You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO

TÌM HIỂU VỀ KCĐ ĐÓNG NGẮT TRUNG CAO ÁP CÓ BẢO VỆ:

MÁY CẮT TĨNH VÀ MÁY CẮT DI ĐỘNG

GVHD: Th.s Phạm Xuân Hổ

Nhóm thực hiện: Nhóm 14

Đào Phúc Khang - 21142

Nguyễn Phương Khánh- 21142

Bùi Nghĩa - 21142

Thái Thị Huỳnh Như - 21142649

Đinh Minh Thành - 21142372

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11, năm 2022


PHẦN A: MỞ ĐẦU

LỜI GIỚI THIỆU

Thế kỉ 21, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Để thực hiện được quá trình này thì phải có nguồn năng lượng rất lớn, mà điện năng chiếm
vai trò vô cùng quan trọng, điện lực đã đóng góp một phần rất lớn đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước. Khi sự phát triển của các lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp đang tăng dần
một cách nhanh chóng, đòi hỏi nhu cầu tiêu thụ điện năng rất lớn để đáp ứng sản xuất –
kinh doanh cũng như các hoạt động sinh hoạt chiếu sáng của xã hội đang ngày tăng cao.
Điện năng cung cấp cho mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng. Tuy nhiên trong quá trình
sử dụng điện thì không thể tránh khỏi những sự cố, rủi ro xảy ra như hiện tượng tăng áp,
hiện tượng ngắn mạch,... Để đảm bảo tính mạng cho con người khi sử dụng, bảo vệ các
thiết bị điện và tránh khỏi những tổn thất kinh tế có thể xảy ra thì Khí cụ điện càng ngày
càng đòihỏi nhiều hơn, chất lượng tốt hơn và luôn đổi mới công nghệ.

Cùng với sự phát triển của Khoa học – Kỹ thuật thì các loại Khí cụ điện hiện đại
được sản xuất ra luôn đảm bảo khả năng tự động hóa cao, chính vì vậy mà nhóm em đã
chọn đề tài TÌM HIỂU VỀ KCĐ ĐÓNG NGẮT TRUNG CAO ÁP CÓ BẢO VỆ, MÁY
CẮT TĨNH VÀ MÁY CẮT ĐỘNG.
PHẦN B: NỘI DUNG
1. Máy cắt cao áp

1.1. Định nghĩa của máy cắt cao áp và thông số kỹ thuật


* Định nghĩa: Máy cắt điện cao áp ( còn gọi là máy cắt cao áp ) là thiết bị dùng để
đóng cắt mạch điện có điện áp từ 1000V trở lên ở mọi chế độ vận hành: chế độ định mức,
chế độ sự cố, trong đó chế độ đóng cắt dòng điện ngắn mạch là chế độ nặng nề nhất.

* Thông số kỹ thuật

- Điện áp định mức: là điện áp dây đặt lên thiết bị với thời gian làm việc dài hạn mà
cách điện MC không bị hỏng hóc, tính theo trị hiệu dụng.

- Dòng điện định mức: là trị số hiệu dụng của dòng điện chạy qua MC trong thời gian
dài hạn mà MC không bị hổng hóc.

- Dòng điện ổn định nhiệt với thời gian tương ứng: là trị số hiệu dụng của dòng điện
ngắn mạch, chạy trong thiết bị với thời gian cho trước mà nhiệt độ của vòng mạch dẫn điện
không vượt quá nhiệt độ cho phép ở chế độ làm việc ngắn mạch.

- Dòng điện ổn định điện động ( còn gọi là dòng xung kích ): là trị số lớn nhất của
dòng điện mà lực điện động do nó sinh ra không làm hỏng thiết bị.

