You are on page 1of 9

1.

Ứng phó với áp lực đồng trang lứa trong học tập qua hoạt động thể chất
Một trong những phương pháp mà được các chuyên gia ủng hộ trong việc giải tỏa áp
lực đó chính là tập thể dục. Như nhà tâm lý học Helen O'Connor đã từng nói: “Tập thể dục
không chỉ giúp bạn tập trung và ghi nhớ thông tin tốt hơn mà còn có thể giúp bạn ngủ ngon
hơn và đối phó với áp lực”(1).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể nâng cao tâm trạng của chúng ta,
giảm các triệu chứng trầm cảm và cảm giác lo lắng. Tâm trạng vui vẻ có thể giúp chúng ta
tập trung, cũng như cảm thấy tự tin hơn khi học bài, ôn tập hay làm bài thi. Các nhà khoa
học đã phát hiện ra một số chất hóa học và hormone trong não giúp điều chỉnh tâm trạng của
chúng ta, những chất này có thể bị ảnh hưởng bởi việc tập thể dục. Tập thể dục sẽ kích thích
sản xuất endorphin, một chút giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn (2).
Trong quá trình rèn luyện tập thể dục, tần suất tập được coi là quan trọng hơn số lượng:
Tiến sĩ Katie Hill, giám đốc y tế của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nudj Health
đã nói rằng “tốt hơn nhiều” nếu tập thể dục vừa phải nhiều ngày trong tuần nhất có thể thay
vì một hoặc hai buổi tập lớn mỗi tuần (3); tiến sĩ Masatoshi Nakamura, nói: 1 lần/tuần tập cả
buổi ở phòng tập sẽ không hiệu quả bằng tập đều đặn một chút mỗi ngày ở nhà (4). Tuy các
nhà nghiên cứu không có hướng dẫn chính xác về mức độ tập thể dục bao nhiêu là đủ nhưng
tập thể dục trong 20-30 phút hoạt động liên tục sẽ là khoảng thời gian lý tưởng đối với các
bạn sinh viên.
2. Phương pháp thư giãn cơ tiến bộ
Thư giãn cũng có thể xem là một phương pháp rất hiệu quả và thường được dùng trong
việc giải tỏa áp lực. Thư giãn là một trạng thái tâm sinh lý trong đó bao gồm sự thư thái về
tinh thần và giãn mềm về cơ bắp, giúp cơ thể và não bộ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư thái,
qua đó làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực (trầm cảm, căng thẳng, áp lực, lo âu,...) (Theo
ThS.ĐD Ngô Thị Thanh Hoa – Khoa Sức khỏe Vị thành niên, 2023) (5).
Một trong phương pháp thư giãn hiệu quả và được các nhà nghiên cứu thử nghiệm
thành công và công nhận đó là phương pháp Thư giãn cơ tiến bộ (PMR - Progressive
muscle relaxation). Thư giãn cơ tiến bộ là một phương pháp thư giãn cơ sâu không liên quan
đến bất kỳ loại thuốc nào, nghĩa là đây là một biện pháp can thiệp không dùng thuốc (6). Kỹ
thuật thư giãn cơ bắp tiến bộ này được sáng tạo ra bởi bác sĩ người Mỹ Edmund Jacobson
vào những năm 1930. Phương pháp này giúp các bạn sinh viên kiểm soát stress, lo âu cũng
như giảm các triệu chứng đau nhức khi học tập trong thời gian dài (7) (8).
Ngày nay có rất nhiều biến thể của kỹ thuật thư giãn cơ tiến bộ (9), nhưng nhìn chung
cách chia các nhóm cơ và tiến trình vẫn được thực hiện như sau:
2.1. Điều kiện luyện tập
 Nơi tập thoáng mát, yên tĩnh, có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp.
 Có thể bật nhạc nhẹ nhàng khi tập.
 Kiên trì tập 1-2 lần/ngày, mỗi lần tầm 20 phút.
2.2. Quá trình thư giãn (6) (10)
Để bắt đầu thực hiện phương pháp thư giãn này, chúng ta có thể nằm ngửa, đứng
hoặc ngồi xuống, tốt nhất là ngồi trên ghế có tay. Chúng ta sẽ thực hiện theo thứ tự được
liệt kê dưới đây, trong 5 giây, sau đó thả lỏng các nhóm cơ trong 10-15 giây. Khi một
nhóm cơ đã được căng và thả lỏng, nó sẽ chuyển sang nhóm cơ tiếp theo trong danh sách
cho đến khi kết thúc.
1. Trán: Nhướng mày một cách mạnh mẽ.

