You are on page 1of 8

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT

SỮA GẠO DÂU

Nguyễn Hữu Hòa*, Phạm Thị Thanh Thảo,


Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Ngọc Anh Thư,
Phan Thị Vân Như, Nguyễn Thị Thanh Nguyên
Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh
*Email: nguyenhuuhoa901@gmail.com

TÓM TẮT

Gạo (Oryza sativa L.) là ngũ cốc mang tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm vì lượng chất
dinh dưỡng đa dạng từ protein, khoáng và khả năng tăng cường miễn dịch, cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra sữa
gạo còn có tác dụng giảm cholesterol, ít gây dị ứng và cải thiện được hội chứng không dung nạp lactose.
Dâu tây là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng vitamin C, β-carotene, flavonoid và có thể chống stress,
nhiễm trùng, tăng đề kháng. Sự kết hợp giữa sữa gạo với dâu tây sẽ góp phần tạo nên tính ứng dụng và sự
đa dạng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Độ nhớt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa và cảm quan vì
thế nghiên cứu tiến hành khảo sát độ nhớt của sữa gạo dâu từ 10 tới 50% để cho ra được tỷ lệ dịch ép dâu
được ưa thích nhất. Kết quả đã chọn được tỷ lệ 30% là sản phẩm đạt cảm quan cao nhất.
Từ khóa: sữa gạo dâu, sữa gạo, dịch ép dâu, độ nhớt.

1. MỞ ĐẦU

Sữa có nguồn gốc thực vật đã và đang được nhiều sự quan tâm với vai trò thay thế sữa có nguồn gốc
từ động vật. Việc tiêu thụ dòng sữa này không chỉ khắc phục căn bệnh phổ biến hiện nay trên toàn cầu về
việc không dung nạp lactose [1, 2] và dị ứng sữa [3, 4] mà còn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về chế độ ăn
kiêng cho người tiêu dùng [5, 6]. Chính vì thế trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại sữa hạt như
sữa đậu nành [7], sữa hạt điều [8], sữa hạt óc chó [9], sữa đậu gà [10],… nhưng vì mối lo ngại về việc kiểm
soát chế độ hấp thụ cholesterol [11] nên sữa gạo là một trong những đồ uống mang lại lợi ích phục vụ sức
khỏe con người vì không chứa cholesterol, chất béo không bão hòa và ít gây dị ứng tốt [12, 13, 14].
Gạo (Oryza sativa L.) là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới,
chủ yếu ở các nước châu Á [15]. Người tiêu dùng có thể được cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng từ protein,
chất khoáng và phức hợp vitamin B cao. Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm làm từ gạo có thể cải thiện khả
năng tiêu hóa tinh bột ở trẻ em [16, 17]; tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp sức đề kháng chống lại vi
khuẩn, virus xâm nhập cơ thể do hàm lượng seleni và magnesium cao [18]; có khả năng chống oxy hóa
đáng kể, chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật [19]. Để tăng cường tính hấp dẫn và đa dạng của
sữa gạo, việc bổ sung trái cây là một trong những phương pháp phổ biến.
Nguyễn Hữu Hòa, Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Ngọc Anh Thư, Phan Thị Vân Như,…

Dâu tây (Fragaria ananassa) thuộc họ Rosaceae là một trong những loại trái cây quan trọng với
nguồn giàu dinh dưỡng vitamin C, β-carotene, flavonoid, acid malic, acid ascorbic, một số chất khoáng và
các hợp chất phenolic [20-23]. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm
trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress [24, 25]. Ở Việt Nam, dâu chủ yếu được trồng ở nơi có khí hậu
phù hợp như Đà Lạt, một số loại phổ biến ở Hàn Quốc [26], Nhật Bản [27], New Zealand [28] đều cho chất
lượng rất tốt. Với tiềm năng để kết hợp với sữa và các sản phẩm từ sữa về mặt cảm quan [29] mùi thơm đặc
trưng, màu đỏ tươi cùng kết cấu mọng nước thì loại quả này thu hút ở người tiêu dùng ngày nay.
Nghiên cứu hiện nay chỉ dùng hương trái cây khi sản xuất sữa gạo [12, 30]. Vì vậy việc tiến hành bổ
sung nước ép của dâu tây, xác định tỷ lệ phối trộn giữa sữa gạo và dịch dâu tây là mục đích của nghiên cứu
này. Nhằm đảm bảo chất lượng và thuộc tính cảm quan thì độ nhớt là một trong những tính chất vật lý
không kém phần quan trọng vì ảnh hưởng đến tính lưu biến của sữa dạng lỏng [31], là yếu tố quyết định
trong thiết kế và vận hành thiết bị trong đó có quá trình phối trộn [32, 33]. Chỉ tiêu về độ nhớt đối với sản
phẩm dạng sữa là 5,58 ± 0,03mPa.s có đặc tính dung dịch ở trạng thái lỏng, bề mặt mịn [34]. Mục tiêu đạt
được bằng cách phân tích các đánh giá về dữ liệu hóa lý.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu


Các nguyên liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm gạo Khang Dân VIAN của công ty cổ phần đầu tư
PA (Hà Nội), nước dùng cho ăn uống theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT. Đường tinh luyện cao cấp
Vietsugar của công ty cổ phần sữa Việt Vinamilk, số 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Q.7, TP. Hồ Chí Minh.
Dâu được cung cấp từ vườn dâu Hiệp Lực, phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng trong cùng một thời gian, địa
điểm. Chọn những quả dâu tươi, nguyên vẹn, không có bất kì ngoại vật nào có thể nhìn thấy, không được
hư hại, thối rữa và không có sâu bệnh.
Ngoài ra còn sử dụng thêm một số hóa chất như xanthan gum (E415) (Công ty TNHH Hướng Đi,
Tp.HCM); pectin (E440) (CP KELCO, Đức); acid citric (Công ty Xilong, Trung Quốc).
2.2. Dụng cụ, thiết bị:
Máy đo độ nhớt DVE – Brookfied (DV-E, Hoa Kỳ); máy khuấy đồng hóa Fisher Scientific (700, PA-
Hoa Kỳ); máy xay Warning (CB10, Torrington, CT-Hoa Kỳ); bể kiểm soát nhiệt (AD – A12E Series;
Polyscience, Hoa Kỳ); máy thanh trùng (KM-214SS, Hyrayama, Nhật Bản).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo dâu
Gạo sau khi rửa sạch đem đi ngâm trong nước với tỷ lệ 1:3 (gạo và nước) trong vòng 2 giờ ở nhiệt
độ phòng 22oC. Xay nhuyễn với nước bằng máy trong vòng 10 phút cho đến khi hỗn hợp mịn. Xanthan
gum (E415) được thêm vào như một chất ổn định. Hỗn hợp trên được lọc và đồng hóa trong 10 phút
[35]. Trong bài nghiên cứu này, quả dâu được ép để lấy dịch quả sau đó được thêm vào sữa gạo nhằm
tăng hương vị và chất dinh dưỡng. Thành phẩm sẽ được đem đi thanh trùng và bảo ôn tối thiểu 15 ngày
(TCVN 6829:2001), cuối cùng là đóng lon với dung tích 240mL (Liên bang GOST 31688:2012).

2
Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn nghiên liệu trong sản xuất sữa gạo dâu

