You are on page 1of 57

Page | 1

BÀI CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1

BÀI 1:CẤU HÌNH ACCESS POINT CƠ BẢN Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 19/7/2016

CÂU HỎI CHUẨN BỊ

 Câu 1: Ở mỗi card mạng ta đều có một địa chỉ vật lý (MAC address) duy nhất, tại
sao lại cần thêm địa chỉ IP ở lớp 3?

- MAC address là địa chỉ vật lý gắn liền với thiết bị (Card mạng), được xem như
thuộc tính bản chất của mỗi thiết bị, được quy định bởi nhà sản xuất.

- IP address xác định vị trí card mạng trên đường truyền, không phụ thuộc vào
thiết bị. Có thể ví MAC address như “số Chứng minh nhân dân” và IP address như
“số nhà”.

- Việc dùng MAC address trong môi trường liên mạng là rất khó khăn và rắc rối,
do mỗi mạng có những quy ước giao thức khác nhau, trong khí MAC address lại
phụ thuộc cách ghi của nhà sản xuất. Hơn nữa, khi thay mới thiết bị thì MAC
address thay đổi, dẫn đến việc router phải cập nhật lại địa chỉ thiết bị. Do đó MAC
address chỉ dùng trong mạng LAN. Ngược lại, địa chỉ IP đưa ra một cách định vị
thống nhất và đơn giản cho tất cả các mạng, không phụ thuộc vào thiết bị sử dụng.
Do đó IP address được sử dụng rộng rãi.

 Câu 2: Hãy cho biết lý do tại sao cáp UTP người ta xoắn các cặp dây lại với nhau?

- Mỗi cặp dây của cáp UTP được truyền tin theo kiểu vi sai, người ta chúng xoắn
lại để trường điện từ phát ra của hai dây tự triệt tiêu lẫn nhau, không phát xạ ra môi
trường, giảm nhiễu ảnh hưởng đến các thiết bị khác.

Page | 2
 Câu 3: Phân biệt cáp xoắn, cáp thẳng, cáp chéo

- Cáp xoẳn là cáp có mỗi cặp dây được xoắn lại với nhau nhằm giảm nhiễu ra môi
trường.

- Cáp thẳng và cáp chéo là 2 quy ước đấu dây kết nối hai thiết bị. Với cáp thẳng,
các dây thành phần được mắc theo thứ tự chân tương ứng của hai thiết bị. Cách này
sử dụng khi nối hai thiết bị mà cùng một thứ tự, đầu gửi của bên này là đầu nhận của
bên kia. Với cáp chéo, các dây thành phần được mắc theo một quy ước thứ tự đối
xứng là 1-3, 2-6, 4-7, 5-8 và 3-1, 6-2, 7-4, 8-5, sử dụng khi cùng thứ tự ở hai bên
cùng là đầu nhận hoặc đầu gửi.

Page | 3
Mỗi giao tiếp RJ-45 có 8 chân thứ tự 1-8 có tên là:
1 RTS
2 DTR
3 TxD
4 GND
5 GND
6 RxD
7 DSR
8 CTS

Page | 4
Trong 8 chân này thì chân 3, 6 tương ứng truyền(T) và nhận (R). Trên thiết bị cùng
một nhóm Router, PC, ... hoặc Switch, Hub.. thì thứ tự của 2 chân này giống nhau
(3---3, 6---6) nên khi đấu nối các thiết bị trong nhóm thì phải dùng cáp chéo để bên
này truyền thì bên kia nhận. Ngược lại, nếu thiết bị khác nhóm thì vị trí chân
ngược nhau (3---6, 6---3), do đó ta dùng cáp thẳng.

 Câu 4: Hãy cho biết phải dùng loại cáp nào để kết nối các thiết bị sau (cổng LAN):
Router-Router, PC-PC, Switch-Switch, Router-Switch, PC-Switch, PC-Router?

- Router-Router: cáp chéo

- PC-PC: cáp chéo

- Switch-Switch: về nguyên tắc là cáp chéo, một số switch tự chuyển thì có


thể dùng cáp thẳng

- Router-Switch: cáp thẳng

- PC-Switch: cáp thẳng

- PC-Router: cáp chéo

 Câu 5: Tìm hiểu về Access Point. Hãy cho biết chức năng, tác dụng của Access Point?

