You are on page 1of 6

1.

CHUYỂN NGÓN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI

1. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật tái tạo ngón tay bằng chuyển ngón có cuống mạch nuôi là một phẫu thuật
chỉnh hình phức tạp nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ bàn tay, đòi hỏi kíp mổ có
trình độ cao và đầy đủ các trang thiết bị, điều kiện vô khuẩn cao.

Thường dùng để tái tạo ngón cái là ngón có chức năng quan trọng nhất của bàn tay.

2. CHỈ ĐỊNH
- Ngón 1 cụt ngang khớp bàn ngón.

- Ngón 1 cụt ngang ½ đốt bàn ngón.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH


- Mỏm cụt ngón 1 sẹo co xấu.

- Mỏm cụt ngón 1 nhiễm trùng.

- Có nhiễm trùng, sẹo xấu hoặc biến dạng mạch máu ở ngón 3 hoặc ngón 4.

4. THẬN TRỌNG
- Bệnh nhân bệnh nền nhiều như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, gan…
5. CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa bàn tay và vi phẫu.
- Dụng cụ viên.
- Bác sĩ gây mê và kỹ thuật viên gây mê
5.2. Thuốc :
- Dịch truyền Natriclorua 0.9%, Glucolyte.
- Kháng sinh nhóm Beta lactam: Betalactam phối hợp/ Cefalosporin thế hệ 1, 2
hoặc 3.
- Kháng sinh nhóm Aminoglycosides.
- Thuốc nhóm giảm đau Acetaminophen.
- Nhóm NSAIDs.
- Nhóm chống phù nề.
- Giảm đau nefopam, tramadol.
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống đông
5.3. Vật tư
- Bộ đồ vải vô trùng có áo, săng
- Dao mổ các số
- Dao điện
- Găng tay vô trùng
- Gạc phẫu thuật có dây cản quang 10 miếng
- Băng keo lụa y tế Ritasilk (2,5cm x 5m)
- Urgoderm (10cm x 10m) x 50cm
- Chỉ phẫu thuật: chỉ silk Sterisil các cỡ; chỉ polyprolene các cỡ, chỉ tiêu chậm đa
sợi các cỡ.
- Dây hút dịch phẫu thuật áp lực âm
- Ống thông tiểu 2 nhánh.
- Túi nước tiểu
- Bơm tiêm nhựa 3ml, 5ml
- Bơm tiêm nhựa 50ml.
- Băng thun
- Kim Kirschner
5.4. Trang thiết bị
- Dàn máy C-arm.
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật bàn tay hoặc bộ tiêu phẫu chấn thương chỉnh hình.
- Kìm cắt kim Kirschner
- Bộ bộ nối mạch máu vi phẫu
- Kính vi phẫu
- Nẹp vis mini ngón tay
- Cưa căt xương nhỏ
5.5. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ.
5.6. Hồ sơ bệnh án : Đầy đủ thông tin đúng quy định.
5.7. Thời gian ước lượng phẫu thuật: 180 - 300 phút
5.8. Địa điểm thực hiện phẫu thuật: Phòng mổ chuyên khoa CTCH
5.9. Kiểm tra hồ sơ
a) Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh (Đúng
người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí vết thương cần phẫu thuật..)
b) Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật, thủ thuật.
c) Đạt tư thế bệnh nhân: Người bệnh nằm ngửa.
6. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
6.1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
6.2. Kỹ thuật:
6.2.1. Tư thế :
Nằm ngửa, tay gãy dạng đặt trên bàn nhỏ

6.2.2. Chuẩn bị mỏm cụt ngón 1:


- Thông thường mỏm cụt ngón 1 chỉ còn lại đốt bàn, da xung quanh gần như bình
thường. Cắt bỏ sẹo ở đầu mỏm cụt theo kiểu khoanh tròn.

- Rạch da từ đầu mỏm cụt uốn cong sang kẽ ngón 3, 4 ở phía gan tay. Tìm gân gấp dài
ngón 1 (thường tụt lên cao, có thể tới sát nếp lằn cổ tay), xén gọn đầu gân gấp.

- Phía mu tay đi theo đường hình chữ Z song song với gân duỗi ngón 1, tìm gân duỗi
ngón 1, cắt gọn đầu gân.

- Bóc tách xương đốt bàn ngón 1.

- Bóc tách rộng hai mép da qua đường rạch từ ngón 1 sang ngón 4 để tạo đường nhận
thần kinh và mạch máu của ngón 3, ngón 4 chuyển sang, tránh không bị chèn ép, cong
gấp.

6.2.3. Bóc tách ngón 4 (hoặc ngón 3)


- Phía mu tay rạch da theo hình chữ Z ở giữa đốt 1 ngón 3 hoặc ngón 4, cắt ngang đứt
rời gân lên cao 6 cm ở 1/3 trên đốt bàn ngón.

- Phía gan tay có hai đường rạch: một đường từ kẽ ngón 3, 4 uốn cong để nối với
đường rạch từ ngón 1 sang, một đường rạch từ kẽ ngón 4, 5 chạy song song không cắt
ngang.

- Da: có một vạt da nối liền với ngón 4. Đường rạch da phía gan tay xong, tiến hành
tìm động tĩnh mạch và thần kinh ngón 4 tách cô lập chúng cao sát cung động mạch gan
tay.

- Phẫu tích gân gấp nông và sâu ngón lên cao 6 cm.