2.3.2. Khảo sát tỉ lệ dịch ép dâu bổ sung


Dịch ép dâu được bổ sung vào sữa gạo theo tỉ lệ 10÷50% (bước nhảy 10%). Hỗn hợp được đồng hóa
ở nhiệt độ 70oC với áp suất 225 bar [36], thanh trùng ở nhiệt độ 63oC trong 30 phút (TCVN 5860:1994),
bảo ôn trong 15 ngày ở nhiệt độ phòng 22oC trước khi tiến hành đo độ nhớt và đánh giá cảm quan.
2.4. Phương pháp phân tích
2.4.1. Độ nhớt
Để xác định độ nhớt của dịch sữa trong quá xay nghiền và quá trình trình đồng hóa, sử dụng máy đo
độ nhớt Brookfied ở nhiệt độ 20oC [36].
2.4.2. Đánh giá cảm quan
Phép thử cho điểm thị hiếu (TCVN 3215-79) nhằm xác định mức độ ưa thích của các cảm quan viên
về các chỉ tiêu mùi, vị, màu sắc và trạng thái của các mẫu thử. Phép thử cho điểm thị hiếu được đánh giá
nhằm xác định mức độ ưa thích của mẫu sữa gạo dâu thành phẩm khi xử lý ở các chế độ tiệt trùng khác
nhau. Người thử sẽ được mời nếm thử sản phẩm và đánh giá mức độ ưa thích, hài lòng của mình bằng thang
điểm đã được định nghĩa trước thông qua các thuật ngữ mô tả cấp độ hài lòng, ưa thích. Phép thử cho điểm
thị hiếu được đánh giá dựa trên thang điểm 7 [37].
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại. Kết quả được xử lý bằng phần mềm ứng dụng MS. Excel
2013 và tính toán thống kê.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch ép dâu đến độ nhớt của sữa gạo
Việc bổ sung tỷ lệ dịch ép dâu có ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhớt của sữa gạo dâu, chính vì vậy
ảnh hưởng của tỷ lệ dịch ép đến độ nhớt của sữa gạo được thể hiện qua hình 1.

70,0
Độ nhớt (mPa.s)

60,0

50,0

40,0

30,0
0 10 20 30 40 50 60
Tỷ lệ dịch ép dâu (%)

Hình 1: Ảnh hưởng tỷ lệ dịch ép dâu đến độ nhớt của sữa gạo

3
Nguyễn Hữu Hòa, Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Ngọc Anh Thư, Phan Thị Vân Như,…

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dịch ép dâu đối với độ nhớt được thể hiện ở hình 1, khi tăng tỷ
lệ dịch ép dâu từ 10 tới 50%, độ nhớt có xu hướng giảm từ 65,47 ± 0,25 xuống 40,47 ± 0,35 mPa.s và độ
nhớt thấp nhất thể hiện ở tỷ lệ dịch ép dâu 50%. Theo Đặng Nhật Minh (2011), độ nhớt của sữa phụ thuộc
vào nồng độ chất tan và nhiệt độ vì khi có tác động của nước và nhiệt, các hạt tinh bột bị trương nở làm cho
độ nhớt tăng lên và hình thành tinh bột hóa lỏng vì thế khi tăng tỷ lệ dịch ép thì độ nhớt giảm [38].
Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy, với tỷ lệ dịch ép dâu 30% sẽ đạt được mức điểm cao nhất là
4,67d. Theo Nguyễn Văn Toản (2017), độ nhớt 6.18 mPa.s đối với sản phẩm về sữa gạo là đạt được cấu
trúc và cảm quan tốt nhất cho người sử dụng [38]. Kết quả thực nghiệm cao hơn so với các khảo sát khác
do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như nhiệt độ, áp suất trong quá trình sản xuất. Điều này có thể được
khắc phục bằng cách thay đổi lượng nước và tỷ lệ gạo thêm ở lúc đầu và pha loãng 5 đến 10 lần để đạt được
kết quả tốt hơn về độ nhớt.

4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên tìm hiểu về tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong sản phẩm sữa gạo dâu. Với tỉ lệ bổ sung
dịch quả dâu 30%, sản phẩm được ưa chuộng nhất. Để đạt được cảm quan tốt về độ nhớt, thì lượng nước
và tỉ lệ gạo cần được pha loãng 5 đến 10 lần. Nghiên cứu đã góp phần tạo ra sản phẩm mới cho thị trường
sữa thực vật, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Paige D. M. - Lactose intolerance. In Encyclopedia of Human Nutrition, Elsevier, 1-4 (2013) 441-
448. DOI: 10.1016/B978-0-12-821848-8.10189-1.
2. Li A., Zheng J., Han X., Jiang Z., Yang B., Yang S., Zhou W., Li C. and Sun M. - Health implication
of lactose intolerance and updates on its dietary management. Int. Dairy J. 140 (2023) 105-608. DOI:
10.1016/j.idairyj.2023.105608.
3. Goldman A. S., Anderson D. W., Sellers W. A., Saperstein S., Kniker W. T. and Halpern S. R. -
MILK ALLERGY: I. Oral Challenge with Milk and Isolated Milk Proteins in Allergic Children.
Pediatrics 32 (3) (1963) 425–443. DOI: 10.1542/peds.32.3.425.
4. Tosca M. A., Schiavetti I., Olcese R., Trincianti C. and Ciprandi G. - Molecular Allergy Diagnostics
in Children with Cow’s Milk Allergy: Prediction of Oral Food Challenge Response in Clinical
Practice. J. Immunol. Res. 2023 (2023) 1–5, DOI: 10.1155/2023/1129449.
5. Salehi G., Díaz E. and Redondo R. - Forty-five years of research on vegetarianism and veganism: A
systematic and comprehensive literature review of quantitative studies. Heliyon, 9 (5) (2023) 3-5.
DOI: 10.1016/j.heliyon.2023.e16091.
6. Chouraqui J. P. - Vegetarian diets and diets which restrict animal-source foods during childhood in
high-income countries. Paediatr. Int. Child Health (2023) 1–26. DOI:
10.1080/20469047.2023.2245186.
7. O’Toole D. K. - Characteristics and Use of Okara, the Soybean Residue from Soy Milk ProductionA
Review. J. Agric. Food Chem. 47 (2) (1999) 363–371. DOI: 10.1021/jf980754l.
8. Dendena B. and Corsi S. - Cashew, from seed to market: a review. Agron. Sustain. Dev. 34 (4) (2014)
753–772, DOI: 10.1007/s13593-014-0240-7.

4
Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn nghiên liệu trong sản xuất sữa gạo dâu

9. Cui X.-H., Chen S.-J., Wang Y. and Han J.-R. - Fermentation conditions of walnut milk beverage
inoculated with kefir grains. LWT - Food Sci. Technol. 50 (1) (2013) 349–352.
DOI:10.1016/j.lwt.2012.07.043.
10. Kaur R. and Prasad K. - Technological, processing and nutritional aspects of chickpea (Cicer
arietinum) - A review. Trends Food Sci. Technol. 109 (2021) 448–463. DOI:
10.1016/j.tifs.2021.01.044.
11. Gibney M. J. and Burstyn P. G. - Milk, serum cholesterol, and the Maasai. Atherosclerosis 35 (3)
(1980) 339–343. DOI: 10.1016/0021-9150(80)90131-8.
12. Atwaa E., Elmaadawy A. and Awaad E. - Production of Fruit Flavored Probiotic Rice Milk Beverage.
J. Food Dairy Sci. 10 (12) (2019) 453–458. DOI: 10.21608/jfds.2019.71360.
13. Vandenplas Y. - An extensively hydrolysed rice protein-based formula in the management of infants
with cow’s milk protein allergy: preliminary results after 1 month. Arch. Dis. Child. 99 (10) (2014)
933–936. DOI: 10.1136/archdischild-2013-304727.
14. Anania C. - Hydrolyzed Rice Formula: An Appropriate Choice for the Treatment of Cow’s Milk
Allergy. J. Clin. Med. 11 (16) (2022) 4823. DOI: 10.3390/jcm11164823.
15. Folorunso A. A., Omoniyi S. A., Habeeb A. S. - Proximate composition and Sensory acceptability
of Snacks produced from broken rice (Oryza sativa) flour. Am. J. Food Nutr. 6 (2) (2016) 39–43.
16. Gobbetti M., De Angelis M., Corsetti A. and Di Cagno R.- Biochemistry and physiology of
sourdough lactic acid bacteria. Trends Food Sci. Technol. 16 (1–3) (2005) 57–69. DOI:
10.1016/j.tifs.2004.02.013.
17. Espirito-Santo A. P. do - Influence of cofermentation by amylolytic Lactobacillus strains and
probiotic bacteria on the fermentation process, viscosity and microstructure of gruels made of rice,
soy milk and passion fruit fiber. Food Res. Int. 57 (2014) 104–113. DOI:
10.1016/j.foodres.2014.01.028.
18. Sulistyaningtyas A. R., Lunggani A. T., Kusdiyantini E. - Kefir Produced from Red Rice Milk by
Lactobacillus bulgaricus and Candida kefir Starter. IOP Conf. Ser. Earth Environ. Sci. 292 (1) (2019).
DOI: 10.1088/1755-1315/292/1/012038.
19. Mau J.-L., Lee C.-C., Chen Y.-P. and Lin S.-D. - Physicochemical, antioxidant and sensory
characteristics of chiffon cake prepared with black rice as replacement for wheat flour. LWT 75
(2017) 434–439. DOI: 10.1016/j.lwt.2016.09.019.
20. Kafkas E., Kosar M., Paydas S., Kafkas S. and Baser K. H. C. - Quality characteristics of strawberry
genotypes at different maturation stages. Food Chem. 100 (3) (2007) 1229–1236. DOI:
10.1016/j.foodchem.2005.12.005.
21. Tulipani S. - Antioxidants, Phenolic Compounds, and Nutritional Quality of Different Strawberry
Genotypes. J. Agric. Food Chem. 56 (3) (2008) 696–704. DOI: 10.1021/jf0719959.
22. Pineli L. de O. - Antioxidants and other chemical and physical characteristics of two strawberry
cultivars at different ripeness stages. J. Food Compos. Anal. 24 (1) (2011) 11–16, DOI:
10.1016/j.jfca.2010.05.004.
23. Ariza M. - Strawberry Achenes Are an Important Source of Bioactive Compounds for Human Health.
Int. J. Mol. Sci. 17 (7) (2016) 1103. DOI: 10.3390/ijms17071103.
24. Mazur S. P., Nes A., Wold A.-B., Remberg S. F., Martinsen B. K. and Aaby K. - Effects of ripeness
and cultivar on chemical composition of strawberry (Fragaria×ananassa Duch.) fruits and their
suitability for jam production as a stable product at different storage temperatures. Food Chem. 146
(2014) 412–422. DOI: 10.1016/j.foodchem.2013.09.086.

5
Nguyễn Hữu Hòa, Phạm Thị Thanh Thảo, Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Ngọc Anh Thư, Phan Thị Vân Như,…

25. Wang S. Y. - ANTIOXIDANTS AND HEALTH BENEFITS OF STRAWBERRIES. Acta Hortic.


1049 (2014) 49–62. DOI: 10.17660/ActaHortic.2014.1049.1.
26. Jun H. J., Jeon E. H., Kang S. I. and Bae G. H. - Optimum Nutrient Solution Strength for Korean
Strawberry Cultivar ‘Daewang’ during Seedling Period. Hortic. Sci. Technol. 32 (6) (2014) 812–
818. DOI: 10.7235/hort.2014.14079.
27. Yamasaki A. - Recent Progress of Strawberry Year-round Production Technology in Japan. Japan
Agric. Res. Q. JARQ 47 (1) (2013) 37–42. DOI: 10.6090/jarq.47.37.
28. Nichols M. A., Duggan-Jones D. I. and Christie C. B. - Protected cultivation of strawberries in New
Zealand. Acta Hortic 1205 (2018) 879–884. DOI: 10.17660/ActaHortic.2018.1205.112.
29. Li X. E. and Drake M. - Sensory Perception, Nutritional Role, and Challenges of Flavored Milk for
Children and Adults. J. Food Sci. 80 (4) (2015). DOI: 10.1111/1750-3841.12828.
30. COSTA K. K. F. D., PERTUZATTI P. B., T. F. de OLIVEIRA, CALIARI M. and SOARES JÚNIOR
M. S. - Syneresis and chemical characteristics of fermented rice extract with probiotic bacteria and
waxy maize starch. Food Sci. Technol. 37 (4) (2017) 640–646. DOI: 10.1590/1678-457x.29216.
31. Yao Y., He W., Cai X., Bekhit A. E. A. and B. Xu - Sensory, physicochemical and rheological
properties of plant‐based milk alternatives made from soybean, peanut, adlay, adzuki bean, oat and
buckwheat. Int. J. Food Sci. Technol. 57 (8) (2022) 4868–4878. DOI: 10.1111/ijfs.15814.
32. Evenson O. L. and Ferris L. W. - The Viscosity of Natural and Remade Milk. J. Dairy Sci. 7 (2)
(1924) 174–188. DOI: 10.3168/jds.S0022-0302(24)94009-4.
33. Shin S. and Keum D.-Y. - Viscosity measurement of non-Newtonian fluid foods with a mass-
detecting capillary viscometer. J. Food Eng. 58 (1) (2003) 5–10. DOI: 10.1016/S0260-
8774(02)00327-8.
34. Vũ Thị Cương - Nghiên cứu xây dựng công thức sản xuất sữa thực vật dành cho người ăn kiêng từ
glucomannan trong củ nưa và một số thảo dược. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 58 (1) (2022) 126–
132.
35. Issara U. and Rawdkuen S. - Organic rice bran milk: production and its natural quality attributes.
Proceeding 1st Jt. ACS AGFD-ACS ICSCT Symp. Agric. Food Chem (2014) 82–88.
36. Đặng Thị Thanh Quyên, “Ảnh hưởng của quá trình nghiền và đồng hóa đến tính ổn định của sữa thực
vật được sản xuất từ hạt họ đậu, hạt giàu chất béo và gạo lứt. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 28
(2021) 106–112.
37. Phạm Thị Hồng Thu, Nguyễn Trường Giang, Khả Chấn Tuyên - Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến tính
ổn định của hệ nhũ tương sữa dừa đóng lon. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến 6 (5) (2019) 142–
158. DOI: 10.58810/vhujs.6.5.2019.6549.
38. Nguyễn Văn Toản, Trương Thị Hồng Thủy, Phạm Thị Lê Phương, Nguyễn Thị Diễm Hương,
Nguyễn Văn Huế - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ rang và hàm lượng dịch hồ hóa đến chất lượng
sản phẩm sữa gạo lứt thảo dược. Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông
Lâm Huế 1 (1) (2017) 3–4. DOI: 10.46826/huaf-jasat.v1n1y2017.24.

6
Nghiên cứu tỉ lệ phối trộn nghiên liệu trong sản xuất sữa gạo dâu

ABSTRACT

STUDY THE RATIO OF MIXING MATERIALS OF STRAWBERRY


RICE MILK

Nguyen Huu Hoa*, Pham Thi Thanh Thao,


Nguyen Anh Thu, Huynh Ngoc Anh Thu,
Phan Thi Van Nhu, Nguyen Thi Thanh Nguyen
Falculty of Food Technology, Ho Chi Minh City University of Industry and Trade
*Email: nguyenhuuhoa901@gmail.com

Rice (Oryza sativa L.) is a widely used cereal in many products due to its diverse nutritional content,
including protein, minerals and its ability to enhance immunity and improve digestion. Additionally, rice
milk has been found to reduce cholesterol levels, cause less allergies, improve lactose intolerance.
Strawberries are a fruit that contains a variety of nutrients such as vitamin C, β-carotene, flavonoids, which
can help relieve stress, fight infections, boost immunity. The combination of rice milk and strawberries will
contribute to the versatility and diversity of consumer needs. The viscosity of the milk affects its quality
and sensory attributes. Therefore, a study was conducted to investigate the viscosity of rice milk with
strawberry extract ranging from 10% to 50%, resulting in a 30% ratio being the most preferred.
Keywords: strawberry rice milk, rice milk, strawberry juice, viscosity.

7
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT SỮA GẠO
DÂU

Họ và tên MSSV Chịu trách nhiệm Ghi chú

- Tổng hợp, định dạng


trích dẫn tài liệu
Nguyễn Hữu Hòa
2005221458 Phần 1. Introduction (mở đầu) - Hỗ trợ định dạng form
(Nhóm trưởng)
- Tham gia viết tóm tắt và
dịch phần abstract

- Tham gia viết tóm tắt và


Phạm Thị Thanh Thảo 2005224768 Phần 1. Introduction (mở đầu)
dịch phần abstract.

Phần 2. Materials and Methods - Tham gia viết tóm tắt và


Nguyễn Anh Thư 2005225166
(Vật liệu và phương pháp) dịch phần abstract

- Hỗ trợ định dạng form


Phần 3. Results and discussion
Huỳnh Ngọc Anh Thư 2005225243 - Tham gia viết tóm tắt và
(Kết quả và bàn luận)
dịch phần abstract

Phần 3. Results and discussion - Tham gia viết tóm tắt và


Phan Thị Vân Như 2005223492
(Kết quả và bàn luận) dịch phần abstract

Phần 4. Conclusion (Kết luận) - Tham gia viết tóm tắt và


Nguyễn Thị Thanh Nguyên 2005223140
Định dạng form bài báo dịch phần abstract

You might also like