You are on page 1of 14

Quy trình mạ vàng huy chương

Phôi sắt  Gia công cơ học  tẩy dầu mỡ  rửa nước  tẩy gỉ  tẩy dầu điện
hóa  rửa nước  sấy khô  mạ lót đồng  rửa  mạ vàng xử lý sau mạ 
sản phẩm

Xử lý nước thải Xử lý nước thải


Phân tích quy trình
1.Tẩy dầu điện hóa
Lựa chọn tẩy dầu trong bề, nhúng vật cần tẩy trong bề chưa sẵn dung dịch
tẩy rưa, thực hiện quá trình tẩy dầu điện hóa
Phương pháp tẩy dầu Đặc điểm Phạm vi ứng dụng
Tẩy dầu catot Thể tích khí H2 thoát ra trên Thích hợp tẩy kim loại
catot lớn gấp đôi thể tích O2 màu như nhôm, kẽm,
thoát ra trên anot.Vì thế tẩy thiếc, chì , đồng, và hợp
dầu catot hiệu suất cao hơn kim của chúng
so với anot, kim loại không
ăn mòn, nhưng dễ thấm
H2.Tạp chất kim loại dễ
bám vào bề mặt chi tiết, ảnh
hưởng đến độ bám chắc
Tẩy dầu anot Kim loại màu không bị giòn Thép cacbon có độ cứng
hydro có thể tẩy sạch mùn cao, chi tiết đàn hồi như
và màng mỏng kim loại như lò xo, vòng đệm, đàn
kẽm, thiếc, chì, crom..bám hồi..
trên bề mặt.Hiệu suất tẩy
dầu anot thấp, ăn mòn kim
loại màu

Tẩy dầu phức hợp Là phương pháp tẩy dầu có Tẩy dầu sắt, thép không
anot, catot hiệu quả nhất. căn cứ vào có yêu cầu đặc biệt
nguyên liệu, có thể chọn đầu
tiên tẩy dầu catot sau đó tẩy
dầu anot thời gian ngắn
hoặc ngược lại
 với nguyên liệu ban đầu là sắt, nhóm em lựa chọn phương pháp tẩy dầu phức
hợp anot, catot với thành phần dung dịch và chế độ làm việc như sau:
Thành phần (g/l) và chế độ làm việc
NaOH 40-60 g/l
Na2CO3 60g/l
Na3PO4.12H2O 15-30g/l
Na2SiO3 3-5g/l
Nhiệt độ 0C 70-80
Mật độ dòng điện (A/dm2) 2-5
Thời gian tẩy dầu catot 20 phút
Thời gian tẩy dầu anot 5-10 phút
2. Rửa nước
Các phương pháp rửa nước cất giống như trên, nhưng ở giai đoạn này chúng em
lựa chọn phương pháp Rửa tĩnh nhiều bể: dùng sau khi tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ, tẩy nhẹ.
Nước sạch cấp vào bể và chảy tràn ra liên tục. Tiến hành lắp hệ thống 3 bể cạnh
nhau.
3. Sấy
Trước khi tiến hành mạ thì vật cần mạ được cho vào trong lò sấy, tiến hành
sấy khô
Hình ảnh lò sấy
4.Mạ lót đồng:
Lựa chọn phương pháp mạ bể, tức nhúng vật cần mạ trong bể, vật cần
mạ được treo trên giá đỡ
Lựa chọn dung dịch:
a. Mạ đồng từ dung dịch Xyanua
- Ưu điểm :
+ Khả năng phân bố tốt, có tác dụng tẩy dầu nhất định
+Thành phần dung dịch mạ không có phản ứng trao đổi với sắt, có thể
mạ trực tiếp đồng trên nền sắt, lớp mạ bám chắc, lớp mạ kết tinh mịn, lỗ
xốp nhỏ, đề phòng thấm than có hiệu quả, khi cho chất làm bóng có thể
thu được lớp mạ bóng.

