You are on page 1of 10

Trường: THCS Mê Linh GV: Đặng Mai Quốc Khánh

Tổ: Toán Tin

BÀI 4: VẬN DỤNG HẰNG ĐẲNG THỨC


VÀO PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
– Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng: vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức;
vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
B. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
– Phân tích được đa thức thành nhân tử bằng cách vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức, vận dụng hằng đẳng thức
thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.
2. Năng lực:
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học thành phần gắn với Năng lực toán học thành phần
bài học
- Nhận biết được phép biến đổi là phân tích đa thức thành nhân Năng lực tư duy và lập luận toán học
tử (MT1) Năng lực giao tiếp toán học
- Vận dụng được trực tiếp hằng đẳng thức để phân tích đa thức Năng lực tư duy và lập luận toán học
thành nhân tử.(MT2)
- Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm số hạng và đặt nhân Năng lực tư duy và lập luận toán học
tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử.(MT3)
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, suy xét vấn đề để có kết luận chính xác.
- Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình
ảnh liên quan đến nội dung bài học,...
2. Học sinh:
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.
- Ôn tập lại các phép tính về đa thức nhiều biến, các hằng đẳng thức đáng nhớ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA GV NHIỆM VỤ CỦA HS
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Gợi động cơ dẫn đến nhu cầu phân tích đa thức thành nhân tử.
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
Cách thức thực hiện: HS thảo luận cặp đôi
+ Chuyển giao nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide tình huống - HS quan sát và chú ý
khởi động, đặt vấn đề qua bài lắng nghe, thảo luận cặp
toán mở đầu và yêu cầu HS thực đôi và thực hiện yêu cầu.
hiện yêu cầu của hoạt động: + Báo cáo, thảo luận: đại
"Làm thế nào để biến đổi được diện một HS trả lời, HS
đa thức 3x2- 5x thành tích của khác nhận xét, bổ sung.
hai đa thức?"
- GV gọi một số HS trả lời, HS
S = x. (3x – 5) = 3x2 – 5x
khác nhận xét, bổ sung.
+ Kết luận, nhận định: GV ghi - Hs lắng nghe
nhận câu trả lời của HS, trên cơ
sở đó gợi nhu cầu biến đổi một
biểu thức thành tích, từ đó dẫn
dắt HS vào tìm hiểu bài học mới.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
Mục tiêu: Nhận biết được phép biến đổi là phân tích đa thức thành nhân tử.
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS ở VD1.
Cách thức thực hiện: HS thảo luận cá nhân, cặp đôi.
I. Phân tích đa thức thành nhân tử + Chuyển giao nhiệm vụ + Thực hiện nhiệm vụ:
Đa thức 3x2 – 5x được viết thành tích của hai đa - GV yêu cầu HS hoạt động - HĐ cá nhân: HS suy
thức bậc nhất như sau: nhóm đôi thảo luận thực hiện nghĩ, áp dụng kiến thức
3x2 – 5x = x(3x – 5) yêu cầu của HĐ1 vào vở cá hoàn thành vở.
nhân. - HĐ cặp đôi, nhóm: các
- GV hướng dẫn HS chọn thừa thành viên trao đổi, đóng
số chung để viết đa thức 3x2 – 5x góp ý kiến và thống nhất
+ Kết luận: Phân tích đa thức thành nhân tử là thành tích hai đa thức bậc nhất. đáp án.
biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa GV chữa bài. Sau khi HS viết Cả lớp chú ý thực hiện các
thức. yêu cầu của GV, chú ý bài
được thành tích, GV nhấn mạnh làm các bạn và nhận xét.
kết luận trong bóng nói. - GV: quan sát và trợ giúp
Thông qua kết quả của HĐ1 trên HS.
tình huống cụ thể, GV hướng + Báo cáo, thảo luận:
dẫn HS tiếp nhận và ghi nhớ - HS trả lời trình bày
khái niệm phân tích đa thức miệng/ trình bày bảng, cả
thành nhân tử, đó là: "biến đổi lớp nhận xét, GV đánh giá,
biểu thức đó thành tích của dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
những đa thức"
- GV phân tích đề bài Ví dụ 1,
phân tích gợi mở giúp HS biết
cách tư duy, nhận diện được
biến đổi nào là phân tích đa thức
thành nhân tử.
- GV nhấn mạnh thêm: Ở biến
đổi câu a đã sử dụng hằng đẳng
thức để viết thành tích, chính là
đã phân tích đa thức thành nhân
tử; ở biến đổi câu b đã chọn
thừa số chung là 2x để viết
thành tích, cũng chính là đã
phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Kết luận, nhận định: GV
tổng quát, nhận xét quá trình
hoạt động của các HS, cho HS
nhắc lại khái niệm phân tích đa
thức thành nhân tử.

