You are on page 1of 6

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THAN HÓA VỎ CHÔM CHÔM ỨNG

DỤNG LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ DẦU KHOÁNG

Lường Thế Anh


Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trịnh Trọng Nguyễn

TÓM TẮT

Có nhiều phương pháp để xử lý sự cố dầu tràn như vật lý, hoá học, sinh học và hấp phụ là một trong những
phương pháp vật lý khả thi nhất. Hiện nay, việc nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu hấp phụ dầu có nguồn gốc
tự nhiên đang được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng quy trình than hóa vỏ chôm chôm làm
vật liệu hấp phụ dầu đồng thời xử lý được lượng thực thẩm dư thừa trong sản xuất. Vỏ chôm chôm được xử lý
sơ bộ, sử dụng 2 phương pháp để than hóa vỏ chôm chôm đó là phương pháp nhiệt và phương pháp sử dụng
hóa chất H2SO4. Sau đó vật liệu sẽ được so sánh, đánh giá khả năng hấp phụ dầu (dầu diesel) và khảo sát một
số thông số ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu của vật liệu. Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu đạt được
sẽ trở nên tiềm năng để áp dụng vào thực tiễn môi trường ô nhiễm.

Từ khóa: Than hóa, hấp phụ, dầu diesel, vỏ chôm chôm, axit sulfuric

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ô nhiễm dầu trên biển là một vấn đề được thế giới quan tâm từ lâu. Theo nguồn tin của Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian 20 năm gần đây, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 10
vụ tràn dầu lớn được ghi nhận [1].

Việc xử lý dầu tràn có nhiều biện pháp như: Cơ học, hoá học và sinh học. Trong đó biện pháp hoá học cụ thể
là sử dụng chất hấp phụ từ nông nghiệp cho thấy tiềm năng rất lớn, bởi việc vừa hạn chế được các phế phẩm
nông nghiệp thải ra môi trường vừa khắc phục được các vấn đề ô nhiễm dầu.

Ở nước ta chôm chôm là loại trái cây có diện tích và sản lượng tương đối cao, được trồng chủ yếu ở các tỉnh
thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta, với diện tích khoảng
14.200 ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 42% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước [2].
Đồng Nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất hơn sau đó là các tỉnh Bến Tre, Vĩnh
Long…

Một trong những yếu tố quan trọng của các chất hấp phụ tự nhiên là thành phần cellulose chiến tỷ lệ cao. Theo
đó, thành phần cellulose của vỏ chôm chôm chiếm khoảng 24.28% khối lượng, thành phần Hemicellulose

575
chiếm 11,62% khối lượng và lignin chiếm 35,34% khối lượng [5]. Có sợi nano xenlulozo từ hệ thống huyền
phù có chiều dài trung bình 144,93 ± 50,67 nm và chiều rộng trung bình 5,59 ± 2,09 nm. Quả chôm chôm vỏ
được chứng minh là một nguồn vật liệu lignocellulosic tốt cho các ứng dụng [5]. Với những yếu tố trên, cho
thấy vỏ chôm chôm có nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng làm vật liệu hấp phụ dầu.

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Nghiên cứu về vỏ chôm chôm

Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết, tinh chế Gereniin trong vỏ quả chôm chôm để hỗ trợ bệnh cao
huyết áp và tiểu đường của Hoàng Thân Hoài Thu (2019) đã sử dụng Gereniin tác dụng lên chuột nhằm khảo
sát khả năng ảnh hưởng của Gereniin đến huyết áp. Kết quả Geraniin có tác dụng hạ huyết áp tâm thu, huyết
áp tâm trương, huyết áp trung bình và không ảnh hưởng đến nhịp tim trên mô hình gây tăng huyết áp thực
nghiệm [7].

Nghiên cứu chế tạo phân hữu cơ từ vỏ chôm chôm của Nhật Minh – Quỳnh Anh (2020) [8].