2. Mắt: Nhắm chặt mí mắt.


3. Mũi và má trên: Dùng lực làm nhăn mũi như thể chúng ta đang đối mặt với một
điều gì đó khó chịu.
4. Má dưới, hàm và lưỡi: Dùng lưỡi ấn vào vòm miệng, nghiến chặt răng cho đến
khi cảm thấy căng toàn bộ vùng hàm trên.
5. Cổ và cổ họng: Có hai cách tùy thuộc vào vị trí của chúng ta.
1. Ngồi/đứng: Cố gắng chạm vào ngực bằng cằm
2. Nằm xuống: Ấn đầu vào giường, sàn hoặc bề mặt mà chúng ta đang nằm.
6. Vai và lưng trên: Kéo vai của bạn lại để cố gắng đưa chúng lại với nhau.
7. Ngực: Hít thở sâu và dùng lực xả khí ra.
8. Tay: Bạn phải nắm chặt tay lại thành nắm đấm.
9. Cẳng tay: Siết chặt bắp tay bằng cách kéo cẳng tay lên về phía vai và “tạo cơ”,
đồng thời siết chặt nắm tay.
10. Cơ bụng: Hóp bụng vào.
11. Hông/Mông: Thắt chặt, kéo hai bên mông lại với nhau.
12. Bàn chân: căng các cơ ở bàn chân và mắt cá chân, uốn cong các ngón chân về
phía đầu.
13. Chân, bắp chân: tập trung đẩy chân về phía trước hết sức, căng nhóm cơ bắp
chân rồi thả lỏng.

Với tần suất tập đều đặn như vậy, thói quen tập thư giãn cơ tiến bộ sẽ từng bước
từng bước giúp các bạn sinh viên cải thiện tinh thần sức khỏe, giải tỏa lo âu, áp lực trong
học tập.
3. Ứng phó với áp lực đồng trang lứa trong học tập bằng cách tự tạo cho mình sở
thích riêng.
Ngoài phương pháp trên, tham gia những buổi workshop vui vẻ như vẽ tranh, làm đồ
handmade, thảo luận những chủ đề vui vẻ cũng được coi là những cách giúp các bạn sinh
viên có thể giải tỏa áp lực trong học tập.
Điều này đã được các nhà chuyên gia nghiên cứu và chứng minh. Theo một cuộc khảo
sát mới của BBC với gần 50.000 người được công bố vào tháng 5 năm 2019, làm đồ thủ
công, sáng tạo có thể khiến bạn hạnh phúc hơn (11). Nghiên cứu được công bố bởi mạng
lưới sức khỏe tâm thần MARCH của Đại học London – được thành lập vào năm 2018, với
các thành viên bao gồm Hội đồng Thủ công và Hiệp hội Bảo tàng – cho thấy rằng việc tham
gia vào nghệ thuật thị giác có thể làm giảm sự lo lắng. Tác giả của báo cáo, Tiến sĩ Daisy
Fancourt cho biết: “Các hoạt động văn hóa khuyến khích vận động nhẹ nhàng, giảm sự cô
lập với xã hội cũng như giảm các hormone gây viêm và căng thẳng như cortisol” (12).
Bởi nghề thủ công đòi hỏi sự tập trung và tập trung, điều này có thể giúp bạn thoát khỏi
những suy nghĩ và lo lắng tiêu cực. Các hoạt động này cũng có tính chất thiền định do tính
lặp lại của chúng, nhưng cũng đòi hỏi sự tập trung và chú ý, điều này có thể mang lại sự
phân tâm lành mạnh khỏi những căng thẳng khác (13) . Khi bạn hoàn toàn tham gia vào một
dự án sáng tạo, bạn sẽ có cảm giác tự hào và thành tựu, đây có thể coi là cách giúp các sinh
viên thêm tự tin về năng lực của bản thân.
Ở Trường ĐHNN, ĐHQGHN, câu lạc bộ duy nhất hoạt động về Môi trường, là sân
chơi bổ ích cho các bạn sinh viên thỏa sức sáng tạo làm đồ handmade đó chính là Câu lạc bộ
GUC (Green ULIS Club). Trong suốt 9 năm hoạt động và phát triển, GUC đã tổ chức nhiều
cuộc thi và sự kiện gắn liền với môi trường, trở thành mái nhà đồng hành cùng các GUCers
suốt những năm tháng đại học. Khi tham gia GUC, sinh viên không chỉ học hỏi thêm kiến
thức về bảo vệ môi trường mà còn là nơi để giao lưu kết nối, giải tỏa áp lực trong học tập.

