You are on page 1of 13

1.

Quản lý thời gian và tiến độ dự án


1.1. Lịch trình thực hiện dự án
Dự án được thực hiện trong 95 ngày. Gồm các giai đoạn như sau:
15/06/2023 – 02/07/2023: Khảo sát và xác định vị trí kinh doanh
07/07/2023 – 10/07/2023: Chuẩn bị nguồn cung ứng nguyên vật liệu
07/07/2023 – 23/08/2023: Chuẩn bị cơ sở vật chất
06/08/2023 – 17/09/2023: Chuẩn bị nhân sự
11/07/2023 – 20/09/2023: Triển khai kinh doanh
1.2. Các công việc chính
 Số lượng, trình tự của các công việc
Mỗi giai đoạn được chia ra thành nhiều công việc, được sắp xếp thực hiện một cách
logic hoàn chỉnh.
Bảng: mô tả lịch trình thực hiện dự án

Công
Ký Ngày Ngày
STT Tên công việc việc
hiệu bắt đầu kết thúc
trước
KHẢO SÁT VÀ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KINH DOANH
1 Khảo sát và đánh giá thị trường A 15/06/2023 21/06/2023 _
Xác định sản phẩm, mô hình kinh
2 B 22/06/2023 26/06/2023 A
doanh
3 Hoàn thiện các giấy tờ pháp lý C 22/06/2023 06/07/2023 A
Chọn địa điểm, đàm phán và ký kết
4 D 27/06/2023 02/07/2023 B
hợp đồng
CHUẨN BỊ NGUỒN CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu,
5 E 07/07/2023 10/07/2023 C, D
đàm phán và ký kết hợp đồng
CHUẨN BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT
6 Cải tạo và bố trí mặt bằng quán F 07/07/2023 05/08/2023 C, D
Mua sắm trang thiết bị, bố trí và lắp
7 G 06/08/2023 23/08/2023 F
đặt cửa hàng
CHUẨN BỊ NHÂN SỰ
8 Tuyển dụng nhân viên H 06/08/2023 17/08/2023 F
9 Đào tạo nhân viên I 18/08/2023 17/09/2023 H
TRIỂN KHAI KINH DOANH
10 Xây dựng thực đơn và định giá K 11/07/2023 16/07/2023 E
11 Triển khai các chiến dịch quảng cáo L 24/08/2023 07/09/2023 G, K
12 Khai trương quán M 18/09/2023 20/09/2023 I, L

 Thời gian thực hiện các công việc (theo phương pháp ngẫu nhiên)
Cách tính thời gian kỳ vọng:
a+ 4 m+b
Te=
6
Bảng: thời gian thực hiện các công việc cửa dự án

Đơn vị: ngày


Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian
Công
STT lạc quan bình thường bi quan kỳ vọng
việc
(a) (m) (b) (Te)
1 A 5 7 9 7
2 B 3 5 7 5
3 C 12 15 18 15
4 D 4 6 8 6
5 E 2 4 6 4
6 F 26 30 34 30
7 G 12 18 24 18
8 H 9 11 19 12
9 I 26 31 36 31
10 K 4 6 8 6
11 L 13 14 21 15
12 M 1 3 5 3

 Sơ đồ PERT/CPM

Đường găng của dự án là đường nối các công việc: A – C – F – H – I – M dài 98 ngày.
 Các công việc găng (công việc then chốt): A, C, F, H, I, M
 Các mốc thời gian quan trọng:
Ký Ngày Ngày
STT Tên công việc
hiệu bắt đầu kết thúc
1 Khảo sát và đánh giá thị trường A 15/06/2023 21/06/2023
2 Hoàn thiện các giấy tờ pháp lý C 22/06/2023 06/07/2023
3 Cải tạo và bố trí mặt bằng quán F 07/07/2023 05/08/2023
4 Tuyển dụng nhân viên H 06/08/2023 17/08/2023
5 Đào tạo nhân viên I 18/08/2023 17/09/2023
6 Khai trương quán M 18/09/2023 20/09/2023
Thời gian tối thiểu thực hiện của dự án: D = 98 ngày
 Thời gian dự trữ của các công việc
ES: Thời gian bắt đầu sớm EF: Thời gian kết thúc sớm
LS: Thời gian bắt đầu muộn LF: Thời gian kết thúc muộn
TS: Thời gian dự trữ toàn phần FS: Thời gian dự trữ tự do
Bảng : Xác định thời gian dự trữ của dự án