- Công suất cắt định mức của MC ba pha( còn gọi là dung lượng cắt): được tính theo
công thức: Scđm=√3.Uđm.Icđm(MVA)

Trong đó: Uđm: điện áp định mức(KV) Icđm: dòng điện cắt định mức(KA)

- Thời gian đóng: là giãng thời gian từ khi có tín hiệu đóng đưa vào MC đến khi MC
đóng hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tuyến cơ cấu truyền động và hành trình
của tiếp điểm động

- Thời gian cắt của MC: là quãng thời gian từ khi có tín hiệu cắt đến khi hồ quang bị
dập tắt hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu cắt( thường lò xo được
tích năng trong quá trình đóng) và thời gian cháy của hồ quang
Ví dụ dưới đây minh họa các giá trị thông số cơ bản của máy cắt SF6 của hãng ABB:
máy cắt EXK-0 145kV 2500A 40kA

1.2. Phân loại máy cắt


Máy cắt phân loại dựa theo: môi trường dập hồ quang, môi trường làm việc, kết cấu

* Phân loại theo môi trường dập hồ quang:

- Máy cắt dầu( ít dầu, nhiều dầu)


- Máy cắt khí nén

- Máy cắt chân không

- Máy cắt tự sinh khí

- Máy cắt SF6

* Phân loại theo môi trường làm việc:

- Máy cắt lắp đặt trong nhà

- Máy cắt lắp đặt ngoài trời

* Phân loại theo kết cấu:

- Máy cắt rời

- Máy cắt hợp bộ

1.3. Cơ cấu tác động

Cơ cấu tác động: Cơ cấu tác động của máy cắt bao gồm bộ trữ năng lượng, bộ điều
khiển và bộ truyền năng lượng. Bộ trữ năng lượng phải có khả năng cung cấp năng lượng
tối thiểu đủ để thực hiện chu trình tự đóng lại. Các dạng cơ cấu tác động như sau:
1.3.1. Cơ cấu tác động bằng khí nén.

Cơ cấu khí nén sử dụng khí nén được chứa trong thùng đặt trực tiếp trên máy cắt. Khí
nén đi qua van hình xuyến đến xi lanh tác động khi đóng máy cắt hoặc giảm về áp suất khí
quyển khi cắt. Thùng chứa không khí được nạp đấy bắng máy nén.

Cơ cấu máy cắt khí nén gồm :

1/- Tủ điều khiển; 2/- Trụ đỡ; 3/- Bình chứa máy cắt; 4/- Sứ xuyên

5/- Tụ phân áp; 6/- Dao cách ly chính; 7/- Dao cách ly phụ

8/- điện trở hạn dòng

Hình H.2. Cơ cấu tác động khí nén

1.3.2. Cơ cấu tác động thủy lực.

Cơ cấu thủy lực có bình chứa nitơ để tích năng lượng cần thiết. Bộ đệm khí nitơ bị
nén truyền áp lực lên dầu thủy lực. Năng lượng tác động của tiếp điểm được truyền từ
piston thủy lực.Hệ thống làm việc theo nguyên lý piston vi sai: phía mở thanh piston có
diện tích nhỏ hơn phía đóng.Thanh piston thường xuyên chịu áp lực, phía bề mặt piston
chịu áp suất hệ thống khi đóng và rời ra khi mở. Hệ thống được nạp lại bằng động cơ bơm
thủy lực, nó truyền động từ khối áp suất đến bộ chứa nitơ.
1.3.3. Cơ cấu tác động lò xo.

Cơ cấu tác động lò xo là hệ thống cơ khí, năng lượng tác động được tích luỹ trong lò
xo. Lò xo được nén bằng động cơ điện và được giải phóng qua chốt. Khi máy cắt tác động,
nam châm hút nhả chốt, lực của lò xo để chuyển tiếp điểm ra khỏi bộ truỵền lực cơ khí.

Cơ cấu truyền động lò xo loại FSA do ABB chế tạo trên hình H.3

Hoạt động của cơ cấu FSA.

Quá trình đóng: Khi có tín hiệu đóng, chốt giữ C (close) (7) giải phóng trục truyền
động chính (1) và kéo căng lò xo đóng (5), đồng thời làm xoay trục tác động (2) thông qua
thanh truyền C (9). Trục tác động (2) tác động đóng máy cắt và kéo căng lò xo (6). Động cơ
(13) kéo căng lò xo đóng (5) sau mổi lần đóng máy cắt. Quá trình đóng kết thúc khi tiếp
điểm hành trình của độn cơ tác động.

Quá trình mở : Khi có tín hiệu mở chốt giữ O (open) (8) giải phóng trục tác động (2)
và kéo căng lò xo mở (6) tác động mở máy cắt. Dải tiếp điểm phụ (15) nối với cơ cấu tác
động đảm bảo máy cắt tác động chính xác.
1.3.4. Cơ cấu tác động lò xo thủy lực.

