You are on page 1of 9

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ KIM HOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kim Hoa, ngày 30 tháng 10 năm 2021

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH


“Nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối tiêu thụ gắn với Chương trình
chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (Hệ thống giám sát nông
nghiệp thông minh trên cây cam: phầm mềm, quản lý, giám sát, công cụ
giám sát quy trình sản xuất, chăm sóc bảo vệ thực vật…)”

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔ HÌNH


1. Tên mô hình:
Nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối tiêu thụ gắn với Chương trình
chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (Hệ thống giám sát nông nghiệp
thông minh trên cây cam: phầm mềm, quản lý, giám sát, công cụ giám sát quy
trình sản xuất, chăm sóc bảo vệ thực vật…).
2. Cơ quan chủ quản: UBND xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
3. Đơn vị thụ hưởng: THT sản xuất cam Trại Cộ (12 thành viên), tổng
diện tích sản xuất cam 19,5 ha, thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh.
Tổ trưởng: Thái Vinh Quang
4. Thời gian thực hiện: từ 05/11 đến 30/11/2021
5. Địa điểm lắp đặt hệ thống giám sát: Tại vườn cam hộ ông Thái Vinh
Quang, thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
7. Tổng kinh phí thực hiện: 573.600.000 đồng,
Trong đó:
- Cơ sở thực hiện: 273.600.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm bảy mươi ba triệu, sáu
trăm nghìn đồng)
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 300.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm triệu
đồng chẵn).
(có dự toán chi tiết kèm theo)
II. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI MÔ HÌNH
1. Đặt vấn đề
Huyện Hương Sơn có diện tích sản xuất cam ….. đây là sản phẩm chủ lực
của huyện nói chung và xã Kim Hoa nói riêng, hiện nay sản xuất cam chủ yếu
dựa trên kinh nghiệm việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, ứng dụng số vào sản
xuất như dự tính dự báo, điều khiển tự động tưới, châm phân tự động... còn
nhiều hạn chế.
Vì vậy ứng dụng Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh ứng dụng
công nghệ IoT, thu thập dữ liệu khí hậu, môi trường, dự báo tình hình sâu bệnh,
độ ẩm, lượng mưa, dinh dưỡng thông qua hệ thống cảm biến để đánh giá tác
động môi trường, khả năng sinh trưởng của cây trồng đưa ra các dự báo cho chủ
trang trại và có biện pháp xử lý thích hợp. Tính toán lượng pha phân bón cấu
hình theo thời gian, lưu lượng của từng loại phân phù hợp với chu kỳ sinh
trưởng cho từng loại cây trồng với đóng góp của các chuyên gia để cây phát
triển tốt nhất trong từng gian đoạn; tích hợp giải pháp IoT điều khiển thiết bị,
van tưới, lên lịch hẹn trước để tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây theo ngày,
tuần, theo mùa vụ. Người trồng có thể giám sát và điều khiển tưới cho vườn từ
xa thông qua điện thoại thông minh.
Chuyển đổi số nông nghiệp, số hóa quy trình sản xuất giúp người trồng
quản lý trang trại hiệu quả. Các công đoạn sản xuất sẽ được số hóa và đưa lên
Blockchain giúp tăng sự minh bạch cho sản phẩm. Đồng thời nền tảng hỗ trợ
bán hàng nông sản NextCRM giúp chủ trang trại tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn
thông qua việc kết nối với các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo,.. cũng
như cá sàn Thương mại điện tử.
2. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các ngành, các cấp,
Đảng bộ và nhân dân xã đồng thuận, đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới,
phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Các ứng dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp 4.0
b) Khó khăn
- Tập quán canh tác của người dân chưa thay đổi kịp với xu thế phát triển
của ngành nông nghiệp;
- Người dân chưa chú trọng đầu tư, áp dụng các biện pháp KHKT mới
vào sản xuất…
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG THUYẾT MINH DỰ ÁN
- Căn cứ Quyết định 1379/QĐ-UBND ngày 02/08/2021 của Thủ tướng
chính phủ về việc bổ sung kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới năm 2021.
- Căn cứ Văn bản số 5211/BNN-VPĐP ngày 17/8/2021 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về hướng dẫn triển khai kế hoạch vốn NSTW (vốn sự
nghiệp) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021
- Căn cứ Quyết định 3253/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021.
- Căn cứ Quyết định 5437/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND huyện
Hương Sơn về việc phân bổ nguồn vốn kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực
hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN MÔ HÌNH
1. Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu chung:
Áp dụng công nghệ IoT, các giải pháp chuyển đổi số vào sản xuất nông
nghiệp nhằm giảm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dễ dàng hơn.
* Mục tiêu cụ thể:
- Triển khai ứng dụng mô hình ứng dụng công nghệ IoT và chuyển đổi số
trong sản xuất cây cam với diện tích khoảng 19,5 ha tại địa bàn xã Kim Hoa,
huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thu thập dữ liệu môi trường, giám
sát từ xa thông qua các thiết bị di động.
- Thiết kế hệ thống điều khiển tưới, châm phân bón tự động cho cây ăn
quả theo điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng hoặc theo chương trình được cài đặt sẵn.
- Triển khai hệ thống phần mềm quản lý quy trình sản xuất, kiểm soát
dinh dưỡng cho cây, thu thập dữ liệu môi trường và cảnh báo sâu bệnh phục vụ
cho canh tác cây ăn quả có múi.
- Triển khai hệ thống phần mềm bán hàng nông sản, tích hợp các nền tảng
mạng xã hội (Facebook, Zalo,..) và các sàn thương mại điện tử để xử lý đầu ra
sản phẩm.
2. Phạm vi, yêu cầu:
- Quy mô, địa điểm: Tổng quy mô 19,5 ha được dự tính dự báo, hệ thống
được lắp đặt tại vườn cam hộ ông Thái Vinh Quang (Tổ trưởng THT) thôn Tân
Hoa, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Yêu cầu: Hệ thống đảm bảo dự tính, dự báo được thời tiết, khí hậu, sâu
bệnh hại ảnh hưởng đến cây cam, hệ thống tưới tự động, châm phâm hoạt động
hiệu quả.
3. Kế hoạch, tiến độ thực hiện:
- Khảo sát địa điểm lắp đặt hệ thống giám sát thông minh, kiểm tra điều
kiện khí hậu, thời tiết tại địa phương.
- Tổ chức làm việc với UBND xã, chủ cơ sở, các bộ phận chuyên môn
tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, định hướng việc triển khai mô hình trên địa bàn
xã;
- Ký hợp đồng với chủ hộ được lựa chọn
- Triển khai lắp đặt hệ thống
- Tập huấn kỹ thuật vận hành
- Chuyển giao công nghệ.
4. Nội dung dự án