Hoạt động 2: Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử.
Mục tiêu: - Vận dụng được trực tiếp hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử.
- Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử.
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS ở HĐ 2, 3 và Luyện tập 1, 2 được ghi vào vở.
Cách thức thực hiện: HS thảo luận cá nhân, cặp đôi.
II. Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa + Chuyển giao nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ:
thức thành nhân tử. - GV cho HS nhớ lại khai triển - HĐ cá nhân: HS suy
1. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách hằng đẳng thức tự hoàn thành nghĩ, vận dụng quy tắc
vận dụng được trực tiếp hằng đẳng thức. HĐ2 vào vở cá nhân, sau đó trao hoàn thành vở.
đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án. - HĐ cặp đôi, nhóm: các
HĐ2. + GV dẫn dắt thuyết trình, giới thành viên trao đổi, đóng
a) x2 – y2 = (x + y)(x – y); thiệu về cách phân tích đa thức góp ý kiến và thống nhất
3 3 2 2
b) x – y = (x – y)(x + xy + y ); thành nhân tử bằng cách vận đáp án.
c) x3 + y3 = (x + y)(x2 – xy + y2). dụng trực tiếp hằng đẳng thức: Cả lớp chú ý thực hiện các
Nhận xét: "Ở HĐ2, ta đã sử dụng các hằng yêu cầu của GV, chú ý bài
Cách làm như ví dụ trên được gọi là phân tích đa đẳng thức hiệu hai bình phương; làm các bạn và nhận xét.
thức thành nhân tử bằng cách vận dụng trực tiếp tổng, hiệu hai lập phương để - GV: quan sát và trợ giúp
hằng đẳng thức. phân tích đa thức thành nhân tử. HS.
Tuỳ trường hợp ta có thể sử - Hs ghi nhớ tổng quát.
dụng những hằng đẳng thức + Báo cáo, thảo luận:
khác. Cách làm như vậy gọi là - HS trả lời trình bày
phân tích đa thức thành nhân tử miệng/ trình bày bảng, cả
bằng cách vận dụng trực tiếp lớp nhận xét, GV đánh giá,
hằng đẳng thức". dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
- GV phân tích đề bài Ví dụ 2
vấn đáp, gợi mở giúp HS biết
cách tư duy sử dụng hằng đẳng
thức để hoàn thành phân tích đa
thức thành nhân tử.
- HS thực hành, luyện tập sử
dụng hằng đẳng thức hoàn thành
Luyện tập 1. Luyện tập 1 vào vở cá nhân.
a) (x + 2y)2 – (2x – y)2 (HS có thể trao đổi cặp đôi để
= [(x + 2y) + (2x – y)] [(x + 2y) – (2x – y)] kiểm tra chéo đáp án và cách
= (x + 2y + 2x – y)(x + 2y – 2x + y) trình bày).
= (3x + y)(3y – x); GV gọi 3 HS lên bảng trình
3
b) 125 + y bày kết quả.
= 53 + y3
Từ kết quả của bài tập Luyện
= (5 + y)(25 – 5y + y2);
c) 27x3 – y3 tập 1, GV lưu ý cho HS các lỗi
= (3x)3 – y3 sai hay mắc phải.
2
= (3x – y)[(3x) – 3xy + y ] 2
+ Kết luận, nhận định: GV
= (3x – y)(9x2 – 3xy + y2). tổng quát, nhận xét quá trình
hoạt động của các HS, cho HS
nhắc lại phương pháp phân tích
đa thức thành nhân tử bằng cách
vận dụng trực tiếp hằng đẳng
thức.
2. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách + Chuyển giao nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ:
vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm số - GV cho HS hoạt động nhóm - HĐ cá nhân: HS suy