Cơ cấu hệ thống lò xo thủy lực là phối hợp giữa hệ thống thủy lực và lò xo. Năng
lượng được tích luỹ trong lò xo và được kéo căng bằng thủy lực. Năng lượng được truyền
bằng thủy lực, khi các tiếp điểm máy cắt đóng hay mở bắng piston vi sai, cơ cấu làm việc
hoàn toàn như hệ thống thuỷ lực. Cơ cấu lò xo thủy lực có nhiều kích cỡ. Tất cả được thiết
kế sao cho không có ống nối ngoài, mọi điểm làm kín áp suất động lớn, được bố trí giữa
dầu áp suất cao và dầu áp suất thấp dầu không thoát ra ngoài khi bị rò rỉ nhẹ.

Cơ cấu tác động lò xo thủy lực loại HMB-1 do ABB chế tạo hình H.4

Hình H.4. Cơ cấu tác động lò xo thủy lực HMB-1 của ABB
Hình H.4a. Mặt cắt cơ cấu truyền động thuỷ lực

1.Lò xo; 2. Thanh nối; 3. Piston vi sai; 4. Xilanh nén; 5. Nơi có áp suất cao;

6. Nơi có áp suất thấp; 7. Piston điều khiển; 8. Hộp nối với máy cắt;

9. Khoáliên động; 10. Động cơ; 11. Bơm thuỷ lực; 12. Buồng dầu áp suất thấp;

13. Van kiểm tra dầu; 14. Van áp lực; 15. Thanh nối; 16. Công tắc chuyển đổi;

17a. Nam châm mở; 17b. Nam châm đóng; 18. Van động
Hình H.4b

Hình H.4c

Hoạt động của cơ cấu HMB-1

Cơ cấu truyền động làm việc theo nguyên lý piston vi sai, phần đầu piston vi sai(3)
có tiết diện lớn hơn phần thanh piston. Bơm thủy lực (11) hút dầu dưới tác động của áp suất
cao (5) chứa phần đầu piston và phần thanh nối (15), nén lò xo (1) khi có tín hiệu từ bơm
(11) qua tiếp điểm (16). Bơm ngừng tác động khi cân bằng áp suất trong hệ thống. Bề mặt
của piston (3) thường xuyên chịu áp suất hệ thống và mặt bên của piston (3) được nối với
phần có áp suất thấp (6). Khoá liên động (9) giữ piston điều khiển (7) ở vị trí đóng, nó cũng
nối với phần có áp suất cao (5) như hình H.4 và H.5

Quá trình đóng: Là quá trình phóng thích lò xo (1) khi có tín hiệu đóng nam châm
đóng (17a) tác động hút van động (18), piston điều khiển (7) di chuyển từ dưới lên trên
(như hình H.3) thay đổi vị trí so với tiếp điểm khi mở. Khi đó một đầu piston (3) trong phần
áp suất cao và đầu kia trong phần áp suất thấp. Đưới tác động của quá trình chênh lệch áp,
dầu chảy từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp, nhờ bơm thủy lực(11) làm piston
(7) di chuyển hướng lên so với vị trí mở và đóng tiếp điểm. Vị trí của piston (7) được chốt
bởi khoá liên động (9).

Quá trình mở : Là quá trình nén lò xo (1), khi có tín hiệu mở nam châm mở (17b) tác
động van (18) trở về vị trí ban đầu. Dầu chảy từ nơi có áp suất thấp sang nơi có áp suất cao
làm piston di chuyển từ trên xuống dưới mở tiếp điểm. Các máy cắt cao áp hiện đại của
ABB thường được trang bị bằng cơ cấu tác động lò xo thủy lực.

1.4. Cơ cấu điều khiển

1.4.1. Điều khiển điện.