- Access Point là thiết bị có chức năng như một switch kết nối mạng LAN, đồng thời
là trung tâm truyền nhận dữ liệu không dây qua kết nối Wi-Fi. Do đó Access Point
được dùng để tạo nên WLAN (Wireless Local Area Network: mạng không dây cục
bộ)

 Câu 6: Phân biệt mạng WAN và mạng LAN?

Page | 5
- Mạng LAN (Local Area Network): là mạng cục bộ kết nối những máy tính
trong khu vực nhỏ, số lượng máy tính kết nối ít, có thể kết nối với những mạng LAN
khác tạo thành mạng lớn hơn.

- Mạng WAN (Wide Area Network): là mạng diện rộng, kết nối ở khoảng cách
xa, số lượng máy tính kết nối lớn. WAN thường dùng để liên kết các mạng LAN
không nằm trong một khu vực địa lý.

 Câu 7: Cho biết các bước cấu hình Access Ponit để kết nối máy tính với ADSL
Modem?

- Bước 1: Kết nối vật lý

- Bước 2: Thiết lập PC

- Bước 3: Cấu hình Access Point

- Bước 4: Kiểm tra Access Point và kết nối Internet

- Bước 5: Cấu hình Wireless cho Access Point

BÀI BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1

BÀI 1:CẤU HÌNH ACCESS POINT CƠ BẢN Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 19/7/2016

Phần 3: Thí Nghiệm

1. Thực hiện bấm cáp mạng theo chuẩn 568A và 568B:

Page | 6
- Thực hiện bấm một cáp thẳng và một cáp chéo theo hướng dẫn - Sử dụng
máy kiểm tra cáp kiểm tra dây cáp đã bấm:
+ Cáp thẳng có cả hai đầu bấm theo chuẩn 568B đã được bấm đúng. +
Cáp chéo có một đầu bấm theo chuẩn 568B, đầu kia bấm theo chuẩn
568A được bấm đúng.

[ Hình ảnh kiểm tra cáp chéo đã được bấm đúng]

- Kiểm tra dây cáp bằng cách kết nối và kiểm tra trên máy tính:

+ Sử dụng cáp thẳng kết nối Access Point là Router mạng với máy và thực hiện
các thao tác như hướng dẫn. Kết quả ping từ PC đến AP thành công:

Page | 7
+ Thay dây cáp kết nối AP và PC thành cáp thẳng rồi kiểm tra tương tự, kết quả ping
từ PC đến AP thành công:

2. Cấu hình Access Point cơ bản:

Bước 1: Kết nối vật lý

Page | 8
+ Tiếp tục dùng cáp thẳng kết nối cổng WAN của AP với ADSL modem (cổng
DB36 trên bàn thí nghiệm), kết quả trạng thái đèn của AP:

Bước 2: Thiết lập trên PC


Thực hiện đổi địa chỉ IP của PC thành Obtain an IP address automatically theo các
thao tác trong hướng dẫn.

Page | 9
Bước 3: Cấu hình Access Point (AP)
Bật nguồn AP và thực hiện RESET cài đặt gốc cho AP.
Sử dụng trình duyệt truy cập địa chỉ IP mặc định của AP: 192.168.0.1
Tùy chỉnh thông số WAN của IP tại thẻ Internet: Internet
Connection Type: Static IP
IP Address: 192.168.1.10
Subnet Mask: 255.255.255.0
Gateway: 192.168.1.1
DNS Server: 192.168.1.1
Tùy chỉnh cấu hình LAN và DHCP của AP tại thẻ Administration  LAN
Parameters:
IP Address: 192.168.5.1
Subnet Mask: 255.255.255.0
DHCP Server: Enable
IP Pool Start Address: 192.168.0.100
IP Pool Stop Address: 192.168.0.150
Thực hiện khởi động lại AP.

