You are on page 1of 5

1.

PHẪU THUẬT CẤP CỨU BÀN TAY TỔN THƯƠNG GÂN GẤP, GÂN DUỖI
VÙNG 4, 5

1. ĐỊNH NGHĨA
Thương tích bàn tay là tổn thương phối hợp thường gặp trong cấp cứu. Vết thương gân
gấp, gân duỗi vùng 4, 5 là phổ biến nhất (là vùng đi từ trên nếp lằn cổ tay tới hết 1/3
dưới cẳng tay), hay gây di chứng kéo dài, ảnh hưởng tâm lý và điều trị tốn kém.

Lý tưởng nhất là tất cả các tổn thương được XỬ TRÍ ngay thì đầu.

2. CHỈ ĐỊNH
Các loại tổn thương gân gấp, gân duỗi.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khâu nối gân một thì khi vết thương đứt gân trên ba tuần hoặc có nhiễm trùng.
4. THẬN TRỌNG
- Bệnh nhân bệnh nền nhiều như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, gan…
5. CHUẨN BỊ
5.1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo về
phẫu thuật bàn tay
- Dụng cụ viên.
- Bác sĩ gây mê và kỹ thuật viên gây mê
5.2. Thuốc :
- Dịch truyền Natriclorua 0.9%, Glucolyte.
- Kháng sinh nhóm Beta lactam: Betalactam phối hợp/ Cefalosporin thế hệ 1, 2
hoặc 3.
- Kháng sinh nhóm Aminoglycosides.
- Thuốc nhóm giảm đau Acetaminophen.
- Nhóm NSAIDs.
- Nhóm chống phù nề.
- Giảm đau nefopam, tramadol.
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống đông
5.3. Vật tư
- Bộ đồ vải vô trùng có áo, săng
- Dao mổ các số
- Dao điện
- Găng tay vô trùng
- Gạc phẫu thuật có dây cản quang 10 miếng
- Băng keo lụa y tế Ritasilk (2,5cm x 5m)
- Urgoderm (10cm x 10m) x 50cm
- Chỉ phẫu thuật: chỉ silk Sterisil các cỡ; chỉ polyprolene các cỡ, chỉ tiêu chậm đa
sợi các cỡ.
- Dây hút dịch phẫu thuật áp lực âm
- Ống thông tiểu 2 nhánh.
- Túi nước tiểu
- Bơm tiêm nhựa 50ml.
- Băng thun
5.4. Trang thiết bị
- Bộ dụng cụ cho phẫu thuật bàn tay hoặc bộ tiêu phẫu chấn thương chỉnh hình.
- Kính lúp vi phẫu
5.5. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ.
5.6. Hồ sơ bệnh án : Đầy đủ thông tin đúng quy định.
5.7. Thời gian ước lượng phẫu thuật: 60 - 180 phút
5.8. Địa điểm thực hiện phẫu thuật: Phòng mổ chuyên khoa CTCH
5.9. Kiểm tra hồ sơ
a) Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh (Đúng
người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí vết thương cần phẫu thuật..)
b) Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật, thủ thuật.
c) Đạt tư thế bệnh nhân: Người bệnh nằm ngửa.
6. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
6.1. Vô cảm:
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê.

6.2. Kỹ thuật:
6.2.1. Tư thế :
Nằm ngửa, tay gãy dạng đặt trên bàn nhỏ.

6.2.2. Garo hơi, đặt ở gốc chi:


Áp lực 220 - 250mmHg.
6.2.3. Rạch da theo đường chữ Z:
Có thể mở rộng tùy theo thương tổn.

6.2.4. Bóc tách:


Tìm các đầu gân và phẫu tích đánh giá thương tổn các bó mạch, thần kinh (thần kinh
giữa, bó mạch thần kinh trụ, bó mạch thần kinh quay).Tránh làm tổn thương, đụng dập
các đầu gân, nếu đầu gân dập nát cần cắt gọn tới vùng lành, với nguyên tắc cắt lọc tiết
kiệm tối đa.

6.2.5. Dùng chỉ monofile 4 - 5/0 khâu nối các đầu gân tương ứng tận tận theo kỹ
thuật Kessler, Kessler cải tiến, Kleinert hoặc Stuge. Khâu nối tất cả các gân nếu
điều kiện cho phép Đặt dẫn lưu nhỏ 48giờ.
6.2.6. Khâu nối động mạch tận tận : bằng chỉ 8/0 - 9/0, với kính vi phẫu nếu có.
6.2.7. Khâu nối thần kinh tận tận : có thể khâu bao thần kinh, khâu bao bó hoặc
khâu đầu tận các bó sợi thần kinh bằng chỉ 8/0 - 9/0, với kính vi phẫu nếu có.
6.2.8. Rửa vùng mổ, kiểm tra cầm máu.
6.2.9. Khâu phục hồi da bằng chỉ nylon
6.2.10. Băng vô khuẩn
6.2.11. Đặt nẹp bột ở tư thế cơ năng chùng gân
- Với khâu nối gân gấp: khớp cổ tay gấp 20 - 30 độ, khớp bàn ngón gấp 40 - 60 độ, các
khớp gian đốt gấp nhẹ.