hạng và đặt nhân tử chung đôi hoàn thành HĐ3 vào vở cá nghĩ, áp dụng kiến thức
HĐ3. nhân. hoàn thành vở.
a) Nhóm ba số hạng đầu và sử dụng hằng đẳng + GV hướng dẫn HS thực hiện - HĐ cặp đôi, nhóm: các
thức để viết nhóm đó thành tích, ta được: lần lượt theo các bước. thành viên trao đổi, đóng
x2 – 2xy + y2 + x – y + Sau đó, GV hướng dẫn HS góp ý kiến và thống nhất
= (x2 – 2xy + y2) + (x – y) nhận biết được hai nhóm có đáp án.
(nhóm ba số hạng đầu, hai số hạng cuối thành nhân tử chung là x – y, từ đó đặt Cả lớp chú ý thực hiện các
nhóm) nhân tử chung ở hai nhóm ra yêu cầu của GV, chú ý bài
= (x – y)2 + (x – y) ngoài rồi viết thành tích. làm các bạn và nhận xét.
(dùng hằng đẳng thức để viết nhóm thứ nhất thành Sau khi thực hiện xong HĐ3, - GV: quan sát và trợ giúp
tích) HS.
= (x – y)(x – y + 1) GV dẫn dắt thuyết trình, đưa ra + Báo cáo, thảo luận:
(đặt nhân tử chung ở hai nhóm ra ngoài để viết kết luận: "Cách phân tích đa - HS trả lời trình bày
thành tích) thức thành nhân tử như trên gọi miệng/ trình bày bảng, cả
b) Đa thức trên được phân tích thành nhân tử như là phân tích đa thức thành nhân lớp nhận xét, GV đánh giá,
sau: tử bằng cách vận dụng hằng dẫn dắt, chốt lại kiến thức.
x2 – 2xy + y2 + x – y = (x – y)(x – y + 1). đẳng thức thông qua nhóm số
Ví dụ 3: SGK – tr26 hạng và đặt nhân tử chung."
Luyện tập 2: - GV phân tích đề bài Ví dụ 3
a) 3x2 – 6xy + 3y2 – 5x + 5y vấn đáp, gợi mở giúp HS biết
= 3(x2 – 2xy + y2) – (5x – 5y) cách tư duy vận dụng HĐT để
= 3(x – y)2 – 5(x – y) tách đa thức thành hai nhóm; sau
= (x – y)[3(x – y) – 5] đó tìm nhân tử chung ở hai
= (x – y)(3x – 3y – 5) nhóm và đặt nhân tử chung ở hai
b) 2x2y + 4xy2 + 2y3 – 8y nhóm ra ngoài rồi viết thành
= 2y(x2 + 2xy + y2 – 4) tích.
= 2y[(x + y)2 – 22] + Ý b: GV hướng dẫn HS tìm
= 2y(x + y + 2)(x + y – 2). nhân tử chung của các số hạng,
đặt nhân tử chung; sau đó chia
nhóm rồi lặp lại các bước giống
câu a.
- HS củng cố, luyện tập kĩ năng
phân tích đa thức thành nhân tử
bằng cách vận dụng HĐT thông
qua nhóm số hạng và đặt nhân tử
chung hoàn thành Luyện tập 2
vào vở cá nhân. (HS có thể trao
đổi cặp đôi để kiểm tra chéo đáp
án và cách trình bày).
GV gọi 2 HS lên bảng trình
bày kết quả.
Từ kết quả của bài tập Luyện
tập 2, GV lưu ý cho HS các lỗi
sai hay mắc phải.
- HS vận dụng các phương pháp
phân tích đa thức thành nhân tử
hoàn thành giải bài toán về tính
diện tích phần còn lại của miếng
bìa hình tròn hoàn thành Ví dụ 4
+ HS có thể trao đổi cặp đôi để
tìm và đối chiếu đáp án với
nhau.
+ Kết luận, nhận định: GV
tổng quát, nhận xét quá trình
hoạt động của các HS, cho HS
nhắc lại phương pháp phân tích
đa thức thành nhân tử bằng cách
vận dụng HĐT thông qua nhóm
số hạng và đặt nhân tử chung.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Thành thạo MT1; MT2; MT3
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS ở BT1, 2, 3 được ghi vào vở.
Cách thức thực hiện: HS thảo luận nhóm 4HS.
Bài 1/26-sgk: + Chuyển giao nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ:
2 2
a) 4x – 12xy + 9y - Gv giới thiệu hệ mặt trời. - Hs lắng nghe giới thiệu