1. Connor, H.O. (2019) Study skills: Making time for exercise might help your
academic performance - believe perform - the UK’s leading Sports Psychology
Website: BelievePerform. Nguồn: https://members.believeperform.com/study-
skills-making-time-for-exercise-might-help-your-academic-performance/
#:~:text=Exercise%20improves%20concentration%20and
%20memory&text=Physical%20activity%20increases%20the%20flow,and
%20will%20improve%20your%20concentration
2. Mint, A. (2022) Endorphins là gì và các bài tập thể dục cải thiện tâm trạng
Nguồn: https://nutritiondepot.vn/endorphins-la-gi-va-tap-the-duc-tac-dong-nhu-
the-nao-toi-tam-trang/.html
3. Healthline. (2022) Exercise: Research Shows It’s How Often You Do It, Not How
Much
Nguồn: https://en.kataeb.org/articles/exercise-research-shows-its-how-often-you-
do-it-not-how-much

4. T, Lan. (2022) Nghiên Cứu Phát Hiện Tập Thể Dục mỗi Ngày một chút, 5
ngày/tuần đạt hiệu quả Cao, thanhnien.vn.
Nguồn:
https://thanhnien.vn/nghien-cuu-phat-hien-tap-the-duc-moi-ngay-mot-chut-5-
ngaytuan-dat-hieu-qua-cao-1851490002.htm

5. ThS.ĐD Ngô T.H.T. (2023) Liệu Pháp thư giãn luyện tập cho trẻ vị Thành Niên,
Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nguồn: https://benhviennhitrunguong.gov.vn/lieu-phap-thu-gian-luyen-tap-cho-
tre-vi-thanh-nien.html

6. (2023) Progressive muscle relaxation, Wikipedia. Nguồn:


https://en.wikipedia.org/wiki/Progressive_muscle_relaxation

7. Toussaint, L. et al. (2021) Effectiveness of progressive muscle relaxation, deep


breathing, and guided imagery in promoting psychological and physiological
states of relaxation, Evidence-based complementary and alternative medicine :
eCAM.
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8272667/

8. International Journal of Nursing and Health Research . (2020) Effectiveness of


relaxation technique in reducing stress among nursing students.
Nguồn: https://www.nursingjournal.in/assets/archives/2020/vol2issue1/2-2-17-
520.pdf
9. (2008) Progressive Muscle Relaxation, Talor & Francis online.
Nguồn: https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1300/J137v13n03_04
10. (2020) Effects of progressive muscle relaxation training on negative emotions and
sleep quality in COVID-19 patients, Medicine.
Nguồn:
https://journals.lww.com/md-journal/Fulltext/2020/11200/Effects_of_progressive_
muscle_relaxation_training.41.aspx

11. (2018) Craft can reduce stress, a new BBC survey reveals, Crafts Council
Nguồn: https://www.craftscouncil.org.uk/stories/craft-can-reduce-stress-new-bbc-
survey-reveals

12. Engaging with the arts boosts mental wellbeing, Hope Unboxed TRF

Nguồn: https://theupcreativecommunity.org/hope-unboxed-trf/
13. (2020) 4 reasons craft is good for your mental health, Crafts Council
Nguồn: https://www.craftscouncil.org.uk/stories/4-reasons-craft-good-your-
mental-health