Nội dung 1: Khảo sát địa hình, nguồn nước, cơ sở vật chất trang trại triển
khai dự án.

- Khảo sát địa hình, nguồn nước của 12 thành viên Tổ hợp tác.

- Khảo sát cơ sở vật chất tại khu vực lắp đặt (mặt bằng, nguồn điện,
internet).

- Xác định vị trí đặt nhà điều hành và trạm quan trắc.

Nội dung 2: Xây dựng mô hình ứng dụng IoT trong sản xuất cây có múi.

- Lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường, bao gồm các cảm biến nhiệt độ,
độ ẩm không khí, cường độ ánh sáng, lượng mưa, tốc độ gió, EC đất, độ ẩm đất.

- Lắp đặt hệ thống điều khiển: thu thập dữ liệu từ cảm biến và điều khiển
tưới, châm phân tự động Nextfarm Fertikit cho cây cam.

Nội dung 3: Triển khai các hệ thống phần mềm

- Phần mềm số hóa quy trình sản xuất tích hợp truy xuất nguồn gốc sản
phẩm.

- Phần mềm quản lý bán hàng nông sản NextCRM tích hợp các mạng xã
hội và sàn thương mại điện tử.

Nội dung 4: Chuyển giao công nghệ và đào tạo tập huấn cho 12 hộ thành
viên Tổ hợp tác

Tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Tổ chức các buổi hướng dẫn, đào tạo sử dụng các hệ thống bao gồm:

+ Hệ thống quan trắc môi trường


+ Hệ thống điều khiển tưới và châm phân tự động Nextfarm Fertikit

+ Hệ thống phần mềm số hóa sản xuất tích hợp truy xuất nguồn gốc

+ Hệ thống phần mềm quản lý bán hàng nông sản NextCRM.


5. Phương án thực hiện

a, Giải pháp về mặt bằng và xây dựng cơ bản:

- Đặt trạm quan trắc và nhà điều hành tại đỉnh đồi.
2

- Nhà điều hành có diện tích 50m , chiều cao >2m, có mái che

b, Giải pháp chuyển giao công nghệ và tập huấn

- Đơn vị chuyển giao công nghệ đào tạo các thành viên THT sử dụng
thành thạo các hệ thống IoT và các giải pháp chuyển đổi số nông nghiệp

