You are on page 1of 4

THUYẾT MINH VỀ CÁI THÙNG RÁC

Vào buổi sớm mai, khi những giọt sương còn vương trên từng phiến lá chị Hoa Giấy trước nhà. Anh mặt
đường ảm đạm nằm yên giấc, tiếng xào xạc khi chị Chổi đụng phải những bé Lá Cây nằm trên Mặt
Đường, tiếng bác gà gáy đâu đó chợt vang lên từng hồi, đánh thức không gian yên tĩnh, sẵn sàng đón
một bữa sáng tràn đầy năng lượng. Từng tia sáng mặt trời bắt đầu chiếu rọi xuyên qua những tán cây,
tán hoa, báo hiệu cho các gia đình chim còn đang trú ngụ trong thân cây đã đến giờ phải dậy rồi. Lát sau,
từng tốp nhà Chim Sẻ, Hoàng Anh, Chim Cu bay liện vài đường trên bầu trời xanh thẳm, rồi hạ cánh đậu
trên các nhánh cây, bắt đầu bản hòa ca buổi sáng. Chị Hoa Giấy, em Hoa Hồng, dì Hoa Mai Tứ Quý đầy
màu sắc, tỏa hương thơm bát ngát cả một vùng. Bác Bàng, Bác Xoài, Bác Mít rung rinh từng tán cây theo
gió hòa nhịp chung với giai điệu của các hộ nhà chim.

Lát sau, anh Mặt Đường choàng tỉnh với vẻ mặt lơ ngơ, bị đánh thức bởi tiếng động lớn của động cơ xe
vận chuyển. Phút chốc một chiếc xe tải tầm trung dừng ngay trước khung cảnh náo nhiệt của buổi hòa
âm. Hai người đàn ông cao ráo mặc đồng phục bước xuống chiếc xe, đi ra phía sau mở cửa rồi chui tọt
vào phía trong xe.

- Chị Sẻ chị Sẻ, chị ở trên cao dễ nhìn, chị có biết hai người kia đang làm gì trong chiếc xe kia
không ? – Hoa Hồng

Chị Sẻ trả lời :

- Hình như đang lấy đồ gì đó em ạ, trong xe không có đèn, vả lại bữa giờ mắt chị yếu, không thấy
rõ được.

Chim Sẻ vừa nói xong thì hai người đàn ông bước ra, trên tay mỗi người vác một cái thùng xanh to to, rồi
nặng nề di chuyển nó, đặt ở ngay bên hông mặt trước của từng nhà.

Hoa Hồng tò mò :

- A, cái gì thế kia ? Sao to quá chừng luôn, sạch bong, sáng bóng, chắc là đồ vật gì quý lắm đây !

Cây cối xung quanh lắc lư tỏ ý đồng tình. Chợt, có một giọng nói đanh đá phát ra :

- Gớm, đồ quý nổi gì, mấy ngày sau là lại lấm lem, hôi thối ngay thôi !

Hoa Giấy bất ngờ hỏi vọng lại :

- Ơ kìa anh Chim Cu, sao anh lại nói thế ? Mới lần đầu gặp anh lại đi nói xấu người ta, rồi sau này
còn ai dám chuyển đến khu mình sống nữa !

Chim Cu trưng vẻ mặt khinh bỉ, liếc nhìn khóm Hoa Giấy đỏ rực :

- Cô suốt ngày ở khu này, nằm yên trong chậu thì có mà đi đây đi đó, biết nhiều thứ như tôi được
đâu ? Để tôi nói cho mà nghe, cái thùng to to màu xanh đó, tên là Thùng Rác, hôm trước bay đi
chơi ở trung tâm thành phố cùng chị Sẻ, chúng tôi bắt gặp một gia đình Thùng rác, không hiểu
sao mà con người lại quăng rác, đồ ăn thừa, tỉ tỉ thứ dơ bẩn khác vào bên trong mấy cái thùng
này, định đến gần hỏi chuyện thì tôi bị một luồng khí hôi thối, tanh tưởi ngăn lại, xuất phát từ
chính hộ gia đình ấy, tôi đành phải bay xa ra một xíu, cơ mà mùi hôi thì vẫn còn, chỉ là bớt đi một
chút thôi, mặt ai cũng lấm lem cả, nhìn kiểu gì cũng chả phải đồ quý gì, có mà đồ bỏ đi, đồ hư thì
có.
Chị Chim Sẻ nghe thấy thế thì thở dài, nói với anh Cu rằng :

- Đúng là dòng họ Thùng Rác có lấm lem, dơ bẩn thật, nhưng nhờ có họ hi sinh đựng rác
màđường phố lúc nào cũng sạch tinh tươm, không một chút hôi thối, góp phần làm cho môi
trường sạch sẽ bây giờ một gia đình như thế chuyển đến đây, thì cậu phải mừng chứ, ai lại đi
chê bai họ như thế, kẻo họ buồn, thì đống rác từng hộ nhà ở đây cuối tháng, cho cậu ăn đủ nhá!