- Phẫu tích vào xương tiến hành cắt rời xương bằng cưa rung nhỏ. Sau khi cắt rời
xương ta có ngón 4 đã cắt rời: da, gân duỗi, gân gấp và xương, chỉ còn lại cuống mạch
và thần kinh.
6.2.4. Giai đoạn chuyển ngón 4 về vị trí ngón 1
- Phẫu thuật viên đưa ngón 4 về vị trí ngón 1 với góc xoay tương ứng 120 - 135 độ.
Như vậy ở phía phải hay phía trái của động mạch phải ở một góc lớn hơn 120 độ để đạt
lưu thông tuần hoàn tốt.

- Đặt hai đầu xương và cố định ngón 4 vào gốc của ngón 1 bằng nẹp vít mini hoặc bằng
kim Kirschner. Khâu nối gân gấp và duỗi bằng phương pháp Kessler cải tiến.

6.2.5. Bỏ garo kiểm tra lưu thông máu


6.2.6. Đặt dẫn lưu nhỏ 48giờ.
6.2.7. Khâu cầm máu kỹ và đóng da
6.2.8. Băng vô khuẩn
6.2.9. Nếu cố định bằng kim Kirschner
Làm bột Iselin và đặt ngón ở tư thế đối chiếu.

7. THEO DÕI, ĐIỀU TRỊ SAU MỔ, TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ


7.1. Theo dõi và điều trị sau mổ
- Dùng kháng sinh, giảm đau trong 3 - 5 ngày.

- Tình trạng vết mổ tại ngón 4: sưng nề, chảy máu,…

- Theo dõi ngón tay hồng ấm, cử động được là tốt, nếu ngón tím, lạnh mất cảm giác là
dấu hiệu tắc mạch, hoại tử.

7.2. Tai biến và xử trí


- Tắc mạch sớm trong vòng 24 giờ đầu thì nên phẫu thuật lại.

- Nhiễm khuẩn: cắt chỉ sớm, nạo viêm, làm sạch hoặc cắt cụt nếu cần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quyết định số 198 ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa -
chuyên khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật cột sống’’
Danh mục chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật Phẫu thuật chuyển ngón có cuống mạch
nuôi
(có thể thay đổi trên thực tế tùy thuộc trường hợp cụ thể…)
TT Danh mục chẩn bị Đơn vị Số lượng
1 Lao động trực tiếp
1.1 Bs.PTV chính Người 1
1.2 Bs.Gây mê chính Người 1
1.3 Bs.Phụ mổ Người 2
1.4 Ktv. Gây mê Người 1
1.5 Dụng cụ trong Người 1
1.6 Dụng cụ ngoài Người 1
1.7 Lao động hỗ trợ: hộ lý Người 1
2 Thuốc
2.1 Dd NaCl 0,9% 500ml Chai 04
2.2 Glucolyte Chai 1
2.3 Kháng sinh nhóm Beta Lọ 2- 3 lọ/ ngày
Lactam

2.4 Kháng sinh nhóm ống 1 ống/ ngày


Aminogycosides

2.5 Kháng sinh nhóm Lọ 2-3 lọ/ ngày


Polypeptid.
2.6 Giảm đau nhóm chai 3 chai/ ngày
Acetaminophen
2.7 Chống phù nề ống 2 ống/ ngày
2.8 NSAIDs ống 1 ống/ ngày
2.9 Giảm đau nefopam ống 2-3ống/ ngày
2.10 Thuốc chống đông Heparin Lọ 1
2.11 Thuốc giãn cơ Papaverin ống 1-2
3 Vật tư (sử dụng trực tiếp)
3.1 Săng vải Bộ 2
3.2 Dao mổ Cái 4
3.3 Dao điện Cái 1
3.4 Găng vô trùng Đôi 15
3.5 Găng tay sạch Đôi 10
3.6 Gạc phẫu thuật có dây cản Cái 10
quang
3.7 Băng keo lụa y tế Ritasilk Cuộn 1
(2,5cm x 5m)
Băng keo Urgoderm (10cm x Cuộn 1
10m)
3.8 Chỉ polyprolene Sợi 6
Chỉ tiêu chậm đa sợi Sợi 4
Chỉ Silk Sợi 2
Chỉ nilon Sợi 4
3.9 Dây hút dịch phẫu thuật Cái 2
3.10 Ống thông tiểu 2 nhánh Cái 1
Túi đưng nước tiểu Cái 1
3.11 Bơm tiêm 50ml, 3ml, 5ml Cái 4
3.12 Bình và ống dẫn lưu Cái 1
3.13 Băng thun Cuộn 4
3.14 Bộ nẹp vis mini ngón tay Bộ 1
3.15 Kim kirschner Cây 4
4 Trang thiết bị (sử dụng
trực tiếp)
4.0 Dàn máy C-arm Cái 1
4.1 Bộ dụng cụ cho phẫu thuật Bộ 1
bàn tay hoặc bộ tiêu phẫu
chấn thương chỉnh hình
4.2 Kìm cắt kim Kirschner Cái 1
4.3 Khoan pin Bộ 1
4.4 Kính lúp vi phẩu Cái 02
4.4 Dàn kính vi phẫu Bộ 1
4.5 Bộ dụng cụ vi phẫu mạch Bộ 1
máu
4.6 Cưa cắt xương nhỏ Cái 1

You might also like