Bước 4: Kiểm tra thông số cài đặt AP và kết nối Internet:


PC đã được kết nối Internet.
Các thông số WAN và LAN của AP được giữa nguyên như thiết lập trên:

Page | 10
Bước 5: Cấu hình Wireless cho AP:
Truy cập thẻ Wireless để mở tùy chộn phát mạng không dây và khởi tạo các thông
số cho mạng không dây tại một số thông số sau:
SSID: Tenda
Network Mode 11b/g/n
Channel: Auto
Channel bandwidth: 20/40
Security mode: WPA2 - PSK
Password: 123456789
Hoàn tất cài đặt thông số mạng wireless trên Router. Sử dụng điện thoại di động cá
nhân kết nối vào Internet thành công thông qua mạng wireless đã thiết lập và phát
trên Router.

Page | 11
BÀI CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1

BÀI 2: CẤU HÌNH MẠNG CƠ BẢN Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 26/07/2017

Câu 1: Ở mỗi Card mạng ta đều có một địa chỉ vật lý (MAC address) duy nhất, tại
sao ta lại cần thêm địa chỉ IP ở lớp 3?

 Trả lời:

MAC address là địa chỉ gắn liền với thiết bị vật lý (Card mạng). Nó phụ thuộc
và là duy nhất với mỗi thiết bị.

IP address xác định vị trí card mạng trên đường truyền, không phụ thuộc vào
thiết bị. Có thể ví MAC address như “số Chứng minh nhân dân” và IP address như “số
nhà”.

MAC address chỉ có thể được dùng trong mạng LAN. Trong môi trường liên
mạng, MAC address bất cập do các mạng có các phương thức truyền khác nhau. Thay
vào đó ta dùng địa chỉ IP, vì nó đưa ra một định vị trí trong mạng cách thống nhất và
đơn giản cho liên mạng.

Một sự bất tiện khác là khi thay mới thiết bị thì MAC address thay đổi, dẫn
đến việc phải đổi địa chỉ của thiết bị đó chứa trong những phần tử định tuyến. Ngược
lại, địa chỉ IP không bị ảnh hưởng bởi sự thay thế thiết bị.

Câu 2: Hãy cho biết chức năng của địa chỉ 0.0.0.0/8 và địa chỉ 127.0.0.0/8?

 Trả lời:

0.0.0.0/8 là dải địa chỉ IP của mạng hiện tại, một số chỉ đến các host nhất định
trong mạng; chỉ có giá trị với địa chỉ nguồn

127.0.0.0/8 là dải địa chỉ loopback, dùng để gửi tin từ thiết bị đến một mạng
ảo rồi quay về chính nó, thường có chức năng kiểm tra thiết bị; địa chỉ này thuộc lớp
A

Page | 12
Câu 3: Hãy cho biết chức năng của địa chỉ IPv4 lớp D và E?

 Trả lời:

Lớp D dành cho Multicast (cách thức truyền tin được gửi từ 1 hoặc nhiều
điểm đến 1 tập hợp các điểm khác)

Lớp E được dự trữ để dùng cho thí nghiệm, cho tương lai…

Câu 4: Hãy phân biệt địa chỉ IPv4 Private và Public?

 Trả lời

Private IP được dùng trong các mạng riêng (LAN). Private IP được đặt tùy
theo người thiết lập, tuy nhiên chỉ giới hạn trong 3 dải địa chỉ: 10.0.0.010.255.255.255
(lớp A); 172.16.0.0-172.31.255.255 (lớp B); 192.168.0.0192.168.255.255 (lớp C).

Public IP được dùng trong mạng Internet, được cung cấp bởi nhà phân phối
mạng (ISP). Mỗi địa chỉ chỉ được phép cấp cho một máy tính; dải địa chỉ không giới
hạn (trừ các IP đặc biệt) Có 2 dạng: IP tĩnh thường dùng cho các sever, IP động (IP
thay đổi mỗi lần truy cập lại vào mạng) thường dùng cho các máy tính cá nhân.

Câu 5: Hãy trình bày về line-code của đường truyền Ethernet?

