You are on page 1of 5

Thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng ở VN năm 2020

1. GÀ RỐT-RI

Giống ngoại Tên khác: Gà Rhoderi Phân loại: Nhóm giống Nguồn gốc: Do Viện Chăn nuôi lai tạo nên từ hai
giống gà Rhode và gà Ri (Việt Nam), năm 1985 được công nhận là nhóm giống. Phân bố: Viện Chăn nuôi
Hình thái: Gà có lông nâu nhạt. Mào đơn. Chân vàng. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi: 660gam/con, 19 tuần
tuổi: 1500gam/ con, đến 44 tuần tuổi: 1900gam/con. Năng suất, sản phẩm: Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày.
Khối lượng trứng 49gam. Năng suất trứng một năm đạt 180-200 quả.

2. BÒ SIND

Bò lai Sind là giống bò hình thành do kết quả tạp giao giữa bò đực Redsindhi với bò vàng Việt
Nam.
Bò lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở Việt Nam, đa số khỏe mạnh, màu lông
vàng hoặc đỏ sẫm.
Bò lai Sind có đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống,yếm và rốn rất phát triển, u vai nổi rõ, lưng
ngắn,ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đa số đuôi dài và đoạn chót không có xương.
Bò Sind có lông màu cánh gián, con đực trưởng thành nặng 450-500kg, con cái nặng 320-350kg.
Khối lượng sơ sinh 20-21kg
Bò lai Sind thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật.
3.LỢN LANDRACE
Xuất xứ từ Đan Mạch, có nguồn gốc lai tạo từ heo Yuotland Đức và Yorkshire. Lông da màu
trắng, tai to, cụp về phía trước che lấp mặt, dài đòn, mông nở, mình thon, trông ngang ta thấy
giống hình cái nêm. Heo nái đẻ sai từ 10 –12 con/lứa, nuôi con giỏi, nhưng giống heo này kén ăn
và tương đối đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và phải có điều kiện chăm sóc tốt. Trọng lượng
trưởng thành con đực đạt 270-400kg/con, con cái 200-320kg/con. Dùng để làm nguyên liệu dòng
đực tạo heo cái F1 hoặc đực lai để sản xuất heo thịt thương phẩm (cho lợn nội).
4.GIỐNG LÚA THƠM T10

- Lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai DT10 x Amber 33 (Amber33 là giống lúa thơm của Irắc)
- Thời gian sinh trưởng vụ xuân 130-135 ngày, vụ mùa 105-110 ngày
- Chiều cao cây 95-100cm, thân cứng trung bình, cứng cây hơn BT7, bộ lá xanh, tán lá gọn, đẻ nhánh trung
bình.
- Hạt thóc màu nâu thẫm, thon nhỏ, gạo trong, hơi đục, cơm dẻo, có mùi thơm, vị đậm, chan canh không
nát, cơm để nguội không cứng.
- Năng suất trung bình từ 5,0-5,5 tấn/ha. Thâm canh cao đạt 6-6.5tấn/ha.
5.ĐẬU TƯƠNG DT 96.

- Lai tạo từ 2 giống đậu tương DT90 và DT84.


- DT96 có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho các vùng đất khô hạn, có thể
trồng được 3 vụ/năm.
- DT96 có đặc điểm: hoa tím, lá hình tim nhọn, màu xanh, sáng, lông nâu, cây cao 45-58cm, thân
có 12-15 đốt, phân cành vừa phải, cây gọn, hình dáng đẹp, phù hợp trồng thuần, quả chín màu
vàng, số quả chắc trên cây cao, 25-35 quả.
- Giống này có khả năng chống đổ khá, chống được các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi
khuẩn, lở cổ rễ. Thời gian sinh trưởng trung bình 98 ngày (vụ xuân), 96 ngày (vụ hè thu) và 90
ngày (vụ đông).
6.GIỐNG LÚA THƠM BASMATI

