You are on page 1of 3

1.

Nguyên liệu, phương trình phản ứng, phương pháp, điều kiện để tổng hợp
polymer và các dẫn xuất (copolymer):
Poly (metyl metacrylat) viết tắt là PMMA thuộc nhóm vật liệu được gọi là nhựa kỹ thuật.
Nó là một loại nhựa nhiệt dẻo trong suốt và cứng. PMMA còn được gọi là nhựa acrylic,
thủy tinh acrylic. Loại nhựa này thường được sử dụng ở dạng tấm như một chất thay thế
nhẹ hoặc chống vỡ cho thủy tinh trong đó tấm mica acrylic là vật liệu vượt trội được sản
xuất từ PMMA. Nó cũng có thể được sử dụng làm nhựa đúc, mực và chất phủ, và dùng
cho nhiều mục đích khác.[1]
Bảng: Các tên thương mại phổ biến của nhựa acrylic:[2]
Nhà cung cấp Nhãn hiệu
Rohm GmbH Plexiglas , ACRYLITE®
®

Kuraray PARAPET®
Lucite Diakon®, Colacryl®, Elvacite®, Perspex®
Arkema ALTUGLAS®
Plaskolit Optix®
Asahi Kasei Plastics DELPETTM
Hoá chất Sumitomo SUMIPEX®

PMMA là một giải pháp thay thế kinh tế cho polycarbonate (PC) khi độ bền kéo, độ bền
uốn, độ trong suốt, khả năng đánh bóng và khả năng chịu tia cực tím quan trọng hơn độ
bền va đập, khả năng kháng hóa chất và khả năng chịu nhiệt.[3]
Nhựa PMMA thường được ưa chuộng vì đặc tính vừa phải, dễ xử lý và chế biến, giá
thành rẻ. Nhựa PMMA có thể hoạt động theo cách giòn khi chịu tải, đặc biệt là dưới tác
động của lực, và dễ bị trầy xước hơn thủy tinh vô cơ thông thường, nhưng một số sản
phẩm PMMA được tăng cường chất phụ gia đôi khi có thể đạt được khả năng chống xước
và chống va đập cao.[1]
1.1. Nguyên liệu:
Nhựa PMMA được tạo ra bằng cách trùng hợp methyl methacrylate (MMA).
Methyl Methacrylate (MMA) là một este không no, là chất lỏng trong suốt, không màu.
Ở nhiệt độ phòng, dễ bay hơi, dễ cháy nổ và khí bay hơi có mùi hăng. Hòa tan được trong
hầu hết các dung môi hữu cơ.
Monome MMA có công thức phân tử là C5H8O2 hay CH2=CCH3COOCH3. Nó có cấu trúc
phân tử dạng sợi, xếp thành mạng lưới không gian.
Cấu trúc này giúp PMMA có độ bền cơ học cao, độ cứng bề mặt cao và khả năng chống
mài mòn tốt. PMMA là một polyme tuyến tính, trong đó các monome MMA được nối với
nhau bằng liên kết este. Các liên kết este này rất bền và chịu được nhiệt độ cao.[4]
MMA được sản xuất bằng nhiều phương pháp, phổ biến trong số đó là quy trình acetone-
cyanohydrin (ACH). [5]
- ACH được sản xuất khi ngưng tụ acetone và hydrogen cyanua:
(CH3)2CO + HCN → (CH3)2C(OH)CN
- Cyanohydrin bị thủy phân khi có mặt acid sulfuric thành este sunfat của metacrylamide.
(CH3)2C(OH)CN + H2SO4 → (CH3)2C(OSO3H)C(O)NH2
- Trong thực tế, este sunfat của amit ban đầu được tạo ra như một chất cộng với axit
sunfuric, được loại bỏ trong bước cracking. Sau đó, este sunfat được thủy phân (phản ứng
methanol hoá) tạo ra amoni bisunfat và MMA:
(CH3)2C(OSO3H)C(O)NH2 + CH3OH → CH2=C(CH3)C(O)OCH3 + NH4HSO4
Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng quy trình này tạo ra chất thải bisulfate cần phải
được xử lý và đòi hỏi phải xử lý hydro cyanua độc hại. Để giải quyết vấn đề này, nhóm
nghiên cứu của Eastman-Bechtel đã phát triển quy trình gồm 3 bước chính là: quá trình
tổng hợp hợp chất propionate sử dụng chất xúc tác hydrocarboxyl hóa đồng nhất, ngưng
tụ bằng formaldehyde bằng cách sử dụng chất xúc tác không đồng nhất và phản ứng ester
hóa axit metacrylic (MAA) thu được với methanol để tạo ra MMA: [6]
- B1: Tổng hợp propionate từ ethylene và sau đó ethylene cộng với axit propionic, (xúc
tác Ni(CO)4):
H2C=CH2 + CO + H2O → CH3CH2COOH
CH3CH2COOH + CO + H2C=CH2 → (CH3CH2CO)2O
- B2. Ngưng tụ propionat với formaldehyde, (chất xúc tác V-Si-P) :
(CH3CH2CO)2O + HCHO → CH2=C(CH3)COOH + CH3CH2COOH
CH3CH2COOH + HCHO → CH2=C(CH3)COOH + H2O
(CH3CH2CO)2O + 2HCHO → 2CH2=C(CH3)COOH + H2O
- B3. Ester hoá với Methanol:
CH2=C(CH3)COOH + CH3OH → CH2=C(CH3)COOCH3 + H2O

[1] LEVU.VN, “Poli metyl metacrylat là gì? Bảng giá nhựa PMMA và ứng dụng kỹ
thuật.” Accessed: Apr. 02, 2024. [Online]. Available: https://levu.vn/poli-metyl-
metacrylat/
[2] Plastic W., “Nhựa PMMA (Polymethyl methacrylate) là gì? Thông số kỹ thuật của
PMMA. - Wikiplastic.org.” Accessed: Apr. 02, 2024. [Online]. Available:
https://wikiplastic.org/nhua-ky-thuat/nhua-pmma-polymethyl-methacrylate-la-gi-
thong-so-ky-thuat-pmma/
[3] “Vật Liệu Chống Thấm PMMA - Acrylic Bản Chất, Ứng Dụng.” Accessed: Apr. 02,
2024. [Online]. Available: https://tktg.vn/vat-lieu-chong-tham-pmma-acrylic/
[4] “Nhựa PMMA là gì?,” EuroPlas. Accessed: Apr. 01, 2024. [Online]. Available:
https://europlas.com.vn/blog/nhua-pmma-la-gi
[5] “Thành viên:Thamvast/Methyl methacrylate (1),” Wikipedia tiếng Việt. Apr. 13, 2022.
Accessed: Apr. 02, 2024. [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/w/index.php?
title=Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Thamvast/
Methyl_methacrylate_(1)&oldid=68455347
[6] James. J. Spivey, M. R. Gogate, J. R. Zoeller, and R. D. Colberg, “Novel Catalysts for
the Environmentally Friendly Synthesis of Methyl Methacrylate,” Ind. Eng. Chem.
Res., vol. 36, no. 11, pp. 4600–4608, Nov. 1997, doi: 10.1021/ie970139r.

You might also like