Loại bỏ xanh metylen khỏi dung dịch nước bằng cách hấp phụ lên vỏ chôm chôm đã xử lý bằng NaOH của
Rasyidah Alrozi và cộng sự (2012). Các thí nghiệm hấp phụ được thực hiện trong các điều kiện khác nhau về
nồng độ ban đầu (25-500 mg/L), pH dung dịch 2-12 và liều lượng N-RP (0,05-1,0g). Sự hấp thụ xanh metylen
được nhận thấy là tăng lên khi tăng nồng độ ban đầu và thời gian tiếp xúc. Sự hấp phụ xanh metylen không
thuận lợi ở pH < 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng loại bỏ xanh metylen tối đa là 23,34 mg/g [10].

Tối ưu hóa quá trình than hoạt tính dựa trên vỏ chôm chôm điều kiện để loại bỏ Remazol Brilliant Blue R của
Mohd Azmier Ahmad, Rasyidah Alrozi (2011). Nghiên cứu sử dụng than hoạt tính từ vỏ chôm chôm để loại
bỏ Remazol Brilliant Blue R, xác định các biến số quan trọng nhiệt độ, thời gian hoạt hóa, ngâm tẩm KOH.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng loại bỏ Remazol Brilliant Blue R là 78,38% dựa trên năng xuất
RPAC 18,02% [11].

Chuẩn bị cacbon hoạt hóa từ vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum) bằng cách kích hoạt KOH do vi sóng
tạo ra để hấp thụ axit màu vàng 17 của V.O. Njoku, K.Y. Foo, M. Asif, B.H. Hameed (2014). Nghiên cứu trên
bề mặt RPAC và đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng từ nhiệt độ, thời gian hoạt hóa, nồng độ ban đầu. Kết quả
của nghiên cứu khả năng hấp phụ đơn lớp đối với thuốc nhuộm màu vàng axit 17 là 215,05 mg. [12].

Kết luận: Từ những nghiên cứu trên vỏ chôm chôm được sử dụng để nghiên cứu chất chống oxy hóa, hỗ trợ
điều trị bệnh trên người và còn sử dụng làm phân bón hữu cơ, để làm chất xử lý màu, chất giúp giữ nước cấp
ẩm, chất chống oxy hóa, phân lập các chất trong vỏ chôm chôm và dùng để hấp phụ kim loại. Hiện nay chưa
có nghiên cứu nào về sử dụng vỏ chôm chôm làm vật liệu hấp phụ dầu. Chính vì điều đó là động lực thúc đẩy
để tác giả thực hiện nghiên cứu này.

576
Nghiên cứu về than hóa vật liệu hữu cơ xử lý dầu

Nghiên cứu hấp phụ về việc làm sạch dầu tràn bằng dừa than hoạt tính xơ dừa (CCAC) của Ukpong Anwana
Abel, Gumus Rhoda Habor, Oboh Innocent Oseribho (2020). Nghiên cứu cho thấy xơ dừa được xử lý bằng
Kali hydroxit (KOH). Kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng hấp phụ tốt để loại bỏ dầu thô tối đa 4859,5
mg/g ở 600oC [14].

Nghiên cứu một ứng dụng mới của than tre biến tính để xử lý nước thải có chứa dầu của Thôi Hu, Xiaoming
Zou, Jia Liu và cộng sự (2014). Kết quả hiệu suất loại bỏ dầu cao hơn của than tre biến tính cải tiến xảy ra do
cấu trúc tinh thể của than tre đã thay đổi và sự gia tăng tính kỵ nước bề mặt của nó, dẫn đến hiệu quả loại bỏ
dầu cao hơn [15].

577
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hình 5:Sơ đồ nghiên cứu

578
Quá trình nghiên cứu diễn ra với 2 phương pháp cụ thể:

❖ Phương pháp sử dụng nhiệt với tác nhân hơi nước để tạo thành than hoạt tính từ vỏ chôm chôm.

Dựa trên “Nghiên cứu cải tiến quá trình than hóa trong quy trình điều chế than hoạt tính từ vỏ hạt điều của Võ
Thị Diễm Kiều (2015)” [16].

❖ Phương pháp sử dụng hóa chất H2SO4 tạo thành than hoạt tính từ vỏ chôm chôm.

Dựa trên “Nghiên cứu tận dụng bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn và dong riềng để chế tạo than hoạt
tính bởi H2SO4 ứng dụng trong xử lý môi trường của Vũ Lực (2012)” [18].

