You are on page 1of 3

5.

2 Đánh giá độ hấp dẫn của thị trường:

Hiện tại, một số nền kinh tế thị trường mới nổi đáng chú ý bao gồm Ấn Độ,
Mexico, Nga, Pakistan và Saudi Arabia. Các thị trường mới nổi được đánh giá là
nơi đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia.

Sức hấp dẫn của thị trường phụ thuộc vào sự đánh giá về các yếu tố: thị
trường, kinh tế và công nghệ, cạnh tranh, môi trường kinh doanh.

 Các yếu tố thị trường

Quy mô của thị trường: Đây là các quốc gia có số lượng dân số lớn, đồng
nghĩa với việc lượng khách hàng lớn, có sức mua cao cung cấp nhiều khả năng
tăng doanh số (mục đích chiến lược chính của nhiều công ty). Chúng góp phần đạt
được tính kinh tế theo quy mô với sản phẩm và marketing, điều đó giúp doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Tỉ lệ tăng trưởng của đoạn thị trường: Nhiều công ty chủ động theo đuổi
mục tiêu tăng trưởng, nhiều nhà quản trị marketing tin rằng có thể dễ dàng có tăng
trưởng doanh số ở các thị trường đang tăng trưởng.

Giai đoạn trong quá trình phát triển của lĩnh vực kinh doanh: Với mục tiêu
ban đầu, các thị trường ở giai đoạn mới phát triển hấp dẫn hơn vì chúng có tiềm
năng tương lai và có ít các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

 Các yếu tố kinh tế và công nghệ

Nền kinh tế thị trường mới nổi phát triển theo hướng hòa nhập với toàn cầu,
thể hiện qua việc tăng tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường nợ trong
nước, tăng khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự phát triển
của các tổ chức tài chính và pháp lí hiện đại trong nước.
Công nghệ ngày càng được chú trọng ở các quốc gia có thị trường mới nổi
này, nó tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.
Đồng thời, công nghệ cũng làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. Các doanh
nghiệp luôn hướng tới giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nên từ đó kết hợp với
lực lượng lao động dồi dào, nhân công giá rẻ và các tiến bộ công nghệ có sẵn, các
doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi
phí, tạo lợi thế cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường
ngoài nước, từ đó tối đa hóa lợi nhuận.

 Các yếu tố cạnh tranh

Tại các thị trường mới nổi là nơi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới bắt
đầu. Nó cung cấp các cơ hội về:

 Mật độ cạnh tranh: Số lượng các đối thủ cạnh tranh chính trên đoạn thị
trường ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của nó.
 Chất lượng cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh tốt đặc trưng bởi khao khát
phục vụ thị trường tốt, các đối thủ cạnh tranh không kiên định và bản chất
phức tạp hơn trong hoạt động cũng làm cho nó ít hấp dẫn.
 Đe dọa của sản phẩm thay thế: Khả năng xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế
đáp ứng được nhu cầu của đoạn thị trường sẽ làm cho thị trường đó kém hấp
dẫn với doanh nghiệp.
 Mức độ khác biệt hóa: Các thị trường đang có ít khác biệt giữa các sản phẩm
chào bán có thể sẽ là cơ hội tốt với các công ty có khả năng làm khác biệt
hóa sản phẩm.
 Môi trường kinh doanh
Các thị trường mới nổi thường không có những tổ chức điều tiết và quản lí
thị trường đạt được mức độ phát triển giống như trong các nước phát triển.

Hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kế toán và chứng
khoán ở các thị trường mới nổi nói chung không bằng các nền kinh tế tiên tiến
(như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản), các thị trường này vẫn có cơ sở hạ tầng tài chính
bao gồm ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và đồng tiền thống nhất trong
nước.

Một khía cạnh quan trọng của các nền kinh tế thị trường mới nổi là chúng
dần áp dụng các cải cách và thể chế giống như các nước phát triển hiện đại, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kết luận

Nhìn chung, các nền kinh tế thị trường mới nổi là những quốc gia có đang có
sự chuyển biến từ kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang một
nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn. Khi mức thu nhập ngày
càng cao, chất lượng cuộc sống cải thiện cho thấy kinh tế phát triển ổn định, các
nền kinh tế thị trường mới nổi là một thị trường đầy tiềm năng.

You might also like