-Nhược điểm: Độc,dễ phân hủy thành muối cacbonat,phải xử lý nước thải
để phá hủy xianua mới được thải ra ngoài.
b. Mạ đồng từ dung dịch sunfat
-Ưu điểm:
+Thành phần đơn giản, dung dịch ổn định, khi làm việc không có khí độc
hại
-Nhược điểm:
+Khả năng phân bố kém, kết tinh không mịn
+H2SO4 làm tăng độ dẫn điện của dung dịch, ngăn cản sự phân hủy của
Cu2SO4 làm lớp mạ xù xì, xốp, thô.
c. Mạ đồng từ dung dịch Pirophotphat
-Ưu điểm: có khả năng phân bố tốt, không độc hại, ăn mòn ít, lớp mạ
mịn,có thể ra được lớp mạ dày.
-Nhược điểm: Khi mạ trên sắt thép cần phải mạ lót, độ nhớt dung dịch
cao, khó lọc, sau khi mạ thời gian dài, muối photphat tăng làm tốc độ kết
tủa giảm. Ngoài ra giá thành đắt, xử lý nước thải khó.
 Như vậy, với nhu cầu tạo lớp mạ lót nhóm em lựa chọn mạ đồng bằng dung
dịch Xyanua với thành phần dung dịch là:

Thành phần dd (g/l) và chế độ công nghệ  

CuCN 5-10 g/l

NaCN( hàm lượng tự do 7-20g/l) 12-54 g/l

Na2CO3 < 60 g/l

NaOH 2-10 g/l

Nhiệt độ (Độ C) 30-40

Mật độ dòng điện (A/dm2) 0,2-2

Chức năng của dung dịch:


-NaCN: là chất tạo phức, nâng cao phân cực catot, làm cho lớp mạ kết tinh mịn,
nâng cao khả năng phân bố.Khi hàm lượng NaCN quá cao, sự phân cực catot tăng,
khí H2 thoát ra nhiều, tốc độ kết tủa giảm, cần khống chế lượng NaCN tự do trong
phạm vi 7-20 g/l
-CuCN: là muối chính cung cấp ion đồng
-NaOH: là chất dẫn điện, có tác dụng đề phòng muối xyanua thủy phân.
-Na2CO3: làm ổn định dung dịch, nếu nồng độ vượt quá 60 g/l, anot thụ động, lớp
mạ có dạng bọt biển
Pha chế dung dịch:
- Theo thể tích bể mạ, tính toán số lượng các thành phần hóa học
- Mặc quần áo bảo hộ và trang bị những dụng cụ bảo hộ cần thiết
-Cho NaCN vào bể mạ, khuấy cho tan hoàn toàn
-Cho CuCN vào trong thùng khác, cho 1 ít nước khuấy thành hồ đặc, vừa khuấy
vừa cho dần dần CuCN vào trong dung dịch NaCN đã hòa tan, đến khi hòa tan
hoàn toàn
-Làm loãng dung dịch mạ đồng xianua đến thể tích quy định
-Lọc dung dịch, điện phân dung dịch với mật độ dòng điện thấp 0,1-0,5 A/dm2
trong nhiều giờ, phân tích, điều chỉnh, mạ thử đạt yêu cầu, đưa vào sản xuất.
Bảo vệ dung dịch và khử tạp chất dung dịch mạ đồng xyanua:
-Bảo vệ dung dịch:
+cần khống chế hàm lượng NaCN tự do trong phạm vi quy định vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến tính ổn định của dung dịch và chất lượng lớp mạ. Thông thường, màu
dung dịch có màu vàng nhạt trong suốt. Nếu như trên vùng anot dung dịch có màu
xanh da trời, chứng tỏ NaCN tự do không đủ, cần phân tích điều chỉnh
+Nhiệt độ dung dịch không được vượt quá giới hạn của quy trình công nghệ. Nếu
nhiệt độ cao, sự phân hủy xyanua nhanh, dd không ổn định.
+hàm lượng Na2CO3 vượt quá 75g/l cần phải kịp thời loại bỏ
-Khử tạp chất
+Phương pháp khử tạp chất chì, kẽm: Gia nhiệt dd đến 60oC cho vào 0,2-0,4 g/l
Na2S, khuấy đều 30p, cho 2-4 g/l than hoạt tính, tiếp tục khuấy trong 2h, để lắng
12h rồi lọc.
+Khử tạp chất Na2CO3: bằng cách làm lạnh để lấy kết tủa Na2CO3 đi, hoặc gia
nhiệt dung dịch đến 70-80oC vừa khuấy vừa cho dần dần Ca(OH)2.
 Cách vẽ:
5.Rửa nước Các phương pháp rửa nước cất giống như trên, nhưng ở giai đoạn này
chúng em lựa chọn phương pháp Rửa tĩnh nhiều bể: dùng sau khi tẩy dầu mỡ, tẩy
gỉ, tẩy nhẹ. Nước sạch cấp vào bể và chảy tràn ra liên tục. Tiến hành lắp hệ thống 3
bể cạnh nhau.

