You are on page 1of 8

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC TRUNG ƯƠNG HẢI DƯƠNG Giáo án lý thuyết số: 02

BỘ MÔN: HÓA HỌC Tuần: 02


Số tiết: 03

TÊN BÀI:
BÀI 2: CÁC CÁCH BIỂU DIỄN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tiếp)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học người học có khả năng:
1. Kiến thức
- Trình bày được: định nghĩa, công thức biểu diễn của nồng độ mol, nồng độ đương lượng.
2. Kỹ năng
- Tính được đương lượng gam của một số chất trong phản ứng hóa học cho trước.
- Vận dụng kiến thức đã học, giải được các bài toán về chuyển nồng độ và pha dung dịch.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Cẩn thận, chính xác khi làm các bài toán về tính đương lượng gam, chuyển đổi giữa các loại nồng độ, tính lượng hóa chất cần lấy để
pha dung dịch.
B. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo trình Hóa phân tích – Trường CĐ Dược TW Hải Dương
- Đề cương chi tiết, bộ câu hỏi ôn tập thi và kiểm tra môn Hóa phân tích
- Phiếu học tập, phấn, bảng, máy tính và máy chiếu
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Dạy học tại phòng học lý thuyết
D. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: 03 phút
Ngày thực hiện Lớp Họ và tên sinh viên vắng Nội dung cần nhắc nhở

E. THỰC HIỆN BÀI HỌC

TT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI


NỘI DUNG
Hoạt động của GV Hoạt động của SV GIAN
I Dẫn nhập - Hỏi: Giới thiệu nội dung bài học - Lắng nghe 05 phút
- GV công bố mục tiêu của bài học
(như mục A). - Xác định chủ đề học tập
II Giảng bài mới 120 phút
1. Các loại nồng độ
1.3. Nồng độ mol (N2) - Hỏi: Thế nào là nồng độ mol? - Trả lời
VD: dd NaOH 0,1M - Nhận xét, kết luận - Nghe
- Dung dịch NaOH 0,1M có nghĩa là - Trả lời
như thế nào?
1.4. Nồng độ đương lượng (N1)
1.4.1. Đương lượng gam (E) - Hỏi: Thế nào là đương lượng gam? - Trả lời
- Hỏi: Công thức tính đương lượng
gam? - Trả lời
- Yêu cầu sv giải thích cách tính
đương lượng gam của chất trong các
1
TT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
NỘI DUNG
Hoạt động của GV Hoạt động của SV GIAN
trường hợp. - Trả lời
- Yêu cầu sv lên bảng trình bày phần
A trong phiếu học tập 2.2
- Yêu cầu các sv khác nhận xét - Lên bảng
- Nhận xét, làm rõ cách tính E của
chất trong các trường hợp khác nhau. - Nhận xét
- Hỏi: Thế nào là nồng độ đương - Nghe
lượng?
- Hỏi: Công thức tính nồng độ đương
1.4.2. Nồng độ đương lượng lượng?
-Yêu cầu sv về nhà tìm hiểu về một số - Trả lời
loại nồng độ khác
- Trả lời
1.5. Các loại nồng độ khác (N3) - Về nhà đọc tài liệu
2. Các bài toán về nồng độ (N1) - Chia lớp thành 8 nhóm, 2 bàn/1 - Tiến hành thảo luận
2.1. Bài toán về chuyển nồng độ nhóm thảo luận, thống nhất cách giải
2.2. Bài toán về pha dung dịch các bài toán trong phần B phiếu học
tập 2.2.
- Mời đại diện 4 nhóm lên bảng trình - Đại diện lên bảng
bày lại, các nhóm còn lại quan sát, - Nhận xét
nhận xét.
- Nhận xét, kết luận cách giải, kết quả - Nghe, sửa sai (nếu có)
của các bài toán.
III Củng cố kiến thức và kết thúc - Tóm lược các nội dung chính trong - Xác nhận các nội dung chính 05 phút

2
TT HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI
NỘI DUNG
Hoạt động của GV Hoạt động của SV GIAN
bài bài đã học
- Cho sv làm 1 số test trắc nghiệm - Làm test
IV Giao nhiệm vụ về nhà và hướng - Hoàn thành nội dung các phần tự - Xác định nhiệm vụ học tập tự 02 phút
dẫn tự học học học
- Đọc trước bài: Phương pháp khối
lượng; hoàn thành phần yêu cầu sv
chuẩn bị trong đề cương môn học,
hoàn thành các phiếu học tập.
V Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
............