Công Thời gian


ST Công
việc thực hiện ES EF LS LF TS FS
T việc
trước (ngày)
1 A _ 7 0 7 0 7 0 0
2 B A 5 7 12 11 16 4 0
3 C A 15 7 22 7 22 0 0
4 D B 6 12 18 16 22 4 4
5 E C, D 4 22 26 70 74 48 0
6 F C, D 30 22 52 22 52 0 0
7 G F 18 52 70 62 80 10 0
8 H F 12 52 64 52 64 0 0
9 I H 31 64 95 64 95 0 0
10 K E 6 26 32 74 80 48 38
11 L G, K 15 70 85 80 95 10 10
12 M I, L 3 95 98 95 98 0 0

1.3. Biểu đồ GANTT theo phương án bình thường


Tiến trình thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian được trình bày
bằng việc sử dụng biểu đồ GANTT dựa trên phần mềm Microsoft Project:
Biểu đồ GANTT phản ánh các công việc theo chương trình bình thường của dự án

1.4. Xác suất hoàn thành dự án


Cách tính phương sai:

( )
2
2 b−a
σ =
6

Thời gian
Công việc Thời gian Thời gian Phương sai
STT bình thường
găng lạc quan (a) bi quan (b) (σ 2)
(m)
1 A 5 7 9 4/9
2 C 12 15 18 1
3 F 26 30 34 16/9
4 H 7 10 13 25/9
5 I 25 30 35 25/9
6 M 1 3 5 4/9
Tổng 83/9

Giả sử nhà đầu tư muốn dự án được hoàn thành trong 92 ngày

Xác suất hoàn thành dự án trong vòng 90 ngày (S = 92 ngày)


S−D 92−98
Z= = =−1 ,98
σ √ 83/9
Tra bảng ta được, P = 1 – 0,9761 = 0,0239 = 2,39%

2. Phân phối nguồn lực cho dự án


2.1. Nguồn lực sử dụng và nhu cầu về từng loại
Nguồn lực sử dụng cho dự án gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị.
- Tiền vốn là các khoản tiền mặt, tài sản, quyền tài sản... để đầu tư ban đầu cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh: 400.000.000 VNĐ.
- Lao động: do quy mô dự án không lớn nên nguồn lực không cần quá nhiều. Tổng
là 4 lao động
- Máy móc thiết bị của quán là những tài sản phục vụ tạo thu nhập, đảm bảo cho quá
trình hoạt động của quán diễn ra liên tục.
 Máy móc thiết bị phục vụ xây dựng
STT Hạng mục Đơn vị Số lượng
1 Máy trộn bê tông Cái 1
2 Máy phun vữa Cái 1
3 Máy khoan Cái 2
4 Xe cẩu Cái 1
5 Máy đầm bê tông Cái 1
6 Máy cắt Cái 1
7 Máy hàn Cái 1
8 Xe rùa Cái 4
9 Xi măng Tấn 25
10 Cát Xe 18
11 Thép Tấn 13
13 Gạch Viên 2300

 Máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động của quán lẩu
STT Hạng mục Đơn vị Số lượng
1 Thiết bị bảo quản đồ ăn Cái 8
2 Máy thái thịt Cái 6
3 Bếp Cái 10
4 Chậu rửa công nghiệp Cái 8
5 Giá bát Cái 5
6 Máy thông gió hút mùi Cái 5
7 Nồi hầm xương thể tích lớn Hộp 3
8 Máy cưa xương Cái 2
9 Máy cắt rau củ Hộp 2
10 Bộ nồi, niêu, xoong, chảo Bộ 5
11 Chậu đựng Cái 30
12 Camera Cái 6
13 Bình chữa cháy Bình 3
14 Máy lọc nước Cái 2