Hệ thống nhiều bể đặt cạnh nhau để rửa sản phẩm sau mạ đồng
6.Mạ vàng
Lựa chọn phương pháp mạ bể, vật cần mạ được treo trên giá đỡ, tiến
hành nhúng trong dung dịch mạ
Lựa chọn dung dịch
a. Mạ vàng dung dịch xianua
-Ưu điểm:
+dd có phân cực catot lớn, khả năng phân bố tốt, hiệu suất dòng điện cao
(gần 100%) tạp chất kim loại khó kết tủa cùng, do đó lớp mạ có độ tinh
khiết cao.
+khi cho vào dung dịch các ion kim loại như: niken, coban,…sẽ giúp
nâng cao độmài mòn cho lớp mạ sản phẩm. Nếu cho một ít kim loại khác
như: đồng xyanua, bạc xyanua thì lớp mạ sẽ có màu đỏ, màu vàng giúp
thỏa mãn được yêu cầu trang sức đặc biệt. Chính vì vậy, mà dung dịch
này rất được ưa chuộng sử dụng để mạ trang sức hiện nay.
-Nhược điểm :
+ Lớp mạ có độ cứng thấp, lỗ xốp nhiều
b. Mạ vàng dung dịch feroxyanua
-Ưu điểm: dung dịch không độc hại
-Nhược điểm:
+Chất lượng lớp mạ, khả năng phân bố, hiệu suất dòng điện kém hơn
dung dịch xyanua
+Trong dung dịch này anot thường bị thụ động, tốc độ hòa tan anot nhỏ
làm dung dịch bị loãng dần
+ Trong phức feroxyanua vàng có hóa trị 3 nên tốc độ mạ của nó chậm
gấp 3 lần so với dung dịch xyanua
c. Mạ vàng bằng dung dịch trung tính và axit
Mạ vàng trung tính và axit bao gồm các yếu tố như: KAu(CN)2, axit hữu
cơ (H3C6H5O7), muối photphat, chất làm bóng. Trong quá trình mạ có
thể cho thêm một lượng nhỏ coban, niken, đồng sẽ có tác dụng làm tăng
độ cứng lớp mạ và giúp nâng cao độ mài mòn chosảnphẩm.

Công nghệ mạ vàng trung tính có hiệu suất dòng diện 80-90%, độ tinh
khiết cao, thường dùng để mạ cho các chi tiết bán dẫn. Nếu mạ vàng với
axit do có chất axit hữu cơ là H3C6H5O7, khi pH+ 3 thì Kau(CN)2 vẫn
ổn định và dung dịch mạ có thể dùng nồng độ ion vàng rất thấp. Ngược
lại, nếu mạ với dung dịch kiềm thì hiệu suất dòng điện trung tính thấp,
bạn có thể cải thiện bằng cách dùng cường độ dòng điện cao sẽ giúp cải
thiện tốc độ kết tủa hiệu quả.
như vậy, với nhu cầu công nghệ thì mạ vàng huy chương bằng dung
dịch xyanua là tối ưu nhất
-Thành phần dung dịch và chế độ công nghệ
Lựa chọn dung dịch xyanua kiềm: chứa vàng hóa trị 1 dưới dạng phức
KAu(CN)2 và KCN tự do. KCN có tác dụng: ngăn ngừa vàng kết tủa lại
dưới dạng AuCN; tăng độ dẫn điện cho dung dịch; hoạt hóa anot; giữ pH
trong phạm vi 11-12. Dung dịch này có điện thế catot rất âm nên không
có hiện tượng vàng thoát ra trên catot khi đưa vật mạ vào dung dịch, lớp
mạ có độ tinh khiết cao, tinh thể nhỏ mịn.
Thành phần và chế độ mạ
KAu(CN)2, tính ra Au+ 4-10 g/l
KCN tự do 10-20 g/l
Nhiệt độ 60-70 độ C
Mật độ dòng điện 0.3-0.5 A/dm2
pH 11-12
anot Thép không gỉ hay vàng 99.99%

