You are on page 1of 7

QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÚT – CLO

1. Ứng dụng của xút – clo


Đây là 2 hóa chất cơ bản. Clo dung để sản xuất các dung môi, sản xuất các hóa chất dung
cho tổng hợp cao phân tử nhủ PVC và các háo chất độc, thuốc trừ sâu DDT, 666. Clo còn
dung tẩy trắng vải sợi, sản xuất HCl dung trong công nghệ chế biến nước chấm, mì chính,

Xút được dung trong công nghiệp xà phòng, giấy, sợi nhân tạo, luyện kim màu và tuyển
khoáng. Công nghiệp hóa học dung xút để sản xuất chất dẻo, chất màu, bán thành phẩm
hữu cơ, dược phẩm. Công nghệ dầu mỏ dung xút để gia công nhiên liệu lỏng và các dòng
sản phẩm tổng hợp…

2. Khái niệm:

Công nghệ điện phân Xút-Clo là quá trình sản xuất ra sản phẩm khí clo, hydro, dung dịch
NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân bằng dòng điện 1
chiều, theo phản ứng:

Có 3 công nghệ điện phân Xút-Clo chính:

- Điện phân catot thủy ngân.


- Điện phân màng Diaphragm (màng thông thường)
- Điện phân màng Membrane (màng trao đổi ion)

Trong các phương pháp trên, giai đoạn đầu là việc tinh chế làm sạch nước muối, tiếp theo
là giai đoạn điện phân và cuối cùng là chế biến các sản phẩm xút và clo.

3. Nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất xút – clo là muối ăn. Muối ăn, sau khi khai thác được ở dạng hạt, có
chứa nhiều tạp chất.

Tinh chế để loại bỏ Ca2+, Mg2+, SO42- để chúng không ảnh hưởng đến quá trình điện phân
bằng phương pháp soda kiềm (Na 2CO3, NaOH, BaCl2) hoặc phương pháp sữa vôi- soda
để kết tủa các ion tạp chất.

Còn riêng phương pháp cathode thủy phân, cần đuổi sạch clo trước khi tách nước muối
loãng ra khỏi thùng điện phân để sử dụng lại hòa tan muối. Nếu không đuổi sạch clo khi
quay lại thùng điện phân, clo dư sẽ đến khử catot làm tiêu tốn điện.

4. Điện phân dung dịch NaCl theo phương pháp cathode thủy ngân

Gồm 2 giai đoạn: điện phân và phân giải hỗn hống natri thuỷ ngân.

 Quá trình điện phân

Thùng điện phân dùng graphite làm anode và dòng thuỷ ngân lưu động làm cathode.
Nước muối được liên tục đưa vào thùng điện phân.

Trên cathode thuỷ ngân chỉ có ion Na+ phóng điện và tạo thành hỗn hống NaHg.

Na+ + nHg + e → NaHg.


Trên anode graphite diễn ra quá trình oxy hóa ion Cl-:

2Cl- → Cl2 + 2e

 Quá trình phân huỷ hỗn hống

Thuỷ ngân, theo đáy nghiêng của thùng điện phân, liên tục chảy vào thùng phân huỷ hỗn
hống. Nước nóng được liên tục đưa vào đây để phân huỷ hồn hống, tạo thành xút và
hydro và thuỷ ngân

NaHg + H2O = NaOH + 1/2H2 + nHg

Thực tế, quá trình này gồm các phản ứng sau:

NaHgn - e ↔ Na+ + nHg

H2O + e → 1/2H2 + OH-

Na+ + OH- ↔ NaOH

Để đẩy nhanh tốc độ phân huỷ hỗn hống, người ta dùng các tấm graphite làm các cathode
hở. Cùng với anode hỗn hống và dung dịch kiềm tạo thành một nguyên tố galvanic, các
cathode này có tác dụng làm giảm quá thế phóng điện của hydro do đó làm tăng nhanh
tốc độ phân huỷ hỗn hống.

Anode graphite trong thùng thuỷ ngân làm việc ở môi trường acid hơn trong phương
pháp màng, nhiệt độ điện phân thấp hơn nến tổn thất graphite ít hơn phương pháp màng.

Cathode của thùng điện phân là một lớp thuỷ ngắn dày 3-5mm, góc nghiêng 25-75mm.
Hàm lượng natri trong hỗn vào thùng là 0,05%, ra khỏi thùng là 0,1-0,3%
Sơ đồ sản xuất xút - chlorine theo phương pháp cathode thuỷ ngân:

5. Sản xuất Xút- Clo bằng phương pháp màng ngăn

Sử dụng màng amiăng hoặc các màng thay thế cho amiăng để ngăn không cho các sản
phẩm của quá trình điện phân muối ăn là NaOH và Clo phối trộn với nhau.

5.1 Yêu cầu đối với anode:

- Bền hóa học trong môi trường acid;

- Có quá thế Clo nhỏ và quá thế Oxy lớn;

- Hấp phụ Clo mạnh;

- Diện tích bề mặt lớn.


5.2 Yêu cầu đối với cathode

- Quá thế Hydro thấp;

- Bền trong môi trường điện phân;

- Thoát khí hydro trong môi trường kiềm tốt và hấp phụ H2 tốt;

- Độ dẫn điện cao, độ bền cơ học lớn.

- Có thể sử dụng thép hoặc thép mạ niken do có ηH 2 lớn (300-500mV), tạo bề mặt riêng
lớn.

5.3 Các quá trình xảy ra

Trên anode: 2Cl- → Cl2 + 2e

Trên cathode: 2H2O + 2e → H2 + OH-

Overall: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Do sử dụng màng ngăn thông thường nên ion Cl- có thể khuếch tán qua màng ngăn nên
sản phẩm xút thu được có lẫn NaCl loãng.

Phương pháp này chỉ sử dụng để sản xuất dung dịch xút có nồng độ thấp, khoảng 12-
14%; sau đó, dung dịch loãng được cô ở công đoạn cô đặc ba hoặc bốn cấp để sản xuất ra
dung dịch cuối cùng có nồng độ 49 – 52% NaOH. Muối dư được kết tủa và tách ra qua
công đoạn cô để tuần hoàn trở lại bể điện phân.
Dung dịch xút sản xuất bằng phương pháp màng ngăn có chất lượng kém nhất trong ba
phương pháp điện phân muối ăn. Hàm lượng tạp chất trong dung dịch xút thường khá
cao.

6. Sản xuất Xút- Clo bằng phương pháp màng trao đổi ion

Ở công nghệ này người ta sử dụng màng trao đổi ion để tách các ion clo và natri. Bể điện
phân được chia thành hai khoang, khoang anode được nạp dung dịch nước muối bão hòa,
còn khoang cathode được nạp nước khử khoáng.

Màng trao đổi ion cho phép các ion natri di chuyển về hướng màng, đồng thời giữ khí clo
và dung dịch nước muối trong một khoang ở phía bên kia của bể điện phân. Dung dịch
xút được sản xuất bằng phương pháp màng trao đổi ion có nồng độ NaOH 33-35%.

Trên anode: 2Cl- → Cl2 + 2e

Trên cathode: 2H2O + 2e → H2 + OH-


Overall: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

Người ta cũng áp dụng công đoạn cô như ở phương pháp điện phân màng ngăn, để tăng
nồng độ xút lên 50% thích hợp cho vận chuyển. Mục đích của công đoạn cô không phải
là giảm hàm lượng NaCl, vì do bản chất chọn lọc thẩm thấu của màng trao đổi ion nên
hàm lượng NaCl không đáng kể, hơn nữa lượng nước cần bay hơi cũng nhỏ hơn so với

phương pháp màng ngăn.

You might also like