*Hải Én
Ứng phó với áp lực đồng trang lứa

1. Ứng phó với áp lực đồng trang lứa:

1.1. Định nghĩa:

Khái niệm hành vi ứng phó được sử dụng để mô tả các cách phản ứng, hành động
đặc thù của con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Theo Lazarus và
Folkman (1984) ứng phó được định nghĩa là “những cố gắng thay đổi không
ngừng về nhận thức và hành vi để giải quyết những yêu cầu đặc biệt từ bên trong
hoặc bên ngoài. Những yêu cầu này được đánh giá là một nhiệm vụ nặng nề hoặc
vấn đề vượt quá tiềm lực của một con người”. Tuy nhiên, trong những trường hợp
ứng phó không hiệu quả, vấn đề mà cá nhân đang phải đối mặt có thể trở nên trầm
trọng hơn, khiến tình trạng stress càng trở nên nghiêm trọng.

1.2. Phân loại:

Trong giới nghiên cứu đã phân loại ra rất nhiều cách phân loại ứng phó. Cụ thể,
nghiên cứu của Skinner và cộng sự (2003) đã cho rằng có hơn 100 hệ thống phân
loại ứng phó khác nhau với hơn 400 cách ứng phó. Nhưng cách phân loại ứng phó
phổ biến nhất là của Lazarus và Folkman (1984). Cụ thể, các cách ứng phó được
phân chia thành hai kiểu hay hai chiến lược là ứng phó tập trung vào vấn đề và
ứng phó tập trung vào cảm xúc.

Ứng phó tập trung vào vấn đề là một chiến lược đối mặt với khó khăn hoặc thách
thức bằng cách tập trung vào giải quyết nguyên nhân cụ thể của vấn đề đó. Điều
này đặt trọng tâm vào việc thay đổi hoặc ứng phó với tình hình ngoại vi để giải
quyết vấn đề tại nguồn gốc của nó, thay vì tập trung chỉ đơn thuần vào cảm xúc
hay hậu quả của vấn đề. Trong khi đó, ứng phó tập trung vào cảm xúc là một chiến
lược đối mặt với khó khăn hoặc thách thức bằng cách chú trọng vào quản lý và
điều chỉnh cảm xúc, thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề chính xác hoặc thay
đổi tình hình ngoại vi. Chiến lược này thường liên quan đến việc hiểu và quản lý
cảm xúc cá nhân để giảm bớt căng thẳng và áp lực.

2. Phương pháp thiền và chánh niệm:


Trong vòng quay hối hả của xã hội, chúng ta thường bị bủa vây bởi những áp lực vô
hình vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đã khuyến khích nên thực hành thiền và chánh niệm
thường xuyên. Cả hai phương pháp đều có thể đóng góp tích cực cho sức khỏe tinh thần
và tạo ra một cơ sở vững chắc cho trạng thái tinh thần tích cực và sự phát triển cá nhân.

3.1. Phương pháp thiền:

Nghiên cứu đã ghi nhận nhiều lợi ích sức khỏe của việc thực hành thiền định thường
xuyên. Theo bác sĩ Gregory Fricchione, M.D. Giám đốc Trung tâm Y Khoa về
Thân/Tâm, lúc hành thiền thì trạng thái sinh lý trong cơ thể được thay đổi, các gen sẽ
hoạt động ngược chiều với sự căng thẳng. (4)

 Giảm căng thẳng: Thiền có thể làm giảm căng thẳng. Nó cũng có thể cải thiện
các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, bao gồm hội chứng
ruột kích thích (IBS), rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và đau cơ xơ
hóa.
 Ít đau hơn: Thiền có thể làm giảm đau và tăng cường điều tiết cảm xúc. Cùng với
chăm sóc y tế, điều này có thể giúp điều trị chứng đau mãn tính.
 Ít lo lắng hơn: Thiền định thường xuyên giúp giảm lo lắng. Nó cũng có thể giúp
giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng xã hội, sợ hãi và hành vi
ám ảnh cưỡng chế.
 Ít trầm cảm hơn: Thiền có thể giúp giảm sự xuất hiện của trầm cảm.

