You are on page 1of 5

Trong hành trính dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta luôn gặp rất

nhiều khó khăn, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Để nền kinh tế của một quốc gia thực
sự phát triển, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong sự vận dụng tích cực và
sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lê nin, nổi bật là “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ
sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất’’. Quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật hết
sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn
hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn
tới nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ
sản xuất phát triển. Cho đến tận ngày nay, quy luật đó vẫn mang ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với việc nghiên cứu đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì lẽ đó,
tôi quyết định lựa chọn chủ đề: “Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật
đó trong nghiên cứu đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện
nay.’’ Từ đó giúp ta hiểu hơn về chủ trương phát triển kinh tế, xây dựng đất nước
vô cùng đúng đắn của Đảng và dân tộc Việt Nam ta.

1.3 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được xem là hai khía cạnh của
phương thức sản xuất, giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với
nhau. Chúng phụ thuộc và tác động lẫn nhau tạo thành quy luật xã hội cơ bản của
lịch sử loài người. Quy luật thể hiện động lực và xu thế phát triển của lịch sử.
1.3.1. Tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của
người lao động. Có tính cá thể hoặc xã hội, thể hiện sự đòi hỏi trong nền sản xuất
và của người lao động. Có tính cá thể hoặc xã hội, thể hiện sự đòi hỏi trong nền sản
xuất.
Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ
năng lao động của con người, sự phát triển của các công cụ lao động, trình độ
phân công lao động và tổ chức quản lí lao động xã hội, quy mô của nền sản xuất.
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời và phát triển
của quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người lao động với nhau.
1.3.2. Lực Lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực
lượng sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự hình thành, phát
triển và biến đổi của quan hệ sản xuất. Và chỉ làm biến đổi cục bộ chứ không thể
thay đổi toàn diện bởi quy luật này thể hiện sự cân đối hài hòa của bản chất mối
quan hệ trên. Lực lượng sản xuất được xem là nội dung của quá trình sản xuất có
xu hướng phát triển và biến đổi thường xuyên, còn quan hệ sản xuất là hình thức
xã hội của sản xuất có yếu tố tương đối ổn định và bảo thủ; khi nội dung thay đổi
làm hình thức thay đổi theo. Sự phù hợp giữa chúng tạo động lực giúp cho sản xuất
phát triển cân đối, có hiệu quả giữa các yếu tố, làm tăng năng suất lao động đồng
thời giảm chi phí và thời gian sản xuất.
1.3.3. Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối Với Lực lượng sản xuất.
Trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ sản xuất giữ vai trò hình thức kinh
tế của quá trình sản xuất, là tiền đề tạo ra mục tiêu thích hợp cho lực lượng sản
xuất. Do đó quan hệ sản xuất đã tác động trở lại, quy định mục đích, cách thức
sản xuất và phân phối những lợi ích từ quá trình sản xuất, gây ra tác động trực
tiếp tới thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả của
quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động và ngược lại. Từ đó có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự phù hợp giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo động lực
và điều kiện giúp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Ngược lại, khi quan hệ sản xuất lỗi thời do tính chất ổn định không còn
phù hợp với tính chất vận động của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm, thậm chí
phá hoại lực lượng sản xuất, điều này thường xảy ra trong lịch sử do sự vận động
của xã hội. Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong điều kiện nhất định và
mức giới hạn quy định.
Đây được xem là quy luật cơ bản, chi phối sự vận động của xã hội loài
người và không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp. Khi cả hai không đồng nhất,
phù hợp với nhau sẽ tạo ra mẫu thuẩn về mặt xã hội được gọi là mâu thuẫn giai cấp
và mang tính chất tạm thời, khi đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan
hệ sản xuất cũ sẽ được giải quyết bằng cách thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng
quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc nhận thức đúng đắn quy luật này cho việc
nắm bắt quan điểm, hoạch định đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận
thức rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Khi có xuất hiện mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự
lạc hậu của quan hệ sản xuất thì cần phải có những cuộc cải cách, đổi mới mà
cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn, từ
đó từng bước khôi phục, tạo lập sự phù hợp giữa chúng.

*THỰC TIỄN HIỆN NAY


Theo C.Mác, trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là hai mặt có mối quan hệ biện chứng với nhau làm cho sản xuất phát triển.
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, trước hết là công cụ lao động. Con người không thể sản xuất có hiệu quả nếu
tiến hành riêng lẻ, mà phải liên kết, phối hợp với nhau, quan hệ tác động với nhau.
Bởi vậy, thiếu một trong hai mối quan hệ này thì không thể có sản xuất vật chất.
Trong đó, vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất. Mỗi loại hình quan
hệ sản xuất được xác lập trên cơ sở thích ứng với một trạng thái, trình độ phát triển
nhất định của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất biến đổi thì quan hệ sản
xuất cũng biến đổi theo, sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên nhân sâu xa
và là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Mặc dù lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng do quan hệ
sản xuất quy định mục đích của sản xuất, quy định cách thức tổ chức, quản lý,
phân công sản xuất, quy định sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và cơ
chế thực hiện lợi ích của con người vì vậy, tác động đến thái độ của con người
trong sản xuất ... từ đó hình thành những yếu tố, khuynh hướng thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Có thể thấy rằng, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là quy luật kinh tế cơ bản, phổ biến, chi phối mọi phương thức sản
xuất, không loại trừ một quốc gia dân tộc nào. Điều đó, đòi hỏi chúng ta muốn phát
triển kinh tế đất nước thì phải nhận thức đúng để hành động phù hợp với quy luật
khách quan.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã nêu ra
quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi
lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều chế độ sở hữu. Mặc dù, chưa đề cập đến cơ chế thị
trường, phát triển nền kinh tế thị trường. Nhưng đây là dấu mốc quan trọng trong
quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con đường và phương pháp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù
hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đồng thời
đã đặt cơ sở, nền tảng quan trọng để các nhân tố mới ra đời, tạo tiền đề để từng
bước phát triển nền kinh tế nước ta. Quá trình vận dụng quy luật và xuất phát từ
thực tiễn đất nước, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3-1989), Đảng đã khẳng
định: “Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, coi đây là
chính sách có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên
chủ nghĩa xã hội; trong đó mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật; các đơn
vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung
cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật”.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhìn tổng thể 30 năm qua đất nước
ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có thành tựu về nhận thức và vận dụng quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước
ta. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc nhanh chóng
phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất để
phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế đang càng là
một yêu cầu cấp thiết.
Để thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải tiếp tục
thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường. Đồng thời bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; xây
dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Xác lập
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt nam “có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” thị trường đóng vai trò chủ yếu
trong huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu
để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực
của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng
chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh
tế xã hội.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt
vật chất” cho quan hệ sản xuất mới. Tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với
phát triển kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp
và hàng hoá dịch vụ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ nội
lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học và công nghệ, về
kinh tế tri thức. Xây dựng, hoàn thiện luật pháp và chính sách kinh tế để kiến tạo
sự phát triển bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, nhất là trong
bộ máy quản lý nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp
luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
Như Vậy, có thể khẳng định rằng công cuộc đổi mới là quá trình chúng ta
ngày càng nhận thức và vận dụng đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn
Việt Nam.

You might also like