Dựa trên “ Nghiên cứu Cacbon hóa phế phẩm nông nghiệp lõi ngô (Zea mays) bằng cách kích hoạt một bước
với axit sulfuric để hấp phụ metylen xanh của Ali H. Jawad và cộng sự (2018)” [19].

KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được vấn đề về ô nhiễm môi trường do dầu và đề ra phương pháp xử
lý thông qua việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nguyên liệu để nghiên cứu. Nghiên cứu này có
sự kế thừa từ những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hấp phụ dầu và vỏ chôm chôm.

Từ những thông tin có được, bài nghiên cứu đã đưa ra được phương pháp cụ thể và sơ đồ nghiên cứu tại phòng
thí nghiệm từ đó đạt được kết quả từ nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh (2016). Mỗi năm có khoảng 10 sự số tràn dầu lớn.
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018). Giáo trình nghề trồng chôm chôm
[3] H. Đ. Minh Đảm, 13 12 2021,"nongnghiep". Vỏ chôm chôm ủ phân hữu cơ lợi đôi đường.
[4] C. Tú, 30 12 2018, "dantri,". Nhiều công dụng của vỏ chôm chôm mà bạn chưa biết.
[7] "Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình," 2019. Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết tinh chế
gereniin trong vỏ chôm chôm.
[8] Nhật Minh, 2020"Trang tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh,". Chế tạo phân hữu cơ từ vỏ chôm chôm.
[16] Võ Thị Diễm Kiều 2015, nghiên cứu cải tiến quá trình than hóa trong quy trình điều chế than hoạt tính
từ vỏ hạt điều, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
[18] V. Lực 2012, Nghiên cứu tận dụng bã thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn và dong riềng để chế tạo
than hoạt tính ứng dụng trong xử lý môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

579
[20] Trần Mạnh, 15 06 2019 "Tuoitre,". Bất ngờ lá, vỏ, hạt chôm chôm Việt thành mỹ phẩm cao cấp nhất
thế giới.
[24] Lê Huy Thông, 2011 "Nghiên cứu Y học". Tác dụng chống oxy hóa in vitro và in vivo của các phân
đoạn từ cao chiết vỏ chôm chôm.

TIẾNG ANH

[5] Emanoel I. S. Oliveira, 2016. CHEMICAL ENGINEERING TRANSACTIONS, Characterization of


the Rambutan Peel Fiber (Nephelium),Vol.50,Pp 319.
[10] Rasyidah Alrozi, 2012. "IEEE Xplore,". Removal of methylene blue from aqueous solution by
adsorption onto rambutan peels treated with NaOH, DOI: 10.1109 / BEIAC.2012.6226113.
[11] Mohd Azmier, 2011. "acadenia,". Optimization of preparation conditions for activated carbon based
on rambutan peel to remove Remazol Brilliant Blue, Vol 168, Pp 280-285.
[12] Bassim H Hameed, 2014. "academia," Preparation of activated carbon from the peel of rambutan
(Nephelium lappaceum) by microwave-induced KOH activation for acid yellow dye adsorption 17,
Vol 250, Pp 198-204.
[14] Ukpong Anwana Abel, 2020. "American Journal of Chemical Engineering,". Adsorption Studies of
Oil Spill Cleanup Using Coconut Coir Activated Carbon (CCAC), Vol 8, Pp 36-47.
[15] T. Hu, X. Zou and J. Liu, 2014. "Khoa học & Công nghệ Nước,". A new application of modified
bamboo charcoal for oil-containing wastewater treatment and its modification mechanism, Vol 70,
Pp 12.
[19] Hanum, 2017. "IOP Conference Series: Materials Science and Engineering,". Characterization of
Activated Carbon from Rice Husk by HCl Activation and Its Application for Lead (Pb) Removal in
Car Battery Wastewater, Vol 180.
[22] "Conference Proceedings," 2018. Removal of Ni (II) and Cu (II) ions from aqueous solution using
rambutan fruit peels (Nephelium lappaceum L.) as adsorbent, Vol 2026.

[25] Athiwat Sirimuangjinda, 2012. "scientìic.net,". Comparison of pore growth of activated carbon
produced from scrap tires using hydrochloric acid and sulfuric acid, Vol 626, Pp 706-710.

580

You might also like