F. Tài liệu tham khảo


1.Dược điển Việt Nam IV (2009)
2. Bộ Y tế, Hóa phân tích, tập 1, 2, Nxb Y học, 2007.
Thông qua bộ môn Hải Dương, ngày tháng năm
Trưởng bộ môn Giảng viên ký tên

Nguyễn Ngọc Linh Nguyễn Văn Tuấn

3
PHIẾU HỌC TẬP 1.1
(Phân loại các phương pháp phân tích thể tích)

(7)PP khô

PP Phân tích hh
(Căn cứ để phân loại) định tính
PP dung dịch

Các phương pháp


hóa học
(9)PPPT khối lượng
(1)Dựa vào bản chất của
pp (6)PP phân tích
hh định lượng

(4)Các pp vật lý và PPPT Thể tích


hóa lý 4
PHIẾU HỌC TẬP 1.2
A. Hãy xác định phương pháp phân tích được dùng trong 6 trích dẫn dưới đây:
(Ví dụ: Phương pháp dung dịch trong phân tích hóa học định tính; phương pháp chuẩn độ trong phân tích hóa học định lượng…)
1. Trích báo cáo quy trình xác định cation Ag+ từ dung dịch gốc (DDG) số 10:
Quan sát màu DDG → không màu; DDG + Na2CO3 dư → tủa trắng
+ NH3 dư

DDG + HCl 2N (lắc kĩ) → tủa trắng tủa tan


Kết luận sơ bộ dung dịch gốc chứa ion Ag+.
DDG + K2CrO4 → tủa đỏ thẫm; DDG + KI → tủa vàng nhạt
Kết luận chính xác DDG chứa ion Ag+.
=> PP Phân tích hóa học định tính
2. Viên nén Aspirin
Cân 20 viên, xác định khối lượng trung bình, nghiền thành bột mịn, cân chính xác 1 lượng bột viên tương ứng với 0,5g acid
acetylsalicylic, thêm 30ml dung dịch natri hydroxyd 0,5N, đun sôi nhẹ trong 10 phút, rồi chuẩn độ lượng natri hydroxyd thừa bằng
dung dịch acid hydrocloric 0,5N, dùng dung dịch đỏ phenol làm chỉ thị.
(Trích Dược điển Việt Nam IV trang 12)
=> PP Phân tích hóa học định lượng (PP PT Thể tích)
3. Nước oxy già loãng 3%

5
Lấy 2,0ml chế phẩm cho vào bình nón đã chứa sẵn 20ml nước, thêm 20ml dung dịch acid sulfuric 10% và chuẩn độ bằng dung dịch
kali permanganat 0,1N.
(Trích Dược điển Việt Nam IV trang 443)
=> PP Phân tích hóa học định lượng (PP PT Thể tích)
4. Xác định lượng nước có trong mẫu BaCl2.2H2O, người ta tiến hành các bước thí nghiệm và thu được kết quả sau:
– Khối lượng lọ cân: 2,3gam
– Khối lượng lọ cân + BaCl2.2H2O: 3,1gam
– Khối lượng lọ cân + BaCl2: 2,9gam.
=> PP Phân tích hóa học định lượng (PP PT khối lượng)
5. Thuốc tiêm Glucose
Lấy chính xác 1 thể tích chế phẩm tương ứng với 2 đến 5g glucose khan, thêm 0,2ml dung dịch amoniac 5M và thêm nước vừa đủ
100ml. Trộn đều, để yên 30 phút rồi xác định góc quay cực trong ống dài 2dm.
(Trích Dược điển Việt Nam IV trang 295)
=> PP vật lý và hóa lý
6. Viên nén acid Folic
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Amoniac 13,5M - propanol - ethanol 96% (20:20:60)
Dung dịch thử: Hòa tan 1 lượng bột viên tương ứng với 0,5mg acid folic trong 1ml hỗn hợp gồm 1 thể tích amoniac 13,5M và 9 thể
tích methanol. Ly tâm và lấy dung dịch trong để chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch acid folic chuẩn 0,05% trong hỗn hợp gồm 2 thể tích amoniac 13,5M và 9 thể tích methanol.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15cm.
Lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm.
Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, màu sắc huỳnh quang và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ
của dung dịch đối chiếu.
(Trích Dược điển Việt Nam IV trang 20 )
=> PP vật lý và hóa lý
B. Bài toán
1. Để xác định hàm lượng natri sulfat trong khoáng Mirabilit, người ta làm như sau: Hòa tan 5,880 gam khoáng; dung dịch thu được
cho tác dụng với thuốc thử bari clorid dư thu được tủa; đem lọc tủa, rửa tủa và sấy đến khối lượng không đổi thu được 9,320 gam chất
rắn. Hãy tính hàm lượng % natri sulfat trong mẫu khoáng trên.

6
Giải
Ptpư:
Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + 2NaCl
Số mol của BaSO4: 9,320/233 = 0,04 mol
=> số mol Na2SO4: 0,04 mol
Khối lượng Na2SO4: 0,04.142 = 5,68 g
Hàm lượng natri sulfat trong khoáng Mirabilit: 5,68/5,880.100% = 96,60%

2. Cô kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tiến hành pha dung dịch chuẩn độ natri hydroxyd chuẩn bị cho sinh viên thực hành. Để xác định
lại nồng độ của dung dịch natri hydroxyd vừa pha, cô đã tiến hành chuẩn độ thì thấy rằng: cứ 10 ml dung dịch natri hydroxyd vừa pha
tác dụng vừa đủ với 10ml dung dịch acid hydrocloric 0,1M. Hỏi cô kỹ thuật viên đã pha được dung dịch natri hydroxyd có nồng độ
bao nhiêu?
Giải
Ptpư:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
-3 -3
Số mol HCl: 10.10 .0,1 = 10 mol
Theo pt pư số mol NaOH: 10-3 mol
Nồng độ NaOH: 10-3/10.10-3 = 0,1 M

You might also like