2.2. Thứ tự ưu tiên các nguồn lực


Thứ tự
Nguồn lực
ưu tiên
Là tiền đề quan trọng nhất để hình thành nguồn lực máy móc
thiết bị và nguồn lực con người
1 Tiền vốn Là nguồn lực được ưu tiên nhất vì tiền vốn đảm bảo cho hoạt
động quản lý vận hành quán lẩu diễn ra một cách liên tục,
không bị gián đoạn, chậm trễ dẫn tới phát sinh chi phí
Nhân lực góp phần quan trọng hoàn thành dự án, đưa ra các
2 Nhân lực quyết định, điều hành cho công việc hoạt động quán diễn ra
theo đúng quy chuẩn
Máy móc Phục vụ cho việc phục vụ khách hàng đúng thời gian, chất
3
thiết bị lượng
Nguyên vật Vận hành hoạt động kinh doanh tại quán
4
liệu

2.3. Phân phối nguồn lực cho từng công việc


Bảng: Thời gian và nguồn lực của dự án

Công việc Thời gian thực hiện


STT Công việc Số lao động Số máy móc
trước (ngày)
1 A _ 7 3 1
2 B A 5 2 1
3 C A 15 1 1
4 D B 6 2 2
5 E C, D 4 2 2
6 F C, D 30 4 5
7 G F 18 2 5
8 H F 12 2 2
9 I H 31 2 3
10 K E 6 2 2
11 L G, K 15 2 3
12 M I, L 3 4 5

2.4. Điều phối nguồn lực trên cơ sở thời gian dự trữ tối thiểu
Trên cơ sở sơ đồ PERT, có thể vẽ biểu đồ phụ tải nguồn nhân lực như sau:
Do nhu cầu từng loại nguồn lực cho từng công việc cũng như toàn bộ dự án không
đều nhau giữa các thời kỳ. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý và phân phối
nguồn lực. Mặt khác xét trên phương diện cung cấp, nguồn lực của đơn vị nói chung bị
hạn chế về số lượng, chất lượng và cả thời điểm cung cấp. Ngoài ra, trong quá trình điều
phối một nguồn lực cụ thể cho dự án, ban quản lý luôn phải đặt số lượng nguồn lực cần
điều phối trong mối quan hệ với tiến độ thời gian kế hoạch và ngân sách được duyệt.
Chính trong điều kiện như vậy, phương pháp “ Điều phối nguồn lực trên cơ sở thời gian
dự trữ tối thiểu” là phương pháp rất có hiệu quả để giải quyết những khó khăn nêu trên.
Theo sơ đồ phụ tải nguồn nhân lực thì cần phải có 6 lao động thực hiện các công
việc E, F, K trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến hết ngày 32. Do nguồn lực bị hạn chế,
dự án chỉ được phép sử dụng tối đa 4 lao động nên cần phải thực hiện điều chỉnh nguồn
lực.
Dựa vào bảng tính thời gian dự trữ của các công việc ở phần 2.2, ta thấy có 2 công
việc còn thời gian dự trữ lớn (48 ngày) là công việc E, K; công việc G, L có thời gian dự
trữ là 10 ngày. Áp dụng phương pháp điều chỉnh nguồn lực cho dự án, ta có sơ đồ điều
chỉnh đều nguồn nhân lực như sau:
Như vậy, với 4 lao động nhưng do điều phối hợp lý, dự án vẫn hoàn thành đúng tiến
độ 98 ngày mà không cần phải nhiều lao động như lúc đầu (6 người).
Từ sơ đồ phụ tải và sơ đồ điều chỉnh đều nguồn lực ta có:
Bảng liệt kê công việc và thời gian thực hiện từng công việc trước và sau khi điều
chỉnh đều nguồn lực
Sơ đồ phụ tải Sơ đồ điều chỉnh
Số
Khoảng thời gian Số lao Số lao
ngày Công việc Công việc
động động
Từ ngày 1 đến hết ngày 7 7 A 3 A 3
Từ ngày 8 đến hết ngày 12 5 B,C 3 B,C 3
Từ ngày 13 đến hết ngày 18 6 C,D 3 C,D 3
Từ ngày 19 đến hết ngày 22 4 C 1 C 1
Từ ngày 23 đến hết ngày 26 4 E,F 6 F 4
Từ ngày 27 đến hết ngày 32 6 F,K 6 F 4
Từ ngày 33 đến hết ngày 52 20 F 4 F 4
Từ ngày 53 đến hết ngày 56 4 G,H 4 E,H 4
Từ ngày 56 đến hết ngày 62 7 G,H 4 H,K 4
Từ ngày 63 đến hết ngày 64 2 G,H 4 G,H 4
Từ ngày 65 đến hết ngày 70 6 G,I 4 G,I 4
Từ ngày 71 đến hết ngày 80 10 I,L 4 G,I 4
Từ ngày 81 đến hết ngày 85 5 I,L 4 G,I 4
Từ ngày 86 đến hết ngày 95 10 I 2 G,I 4
Từ ngày 96 đến hết ngày 98 3 M 4 M 4