Bộ chỉ thị một pha dùng cho máy cắt có tác động một cực. Nếu mạch “nhảy” của máy
cắt bị hư hỏng, cực này không đáp ứng với lệnh “nhảy” và ba cực của máy cắt ở các vị trí
khác nhau. Hệ thống chỉ thị lệch pha phát hiện sai lệch này và sau khi cài đặt lại thời gian
chờ đợi hai giây, nó sẽ tác động mở cả 3 cực của máy cắt. Máy cắt 3 cực tự đóng lại không
cần bộ giám sát lệch pha, bởi vì 3 cực liên động với nhau bằng cơ khí.
1.4.2. Điều khiển chống bơm.

Điều khiển chống bơm để phòng thao tác lặp lại không mong muốn của một hay
nhiều máy cắt nếu lệnh mở tiếp theo là lệnh đóng bị lặp lại. Do đó, máy cắt đóng không quá
một lần rồi sau đó bị khoá, nghĩa là nó cần nằm ở vị trí mở bất chấp lệnh điều khiển nào
được áp dụng hoặc kéo dài trong bao lâu.

1.4.3. Thao tác dừng động cơ.

Tuỳ theo hệ thống và thực hiện chu trình đóng cắt, máy nén hay máy bơm đòi hỏi
một khoảng thời gian để khôi phục lại năng lượng đã mất. Nếu có rò trên hệ thống nén,
động cơ sẽ khởi động lại hay chạy liên tục. Chạy không dừng thể hiện như rối loạn và sẽ
được ra tín hiệu ngắt.

1.4.4. Giám sát khí.

Khả năng cắt của máy cắt phụ thuộc vào lượng khí trong buồng ngắt và được đo bằng
đồng hồ áp suất có bù nhiệt. Sẽ báo động nếu mật độ khí trong buồng giảm đến một giá trị
đặt trước và nếu mật độ khí giảm tiếp đến giới hạn quy định tối thiểu, máy cắt bị khoá.

1.4.5. Điều khiển tại chỗ và điều khiển xa.

Bằng công tắc chọn trên máy cắt cho phép công việc điều khiển tiến hành trên máy
cắt thường được điều khiển tại chỗ ở tủ điện, cũng như chuyển điều khiển từ bộ điều khiển
từ xa.

1.4.6. Giám sát năng lượng.

Với các thao tác bằng khí nén và thủy lực, áp suất không khí hay dầu được chỉ thị và
điều khiển bằng công tắc áp suất nhiều cực. Nó thực hiện các chức năng sau:

- Điều khiển máy nén hoặc động cơ bơm.

- Khoá liên động “mở”, khoá liên động “đóng”, khoá liên động “tự đóng lại” tuỳ theo
áp suất hệ thống.

- Cơ cấu lò xo thủy lực không đòi hỏi điều khiển áp suất. Thay vào đó là các bộ chỉ
thị, hệ thống cửa và điều khiển ứng suất của lò xo ( hành trình của lò xo ) được xem như
năng lượng để tác động.
2. Máy cắt tĩnh trung cao áp (DEAD TANK)
2.1. Máy cắt khí SF6:
Khí SF6 được sử dụng nhiều trong thiết bị đóng cắt cao áp bởi chúng có rất nhiều ưu
điểm. Nổi bật nhất là có tính ổn định điện cực rất cao. Có độ bền điện môi vượt trội, có thể
dập hồ quang hiệu quả dưới điện cao áp. Khí Sulfure hexafluoride không cháy, không ăn
mòn những phần tử bên trong thiết bị đóng cắt. 

Ngay cả khi SF6 tạm thời bị phân hủy khi xảy ra hồ quang thì sau đó phần lớn nó sẽ
trở lại trạng thái ban đầu. Ở dạng tinh khiết, khí SF6 không độc và không có nguy cơ gây
hại đến sức khỏe con người, với điều kiện là phòng đặt máy cắt và kho chứa được thông gió
tốt.

2.1.1. Cấu tạo cơ bản: SF6 thông dụng thường có hai bộ phận chính là phần dập hồ quang
và phần đóng cắt. Trong đó, phần dập hồ quang bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết kỹ thuật
như:

 Cờ chỉ thị trạng thái thiết bị


 Thanh truyền động.
 Điểm nối để tiếp địa.
 Bộ giám sát áp suất và đồng hồ.
 Ống khí SF6.
 Lò xo cắt.
 Trụ đơ.
 Sứ để cách điện.
 Khoang cắt.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động:


Máy cắt SF6 sử dụng khí SF6 làm môi chất
dập hồ quang bởi nó không làm mòn các thiết bị bên trong máy. Còn cơ cấu đóng cắt đó là
hệ thống thanh dẫn, tiếp điểm, lò xo và động cơ điện.