Nồng độ càng lớn, nhiệt độ càng cao thì Dc cho phép và hiệu suất dòng
điện càng lớn. Nên dùng KCN vì nó cho độ hòa tan lớn.Muốn tăng độ
dẫn điện cho thêm vào dung dịch 25-30 g/l K3PO4
Pha chế dung dịch: Hòa tan KCN và KAu(CN)2 vào nước mềm. Rót vào
bể mạ, thêm nước đến thể tích cần thiết, khuấy, mạ thử, sau đó đưa vào
sản xuất.
Tác dụng các thành phần trong dung dịch:
-KAu(CN)2: là muối chính, nguồn cung cấp vàng.
-KCN: là chất tạo phức, sự tồn tại của KCN tự do thích hợp làm dung
dịch ổn định, lớp mạ kết tinh mịn, anot hòa tan tốt
Bảo vệ và sử dụng dung dịch:
-Nồng độ vàng ảnh hưởng tới tốc độ kết tủa, màu sắc và độ bóng lớp mạ.
Vì thế, khi dùng anot không hòa tan, cần phải kịp thời bổ sung muối
vàng. Căn cứ vào kết quả phân tích để bổ sung.
-Sự thay đổi pH ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc, có thể điều chỉnh pH
bằng KOH và H3PO4
-Nhiệt độ dung dịch ảnh hưởng đến tốc đôh kết tủa Và nội ứng lực.Thông
thường nhiệt độ mạ là 60-70oC
- Khống chế mật độ dòng điện trong khoảng 0.3-0.5A/dm2
4. Xử lý sau mạ vàng
-Sau khi mạ vàng phải rửa sạch bằng nước cất hoặc nước cất nóng để loại
bỏ muối còn lại trên bề mặt lớp mạ, bảo đảm độ bóng lớp mạ
-lớp mạ vàng mỏng cần phải xử lý chống biến màu . Xử lý biến màu
thường dùng cách bịt lỗ xốp lớp mạ vàng , để đề phòng kim loại nền ăn
mòn, dẫn đến biến màu vàng
-xử lý chống biến màu, có thể dùng phương pháp xử lý biến màu bạc,
như các phương pháp thụ động hóa học, thụ động điện hóa, phun, nhúng
màng bảo vệ hữu cơ.
5. Thu hồi vàng từ dung dịch cũ hỏng
-Dung dịch xyanua cũ, hỏng thu hồi vàng bằng bột kẽm hay bột nhôm để
kết tủa nó. Kết tủa thu được cho HCl vào để hòa tan kẽm hay nhôm dư.
Gạn, rửa rồi cho HNO3 vào để hòa tan tạp chất đồng.Rửa sạch bột vàng
rồi hòa tan trong cường toan để được AuCl
-Phá dung dịch xyanua bằng cách cho dư H2SO4 sau đó thu hồi vàng
bằng bột kẽm hay nhôm như đã nói trên. Dung dịch được xem là hết vàng
khi nhúng lá kẽm vào dung dịch không thấy xuất hiện vệt đen nữa.
-Phá dung dịch chứa vàng bằng dung dịch NaOH 10%, đun nóng đến
600C rồi kết tủa vàng bằng nhôm. Dung dịch được xem là đã hết vàng khi
lá nhôm bóng sáng nhúng vào vẫn không thay đổi màu sắc và độ bóng.
Theo phương pháp này lượng vàng tổn thất không thể thu được là 0.012-
0.022% tổng lượng vàng có trong dung dịch cần thu hồi.
6.Xử lý nước thải chứa xyanua

– Phương pháp clo hóa tính kiềm là phương pháp xử lý phổ biến nhất, do tác dụng
ôxi hóa của clo hoạt tính làm cho hợp chất xianua ôxi hóa thành muối xianua, độc
tính muối xianua bằng 1/1oo ion CN-1, muối xianua tiếp tục ôxi hóa,tạo thành khí
CO2 và khí Nitơ, đạt mục đích loại bỏ hợp chất xianua.

– Hóa chất clo tính kiềm là: CaơOCl, NaClO, chất được dùng nhiều nhất là CaClO.
Dùng CaClO để xử lý nước thải xianua, có thể dùng phương pháp gián đoạn hoặc
liên tục. Phương pháp gián đoạn xử lý nước thải số lượng ít, nồng độ xianua cao và
thay đổi nhiều, yêu cầu xử lý nghiêm túc, phương pháp xứ lý liên tục, xử lý nước
thải số lượng nhiều, nồng độ xianua biến đổi ít.

– Bột CaClOCl có thể cho khô hoặc làm ướt, cho ướt nồng độ CaClOCl 5 – 10%,
dùng không khí nén khuấy 1 giờ, sau khi phản ứng kết thúc, đưa vào bể lọc, tiến
hành phân ly.