- Với khâu nối gân duỗi: khớp cổ tay duỗi 20 - 30 độ, khớp bàn ngón gấp 0 - 10 độ, các
khớp gian đốt gấp nhẹ.

7. THEO DÕI, ĐIỀU TRỊ SAU MỔ, TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ


7.1. Theo dõi và điều trị sau mổ
- Tình trạng toàn thân: mạch, nhịp thở, nhiệt độ.

- Tình trạng vết mổ: sưng nề, chảy máu,…

- Kháng sinh, giảm đau.

- Tập phục hồi chức năng sớm.

7.2. Tai biến và xử trí


- Tụ máu: cắt nút chỉ lấy máu tụ, cầm máu.
- Nhiễm khuẩn: cắt chỉ sớm, nạo viêm, làm sạch, thay băng hàng ngày.

- Đứt lại sau mổ: tùy tình huống mà tiến hành khâu nối lại một thì hoặc hai thì.

- Dính gân sau phẫu thuật: tùy tình huống mà tiến hành tập phục hồi chức năng hoặc
phẫu thuật gỡ dính gân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quyết định số 198 ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành tài liệu “ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa -
chuyên khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật cột sống’’
Danh mục chuẩn bị để thực hiện kỹ thuật Phẫu thuật cấp cứu bàn tay có tổn
thương gân gấp, gân duỗi vùng 4,5
(có thể thay đổi trên thực tế tùy thuộc trường hợp cụ thể…)
TT Danh mục chẩn bị Đơn vị Số lượng
1 Lao động trực tiếp
1.1 Bs.PTV chính Người 1
1.2 Bs.Gây mê chính Người 1
1.3 Bs.Phụ mổ Người 2
1.4 Ktv. Gây mê Người 1
1.5 Dụng cụ trong Người 1
1.6 Dụng cụ ngoài Người 1
1.7 Lao động hỗ trợ: hộ lý Người 1
2 Thuốc
2.1 Dd NaCl 0,9% 500ml Chai 04
2.2 Glucolyte Chai 1
2.3 Kháng sinh nhóm Beta Lọ 2- 3 lọ/ ngày
Lactam

2.4 Kháng sinh nhóm ống 1 ống/ ngày


Aminogycosides

2.5 Kháng sinh nhóm Lọ 2-3 lọ/ ngày


Polypeptid.
2.6 Giảm đau nhóm chai 3 chai/ ngày
Acetaminophen
2.7 Chống phù nề ống 2 ống/ ngày
2.8 NSAIDs ống 1 ống/ ngày
2.9 Giảm đau nefopam ống 2-3ống/ ngày
3 Vật tư (sử dụng trực tiếp)
3.1 Săng vải Bộ 2
3.2 Dao mổ Cái 4
3.3 Dao điện Cái 1
3.4 Găng vô trùng Đôi 15
3.5 Găng tay sạch Đôi 10
3.6 Gạc phẫu thuật có dây cản Cái 10
quang
3.7 Băng keo lụa y tế Ritasilk Cuộn 1
(2,5cm x 5m)
Băng keo Urgoderm (10cm x Cuộn 1
10m)
3.8 Chỉ polyprolene Sợi 6
Chỉ tiêu chậm đa sợi Sợi 4
Chỉ Silk Sợi 2
Chỉ nilon Sợi 4
3.9 Dây hút dịch phẫu thuật Cái 2
3.10 Ống thông tiểu 2 nhánh Cái 1
Túi đưng nước tiểu Cái 1
3.11 Bơm tiêm 50ml, 3ml, 5ml Cái 4
3.12 Bình và ống dẫn lưu Cái 1
3.13 Băng thun Cuộn 4
3.14 Bộ bó Cuộn 5
4 Trang thiết bị (sử dụng
trực tiếp)
4.1 Bộ dụng cụ cho phẫu thuật Bộ 1
bàn tay hoặc bộ tiêu phẫu
chấn thương chỉnh hình
4.4 Kính lúp vi phẩu Cái 02
4.5 Bộ dụng cụ vi phẫu mạch Bộ 1
máu

You might also like