You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1

1.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI


1.1.1 NGOÀI NƯỚC

Vào cuối thế kỷ XIX, Chủ Nghĩa Tư Bản ở phương Tây bắt đầu bước sang giai
đoạn độc quyền, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, bắt đầu tổ chức các cuộc xâm lược,
thôn tính các dân tộc khác, biến các nước khác trở thành thuộc địa để vơ vét tài
nguyên, bóc lột nhân công; lúc này ở Phương Đông, trong đó có Việt Nam đã trở
thành đối tượng trực tiếp xâm lược của các nước đế quốc Phương Tây. Sau chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, hầu hết các nước trên thế giới đều đã trở thành thuộc
địa của các nước đế quốc lớn như Mỹ, Anh, Pháp. Khi đó chủ nghĩa Mác - Lênin là
sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng giải phóng con người của nhân loại. Nó đã
trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và
xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đầu thế kỷ XX, ở
Phương Đông bắt đầu có sự thức tỉnh, khởi đầu là Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1905. Đến năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, tuy đây là cuộc
cách mạng vô sản nhưng có thể coi là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản lần thứ III được thành lập. Tại Đại hội II
Quốc tế Cộng sản III đã công bố “Sơ thảo luận cương những vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin”, Sơ thảo đã nêu ra phương hướng và chỉ rõ con đường để các
dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành độc lập. Sự kiện Cách mạng Tháng
Mười Nga cũng như sự ra đời của Quốc tế Cộng sản III đã cổ vũ, nguồn động lực và
từ đó hàng loạt đảng cộng sản trên thế giới được thành lập, tình hình đó tác động
rất lớn đối với cách mạng Việt Nam. Trước hết tác động vào suy nghĩ của những
người yêu nước đang đi tìm đường cứu nước, trong đó có Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh với tư chất thông minh và bản lĩnh chính trị rất nhạy bén trước
những thay đổi của thời cuộc, do đó Người đã sớm nắm bắt được đặc điểm của
thời cuộc và xu thế của thời đại.

1.1.2 TRONG NƯỚC

Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đến năm 1884 gần
xâm lược nước ta bằng vũ trang, thực dân Pháp biến nước ta thành một nước thuộc
địa nửa phong kiến. thực dân pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế, áp bức về
chính trị, nô dịch về tinh thần.

Từ năm 1898, công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
được tiến hành. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ hai đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa. Dưới tác động của các chính sách cai
trị và bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, và đó
là nguyên nhân của sự ra đời một giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân, một giai cấp
sớm thể hiện bản chất cách mạng và có khả năng tập hợp, lôi kéo lực lượng một cách
hiệu quả. Ngay từ đầu, giai cấp công nhân đã thể hiện khả năng lãnh đạo cách mạng,
và đây là một đặc điểm hết sức quan trọng.
Dưới ách thống trị của thực dân - phong kiến, đã có hàng trăm cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến diễn ra liên tục nhưng tất cả đều
nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt. Sự thất bại của phong trào Cần Vương cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã cho thấy hệ tư tưởng phong kiến không còn đáp ứng
được yêu cầu của dân tộc. Hệ tư tưởng phong kiến không thể là con đường đưa dân
tộc thoát khỏi kiếp nô lệ. Khi phong trào Cần Vương thất bại, các phong trào yêu
nước chuyển ngay sang dân chủ tư sản như phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân
hay Đông Kinh Nghĩa Thục... Đó là những phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng
dân chủ tư sản, nhưng phong trào yêu nước này cũng nhanh chóng bị thực dân Pháp
dập tắt. Có thể nói, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam văn trong tình trạng bế
tác về đường lối cứu nước. Các nhà yêu nước đã bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước
trong số đó có Nguyễn ÁI QUỐC - Hồ Chí Minh. Đến năm 1920. Hồ Chí Minh đến với
chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Bác mới nhận thức đầy
đủ và rút ra kết luận "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa làm, thế nhưng chỉ có chủ
nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất” và người
quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, người đã tìm ra con đường cứu nước cho
dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Phong trào đấu tranh đòi độc lập bùng nổ
cần thiết phải có một chính đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, từ thực tiễn đó
“Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (1925) ra đời nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lê nin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam.Tài liệu huấn
luyện hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chính là tác phẩm “Đường
Kách Mệnh. Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” là tập hợp những bài giảng của Bác Hồ
cho hội viên Hội Việt Nam thành niên cách mạng đồng chí hội.

1.2 KẾT CẤU.


Về mặt hình thức: Ngoài lời đề tựa, cuốn sách được phân chia theo từng vấn
đề, số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, không đánh liền cho cả cuốn sách. Trong
tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc đã tập trung đề cập 15 vấn đề (1) Tư cách một người
cách mệnh; (2); Vì sao phải viết sách này? (3) Cách mệnh; (4) Lịch sử cách mệnh Mỹ; (5)
Cách mệnh Pháp; (6) Lịch sử cách mệnh Nga; (7) Quốc tế; (8) Phụ nữ quốc tế; (9) Công
nhân quốc tế; (10) Cộng sản thanh niên quốc tế; (11) Quốc tế giúp đỡ; (12) Quốc tế cứu
tế đỏ (13) Cách tổ chức công hội; (14) Tổ chức dân cày; (15) Hợp tác xã.
Về kết cấu nội dung: Tác phẩn được triển khai theo ba nội dung cơ bản:
Những vấn đề lý luận cách mạng chung; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt
động cách mạng.

You might also like