= (2x)2 – 2 . 2x . 3y + (3y)2 = (2x – 3y)2 - Gv cho Hs thảo luận thực hiện - Hs thảo luận làm bài và
b) x3 + 9x2 + 27x + 27 bài tập 1/trang 26 và cho Hs trình bày sản phẩm.
3 2 2 3 3
= x + 3.x .3 + 3.x.3 + 3 = (x + 3) trình bày sản phẩm. + Báo cáo, thảo luận:
c) 8y3 – 12y2 + 6y – 1 - Gv cho Hs nhận xét sản phẩm - Hs nhân xét các sản
3 2 3 3
= (2y) – 3.(2y) + 3.2y.1 – 1 = (2y – 1) Bài 1/ trang 26 sgk phẩm bài tập 1 /trang
d) (2x + y)2 – 4y2 + GV: quan sát và trợ giúp HS. 26sgk.
= (2x + y + 4y)(2x + y – 4y) = (2x + 5y)(2x – 3y) + Kết luận, nhận định:
e) 27y3 + 8 = (3y)3 + 23 - GV chốt lại đáp án.
2 2
= (3y + 2)[(3y) – 3y . 2 + 2 ] - Gv nhận xét chung và khuyến
= (3y + 2)(9y2 – 6y + 4) khích cho điểm.
g) 64 – 125x3= 43 – (5x)3
= (4 + 5x)[42 + 4 . 5x + (5x)2]
= (4 + 5x)(16 + 20x + 25x2).
Bài 2/27-sgk: + Chuyển giao nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ:
2 2 2 2
a) x – 25 + 4xy + 4y = (x + 4xy + 4y ) – 25 - Gv cho Hs thảo luận thực hiện - Hs thảo luận làm bài và
= (x + 2y)2 – 52 = (x + 2y + 5)(x + 2y – 5); bài tập 2/trang 27 sgk và cho Hs trình bày sản phẩm.
b) x3 – y3 + x2y – xy2 = (x3 – y3) + (x2y – xy2) trình bày sản phẩm. + Báo cáo, thảo luận:
2 2
= (x – y)(x + xy + y ) + xy(x – y) - Gv cho Hs nhận xét sản phẩm - Hs nhân xét các sản
= (x – y) )(x2 + 2xy + y2) Bài 2/ trang 27 phẩm bài tập 2/trang 27 -
2
= (x – y)(x + y) + GV: quan sát và trợ giúp HS. sgk.
c) x4 – y4 + x3y – xy3 + Kết luận, nhận định:
4 4 3 3
= (x – y ) + (x y – xy ) - GV chốt lại đáp án.
= (x2 – y2)(x2 + y2) + xy(x2 – y2) - Gv nhận xét chung và khuyến
2 2 2 2
= (x – y )(x + xy + y ). khích cho điểm.
= (x + y)(x – y)(x2 + xy + y2).
Bài 3/27-sgk: + Chuyển giao nhiệm vụ: + Thực hiện nhiệm vụ:
a) A = x4 – 2x2y – x2 + y2 + y - Gv cho Hs thảo luận thực hiện - Hs thảo luận làm bài và
= (x4 – 2x2y + y2) – (x2 – y) bài tập 3/ trang 27 sgk và cho Hs trình bày sản phẩm.
= [(x2)2 – 2x2y + y2] – (x2 – y) trình bày sản phẩm. + Báo cáo, thảo luận:
= (x2 – y)2 – (x2 – y). - Gv cho Hs nhận xét sản phẩm - Hs nhân xét các sản
Giá trị của biểu thức A với x2 – y = 6 là: Bài 23/ trang 27 sgk phẩm bài tập 3/ trang8 sgk.
A = (x2 – y)2 – (x2 – y) = 62 – 6 = 36 – 6 = 30. + GV: quan sát và trợ giúp HS.
b) B = x2y2 + 2xyz + z2 = (xy)2 + 2xyz + z2 = (xy + + Kết luận, nhận định:
z)2. - GV chốt lại đáp án.
Giá trị của biểu thức B tại xy + z = 0 là: - Gv nhận xét chung và khuyến
B = (xy + z)2 = 02 = 0. khích cho điểm.
VẬN DỤNG
Mục tiêu: Thúc đẩy khả năng phát hiện vấn đề, linh hoạt trong GQVĐ.
- GV yêu cầu HS tìm một đa - HS thực hiện yêu cầu của
thức có ít nhất 4 hạng tử và phân GV ở nhà.
tích đa thức đó thành nhân tử
bằng phương pháp vận dụng
hằng đẳng thức thông qua nhóm
số hạng và đặt nhân tử chung.
TỔNG KẾT
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành các bài tập trên phiếu học tập bên
dưới phụ lục.
- Chuẩn bị bài mới “PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ
DỮ LIỆU”.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CUỐI BÀI