Khí SF6 được nén và dự trữ trong 1 bình chứa áp lực cao. Khi thực hiện ngắt mạch,
khí SF6 nén cao áp được phân tán thông qua những vòng cung trong máy cắt. Khi thực hiện
xong dập hồ quang thì SF6 được thu hồi chứa trong thiết bị áp lực thấp. Sau đó được nén
trở lại bình chứa áp lực cao nhằm tái sử dụng.
2.2. Máy cắt dầu (OCB):
Máy cắt dầu còn được gọi là máy cắt OCB (Oil Circuit Breaker). Máy cắt dầu là loại
máy cắt có lịch sử lâu đời nhất và sử dụng dầu cách điện để làm phương tiện dập tắt hồ
quang. Đối với máy cắt dầu, các tiếp điểm đóng - cắt được bố trí nằm bên trong dầu cách
điện và khi xảy ra lỗi trong hệ thống, các tiếp điểm sẽ mở bên trong môi trường dầu.

Các tiếp điểm được ngâm trong một loại dầu điện môi. Khi tách, hồ quang làm cho
dầu bị phá vỡ giải phóng hydro (hydro ≈70%, ethylene ≈ 20% metan ≈ 10% và carbon tự
do): một môi trường tuyệt chủng tốt. Năng lượng hồ quang 100 kJ tạo ra khoảng 10 lít khí.
Khí này tạo thành một bong bóng chịu trong quá trình phá vỡ áp suất động có thể đạt tới 50
đến 100 bar. Khí nở ra và thổi vào hồ quang bị dập tắt khi dòng điện đi qua 0. Ưu điểm
chính của máy cắt dầu là không yêu cầu các thiết bị đặc biệt để kiểm soát hồ quang điện,
trên thực tế là dầu cung cấp cách điện giữa các tiếp điểm sau khi hồ quang đã được dập tắt.
Máy cắt OCB thường sử dụng cho cả cấp điện áp cao thế và trung thế, hiện nay máy cắt dầu
được sản xuất rất hạn chế.

2.2.1. Phân loại:


- Máy cắt nhiều dầu: Dầu được sử dụng như một chất cách điện và làm môi trường
phá vỡ. Các thiết bị cực kỳ lớn. Mức độ bảo trì cao là cần thiết để theo dõi độ tinh khiết của
dầu và duy trì tính chất điện môi của nó.

- Máy cắt ít dầu: Dầu được sử dụng làm môi trường phá vỡ. Vòng cung và bong bóng
được giới hạn trong một buồng phá vỡ cách điện. Áp suất khí tăng lên khi hồ quang đi qua
một tập hợp các buồng liên tiếp, sau đó nó mở rộng qua một ống dẫn trong vùng hồ quang
và bị dập tắt khi dòng điện đi qua 0.

- Hạn chế:

+ Sự cố dầu không thể đảo ngược.


+ Sự cố dầu và mài mòn tiếp xúc làm giảm độ bền điện môi do đó gây ra chi phí bảo
trì bổ sung.

+ Trong trường hợp đóng lại nhanh chóng, cực vẫn ở áp suất cao và khả năng phá vỡ
của nó bị giảm.

+ Nguy cơ cháy nổ không được loại bỏ hoàn toàn.

- Ứng dụng:

+ Các lĩnh vực ứng dụng để phá vỡ trong dầu Kỹ thuật phá vỡ này đã được sử dụng
rộng rãi trong truyền tải và phân phối năng lượng điện.

+ Nó đang dần được thay thế bằng kỹ thuật phá chân không và SF6.