Cuối cùng, lập được sơ đồ phân phối đồng thời 2 nguồn lực lao động và máy móc
cho dự án như sau:

Bảng: Xác định thời gian và số máy cần thiết thực hiện các công việc của dự án
Khoảng thời gian Số ngày Công việc Số máy

Từ ngày 1 đến hết ngày 7 7 A 1


Từ ngày 8 đến hết ngày 12 5 B,C 2
Từ ngày 13 đến hết ngày 18 6 C,D 3
Từ ngày 19 đến hết ngày 22 4 C 1
Từ ngày 23 đến hết ngày 52 4 F 4
Từ ngày 53 đến hết ngày 56 4 E,H 4
Từ ngày 56 đến hết ngày 62 7 K,H 4
Từ ngày 63 đến hết ngày 64 2 G,H 4
Từ ngày 65 đến hết ngày 80 6 G,I 4
Từ ngày 81 đến hết ngày 95 5 I,L 4
Từ ngày 96 đến hết ngày 98 3 M 4

2.5. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn lực
Dự án có quy mô nhỏ nên nhu cầu nguồn lực không quá lớn.
- Vốn: một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đầu tư. Trong dự án
này, chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay.
- Lao động: Quy mô dự án nhỏ nên nguồn lực lao động cũng không cần quá nhiều.
- Máy móc thiết bị : Nguồn lực này chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu trong việc chuẩn
bị cơ sở vật chất và vận hành dự án.
Tuy nhiên vẫn có khả năng nguồn lực bị hạn chế vì mặt bằng quán nhỏ nên không
thể bố trí nhiều lao động và thiết bị để đồng thời thực hiện các công việc cùng lúc.
2.6. Các khả năng giải quyết thiếu hụt nguồn lực
Trong thực tiễn quản lý, có một số phương pháp thường được áp dụng để thực hiện
các công việc dự án khi nguồn lực bị thiếu hụt như sau:
- Thực hiện các công việc với mức sử dụng nguồn lực thấp hơn dự kiến: Biện pháp
này có thể áp dụng được nếu có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện các công việc dự án
khi sử dụng nguồn lực ít hơn.
- Chia nhỏ các công việc: Có những hoạt động có thể chia ra thành hai hay nhiều
công việc nhỏ mà không ảnh hưởng đến trình tự thực hiện dự án. Biện pháp này rất hiệu
quả khi một công việc có thể chia nhỏ và thời gian giữa các công việc đó rất ngắn. Khi đó
có thể bố trí thời gian thực hiện từng công việc nhỏ tuỳ thuộc vào độ căng thẳng chung về
lao động trong từng thời đoạn.
- Sửa đổi sơ đồ mạng: Giả sử hai công việc có thể bố trí thực hiện đồng thời hoặc
theo phương pháp kết thúc công việc này mới thực hiện công việc kia thì sự chậm trễ có
thể khắc phục bằng cách thay vì bố trí theo kiểu liên tiếp, tiến hành bố trí lại theo cách
thực hiện đồng thời hai công việc cùng lúc.
- Sử dụng nguồn lực khác: Phương pháp này áp dụng được cho một số loại nguồn
lực. Ví dụ: sử dụng nhà thầu phụ. Tuy nhiên áp dụng phương pháp này có thể làm tăng
chi phí khá cao.
- Đánh đổi giữa các loại nguồn lực như thời gian và lao động. Giả định cùng cần
180 ngày-người cho dự án, nếu các điều kiện không đổi, có thể huy động 10 người làm
việc trong 18 ngày hoặc huy động 6 người làm trong 30 ngày, 9 người làm trong 20 ngày.

You might also like