You are on page 1of 3

BÀI TẬP XÁC SUẤT TUẦN 1 + 2

Phần 1- Các phép toán về biến cố


Câu 1.1: Một tàu thủy có 1 bánh lái, 3 tuyec-bin và 4 nồi hơi. Để tàu hoạt động tốt khi
bánh lái hoạt động tốt, ít nhất 1 tuyec-bin hoạt động tốt và ít nhất 1 nồi hơi hoạt động tốt.
Gọi A là biến cố bánh lái hoạt động tốt , Bi là biến cố tuyec – bin thứ i (i= 1,3) hoạt động
tốt và Cj là biến cố nồi hơi thứ j hoạt động tốt. Hãy biểu diến biến cố tàu hoạt động không
tốt qua biến cố A, Bi và Cj:
Câu 1.2: Một tàu chiến có 3 bộ phận, trong đó bộ phận thứ nhất có 2 chi tiết, bộ phận thứ
2 có 2 chi tiết và bộ phận thứ 3 có 3 chi tiết. Tàu chiến bị tiêu diệt nếu ít nhất 1 chi tiết ở
bộ phận thứ nhất bị trúng đạn, ít nhất một chi tiết ở bộ phận thứ 2 bị trúng đan và ít nhất
2 chi tiết ở bộ phận thứ 3 trúng đạn. Gọi Ai là biến cố chi tiết thứ i ở bộ phận thứ nhất
trúng đạn (i= 1,2), Bj là biến cố chi tiết thứ j ở bộ phận thứ hai trúng đạn, C k là biến cố
chi tiết thứ k ở bộ phận thứ ba trúng đạn. Biểu diễn các biến cố sau qua Ai, Bj và Ck
Câu 1.3: Một nhóm 3 học sinh làm bài thi môn toán theo hình thức trắc nghiệm 50
câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Ký hiệu Bk là biến cố học sinh thứ-k thi được
trên 9 điểm (k = 1.. 3). Hãy biểu diễn các biến cố sau qua Bk
1/. Tất cả đều sai dưới 5 câu
2/. Có đúng một người sai từ 5 câu trở lên
Câu 1.4: Một nhóm 3 học sinh làm bài thi môn toán theo hình thức trắc nghiệm 50
câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Ký hiệu Bk là biến cố học sinh thứ-k thi được
trên 5 điểm (k = 1.. 3). Hãy biểu diễn các biến cố sau qua Bk
1/. Có ít nhất một học sinh sai dưới 25 câu
2/. Chỉ có học sinh thứ 3 sai từ 25 câu trở lên
Câu 1.5: Có 3 người thi bắn cung, lần lượt mỗi người bắn một mũi tên. Biết rằng, nếu
tên trúng hồng tâm được 10-điểm, trúng ngoài hồng tâm 9-điểm, nếu trượt 0-điểm. Gọi
Ak là biến cố người thứ-k bắn trúng hồng tâm; Bk là biến cố người thứ-k bắn trúng
ngoài hồng tâm (k=1..3). Hãy biểu diễn qua Ak, Bk các biến cố sau:
1/. Tổng số điểm của ba người sau khi bắn là 29-điểm
2/. Tổng điểm của 3 người sau khi bắn là 0-điểm
Câu 1.6: Có 3 người thi bắn cung, lần lượt mỗi người bắn một mũi tên. Biết rằng, nếu
tên trúng hồng tâm được 10-điểm, trúng ngoài hồng tâm 9-điểm, nếu trượt 0-điểm. Gọi
Ak là biến cố người thứ-k bắn trúng hồng tâm; Bk là biến cố người thứ-k bắn trúng
ngoài hồng tâm (k=1..3). Hãy biểu diễn qua Ak, Bk các biến cố sau:
1/. Tổng số điểm của ba người sau khi bắn là 30-điểm
2/. Tổng điểm của 3 người sau khi bắn là 28-điểm
Câu 1.7: Có 4 người chơi một trò chơi cá ngựa, mỗi người theo thứ tự tung một con
súc sắc. Biết rằng, nếu tung ra mặt 6-chấm thì người đó được tung thêm một lượt nữa.
Gọi Ak là biến cố người thứ-k tung được mặt 6-chấm. Biểu diễn các biến cố sau theo
Ak (k=1..4)
1/. Có ít nhất một người được tung thêm lượt
2/. 3 người đầu tiên không có ai tung thêm lượt
Câu 1.8: Có 4 người chơi một trò chơi cá ngựa, mỗi người theo thứ tự tung một con
súc sắc. Biết rằng, nếu tung ra mặt 6-chấm thì người đó được tung thêm một lượt nữa.
Gọi Ak là biến cố người thứ-k tung được mặt 6-chấm. Biểu diễn các biến cố sau theo
Ak (k=1..4)
1/. Không có ai được tung thêm lượt
2/. Có đúng một người được tung thêm lượt
Câu 1.9: Có 3 người theo thứ tự tham gia phỏng vấn xin việc, nếu trượt thì họ phải
học một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để phỏng vấn cho đợt sau. Gọi B k là biến cố người
thứ-k (k = 1..3) trúng tuyển. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua Bk:
1/. Có ít nhất một người phải học khóa bồi dưỡng nghiệp vụ =
2/. Có đúng một người không phải học khóa bồi dưỡng nghiệp vụ =
Câu 1.10: Có 3 người theo thứ tự tham gia phỏng vấn xin việc, nếu trượt thì họ phải
học một khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để phỏng vấn cho đợt sau. Gọi B k là biến cố người
thứ-k (k = 1..3) trúng tuyển. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua Bk:
1/. Không có ai trong 3 người phải học khóa bồi dưỡng nghiệp vụ
2/. Có đúng người cuối cùng phải học khóa bồi dưỡng nghiệp vụ
Câu 1.11: Có 3 sinh viên theo thứ tự tham gia thi giao lưu olympic tin học cấp trường,
gọi Ak (i = 1..3) là biến cố sinh viên thứ-k đạt giải. Biết rằng nếu đạt giải thì sẽ được cử
đi tham dự cấp toàn quốc. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua Ak:
1/. Có ít nhất một học sinh tham dự cấp toàn quốc
2/. Chỉ có một người không tham dự cấp toàn quốc
Phần 2- Tính xác suất của biến cố
Câu 2.1: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với 2P(A)=P(B)=2P(C). Biết biến cố F
thỏa mãn: P(F/A)=0,01; P(F/B)=0,02 và P(F/C)=0,03. Hãy tính Xác suất P(F).
Câu 2.2: Cho hai biến cố A và B biết: P( B) = 0,4; P(A) = a; P(A/B) = 0,25; P ( B / A)  0,5
. Tìm giá trị của a=?
Câu 2.3: Cho 2 biến cố A, B độc lập nhau. Biết P(A)=0,8 và P(A+B)=0,93. Tính xác suất
P(B).
Câu 2.4: Cho ba biến cố A, B và C độc lập nhau. Biết: P(A)=0,6; P(B)=0,5 và
P(A+B+C)=0,94. Tính P(C).
Câu 2.5: Cho hai biến cố A và B độc lập nhau. Biết: P(A) = 0,25 và P(B)=0,35. Tìm
P(A+B)
Câu 2.6 : Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=P(B)=2P(C). Biết biến cố F thỏa
mãn: P(F/A)=0,25; P(F/B)=0,35 và P(F/C)=0,15. Tính xác suất P(F)
Câu 2.7: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=0,2; P(B)=3P(C). Biết biến
cố F thỏa mãn: P(F/A)=m; P(F/B)=0,015 và P(F/C)=0,25. Tìm m biết P(F)=0,179.
Câu 2.8: Cho hệ đầy đủ ba biến cố {A,B,C} với P(A)=2P(B); P(C)=0,1. Biết biến cố
F thỏa mãn: P(F/A)=0,25; P(F/B)=0,35 và P(F/C)=0,45. Tính xác suất P(F).
Câu 2.9: Cho hệ biến cố đầy đủ { A, B, C}. Biết rằng P(F|A) = 0,35, P(F|B) = 0,24;
P(F|C) = 0,45, P(AF) = 0,07, P(B) = 7P(C). Tính P(F)?
Câu 2.10: Cho hai biến có A, B thỏa mãn: P(A)=0,2; P(B)=0,25 và P(AB)=0,01.
1/. Tính xác suất P( AB ).
2/. Đặt T=A+B, Hãy so sánh hai giá trị xác suất : P(A /T) và P(B/T).