 Trả lời:

Line-code của Ethenet là mã Manchester

Page | 13
Nguyên lý: Tín hiệu đổi pha ở giữa mỗi bit

Quy ước: Bit 1 = -V  +V ; Bit 0 = +V  -V


Ưu điểm: Thành phần DC = 0, đồng bộ tốt ở cạnh xung giữa bit, phát hiện sai khi có
mặt cạnh xung không đúng

Nhược điểm: Cần băng thông lớn, tốc độ điều chế lớn

Câu 6: Hãy cho biết phải dùng loại cáp nào để kết nối các thiết bị sau (cổng LAN):
Router-Router, PC-PC, Switch-Switch, Router-Switch, PC-Switch, PCRouter?

 Trả lời:
• Router-Router: truyền không dây, cáp chéo (crossover)
• PC-PC: cáp chéo
• Switch-Switch: cáp chéo
• Router-Switch: cáp thẳng
• PC-Switch: cáp thẳng  PC-Router: cáp chéo
[ Hình dưới đây minh họa 2 cách nối dây thẳng và chéo giữa 2 thiết bị ]

Page | 14
BÀI BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1

BÀI 2: CẤU HÌNH MẠNG CƠ BẢN Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 26/07/2017

Phần 3: Thí nghiệm

1. Xây dựng mạng Peer-to-Peer:

+ Để kết nối PC và PC ta dùng loại cáp chéo UTP 4 cặp dây.


+ Gán địa chỉ IP cho máy A và B như thông số, vậy ta có phần network và host
trong địa chỉ IP trên là:

Máy A Máy B

Phần network 192.168.1 192.168.1

Phần host 10 11

+ Phần network của máy A và máy B giống nhau vì hai máy kết nối peer-to-peer
trong cùng một hệt thống mạng nội bộ.
+ Phần host của máy A và máy B khác nhau để phân biệt hai máy riêng biệt trong
cùng một hệ thống mạng network.

Kết quả ping từ máy A qua máy B:


Reply from 192.168.1.11 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.11 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.11 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.11 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Ping statistics for 192.168.1.11
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0
Apphoximate round trip times in milli – seconds:
Minimum = 0ms, maximum = 0ms, Average = 0ms

Page | 15
Kết quả ping từ máy B qua máy A:
Reply from 192.168.1.10 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.10 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.10 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.10 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Ping statistics for 192.168.1.10
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0
Apphoximate round trip times in milli – seconds:
Minimum = 0ms, maximum = 0ms, Average = 0ms

2. Xây dựng mạng Switch based:


+ Để kết nối PC và Switch ta dùng loại cáp thẳng UTP 4 cặp dây.
+ Ưu và khuyết điểm của mô hình Switch based so với Peer-to-peer:
+ Thực hiện gán địa chỉ IP mới cho máy A 192.168.1.12 và máy B 192.168.1.13
Kết quả ping từ máy A qua máy B:
Reply from 192.168.1.13 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.13 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.13 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.13 bytes = 32 time < 1ms TTL = 128
Ping statistics for 192.168.1.13
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0
Apphoximate round trip times in milli – seconds:
Minimum = 0ms, maximum = 0ms, Average = 0ms

Kết quả ping từ máy B qua máy A:


Reply from 192.168.1.12 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.12 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Reply from 192.168.1.12 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Page | 16
Reply from 192.168.1.12 bytes = 32 time<1ms TTL = 128
Ping statistics for 192.168.1.12
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0
Apphoximate round trip times in milli – seconds:
Minimum = 0ms, maximum = 0ms, Average = 0ms

3. Cấu hình cơ bản trên Router Cisco. Xây dựng mạng Router Based:

Xây dựng mô hình kết nối như hướng dẫn:

Các bước thực hiện cấu hình trên Router và địa chỉ IP cho Router:

Phân biệt phần network và host của máy A, máy B và của các cổng Router:
Máy A Máy B GigaEthernet GigaEthernet
0/0 0/1

Phần network 192.168.3 192.168.4 192.168.3 192.168.4

Phần host 2 2 1 1

Kết quả thực hiện ping từ PC A đến PC B:


Reply from 192.168.4.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Reply from 192.168.4.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Reply from 192.168.4.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Reply from 192.168.4.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Ping statistics for 192.168.4.2
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0
Apphoximate round trip times in milli – seconds:
Minimum = 0ms, maximum = 1ms, Average = 0ms

Page | 17
Kết quả thực hiện ping từ PC B đến PC A:
Reply from 192.168.3.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Reply from 192.168.3.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Reply from 192.168.3.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Reply from 192.168.3.2 bytes = 32 time<1ms TTL = 127
Ping statistics for 192.168.3.2
Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0
Apphoximate round trip times in milli – seconds:
Minimum = 0ms, maximum = 1ms, Average = 0ms

Ưu điểm và khuyết điểm của mô hình Router based so với mô hình Switch
based:

Page | 18
BÀI CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1

BÀI 3: Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 02/08/2017

PHÂN TÍCH CÁC PROTOCOL


THÔNG DỤNG CỦA TCP/IP
CÂU HỎI CHUẨN BỊ

 Câu 1: Hãy trình bày quá trình đóng gói (enscapsulation) và gỡ gói (de-
enscapsulation) của dữ liệu khi gửi qua mạng?

- Đóng gói dữ liệu là quá trình diễn ra khi máy phát muốn truyền dữ
liệu đi các máy khác. Quá trình này diễn ra tuần tự các lớp từ thấp đến cao
(Physical  Data Link 
Network…). Khi đi qua một lớp, dữ liệu được chèn thêm đầu và đuôi chứa các thông
tin quy ước cần thiết tương ứng với lớp đó. Khi đóng gói xong, dữ liệu mới được phép
phát lên đường truyền.

- Gỡ gói dữ liệu là quá trình diễn ra khi máy thu muốn đọc dữ liệu
truyền đến. Quá trình này diễn ra tuần tự theo các lớp từ cao đến thấp, hoàn
toàn ngược lại với quá trình
đóng gói. Sau khi gỡ gói, máy thu mới đọc được thông điệp được gửi đến.

- Quy trình đóng-gỡ gói nói chung và các header, footer nói riêng
giúp hai bên thu phát trao đổi, xử lý dữ liệu một cách hợp lý và chính xác.

Page | 19
- Một số đơn vị dữ liệu của các lớp là: Segment ở lớp 4 (Transport),
Packet ở lớp 3 (Network), Frame ở lớp 2 (Data Link) và Bits ở lớp 1
(Physical).

 Câu 2: Hãy so sánh các phương thức truyền unicast, broadcast, multicast?

- Unicast: là cách thức truyền tin từ 1 điểm đến 1 điểm khác. Ngoại trừ 1
nguồn gửi và 1 nguồn nhận, tất cả các máy tính khác sẽ không nhận và xử lý được
dữ liệu này. Hạn chế của phương pháp này là nếu muốn truyền dữ liệu đến nhiều
máy, ta phải truyền nhiều lần và thiết lập nhiều kết nối. Tuy nhiên việc truyền
Unicast vẫn là hình thức truyền chủ yếu trong mạng LAN và Internet.

- Broadcast: là cách thức truyền tin từ 1 điểm đến tất cả các điểm khác.
Thông tin được chỉ từ 1 nguồn gửi nhưng được gửi đến tất cả các nguồn nhận
trong cùng 1 hệ kết nối. Hạn chế của phương pháp này là lãng phí băng thông bởi
vì không phải tất cả các máy đều cần nhận dữ liệu.

Page | 20
- Multicast: là cách thức truyền tin từ 1 hoặc nhiều điểm đến 1 tập hợp các
điểm khác. Multicast hữu ích nếu 1 nhóm khách hàng yêu cầu 1 bộ dữ liệu chung
cùng 1 lúc.
Việc truyền Multicast sẽ có thể tiết kiệm băng thông 1 cách đáng kể.

 Câu 3: Trình bày vắn tắt quá trình ARP giữa các máy nằm ở mạng khác nhau,
proxy ARP, gratuitous ARP?