c, Giải pháp về nguồn vốn


Tổng kinh phí thực hiện: 573.600.000 đồng
Trong đó:
- Cơ sở thực hiện: 273.600.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm bảy mươi ba triệu, sáu
trăm nghìn đồng)
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 300.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm triệu
đồng chẵn).
6. Các kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt:
TT Tên sản phẩm cụ thể Dự kiến số lượng/quy Chỉ tiêu chất lượng chủ
mô sản phẩm tạo ra yếu của sản phẩm
1 Trạm quan trắc khí Trạm quan trắc bao gồm Thu thập dữ liệu từ môi
tượng các cảm biến: cảm biến trường, quản lý và giám
nhiệt độ độ ẩm không sát từ xa qua thiết bị di
khí, cường độ ánh sáng, động.
lượng mưa, tốc độ gió,
EC đất, độ ẩm đất
2 Bộ điều khiển tưới Bộ điều khiển tưới và Định lượng phân, định
và châm phân dinh châm phân dinh dưỡng lượng nước tự động. Tự
dưỡng tự động tự động Nextfarm động tưới nước/phân
Nextfarm Fertikit Fertikit 4G bản nâng theo điều kiện độ ẩm
4G. cao 2 cổng hút phân. đất hoặc được cài đặt
sẵn. 50 chế độ tưới cho
phạm vi 20 khu vực
khác nhau. Thu thập dữ
liệu quan trắc môi
trường từ các cảm biến
và số hóa dữ liệu lên
Server Cloud.
3 Phần mềm số hóa Phần mềm số hóa, quản Số hóa quy trình sản
dữ liệu, quản lý quy lý quy trình sản xuất xuất, lưu trữ thông tin
trình sản xuất nông cho trang trại. được đẩy lên từ bộ điều
nghiệp Nextfarm khiển. Tương thích với
Open Platform. nhiều loại thiết bị: máy
tính, điện thoại thông
minh, máy tính bảng, để
các chủ trang trại có thể
quản lý, giám sát, điều
khiển hoạt động của
thiết bị từ xa. Đồng thời
phần mềm phân tích dữ
liệu quan trắc và đưa ra
cảnh báo sớm về sâu
bệnh, dịch bệnh. Tích
hợp truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, đảm bảo sự
minh bạch cho sản
phẩm nông sản.
4 Phần mềm quản lý Phần mềm quản lý bán Quản lý bán hàng đa
bán hàng nông sản hàng NextCRM trọn đời kênh. Tích hợp các nền
NextCRM gói dưới 12 user tảng mạng xã hội và sàn
thương mại điện tử
7. Dự kiến thời gian thực hiện: từ 05/11 đến 30 tháng 11/2021
V. HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
1. Hiệu quả kinh tế- xã hội:
- Mô hình “Nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối tiêu thụ gắn với
Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (Hệ thống giám sát
nông nghiệp thông minh trên cây cam: phầm mềm, quản lý, giám sát, công cụ
giám sát quy trình sản xuất, chăm sóc bảo vệ thực vật…)” sẽ mang lại hiệu quả
rất lớn trong việc sản xuất cây ăn quả có múi. Cụ thể:
- Hệ thống quan trắc khí hậu môi trường giúp người trồng nắm bắt liên
tục tình hình thời tiết, cảnh báo sớm về sâu bệnh giúp giảm thiểu rủi ro thiệt hại
do thời tiết và sâu bệnh gây ra lên tới 70%.
- Hệ thống điều khiển tưới và châm phân tự động giúp chủ trang trại dễ
dàng điều khiển tưới hay cài đặt tưới tự động, tiết kiệm 50% công sức lao động
cũng như tăng chất lượng sản phẩm.
- Số hóa quy trình sản xuất, giám sát hoạt động, thu thập dữ liệu môi
trường, thiết lập mã QR check truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên hệ thống phần