- Gây đb từ giống lúa Pakistan-2002


- Đặc điểm của dòng lúa thuần đột biến này là cho gạo có mùi thơm đặc trưng, chất lượng tốt
(hàm lượng amylose - chất tạo tinh bột chiếm 19-21%); thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ còn 90
ngày); có thể thâm canh ba vụ hoặc hai vụ lúa một vụ màu; chiều cao của cây là 90-95 cm; hạt
dài thon, đẹp; năng suất tăng gấp 2-2,5 lần so với giống gốc Basmati của Pakistan (một giống lúa
nổi tiếng trên thị trường quốc tế, có năng suất 2-3 tấn/ha, thường chỉ gieo một vụ/năm, cây cao
khoảng 1,5-1,6 m và thời gian sinh trưởng là 140-150 ngày).
7.CÀ CHUA VT3

- Giống cà chua lai VT3 có nguồn gốc từ tổ hợp lai (số15 ´ VX3)
- VT3 là giống lai F1 có thời gian sinh trưởng từ 120 - 130 ngày, thu quả sớm sau trồng 75-85 ngày, thời
gian thu quả 30-35 ngày.
- Khả năng sinh trưởng, phát triển khoẻ, chiều cao cây 90-95cm, cứng cây, thân lá có màu xanh đậm.
- Quả đẹp, hình tròn hơi dẹt, cùi dày, vai quả xanh khi chín quả có màu đỏ thẫm, hấp dẫn, độ brix 4,6%,
thích hợp cho ăn tươi.
- VT3 có số quả/cây từ 15-17 quả, khối lượng trung bình quả 120-125 gam. Năng suất ở vụ Đông sớm 40-
45 tấn/ha, vụ Đông chính vụ đạt 55-60 tấn/ha và vụ Hè đạt 28-30 tấn/ha.
- Giống cà chua lai VT3 chống chịu khá với một số bệnh: Sương mai, héo xanh vi khuẩn, virus.
8.BÒ SỮA HÀ LAN
- Bắt nguồn từ bò đen và trắng của Batavian và Friezians được phối giống
- Nguồn gốc: Hà Lan
- Màu sắc: lang trắng đen hoặc lang trắng đỏ
- Bò đực: 750- 1100 kg
- Bò cái: 550- 750 kg
- Sản lượng sữa/ chu kỳ: 5000- 6000 l/ ck
- Kỷ lục: 18000 l/ ck
- Bơ sữa : 3,5- 3,7%
9.GIỐNG NGÔ RAU LAI LVN23

Giống ngô rau lai LVN23 là giống ngô rau lai đơn từ 2 dòng thuần 244/2649 và LV2D có nhiều ưu
điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, chịu được mật độ trồng dày, có tỉ lệ 2-3 bắp cây cao, cho
năng suất không thua kém giống nước ngoài, nhưng có hàm lượng chất khô, protein, các vitamin
C, B1, b caroten cao hơn hẳn, như vậy LVN23 có phẩm chất rau tươi tốt hơn. Ngoài ra một
lượng đáng kể thân lá xanh sau khi thu hoạch lõi non là nguồn thức ăn xanh nhiều dinh dưỡng
phục vụ tốt cho chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là vào giai đoạn vụ đông thiếu cỏ tươi hay cho
những vùng chăn nuôi bò sữa. Giá giống ngô LVN23 chỉ bằng 1/2 giá giống ngô rau nhập nội, do
vậy đã tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước không phải nhập khẩu giống hàng nghìn USD mỗi năm.
10. CỪU MƯỢT
- KregLeymaster, nhà di truyền học tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ và đồng
nghiệp đã nhân giống chéo hai loài: cừu Katahdin có khả năng chống đỡ vật ký sinh và
cừu Dorper cơ bắp
- nhằm giảm bớt công việc xén lông đầy vất vả, đồng thời xoá bỏ nỗi lo về những con vật ký sinh
đang đầy đoạ những loài cừu lông xù thuần chủng.

You might also like