You are on page 1of 3

*Tổng quát:

Nguyên liệu (muối mỏ, nước biển) => Chuẩn bị nước muối bão hòa => Điện phân dd nước muối bão hòa
=> Tinh chế sản phẩm
- Chuẩn bị nước muối bão hòa: Đầu tiên, là hòa tan. Thứ hai là loại bỏ tạp chất cơ học và hóa học trong
nước muối.
- Điện phân NaCl bằng dòng điện một chiều, dưới tác dụng của điện trường, các cation chạy về cực âm
(cathode) còn các anion chạy về điện cực dương (anode), tại đó xảy ra phản ứng trên các điện cực.
- Sau khi điện phân ta có dung dịch NaOH với nồng độ thấp và khí Clo ẩm. NaOH sẽ được cô đặc lên nồng
độ cao hơn rồi đem đi kết tinh thu được xút rắn. Còn khí Clo ẩm sẽ đem đi làm lạnh để hơi nước ngưng tụ,
sau đó sấy bằng H2SO4 đặc để tách ẩm.
*Chi tiết:
Nguyên liệu thô

HÒA TAN

Chất tạo tủa


KẾT TỦA

LỌC Cặn
NM tinh
TRAO ĐỔI ION

ĐIỆN PHÂN ĐIỆN PHÂN ĐIỆN PHÂN


BẰNG CATHODE BẰNG
DIAPHRAGM THỦY MEMBRAN
NGÂN E

NaCl CÔ ĐẶC NaOH Khí Cl2 LÀM NGUỘI

LÀM NGUỘI TÁCH ẨM

Sản phẩm NaOH Sản phẩm Cl2


- Hòa tan nguyên liệu thô (muối mỏ, nước biển, muối cấp..) thành dd muối. Trong dd muối vẫn còn chứa
tạp chất như muối Ca2+ và Mg2+ khó hòa tan, để xử lý tạp chất này ta dùng chất tạo tủa như dd soda hoặc
sữa vôi để tạo kết tủa. Sau đó, các tạp chất sẽ được tách ra bằng pp lắng lọc để loại bỏ cặn và thu được dòng
dd muối tinh. Đặc biệt là đối với pp đp membrane phải xử lí sạch sẽ kim loại nặng và các kim loại lạ nên
phải sử dụng cột trao đổi ion.
- Nước muối sau khi tinh chế sẽ được đi đến bể điện phân. Hiện nay, có 3 phương pháp điện phân:
+ Đối với pp điện phân cathode thủy ngân: Trong đó, graphit anode (đóng vai trò là cực dương) nằm phía
trên cathode bằng thủy ngân lỏng (đóng vai trò là cực âm), dung dịch NaCl nằm giữa các điện cực. Khi có
dòng điện chạy qua, dung dịch muối bão hòa phân ly thành các ion Na+ và Cl-.
Tại anode xảy ra quá trình nhường e, khí clo được giải phóng: 2Cl–(aq) → Cl2 + 2e
Tại cathode, dòng Hg chảy liên tục và thấm ướt bề mặt bình điện phân nên natri dễ dàng hòa tan trong
cathode tạo thành hỗn hống Na-Hg: 2Na+(aq) + 2Hg(l) + 2e → Na-Hg
Lớp hỗn hống này sẽ di chuyển đến bể chứa khác để phản ứng với nước tạo ra natri hydroxide và khí hydro.
2Na-Hg → 2Na+ + 2Hg + 2e
2H2O + 2e → 2OH‾ + H2
+ Điện phân dd bằng diaphragm: Ở công nghệ này người ta sử dụng màng amiăng hoặc các màng thay thế
cho amiăng đặt ở giữa bể điện phân, cho phép ion Na+ tự do di chuyển nhưng ngăn cản các anion như OH-
và Cl- khuếch tán qua.
Tại anode, sinh ra khí Cl2: 2Cl–(aq) → Cl2 + 2e
Tại cathode, OH- và H2 được hình thành khi nước bị khử: 2H2O + 2e → 2OH‾ + H2 .Các ion Na+ di
chuyển qua sẽ phản ứng với OH- tạo thành dung dịch NaOH.
+ Điện phân dd bằng membrane: Bể điện phân được chia làm 2 khoang, khoang cathode và khoang anode.
Ở giữa bể điện phân được lắp màng trao đổi ion bằng nhựa đặc biệt chỉ cho các ion dương đi qua.
Nước muối bão hòa được đưa vào khoang anode. Dòng điện đi qua phân ly natri clorua thành Na+ và Cl-.
Ion Cl- sẽ bị oxy hóa thành khí Cl2 ở cực dương: 2Cl–(aq) → Cl2 + 2e. Còn ion Na+ sẽ di chuyển sang
khoang cathode.
Tại khoang cathode, nước bị khử thành OH- và H2: 2H2O + 2e → 2OH‾ + H2. Các ion Na+ di chuyển qua
sẽ phản ứng với OH- tạo thành dung dịch NaOH.
- Sau khi điện phân:
+ Đối với pp điện phân cathode thủy ngân: NaOH sau khi điện phân bằng điện cực cathode thủy ngân sẽ
đem đi làm nguội và tách thủy ngân ra. Ta có sản phẩm xút nồng độ cao (50-52%), có thể bỏ qua bước cô
đặc.
+ Điện phân dd bằng diaphragm: NaOH của pp này cho nồng độ khoảng 12-30% hơn nên sẽ được đem
đi cô đặc nhiều nồi dạng tuần hoàn và làm lạnh. Tuy nhiên, NaCl vẫn còn lẫn trong đó sẽ được kết tủa và
tách ra qua công đoạn cô để tuần hoàn trở lại bể điện phân. Với loại NaOH còn lẫn muối này hạn chế sử
dụng.
+ Điện phân dd bằng membrane: Nồng độ NaOH đi ra khoảng 32%, không có lẫn NaCl nên được ưa
chuộng trong công nghiệp, song cần phải nâng cao nồng độ lên 32-50% bằng cách cô đặc, không tách
muối.
+ Khí clo ẩm (cả 3 pp) sẽ được đưa vào tháp làm lạnh để hơi nước ngưng tụ, sau đó sấy bằng H2SO4 đặc
để tách ẩm.
Tiêu chí so Công nghệ điên phân
sánh Thủy ngân Diaphragm Membrane

Nồng độ
xút sau khi 50 -52 % 12-30% 32%
điện phân

Môi
Ít ảnh hưởng môi
trường và Ảnh hưởng do phân tán Ảnh hưởng do sử dụng
trường và an toàn lao
an toàn lao thủy ngân amiăng
động
động

Yêu cầu chất lượng muối


Yêu cầu chất lượng muối Chi phí đầu tư vân
thấp – Dây chuyền xử lý
Ưu điểm thấp – Dây chuyền xử lý hành thấp
nước muối đơn giản
nước muối đơn giản

Yêu cầu chất lượng


Tốn diện tích
Nhược Tốn hơi nước cô đặc xút muối cao, tốn chi phí
Chi phí vận hành cao
điểm xử lý nước muối
Tốn chi phí màng

You might also like