2.2.2. Máy cắt nhiều dầu:


 Cấu tạo

 1 : Thùng chứa dầu


 2 : Dầu MBA
 3 : Nắp thùng
 4 : Hai sứ xuyên
 5 : Lò xo cắt
 6 : Bộ truyền động
 7 : Tiếp điểm tĩnh
 8 : Tiếp điểm động
 9 : Lớp lót cách điện

 Nguyên lý hoạt động:

Trong thùng 1 có chứa dầu khoáng vật. Các sứ xuyên 2 được giữ chặt trên nắp thùng,
đầu cuối của nó có gắn tiếp điểm tĩnh 3, tiếp điểm này liên lạc với thanh kim loại xuyên
trong lòng sứ 2 dẫn ra cực bên ngoài. Tiếp điểm động 4 là thanh kim có gắn với cầu cách
điện 5, có thể di động lên xuống được nhờ cơ cấu truyền động 6. Hệ thông mang cần tiếp
điểm động còn được kéó xuống phía dưới nhờ lò xo 7 và trọng lượng của bản thân nó.

Ở vị trí đóng, tiếp điểm động tiếp xúc với các tiếp điểm tĩnh nhờ khóa giữ cơ khí của
bộ truyền động. Khi khóa mở tiếp điểm động rơi xuống cắt mạch điện ở hai chỗ, dòng điện
chạy qua tiếp điểm bị cắt sẽ sinh hồ quang. Do nhiệt độ hồ quang cao, dầu chung quanh nó
bị phân tích và bôc hơi tạo thành những bọt khí mà trong đó hyđrô chiếm đến 70%. Hyđrô
là môi trường dập tắt hồ quang tốt vì nó hâp thụ nhiều nhiệt lượng của hồ quang và là chất
điện môi khá bền vững. Mặt khác, sau mỗi nửa chu kỳ dòng điện xoay chiều sẽ qua trị số
không, hồ quang tự nhiên dập tắt. Nhưng vì trong thời gian tồn tại hồ quang giữa các tiếp
điểm đã có số lượng ion hóa, nên khi điện áp nửa chu kỳ sau tăng lên đạt đến trị số phóng
điện, thì hồ quang lại phát sinh. Hiện tượng này tiếp diễn trong thời gian rất ngắn cho đến
khi khoảng cách giữa các tiếp điểm đủ lớn, để điện áp đặt lên nó nhỏ hơn điện áp phóng
điện, thì hồ quang vĩnh viễn dập tắt.

Nhược điểm của loại máy cắt nhiều dầu là không có thiết bị dập hồ quang đặc biệt,
sô” lượng khí tạo ra trong thùng dầu khá lớn, gây nên áp lực mạnh ở tường và nắp thùng, do
đó dễ nổ, dễ vỡ thùng dầu. Cho nên máy cắt điện phải đặt trong phòng chống nổ. Mức độ
đảm bảo về an toàn trong lúc vận hành kém.

Loại máy cắt điện này dùng ở các trạm phát điện công suất nhỏ, các trạm biến áp xí
nghiệp mà điện áp làm việc không quá 10KV.

2.2.3. Máy cắt ít dầu:


Máy cắt ít dầu là loại máy cắt có thiết bị dập hồ quang đặc biệt, nên có thể giảm bớt
khối lượng dầu chứa trong thùng.

Với máy ngắt ít dầu từ 35kV tới 110kV có một chỗ cắt trên một pha, máy ngắt điện
áp cao hơn có nhiều chỗ ngắt hơn.

Máy ngắt ít dầu thường dùng cho TBPP trong nhà có điện áp 6 đến 110kV. TBPP
ngoài trời 35,110,220kV có công suất lớn.

Nhưng loại máy cắt này có nhược điểm là công suất cắt bé hơn loại nhiều dầu. Mặt
khác vi lượng dầu ít nên dầu mau bẩn, chất lượng giam nhanh, phải thay dầu.
 Cấu tạo:

1.Tiếp điểm động

2.buồng dập hồ quang

3.Tiếp điểm tĩnh

 Nguyên lý hoạt động:

Thùng dầu hình trụ làm bằng thép. Bên trong có buồng dập tắt hồ quang, nó là một
khe ngang được ngăn cách bằng các tường cách điện 4. Thanh tiếp điểm 2 di chuyển lên
xuống đến tiếp xúc với tiếp điểm 1. Máy cắt ở vị trí đóng, tiếp điểm động mở hai tấm chắn
3 và tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh 1. Lúc cắt, hồ quang sinh ra giữa tiếp điểm động 2 và tiếp
điểm tĩnh 1, nó tạo ra bọt khí và tăng áp lực cho buồng dầu dưới. Khi tiếp điểm 2 rời khỏi
buồng dưới, tấm chắn 3 nhờ lò xo sẽ kéo khép lại, hồ quang bây giờ được duy trì từ 1 qua 3
đến 2. Do áp lực buồng dưới lớn, dầu được thổi mạnh qua khe ngang làm cho hồ quang kéo
dài ra và nhanh chóng dập tắt. Dầu trong loại máy cắt này chỉ dùng làm môi trường dập tắt
hồ quang, chứ không làm nhiệm vụ cách điện với vỏ như máy cắt nhiều dầu. Một đầu ra của
loại máy cắt này nốì trực tiếp đến nắp thùng.

Loại máy cắt ít dầu có ưu điểm là kích thước nhỏ, lượng dầu ít, vấn đề nổ và cháy đỡ
nguy hiểm hơn loại nhiều dầu.

2.3. Máy cắt nén khí:

Không khí khô, sạch được nén với áp suất cao (từ 20 đến 40 at) dùng để thổi hồ
quang và để thao tác máy cắt, vì vậy máy cắt loại này được gọi là máy cắt không khí nén
hay máy cắt không khí.

Cách điện và buồng dập hồ quang ở đây là cách điện rắn hoặc sứ.

Buồng dập hồ quang có 2 loại : thổi ngang và thổi dọc.

Ưu điểm chính của MC khí nén là khả năng cắt lớn, có thể đạt đến dòng cắt 100 kA,
thời gian cắt bé nên tiếp có tuổi thọ cao.

Nhược điểm chính của loại máy cắt này là hiết bị khí nén đi kèm. Vì vậy chỉ nên
dùng cho những trạm có số lượng MC lớn.

Đến nay thì các loại MC đã được thay thế


dần bằng MC khí SF6 và MC chân không.

 Cấu tạo:
1 : Bình chứa KK nén
2 : Sứ cách điện-Ống dẫn
3 :Bình chứa cho DCL
4 :Bình cắt của MC
5 :Điện trở hạn chế I
6 :Van xả khí
7 :Dao cách ly
8 :Tụ điện
9 :Van xả
3. Máy cắt loại di động (drawout)
Khái niệm: là loại máy cắt có phần thân đóng cắt có thể kéo ra vô được (tháo rời phần
thân ra được luôn) trong khi phần vỏ sẽ cố định vào tủ điện.

3.1. Máy cắt chân không (VCB)

Bộ ngắt mạch chân không là một loại bộ ngắt mạch trong đó quá trình làm nguội hồ
quang diễn ra trong môi trường chân không. Hoạt động bật và đóng các tiếp điểm mang
dòng điện và gián đoạn hồ quang liên quan đến nhau diễn ra trong buồng chân không trong
cầu dao được gọi là bộ ngắt chân không.

3.1.1. Cấu tạo, đặc điểm, chức năng:

  -Cấu tạo: Mạch vòng dẫn điện dùng để lấy điện vào và ra. Nó gồm 3 bộ phận là
thanh dẫn động và thanh dẫn tĩnh; đầu nối; tiếp điểm.
+  Buồng dập hồ quang giúp đóng ngắt hồ quang phát sinh.

+  Cơ cấu truyền động là bộ phận được kết hợp với nam châm để ngắt dòng điện

+  Kết cấu bộ phận dẫn điện

-Đặc điểm: Dập hồ quang trong môi trường chân không là do môi trường này cho độ
bền cách điện vượt trội và hiệu quả dập tắt hồ quang rất nhanh

-Chức năng: máy cắt chân không VCB là khí cụ điện, nó được sử dụng để cắt mạch
điện. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thiết bị này được dùng ở điện áp trung áp từ 1kV
đến trên 40kV hoặc các dòng điện lớn từ 100A đến trên 4000A. Ngoài ra, khí cụ này còn
được sử dụng để đóng cắt dòng sự cố từ 6kA đến 63kA

3.1.2. Một số loại VCB


 Máy cắt chân không Evolis

Dãy sản phẩm Máy cắt chân không Evolis các máy cắt chân không trung thế Evolis
của Schneider Electric  là một hệ thống mới được mô đun hóa cao để bảo vệ và điều khiển
lưới điện trung thế điện áp lên đến 24kV. Máy cắt Evolis có sẵn loại tháo ra được hoàn toàn
bao gồm khung, đầu cốt nối, cơ cấu thanh răng và dao nối đất tháo ra được, cũng như có
loại đơn thể, có thể được điều chỉnh cho các thiết kế tủ, các ứng dụng thiết bị đặc biệt, và để
trang bị thêm các thiết bị cho tủ cũ.

 Máy cắt trung thế VXC


Là dòng máy cắt chân không nhỏ gọn, với công suất cao dùng cho phân phối sơ cấp.
Do số lượng chu kỳ chuyển mạch cao, nó được sử dụng trong các lĩnh vực ứng dụng của
ngành Mỏ và Kim loại.

 Máy cắt trung thế FP

Máy cắt trung thế FP sử dụng khí SF6 là loại máy cắt chuyên biệt lên đến 36kV

– Bao gồm 3 phiên bản: fixed, disconnectable và withdrawable

– Điện áp định mức lên đến 36 kV – 1250 A – 25 kA

– Độ bền cơ học lên đến 10000

– Tuân thủ các tiêu chuẩn IEC, VDE và BS

3.1.3. Thông số kỹ thuật:


- Điện áp định mức : 7.2kV, 12kV và 24kV

- Dòng thông thường : 630- 2500A

- Dòng cắt ngắn mạch : 25kA đến 40kA

3.1.4. Ứng dụng của máy cắt chân không

- Ứng dụng điện áp cao

Khí SF6 đã được xem là một trong những loại khí có thể gây nóng lên toàn cầu. Điều
này được nhận định sau khi Nghị định thư Kyoto năm 1997 được đưa ra. Chính vì vậy, máy
cắt chân không đã được xem là sự lựa chọn tốt nhất để có thể thay thế cho dòng máy cắt khí
SF6. Vì thiết bị này khi ngắt dòng điện sẽ không tạo ra bất cứ loại khí độc hài nào. Đồng
thời, chất liệu trong máy là gốm, thủy tinh hay các chất kim loại. Nếu so với máy cắt khí
SF6 thì rõ ràng Máy cắt chân không VCB là lựa chọn an toàn, hiệu quả và thân thiện hơn
với môi trường. Đây cũng là lý do khiến dòng thiết bị này ngày càng được ứng dụng nhiều
hơn ở môi trường điện áp cao hơn.

3.2. Máy cắt không khí ACB

3.2.1. Khái niệm


Máy cắt không khí hay còn được gọi tắt là ACB (Air Circuit Breaker) là một thiết bị
dùng để đóng cắt bảo vệ quá tải và ngắn mạch. ACB thì có cấu trúc phức tạp về mặt kết
cấu, nhưng lại đơn giản về mặt công nghệ, giá thành thấp hơn so với VCB nhưng lại kích
thước lớn hơn

3.2.2. Chức năng, Thông số kỹ thuật


- Dùng đóng ngắt tổng cho hệ thống điện nhà máy, cao ốc . . .
- Bảo vệ thấp áp, shunt trip, khóa liên động

Thông số kỹ thuật
Số cực  3P

Dòng điện định mức 2000A

Dòng cắt ngắn mạch  85kA

Điện áp định mức  240~500VAC 


Tiêu chuẩn IEC 60947-2, VDEJISC8201-2-1

3.2.3. Nguyên lý vận hành, vị trí lắp đặt

-Đối với máy cắt ACB loại drawout giống với fixed, nhưng khi thay thế ta sử dụng cây tay
quay dùng để quay đưa phần thân ra khỏi vỏ dễ dàng hơn.
-Đối với VCB:
Khi xảy ra sự cố (ngắn mạch…) dòng điện tăng cao, role nhận tín hiệu và truyền lệnh để
máy cắt cắt. Khi hai tiếp điểm tách rời nhau, hồ quang xuất hiện > nhiệt độ tăng cao. Do quá trình
ion hóa, bề mặt tiếp xúc của hai tiếp điểm VCB bị bay hơi tạo nên plasma làm đầy khoảng không ở
vùng điện cực.

Vị trí lắp đặt ACB và VCB có thể lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời tùy chức năng sử dụng.

You might also like