3.2. Chánh niệm (mindfulness)

Là “sự ý thức chủ động về thực tại, những gì xảy ra bên trong và bên ngoài chúng ta,
trong mỗi giây phút” – theo Mark Williams, giáo sư tâm thần học tại Oxford Mindfulness
Center thuộc khoa tâm thần học tại Đại học Oxford.

Chánh niệm mang lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ nâng cao sức khỏe tinh
thần mà còn giải tỏa căng thẳng, trầm cảm và lo lắng.

 Giảm sự trầm tư. Trong một nghiên cứu, Chambers et al. (2008) đã yêu cầu 20
người mới tập thiền tham gia khóa tu thiền chánh niệm chuyên sâu kéo dài 10
ngày. Sau khóa tu, nhóm thiền có mức độ chánh niệm tự báo cáo cao hơn đáng kể
và giảm ảnh hưởng tiêu cực so với nhóm đối chứng. Họ cũng trải qua ít triệu
chứng trầm cảm hơn và ít trầm ngâm hơn. Ngoài ra, những người hành thiền có
khả năng ghi nhớ làm việc tốt hơn đáng kể và có khả năng duy trì sự chú ý tốt hơn
trong khi thực hiện nhiệm vụ so với nhóm đối chứng.
 Giảm căng thẳng. Năm 2010, Hoffman và cộng sự đã tiến hành phân tích tổng
hợp 39 nghiên cứu khám phá việc sử dụng phương pháp giảm căng thẳng dựa trên
chánh niệm và liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm. Các nhà nghiên cứu kết
luận rằng liệu pháp dựa trên chánh niệm có thể hữu ích trong việc thay đổi các quá
trình cảm xúc và nhận thức làm nền tảng cho nhiều vấn đề lâm sàng. (5)
3. Tìm kiếm hỗ trợ tâm lý:

Ở một ngôi trường top đầu cả nước về chất lượng đào tạo và số lượng sinh viên
giỏi ngoại ngữ như Trường ĐHNN, ĐHQGHN, để có thể bắt kịp tốc độ tiến bộ với các
bạn sinh viên khác đã khiến nhiều bạn liên tục phải đối mặt với áp lực. Trong phương
pháp này, khi cảm thấy áp lực, sinh viên thường giao tiếp với người thân, bạn bè hoặc
chuyên gia tâm lý để chia sẻ cảm xúc, nhận sự hỗ trợ tinh thần. Việc này có thể giảm bớt
gánh nặng tâm lý cũng như giảm bớt cảm giác cô đơn. Điều này đã được nhiều nhà
nghiên cứu đi trước chứng minh, chúng ta có thể kể đến nghiên cứu "The Efficacy of
Counseling and Mental Health Services in Schools" (Hiệu quả của Tư vấn và Dịch vụ
Tâm lý trong Trường học) - Nghiên cứu này có thể tập trung vào việc đánh giá hiệu quả
của các dịch vụ tâm lý, bao gồm cả tư vấn, đối với sinh viên và áp lực đồng trang lứa;
nghiên cứu "The Impact of Psychological Counseling on Academic Achievement and
Student Well-Being" (Tác động của Tư vấn Tâm lý đối với Thành tích Học tập và Sức
khỏe Tâm thần của Sinh viên) - Nghiên cứu này có thể xem xét tác động của tư vấn tâm
lý và thảo luận nhóm đối với sinh viên đang phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa.

Để có thể hỗ trợ các bạn sinh viên ĐHNN về mặt tâm lý một cách kịp thời, ngày
11/03/2019, Trường ĐHNN, ĐHQGHN đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm Tư vấn Tâm
lý học đường (ULIS Psychology Center) trực thuộc Phòng Chính trị và Công tác Học
sinh, sinh viên tại Phòng 400 nhà B2. Trung tâm có chức năng tổ chức, triển khai các
hoạt động trong lĩnh vực phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh,
sinh viên, cán bộ đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm
hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.