- Quá trình ARP theo từng bước sau :


• Máy A gửi một ARP request (broadcast) để tìm địa chỉ MAC của port X của
Router.
• Router C trả lời, cung cấp cho máy A địa chỉ MAC của port X.
• Máy A truyền gói tin đến port X .
• Router nhận được gói tin từ máy A, chuyển gói tin ra port Y của Router. Trong
gói tin có chứa địa chỉ IP của máy B. Router sẽ gửi ARP request để tìm địa chỉ
MAC của máy B.

Page | 21
• Máy B sẽ trả lời cho Router biết địa chỉ MAC của mình. Sau khi nhận được địa
chỉ MAC của máy B, Router C gửi gói tin của A đến B.

- Proxy ARP:

Khi hai máy A và B nằm trên 2 mạng LAN khác nhau, router sẽ nằm giữa và
được cấu hình để đáp ứng các gói tin gửi từ A cho B.

Router sẽ không gửi cho A địa chỉ MAC của B, vì dù thế nào A và B cũng nằm
trên hai mạng khác nhau và không thể gửi trực tiếp đến nhau được. Thay vào đó router
sẽ gửi cho A các địa chỉ MAC của chính router.

A sau đó sẽ gửi thông các gói tin cho router, và router sẽ gửi tiếp cho B. Quá
trình cũng hoàn toàn diễn ra tương tự khi B muốn gửi thông tin cho A, hay cho bất cứ
thiết bị nào mà đích đến của gói tin là một thiết bị ở một mạng khác.

- Gratuitous ARP:

Hiểu đơn giản là một máy quảng bá


địa chỉ MAC của nó cho các máy khác trong
mạng. Một gratuitous xảy ra khi một máy
gửi một thông điệp ARP Reply mà cần
không có một ARP request và gửi về địa chỉ
đích Ethernet broadcast. Bằng cách
broadcast ra các thông điệp gratious ARP,
tất cả các máy trên LAN sẽ học ARP entry.

Gratuitous ARP có thể bị kẻ tấn công lợi dụng để đánh cắp dữ liệu. Kẻ tấn công
có thể gửi ra một gratuitous ARP, thông báo địa chỉ IP của một máy thật nhưng kết nối
với địa chỉ MAC của máy tấn công. Tất cả các máy trong mạng (bao gồm router và
switch) cập nhật bảng ARP và gửi dữ liệu đến máy tấn công thay vì máy thật.

 Câu 4: Hãy trình bày các trường trong khung Ethernet, gói IP và TCP?

- Khung Ethernet

Page | 22
Preamble: 10101010 (7 bytes giống nhau) báo cho các thiết bị trong mạng là
dữ
liệu trên đường truyền, thực hiện đồng bộ thu phát

Start Frame (10101011) chỉ ra nơi bắt đầu khung dữ liệu

Address field chứa MAC addresses của nguồn và đích. Địa chỉ nguồn phát
theo unicast. Địa chỉ đích có thể phát theo cả unicast, multicast hay broadcast

Type/Length chỉ ra số byte PDU đang đến, là vùng tùy chọn

Data: Chưa toàn bộ là thông tin được truyền từ các giao thức lớp trên xuống.

CRC: 4 bytes, kiểm tra lỗi

- Gói TCP
Một gói tin TCP bao gồm 2 phần: header và dữ liệu
Phần header có 11 trường trong đó 10 trường bắt buộc.

Page | 23
Destination port
Số hiệu của cổng tại máy tính nhận.
Sequence number
Trường này có 2 nhiệm vụ. Nếu cờ SYN bật thì nó là số thứ tự gói ban đầu và byte
đầu tiên được gửi có số thứ tự này cộng thêm 1. Nếu không có cờ SYN thì đây là số
thứ tự của byte đầu tiên.
Acknowledgement number
Nếu cờ ACK bật thì giá trị của trường chính là số thứ tự gói tin tiếp theo mà bên
nhận cần.
Data offset
Trường có độ dài 4 bít quy định độ dài của phần header (tính theo đơn vị từ 32 bít).
Phần header có độ dài tối thiểu là 5 từ (160 bit) và tối đa là 15 từ (480 bít). Reserved
Dành cho tương lai và có giá trị là 0.
Flags (hay Control bits)
Bao gồm 6 cờ:
Page | 24
+ URG: Cờ cho trường Urgent pointer
+ ACK: Cờ cho trường Acknowledgement
+ PSH: Hàm Push
+ RST: Thiết lập lại đường truyền
+ SYN: Đồng bộ lại số thứ tự
+ FIN: Không gửi thêm số liệu
Window
Số byte có thể nhận bắt đầu từ giá trị của trường báo nhận (ACK)
Checksum
16 bít kiểm tra cho cả phần header và dữ liệu
Options: là trường tùy chọn
- Gói IP