– Dùng CaCIOCl để xử lý xianua hiệu quả tốt, thiết bị đơn giản, thao tác thuận lợi,
chi phí thấp. Nhược điểm là: hoạt tính Cl trong CaClOCl trong quá trình bảo quản
dần dần giảm tác dụng. Khi phản ứng, cần khống chế pH = 8,5 – 11, không được
tiến hành trong môi trường axit, nếu không, sinh ra khí HCN rất độc. Sau khi xử lý
có lượng kết tủa nhất định. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của chất
ôxi hóa

Sơ đồ xử lý nước thải

Bể khuấy là nơi hội tụ của nhiều dòng thải khác nhau tập kết về, chính vì vậy bể khuấy
cần có thiết bị khuấy trộn nhằm hòa trộn đồng đều các chất gây ô nhiễm với nhau.
Thông thường phương án khuấy trộn được ứng dụng nhiều nhất là sử dụng máy thổi
khí đặt cạn, để hòa trộn toàn bộ lượng nước thải đồng đều với nhau.
Do có nhiều nguồn thải tập kết nên bể khuấy được xây dựng với dung tích lớn nhằm
lưu trữ được lượng lớn nước, tránh hiện tượng lượng nước thải dồn về cục bộ gây quá
tải cho hệ thống xử lý.

Bể phản ứng trong thiết bị xử lý nước thải mạ.


Nước thải ở bể khuấy sẽ được máy bơm chìm cung cấp một lượng nước nhất định nên
hệ thống xử lý. ở bể phản ứng sẽ được lắp đặt hệ thống khuấy trộn giúp cho nguồn
nước thải hòa trộn đồng đều với hóa chất.
Bể phản ứng gồm 2 giai đoạn:

1. Phản ứng ổn định pH=8,5-11


2. Phản ứng với CaClOCl

Bể lắng trong thiết bị nước thải mạ.

Bể lắng là đơn vị đặt phía sau bể phản ứng, mục đích là lắng các bông cặn có trong
nước xuống đáy bể nhằm loại bỏ các ion kim loại ô nhiễm khỏi nguồn nước.
Nước sau bể phản ứng sẽ được dẫn theo ống dẫn đi vào ống lắng trung tâm, ông lắng
trung tâm có tiết diện lớn sẽ làm giảm tốc độ dòng chảy xuống. các bông cặn khi dòng
nước chảy chậm lại sẽ giúp cho chúng có tốc độ di chuyển chậm đi, các hạt có điều
kiện sẽ liên kết với nhau thành những bông cặn lớn hơn. Với đặc thù là ống lắng trung
tâm chúng sẽ dẫn hướng dòng nước đi từ trên cao xuống dưới đáy bể lắng, dưới cùng
se được lắp đặt nón lắng nhằm phân tán đồng đều toàn bộ lượng nước ra toàn bộ tiết
diện bể, giúp cho quá trình lắng hiệu quả hơn.
Với đặc thù có dung tích lớn bể lắng là nơi lý tưởng cho các bông cặn chìm xuống từ từ
do thể tích của các bông cặn lớn hơn vận tốc dòng chảy ngược và có khối lượng riêng
lớn hơn nước, vì vậy chúng sẽ bị chìm xuống dưới đáy bể lắng.
Dưới đáy bể lắng sẽ được lắp đặt máy bơm chìm giúp đưa lượng bùn lắng về bể nén
bùn theo cài đặt.

Bể lọc cặn trong thiết bị xử lý nước thải mạ.


Nước sau khi qua bể lắng đã loại bỏ đến 95% cặn lơ lửng, tuy nhiên vẫn có một lượng
bông cặn có kích thước nhỏ hơn tỷ trọng riêng của nước sẽ đi theo dòng nước ra
ngoài, nếu để các bông cặn này chui ra ngoài chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường, vì vậy
sau bể lắng cần lắp đặt bể lọc cặn nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ khỏi
nguồn nước.
Do đặc thù của bông cặn trong ngành mạ có độ bám dính ác, nếu thiết kế bể lọc không
chuẩn xác sẽ làm cho bể lọc cực kỳ nhanh tắc, vấn đề ở đây cần lựa chọn công nghệ
lọc hợp lý, giúp cho chủ đầu tư hoạt động ổn định lâu dài.

You might also like