Phần 3- Biến ngẫu nhiên 1 chiều


Câu 3.1. Cho hàm mật độ của BNN X:
2kx(4  x 2 ) : x  [0; 2]
f ( x)  
 0 : x  [0; 2]
1/. Tìm k để f(x) là hàm mật độ
2/. Tính giá trị của ModX
Câu 3.2. Cho hàm mật độ của BNN X:
kx(4  x) : x  [0; 4]
f ( x)  
 0 : x  [0; 4]
1/. Tìm k để f(x) là hàm mật độ
2/. Tìm giá trị ModX và MedX
3/. Tính E(3 – 2X) và P(X > 2)
Câu 3.3. Cho hàm mật độ của BNN X:
kx 2 (5  x) : x  [5;0]
f ( x)  
 0 : x  [5;0]
1/. Tìm k để f(x) là hàm mật độ
2/. Tính P(X < ModX)
Câu 3.4. Bắn 2 viên đạn vào 1 tấm bia. Bia có 2 vòng. Bắn trúng vòng 1 được 10 điểm, trúng
vòng 2 được 5 điểm. Gọi X là tổng số điểm của 2 viên đạn đã bắn.
a) Lập bảng phân phối xác suất của X. Biết rằng xác suất bắn trúng vòng 1 là 0,6; bắn trúng
vòng 2 là 0,3 và bắn trượt là 0,1.
b) Tính kỳ vọng phương sai và mod của X.
Câu 3.5. Một máy sản xuất ra sản phẩm với tỷ lệ phế phẩm là 2%. Có một lô hàng có 10 sản
phẩm có tỷ lệ phế phẩm là 40%. Lấy 2 sản phẩm do máy sản xuất và 2 sản phẩm từ lô hàng. Gọi
X là số sản phẩm tốt trong 4 sản phẩm lấy ra.
a) Lập bảng phân phối xác suất của X.
b) Tính E(X), D(X).
c) Tính xác suất để số sản phẩm tốt do máy sản xuất và số sản phẩm tốt lấy ra từ lô hàng bằng
nhau

You might also like