*Địa chỉ liên hệ Trung tâm Tư vấn Tâm lý học đường (ULIS Psychology Center):
 Địa chỉ: Phòng 400 – Khối B2 – Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHQGHN
 Số điện thoại: 024.6296.6295
 Facebook: https://www.facebook.com/UPC.ulis.vnu
 Địa chỉ email: upc.dopp@ulis.vnu.edu.vn

4. Chấp nhận sự không hoàn hảo:

Trong cánh đồng hoa của thế giới, mỗi một người lại là một đóa hoa khác nhau. Có
người có hương thơm, có người có màu sắc, lại có những người có cách để bảo vệ bản
thân vô cùng hiệu quả. Mỗi người lại có một khả năng, một thế mạnh riêng. Vậy nên,
bước đầu tiên để làm bạn với “Áp lực đồng trang lứa” chính là luôn tin tưởng vào bản
thân. Bạn thấy mình còn kém cỏi? Không lo, chặng đường còn dài, chúng ta luôn có thể
phát triển khi ta còn có niềm đam mê. Bạn thấy mình chỉ toàn vấp ngã? Không sao cả,
thất bại là mẹ thành công, một lần vấp ngã có thể khiến cho bạn càng thêm rắn rỏi, cứng
cáp trên chặng đường.
Cách thứ hai, chúng ta luôn không hoàn hảo. Chính sự không hoàn hảo ấy lại tạo
nên sự khác biệt và cá tính rất riêng của mỗi con người. Do vậy, mỗi cá nhân lại có
những giới hạn riêng. Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả
năng leo cây thì cả đời con cá đó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”. Thế nên, hãy lắng nghe
để biết giới hạn của bản thân, rằng mình mạnh yếu hay dở ở đâu để phát huy và cải thiện.
Nếu bạn không làm được việc mà người khác làm, điều đó không phải do bạn bất tài.
Hãy học cách để lắng nghe chính bản thân để tìm ra cách phát triển, đừng chạy vội vàng
theo người khác mà quên đi bạn là “cá” chứ không phải “khỉ”. Khi chúng ta hiểu rằng
mỗi người đều có một tần số khác nhau, chúng ta trở nên bận rộn hơn với mục tiêu của
cuộc đời mình thì tự nhiên chúng ta sẽ tiến lên và những áp lực kia không còn tác động
tiêu cực quá nhiều. (9)
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110961/#:~:text=According
%20to%20Lazarus%20and%20Folkman,19).
2. Ứng phó với stress của giáo viên mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành
phố Hồ Chí Minh

https://www.vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/en/%E1%BB%A8ng%20ph
%C3%B3%20v%E1%BB%9Bi%20stress%20c%E1%BB%A7a%20gi%C3%A1o
%20vi%C3%AAn%20m%E1%BA%A7m%20non%20tr%C3%AAn
%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20b%C3%A0n%20qu%E1%BA%ADn%20Ph
%C3%BA%20Nhu%E1%BA%ADn.pdf

3. Skinner, E. A., Edge, K., Altman, J., & Sherwood, H. (2003). Searching for the
structure of coping: a review and critique of category systems for classifying ways
of coping.
4. Cultivating Health (2022). 10 health benefits of meditation and how to focus on
mindfulness.

https://health.ucdavis.edu/blog/cultivating-health/10-health-benefits-of-
meditation-and-how-to-focus-on-mindfulness-and-compassion/2022/12

5. Daphne M. Davis, PhD, and Jeffrey A. Hayes, PhD (2012). What are the benefits
of mindfulness.

https://www.apa.org/monitor/2012/07-08/ce-corner

6. (2022). Thiền Chánh Niệm.

https://thuvienhoasen.org/a18438/thien-chanh-niem

7. Trần Cẩm Tú (2023). Chánh niệm là gì? 4 thực hành chánh niệm giảm căng thẳng
lo âu.

https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/quan-ly-cang-thang/chanh-niem-la-gi/
8. Phạm An Khánh (2023). Làm bạn với “Áp lực đồng trang lứa”.

https://ntthnue.edu.vn/lam-ban-voi-ap-luc-dong-trang-lua-3884

9. Phòng chăm sóc và hỗ trợ người học (2021). Vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer
Pressure).

https://ueh.edu.vn/tuyen-sinh/vuot-qua-ap-luc-dong-trang-lua-peer-pressure-57874

You might also like