Chim Cu bừng tỉnh đại ngộ, hướng về Sẻ rầm rì :

- À, ra thế, may mà có chị Sẻ đây nhắc nhở, tôi mới kịp thời nhận ra, chứ không thì tôi lại đi mạt
sát người ta tiếp mất, mà đúng thật, các cung đường có sự góp mặt của các anh, các chị thùng
rác thì đều sạch sẽ, bóng loáng, không một túi rác. Thôi thì coi như tôi có đi mà không có học,
lần này cho tôi xin lỗi nhá đằng ấy ơi! – Chim Cu hướng về phía hộ Thùng rác mới đến mà kêu to

Một cụ Thùng Rác già đời chậm rãi lên tiếng đáp lại :

- Không sao đâu cậu chim trẻ ạ, chúng ta hay bị nói là dòng họ nghèo rớt mồng tơi,làm việc quần
quật mà không có đủ tiền, suốt ngày lấm lem dơ dáy đến quen rồi, cậu mới gặp chúng tôi lần
đầu tiên, chỉ nhìn diện mào mà không nói chuyện được, việc cậu hiểu lầm thì cũng không tránh
khỏi, chúng tôi cũng không có ý kiến gì.

Chị Hoa Hồng nghe thế cười hả hê nói :

- Xời, thế mà tưởng ai kia biết nhiều lắm, hóa ra cũng chỉ nhìn mặt bắt hình dong. Mà sẵn tiện cụ
THùng Rác ơi, gia đình mình mới chuyển đến đây, chúng cháu cũng không biết nhiều về dòng họ
của cụ, mong cụ có thể giúp chúng cháu hiểu hơn về dòng tộc của cụ ạ.

Cụ Thùng Rác nghiền ngẫm một lát rồi nói:

- Được rồi, nếu mọi người muốn, thì ta sẽ thay mặt thành viên trong gia đình kể về dòng họ nhà
ta. Tổ tiên chúng ta ở tận bên Pháp cơ. Người sáng chế ra nhà Thùng Rác là thị trưởng Grenoble
và sau đó là thị trưởng Paris tên là Eugène-René Poubelle. Từ ngày 07 tháng 3 năm 1884,
Eugène-René đã ban hành nghị định buộc các chủ toà nhà phải cung cấp cho cư dân thùng rác
chứa từ 40 đến 120 lít để chứa rác thải gia đình. Và để vinh danh sáng chế của ông ấy, người ta
đã lấy tên ông đặt cho cả nhà Thùng Rác đó. Dòng họ Thùng Rác đã làm cho tên tuổi của ông ấy
nổi tiếng trên toàn thế giới.

Họ hàng chị Thùng Rác coi vậy chứ lớn lắm đó các bạn. Các bạn ấy còn có thể được phân loại theo
hình dáng bên ngoài như hình chữ nhật, hình tròn, hình chú chim cánh cụt, hình chú cá heo và nhiều
hình của các loài động vật khác nữa. Hay một cách phân loại thông dụng hơn nữa là Thùng rác hữu
cơ và Thùng rác vô cơ. Ta cũng có thể dựa vào hình dáng, kích cỡ, màu sắc, chất liệu… để nhận diện
họ hàng nhà bạn ấy.

Tuy có nhiều cách phân loại như vậy nhưng cấu tạo của các bạn ấy thường rất đơn giản. Phổ biến
nhất thì các bạn ấy sẽ có: Thân thùng, nắp thùng và sọt chứa rác bên trong. Thân Thùng Rác có thể
có hình dạng khối trụ tròn, vuông, chữ nhật hoặc tạo dáng đặc biệt hơn. Toàn bộ thân thùng rác có
thể làm từ Inox hay phổ biến hơn là nhựa. Thùng Rác Inox thì sẽ có giá thành mắc hơn. Bởi vậy trên
thị trường hiện nay chủ yếu là Thùng Rác làm từ nhựa.
Phần cuối của thân Thùng Rác thường gắn thêm lớp lót cao su để giúp Thùng Rác nắp lật bám sàn
hơn, giảm ma sát và trầy xước cho mặt sàn. Gần cuối thân thùng sẽ có một bàn đạp để giúp cho
người vứt rác dễ dàng bỏ đồ vào thùng thay vì phải dùng tay mở nắp ra thì sẽ khiến nhiều người
cảm thấy không thoải mái lắm.