VERS (4 bit): chỉ ra phiên bản hiện hành của IP đang được dùng, có 4 bit. Nếu
trường này khác với phiên bản IP của thiết bị nhận, thiết bị nhận sẽ từ chối và loại bỏ
các gói tin này.

HLEN (4 bit): chỉ độ dài phần tiêu đề (Internet Header Length) của datagram,
tính theo đơn vị word (32 bits). Nếu không có trường này thì độ dài mặc định của
phần tiêu đề là 5 từ.

Service Type (8 bits): cho biết các thông tin về loại dịch vụ và mức ưu tiên của
gói IP, có dạng cụ thể như sau:

Page | 25
+ Precedence (3 bits): chỉ thị về quyền ưu tiên gửi datagram, cụ thể là:
 111 Network Control (cao nhất)
 011- flash
 110 Internetwork Control
 010 Immediate
 101 CRITIC/ECP
 001 Priority
 100 Flas Override
 000 Routine (thấp nhất)

+ D (delay) (1 bit) : chỉ độ trễ yêu cầu


 D = 0 độ trễ bình thường,
 D = 1 độ trễ thấp

+ T (Throughput) (1 bit) : chỉ số thông lượng yêu cầu


 T = 1 thông l ượng bình thường
 T = 1 thông l ượng cao

+ R (Reliability) (1 bit): chỉ độ tin cậy yêu cầu


 R = 0 độ tin cậy bình thường
 R = 1 độ tin cậy cao

Total Length (16 bits): chỉ độ dài toàn bộ datagram, kể cả phần header (tính theo
đơn vị bytes), vùng dữ liệu của datagram có thể dài tới 65535 bytes. Để biết chiều dài
của dữ liệu chỉ cần lấy tổng chiều dài này trừ đi HLEN.

Identification (16 bit): cùng với các tham số khác (Source Address và
Destination Address) tham số này dùng để định danh duy nhất cho một datagram trong
khoảng thời gian nó vẫn còn trên liên mạng. Đây là 1 số nguyên.

Flags (3 bits): Liên quan đến sự phân đoạn (Fragment) của datagram. cụ thể:

Page | 26
0 DF MF

Bit 0: reserved chưa sử dụng luôn lấy giá trị 0

Bit 1: DF = 1: Gói tin bị phân đoạn, có nhiều hơn 1 đoạn

DF = 0: Gói tin ko bị phân đoạn.


Bit 2: MF = 0: Đây là đoạn cuối cùng

MF = 1: Đây chưa phải là đoạn cuối cùng, còn đoạn khác phía sau nữa

Fragment Offset (13 bits): chỉ vị trí của đoạn (fragment) ở trong datagram, tính
theo đơn vị 64 bits, có nghĩa là mỗi đoạn (trừ đoạn cuối cùng) phải chứa một vùng dữ
liệu có độ dài là bội của 64 bits. Nó được dùng để ghép các mảnh Datagram lai với
nhau

Time To Live (TTL – 8 bit): giá trị này được đặt lúc bắt đầu gửi gói tin. Và nó
sẽ giảm dần khi đi qua 1 router. gói tin sẽ bị hủy nếu giá trị này = 0 khi chưa đến đích.
Việc làm này nhằm giải quyết vấn đề gói tin bị lặp vô hạn trên mạng.

Protocol (8 bits): Chỉ ra giao thức lớp trên, chẳng hạn như TCP hay UDP

Header Checksum: mã kiểm soát lỗi sử dụng phương pháp CRC dùng để đảm
bảo thông tin về gói dữ liệu được truyền đi một cách chính xác (mặc dù dữ liệu có thể
bị lỗi).

Source Address (32 bits): địa chỉ của trạm nguồn.

Destination Address (32 bits): địa chỉ của trạm đích.

Option (có độ dài thay đổi) sử dụng trong một số trường hợp, nhưng thực tế
chúng rất ít dùng. Option bao gồm bảo mật, chức năng định tuyến đặc biệt

Padding (độ dài thay đổi): Các số 0 được bổ sung vào field này để đảm bảo IP
Header luôn la bội số của 32 bit.

Data (độ dài thay đổi): vùng dữ liệu có độ dài là bội của 8 bits, tối đa là 65535
bytes.
 Câu 5: Hãy so sánh giữa TCP và UDP?
TCP UDP

Page | 27
Điểm
chung - Đều là các giao thức mạng TCP/IP, hoạt động trên lớp Transport, -
Đều có chức năng thiết lập cơ chế trao đổi dữ liệu giữa các máy.

Đặc trưng - Dạng Connection-Oriented: Yêu


riêng cầu - Dạng Connectionless: Không yêu
thiết lập kết nối kiểu “bắt tay 3 bước” cầu thiết lập kết nối trước khi truyền dữ
trước khi truyền dữ liệu giữa các máy. liệu giữa các máy.

- Có cơ chế báo nhận dữ liệu. Yêu - Không có cơ chế báo nhận. Bỏ qua
cầu truyền lại bất cứ segment nào bị các lỗi cục bộ.
lỗi. - Không kiểm tra thứ tự dữ liệu
- Sắp xếp thứ tự dữ liệu chính xác. -
- Không kiểm soát luồng - Chấp nhận
Có kiểm soát luồng (flow control) mất một số dữ liệu.
- Đảm bảo truyền dữ liệu hoàn hảo. - Tốc độ truyền cao.
- Tốc độ truyền thấp hơn UDP
 Nhanh nhưng không tin cậy
 Đáng tin cậy nhưng không nhanh -
- Dùng cho mạng LAN
Dùng cho mạng WAN.
- Ứng dụng: xem video, game online…
- Ứng dụng: gửi mail, đọc báo…

Page | 28
BÀI BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1

BÀI 3: Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 02/08/2017

PHÂN TÍCH CÁC PROTOCOL


THÔNG DỤNG CỦA TCP/IP

1. Dùng Wireshark để phân tích quá trình ARP và ICMP

- Kết nối hai máy, gán IP cho hai máy như sau:

192.168.1.5/24 192.168.1.6/24

- Chạy chương trình Wireshark, bắt đầu cho bắt gói trên cả hai máy.

- Từ dấu nhắc DOS xóa bảng ARP của cả hai máy bằng lệnh arp –d, kiểm tra lại
rằng bảng ARP của hai máy là trống bằng lệnh arp –a.

- Thực hiện ping từ máy A đến máy B bằng cách từ dấu nhắc DOS của máy A gõ
lệnh ping 192.168.1.6

Page | 29
- Sau khi thực hiện xong lệnh ping, dừng quá trình bắt gói trên cả hai máy. Xem
bảng ARP trên cả hai máy bằng lệnh arp –a tại dấu nhắc DOS. Ghi lại bảng ARP
của 2 máy.
• Máy A:

• Máy B:

Bảng ARP của máy A Bảng ARP của máy B


IP: 192.168.1.6 IP: 192.168.1.5
MAC: 00-11-11-db-fe-1d MAC: 00-11-11-dc-07-34
- Xem địa chỉ MAC và địa chỉ IP 2 máy bằng lệnh ipconfig/all tại dấu nhắc DOS 
Máy A:

 Máy B:

Page | 30
IP và MAC address của máy A IP và MAC address của máy B
IP: 192.168.1.5 IP: 192.168.1.6
MAC: 00-11-11-dc-07-34 MAC: 00-11-11-db-fe-1d

- Nhận xét sự tương quan giữa bảng ARP và địa chỉ các máy:
Địa chỉ MAC và IP của máy A xuất hiện trong bảng ARP của máy B và ngược
lại. Như vậy qua quá trình kết nối ARP, mỗi máy sