái.
- Thiết kế hệ thống thủy lực.
- Thiết kế mạch điện
5. Hình 1 là máy bào thủy lực. Các cạnh của phôi kim loại
được vát mép. Có thể giảm thời gian gia công bằng cách cải tiến
hệ thống thủy lực. Do đó tốc độ cấp liệu được tăng lên nhờ sử
dụng mạch vi sai. Số phôi kẹp một lần là 5. Để giảm thời gian
của hành trình chạy xy lanh khi số phôi kẹp nhỏ hơn 5, ta sử
dụng giớ hạn hành trình ở vị trí khởi động của hành trình về. Xy
lanh đi ra hết hành trình tự động co về vị trí ban đầu. Hình 1
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái
- Thiết kế hệ thống thủy lực sử dụng van điều khiển 4/3
- Thiết kế mạch điện

6. Thiết bị uốn được thực hiện bởi xy lanh thủy lực tác
dụng kép được sử dụng để tạo ra các sản phẩm từ các tấm
kim loại chưa định hình. Khi có tín hiệu tác động vào cuộn
dây điện từ thì xy lanh hoạt động. Sau khi phôi tấm kim loại
được tạo hình thì xy lanh sẽ trở về vị trí khởi động ban đầu.
Tùy theo loại vật liệu tấm, đồ dày của tấm mà ta có thể điều
chỉnh được tốc độ dịch chuyển của piston.

Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái
- Thiết kế hệ thống thủy lực sử dụng van điều khiển 4/2 .
- Thiết kế mạch điện
7. Cho cơ cấu ép thủy lực như hình bên:
Yêu cầu:
- Tính lực tác dụng F.
- Tính thời gian t của hành trình ép.
- Thiết kế hệ thống thủy lực điều khiển cho máy
ép với yêu cầu dừng tại vị trí bất kỳ, vận tốc
không phụ thuộc tải.
- Thiết kế mạch điện

8. Một xe cẩu tự hành được điều khiển bằng động cơ thủy lực cho
hoạt động xoay của tay cẩu.Một van điều khiển đảo chiều 4/3
vận hành bằng điện thủy lực cho phép điều khiển hoạt
động hệ thống này. Hãy thiết kế hệ thống thủy lực sao cho
hoạt động của thiết bị không bị ảnh hưởng ngay cả khi hệ
thống có moment quán tính. Khi nhấn nút S1 tay cẩu xoay
cùng chiều kim đồng hồ, nhấn nút S2 tay cẩu xoay ngược
chiều kim đồng hồ.
.Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái
- Thiết kế hệ thống thủy lực
- Thiết kế mạch điện

9. Trên hình là thiết bị lắp ráp thực hiện lắp ghép


một ống lót nhựa vào chi tiết kim loại và được cố
dịnh bằng bu lông.
Khi nút khởi động S1 được nhấn, xy lanh 1A ép
ống lót nhựa vào chi tiết kim loại. Khi áp xuất tại buồng
nén đạt 45bar thì động cơ thủy lực 2M quay và vặn bu
lông vào theo bước ren. Kết thúc quá trình nhấn nút S2
thì xy lanh 1A quay trở lại vị trí ban đầu đồng thời động
cơ thủy lực dừng lại. Khi xy lanh 1A quay về vị trí ban
đầu hệ thống có đèn báo sáng.
.Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái
- Hoàn thiện sơ đồ thủy lực .
- Thiết kế mạch điện
10. Máy chuốt được sử dụng để cắt rãnh then trong
bánh răng, Hoạt động cắt được thực hiện ở hành trình
quay về của xy lanh. Hoạt động làm việc được bắt đầu
sau khi ổ tích dao và chi tiết đã được lắp đặt. Tốc độ
làm việc phải được điều chỉnh. Hệ thống được khởi
động bằng nút bấm S1 và xy lanh đang ở ngoài được
xác định bởi công tắc hành trình 1S2. Khi thực hiện
xong quá trình chuốt xy lanh tự động đi ra.

.Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ trạng thái
- Thiết kế hệ thống thủy lực .
- Thiết kế mạch điện

You might also like