Nắp thùng rác có hình dáng tựa chiếc mũ, có thể tháo rời, tách riêng khỏi thân thùng rác, thường
được thiết kế kiểu dáng nắp bập bênh xoay được 360 độ. Chị Thùng Rác ở nhà ta là thuộc dòng họ
có nắp đậy. Chính là cái nón chị ấy đang đội trên đầu kia kìa. Chiếc nón xinh đẹp này được làm giúp
bảo vệ chị ấy khỏi những nguy hiểm bên ngoài và thực chất cũng chính là giúp cho chúng ta không
phải nhìn thấy những loại rác thải xấu xí đó.

Sọt chứa rác bên trong cũng có thể tách rời, được làm kín kẽ, đảm bảo không để rớt nước ra ngoài.
Đây chính là phần chứa những miếng rác - những thứ mà con người vứt bỏ để giữ môi trường luôn
trong sạch. Thùng thường có quai xách hỗ trợ giúp thao tác nhấc thùng chứa rác ra khỏi thân thùng
khá nhanh và dễ dàng.

Chị Thùng Rác không chỉ biết đứng yên đâu mà còn chạy được nữa đó các bạn. Chị ấy có bốn chiếc
bánh xe được làm bằng sắt để người cầm đi đổ rác vào trên xe rác hoặc đi thu gom sẽ dễ dàng và đỡ
mệt mỏi hơn. Đặc biệt, chị ấy còn ghi lên trên thân mình dòng chữ “Hãy cho tôi rác” rất đẹp và thân
thiện phải không nào?

Bỗng dưng, một giọng nói ồm ồm cất lên, à, hóa ra là giọng chú Hồ Cá:

- Phượng Vỹ ơi, nếu muốn bỏ rác vào chị Thùng Rác thì phải làm thế nào?

Tôi lắc lư, chậm rãi trả lời người chú đáng kính:

- Bỏ rác vào chị Thùng rác dễ lắm chú ạ! Đầu tiên, người ta chỉ cần đạp chân lên trên bàn đạp của
chị, khi đó, chiếc nắp sẽ mở ra và để người đó bỏ rác vào. Sau khi bỏ rác xong, người đó sẽ nhấc
chân ra khỏi bàn đạp để đóng nắp lại. Còn đối với những người thu gom thì họ chỉ cần đẩy chị ấy tới
xe rác, nhấc sọt đựng rác ra và đổ rác lên xe thôi.

Vì chưa đến giờ làm việc, nên nàng Đèn Đường im lìm. Nhưng chắc cuộc nói chuyện của chúng tôi
sôi nổi quá nên cuối cùng nàng cũng lên tiếng:
- Tôi là người chứng kiến sự chăm chỉ và tận tụy của chị Thùng Rác suốt nè. Dù nắng hay mưa, đêm
hay ngày, chị ấy vẫn miệt mài làm việc. Việt Nam ta là một quốc gia đang phát triển. Những nhà
xưởng, khu công nghiệp mọc lên như nấm, chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất mỗi ngày
đang dần phá hủy đi hệ sinh thái, làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thử tưởng tượng
nếu như một ngày không có chiếc thùng rác nào được sử dụng thì lượng rác thải sinh hoạt thải ra
hằng ngày sẽ không được xử lý, đó là lý do tại sao cần phải trông cậy vào họ hàng nhà Thùng Rác.
Các bạn ấy là lời nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn môi trường.

- Ồ, cô nàng hằng ngày ít nói vậy mà cất tiếng nào là chất ngất tiếng đó – Tôi gật gù.

Bạn Anh Đào tiếp tục:

- Chị Thùng Rác thật hữu ích. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn chị ấy nhỉ?

Tôi đủng đỉnh:

- Không những hữu ích, họ hàng nhà Thùng Rác còn cưc kỳ dễ tính nữa. Chúng ta chỉ cần lưu ý không
đặt các bạn ấy ở những nơi có nguồn nhiệt quá cao và hạn chế va chạm mạnh. Con người khi sử
dụng cũng nên vệ sinh thùng sau mỗi lần đổ rác để bạn ấy luôn gọn gàng, xinh đẹp. Đối với một vài
bộ phận nhạy cảm như bánh xe, bàn đạp hay các trục đẩy, thì cần kiểm tra thường xuyên, thay thế
khi cần thiết để đảm bảo độ bền.

Anh Cầu Trượt hào hứng góp lời:

- Quả không hổ danh là Phượng Vỹ mọt sách, cái gì chị cũng biết ha. Nhưng tôi nghĩ quan trọng nhất
vẫn là ý thức của mỗi người. Chúng ta hạn chế xả rác ra môi trường để các chị ấy đỡ vất vả chính là
cách bảo quản tốt nhất đó.

Nghe những lời chí tình ấy, tất cả chúng tôi đều reo vang: Đúng đó! Đúng đó!

Từ góc công viên phía xa, chị Thùng Rác lau mồ hôi rồi vẫy vẫy bàn tay, chào chúng tôi bằng một nụ
cười thật tươi…

You might also like