You are on page 1of 3

3.1.

Những kết quả tích cực trong thời gian hoạt động
Thúc đẩy phát triển thương mại hàng hóa

 MXV đã góp phần thúc đẩy phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam thông qua việc
cung cấp các công cụ tài chính giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro giá cả, thực hiện
các giao dịch mua bán hàng hóa trong tương lai và tận dụng các cơ hội thị trường.
Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

 Từ tháng 07/2021, sau một thời gian dài thương thảo và chuẩn bị kĩ lưỡng, MXV đã liên
thông giao dịch thành công với Sở giao dịch Kim loại London (LME), nơi niêm yết giao
dịch các mặt hàng kim loại lớn nhất trên thế giới. Như vậy, MXV hiện đã liên thông với
hầu hết các Sở giao dịch lớn nhất toàn cầu bao gồm: Sở giao dịch hàng hóa Chicago
(CME Group), Sở giao dịch hàng hóa Liên lục địa (The ICE), Sở giao dịch Singapore
(SGX), Sở giao dịch Osaka (OSE), Sở giao dịch Bursa Malaysia (BMD), Sở giao dịch
Kim loại London (LME).
Tăng trưởng về quy mô và sản phẩm giao dịch
Tròn 13 năm kể từ ngày thành lập, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là
Sở Giao dịch Hàng hóa có quy mô cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam hiện nay.

 Về sản phẩm giao dịch: Khởi đầu với chỉ 03 mặt hàng niêm yết giao dịch là cà phê, cao
su và thép. Nhưng với sự tâm huyết của toàn thể Ban Lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực, cố
gắng của toàn thể CBNV, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam hiện đã có 31 mặt hàng được
niêm yết giao dịch, thuộc 04 nhóm: Nông sản; Kim loại; Nguyên liệu Công nghiệp và
Năng lượng.
 Về quy mô: Ngày 1/11/2010, phiên giao dịch đầu tiên đánh dấu cột mốc lịch sử của sàn
MXV với sự tham gia của hơn 100 nhà đầu tư tại thời điểm đó. Cho đến nay, quy mô của
sàn MXV đã lớn hơn rất nhiều. Tính đến hết tháng 8/2023 số lượng tài khoản mở mới tại
MXV đạt gần 5000 tài khoản, nâng tổng số tài khoản tham gia thị trường lên con số hơn
30000 tài khoản, với tốc độ ổn định qua từng tháng. Đây được coi là một thành tựu đáng
khích lệ, cho thấy sự phát triển ngày một lớn mạnh của sàn giao dịch phái sinh này.
 Về thanh khoản: MXV đã liên tục cải thiện thanh khoản trong những năm qua. Tính đến
quý 1 - 2023, khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày của MXV đạt 50.000 hợp đồng,
tăng hơn 10 lần so với năm 2010. Đây là một minh chứng cho sự phát triển của thị trường
giao dịch hàng hóa Việt Nam và sự tín nhiệm của nhà đầu tư đối với MXV.
 Về vốn hóa: Vốn hóa thị trường giao dịch hàng hóa của MXV cũng đã tăng trưởng mạnh
mẽ trong những năm qua. Tính đến hiện tại, vốn hóa thị trường của MXV đạt 100.000 tỷ
đồng, tăng hơn 100 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy sự gia tăng nhu cầu về các
sản phẩm giao dịch hàng hóa của các nhà đầu tư.
Bảo vệ rủi ro cho doanh nghiệp
 Phòng ngừa rủi ro giá cả: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng tương lai hoặc
hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa. Điều này giúp các doanh
nghiệp giảm thiểu sự biến động của giá cả, đảm bảo lợi nhuận và ổn định hoạt động kinh
doanh.
 Tăng cường hiệu quả hoạt động: Các hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn có
thể giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động bằng cách giúp họ tối ưu hóa
nguồn lực và nguồn cung.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất cà phê có thể sử dụng các hợp đồng tương lai cà phê để đảm
bảo nguồn cung cà phê với giá cả hợp lý. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro giá cà
phê tăng cao trong tương lai, từ đó giảm chi phí đầu vào và cải thiện hiệu quả hoạt động.

3.2. Những hạn chế còn tồn tại


Quy mô thanh khoản còn khiêm tốn
 Do là sàn giao dịch mới thành lập nên quy mô thanh khoản của MXV còn đang rất khiêm
tốn. Theo báo cáo Tổng kết cuối năm của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá trị giao
dịch trung bình tại MXV hiện đạt gần 5.000 tỷ đồng mỗi ngày, còn khá thấp so với các sàn hàng
hoá khác trên thế giới.

Khung hành lang pháp lí vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện

 Kể từ sau Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy
định Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa, thị
trường giao dịch hàng hóa đã có các bước phát triển đáng khích lệ, được ghi nhận bởi các
cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và các tổ chức quốc
tế.
 Tuy nhiên, theo thực tiễn phát triển của thị trường tại Việt Nam, cùng với những biến đổi
không ngừng của thị trường thế giới, Bộ Công Thương đã có kế hoạch triển khai xây
dựng Nghị định mới, thay thế cho Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định
51/2018/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động của Sở Giao dịch
Hàng hóa.
 Chính bởi vậy có thể cho rằng hiện tại để có thể tối ưu được hoạt động của sàn MXV cần
thêm thời gian để có thể cải thiện và bổ sung những quy định thúc đẩy hơn nữa tăng
trưởng của sàn này trong tương lai.

Thị trường còn mới mẻ

 Mặc dù được coi là sản phẩm tài chính độ chuẩn hóa cao và liên thông toàn cầu, với
những ưu điểm vượt trội so với các kênh đầu tư truyền thống trong nước, như tính thanh
khoản cao, linh hoạt về thời gian giao dịch, nhưng hiện hàng hóa phái sinh vẫn đang là
kênh đầu tư còn mang tính “mới mẻ” trên thị trường tài chính Việt Nam trong những năm
gần đây. Do đó, số lượng nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia vẫn là một con số khiêm
tốn, cũng bởi vậy nên thanh khoản thị trường chưa có bước đột phá mạnh. Tuy vậy nhưng
thị trường phái sinh được cho là một kênh tài chính mang lại tiềm năng rất cao và sẽ góp
phần vào việc mở rộng danh mục đầu tư sản phẩm tài chính cũng như đem khái niệm còn
mới mẻ này phổ cập rộng rãi hơn trong tương lai.

You might also like