Câu 1: Chọn câu sai.
A. x2 – 6x + 9 = (x – 3)2
B. 4x2 – 4x + 1 = (2x – 1)2
C. 4x2 – 20xy + 25y2 = (2x – 5y)2
D. – x2 – 2xy – y2 = – (x – y)2
Câu 2: Phân tích đa thức 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3 thành nhân tử ta được
A. (x + 2y)3 B. (2x + y)3 C. (2x – y)3 D. (8x + y)3
2 2
Câu 3: Phân tích đa thức (5x – 4) – 9x thành nhân tử ta được
A. 8(x – 2)(2x – 1).
B. 8(x – 2)(2x + 1)
C. -8(x – 2)(2x – 1)
D. -8(x – 2)(2x + 1)
Câu 4: Chọn câu đúng.
A. (3x – 2y)2 – (2x – 3y)2 = 5(x – y)(x + y)
B. (3x – 2y)2 – (2x – 3y)2 = (5x – y)(x – 5y)
C. (3x – 2y)2 – (2x – 3y)2 = (x – y)(x + y)
D. (3x – 2y)2 – (2x – 3y)2 = 5(x – y)(x – 5y)
Câu 5: Phân tích đa thức 4x2 – 9y2 thành nhân tử ta được
A. (4x – 9y)2 B. (2x – 3y)2 C. (4x – 9y)(4x + 9y) D. (2x – 3y)(2x + 3y)
2 2
Câu 6. Điền vào chỗ trống 4x + 4x – y + 1 = (…)(2x + y + 1)
A. 2x + y + 1
B. 2x – y + 1
C. 2x – y
D. 2x + y
Câu 7. Phân tích đa thức x2 – 2xy + y2 + 5x – 5y thành nhân tử ta được
A. (x – y)(x + y – 5)
B. (x – y)(x – y – 5)
C. (x – y)(x – y + 5)
D. (x – y)(x + y + 5)

Đáp án: 1D , 2B, 3A, 4A, 5D, 6B, 7C


SO SÁNH 3 BỘ SÁCH

SÁCH CÁNH DIỀU SÁCH KNTT SÁCH CTST


Tên Vận dụng hằng đẳng thức vào phân Phân tích đa thức thành nhân Phân tích đa thức thành nhân tử (3
bài tích đa thức thành nhân tử (3 tiết) tử (2 tiết Lí thuyết + 1 tiết tiết)
Luyện tập)
Khởi Bắt đầu từ 1 tình huống cụ thể (có thể Bắt đầu từ 1 tình huống cụ thể Bắt đầu từ 1 tình huống cụ thể
động giải quyết được): (chưa thể giải quyết được): (chưa thể giải quyết được):

"Làm thế nào để biến đổi được đa


thức 3x2- 5x thành tích của hai đa
thức?"

Nội I. Phân tích đa thức thành nhân tử 1. Phân tích đa thức thành 1. Phương pháp đặt nhân tử chung
dung – - Định nghĩa nhân tử bằng cách đặt nhân tử - Định nghĩa Phân tích đa thức
cấu - Ví dụ minh họa các phép biến đổi chung (Giới thiệu mỗi đa thức trong tích
trúc nào là Phân tích đa thức thành nhân tử - Định nghĩa Phân tích đa này là một nhân tử)
(không đề cập giới thiệu các thừa số thức - Không có Ví dụ minh họa các
trong tích gọi là nhân tử) - Không có Ví dụ minh họa phép biến đổi nào là Phân tích đa
II. Vận dụng hằng đẳng thức vào các phép biến đổi nào là Phân thức thành nhân tử
phân tích đa thức thành nhân tử tích đa thức thành nhân tử - Ví dụ 1 minh họa phân tích đa
1. Phân tích đa thức thành nhân tử - Ví dụ 1 minh họa phân tích thức thành nhân tử bằng cách đặt
bằng cách vận dụng được trực tiếp đa thức thành nhân tử bằng nhân tử chung (giới thiệu thừa số
hằng đẳng thức cách đặt nhân tử chung (giới nào trong tích gọi là nhân tử
- HĐ2 (viết các hằng đằng thức hiệu 2 thiệu các thừa số trong tích chung)
bình phương, tổng và hiệu 2 lập gọi là nhân tử) 2. Phương pháp sử dụng hằng đẳng
phương thành tích) - Luyện tập 1, Vận dụng 1 thức
- Ví dụ (phức tạp hơn) Cho HS làm để khắc sâu pp - HĐ2: làm theo hướng dẫn SGK
- Luyện tập (HS tự suy nghĩ cách nhân tử chung điền biểu thức còn thiếu trong dấu
làm) 2. Phân tích đa thức thành chấm hỏi cà dấu ba chấm. Từ đó
2. Phân tích đa thức thành nhân tử nhân tử bằng cách sử dụng giới thiệu PP hằng đẳng thức
bằng cách vận dụng hằng đẳng thức hằng đẳng thức - Ví dụ
thông qua nhóm số hạng và đặt nhân - Ví dụ 2 minh họa phân tích - Thực hành.
tử chung đa thức thành nhân tử bằng - Vận dụng (trả lời tình huống mở
- HĐ3: phức tạp ngay từ đầu nhưng cách sử dụng hằng đẳng thức đầu)
có gợi ý cách giải - Luyện tập 2 Cho HS làm 3. Phương pháp nhóm hạng tử
để khắc sâu pp sử dụng hằng - HĐ3: làm theo hướng dẫn SGK
đẳng thức điền biểu thức còn thiếu trong dấu
3. Phân tích đa thức thành chấm hỏi cà dấu ba chấm. Từ đó
nhân tử bằng cách nhóm hạng giới thiệu PP nhóm hạng tử
tử - Ví dụ
- Chỉ đưa ra các ví dụ nhóm 2 - Thực hành.
hạng tử để làm xuất hiện - Vận dụng (giải quyết tình huống
nhân tử chung, không cho các thực tiễn) Ghép 4 tấm pin mặt trời
ví dụ xuất hiện hằng đẳng thành 1 hình chữ nhật
thức (nhưng giới thiệu nhiều
- Ví dụ 3, 4: trong hai nhóm luôn luôn cách giải khi nhóm 2 số hạng
có 1 nhóm là hằng đẳng thức), có tích ở vị trí khác nhau)
hợp liên môn (Hình học) - Luyện tập, Vận dụng: Chỉ
- Luyện tập (HS tự suy nghĩ cách đưa ra các BT nhóm 2 hạng
làm) tử để làm xuất hiện nhân tử
chung.

Hệ - Có bài toán thực tế


thống
Bài tập
Sách
Cánh
Diều
Hệ - Có bài toán thực tế
thống
Bài tập
Sách
KNTT

Hệ - Không có bài toán thực tế


thống
Bài tập
Sách
CTST

You might also like