mềm giúp quản lý trang trại hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thiên tai, đảm bảo tính
minh bạch cho sản phẩm nông sản của trang trại.
- Phần mềm quản lý bán hàng giúp chủ trang trại xử lý đầu ra hiệu quả,
tăng lượng nông sản bán được lên tới 50%.
- Tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, góp phần tác động
tích cực, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân
trên địa bàn, đồng thời gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu và đa dạng sinh học.
2. Hiệu quả về KH&CN:
- Mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây trồng bằng hệ thống tưới phun mưa cục
bộ ứng dụng IoT là một giải pháp công nghệ tưới rất khoa học hữu hiệu trong điều
kiện sản xuất nông nghiệp luôn bị ảnh hưởng do hạn hán và biến đổi khí hậu. Đây
cũng là hình thức sản xuất ứng dụng công nghệ cao không chỉ nâng cao hiệu quả sản
xuất và giá trị kinh tế mà còn giúp canh tác tối đa diện tích đất, tránh bỏ hoang lãng
phí đất, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
- Tạo điều kiện để các cán bộ kỹ thuật tiếp cận cập nhật thông tin trong
quá trình vận hành hệ thống.
- Việc sử dụng công nghệ IoT và phương pháp tưới cục bộ là hoàn toàn
phù hợp và cần thiết với điều kiện khô hạn, đồi dốc ở xã Kim Hoa, giúp các hộ
trồng cam sử dụng nguồn nước, đất đai cho canh tác đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó
đưa nền nông nghiệp của xã Kim Hoa nói riêng và huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh nói chung từng bước vươn lên hội nhập với cả nước trong việc tập trung
phát triển các sản phẩm có thế mạnh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Xã Kim Hoa là địa phương tập trung sản xuất cây ăn quả có múi với diện
tích lớn, tuy nhiên việc canh tác vẫn còn thủ công, năng suất chưa cao, chịu
nhiều ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết, môi trường.
Việc triển khai thực hiện mô hình: “Nâng cao chất lượng sản phẩm, kết
nối tiêu thụ gắn với Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
(Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh trên cây cam: phầm mềm, quản lý,
giám sát, công cụ giám sát quy trình sản xuất, chăm sóc bảo vệ thực vật…)” là
một giải pháp quan trọng giúp các chủ trang trại giảm thiểu rủi ro từ thời tiết,
tiết kiệm chi phí nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dễ dàng
tiêu thụ sản phẩm hơn.
Việc áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp người dân từng bước
tiếp cận những công nghệ mới, hữu ích, có nhiều phương án canh tác hiệu quả
và xử lý đầu ra sản phẩm tốt hơn, góp phần nâng cao thu nhập.
2. Kiến nghị:
Lắp đặt Hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh là một mô hình mới
phù hợp với những yêu cầu cấp thiết trong sản xuất cam gắn với chuyển đổi số
nền nông nghiệp hiện nay của tỉnh nói chung và của các cơ sở sản xuất nói
riêng. Kính đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, huyện xem xét,
cho ý kiến thẩm định để kịp thời phê duyệt, triển khai mô hình đảm bảo tiến độ,
chất lượng./.

ĐẠI DIỆN TỔ HỢP TÁC TM, ỦY BAN NHÂN DÂN


TỔ TRƯỞNG CHỦ TỊCH

Thái Vinh Quang Phan Văn Đoài

You might also like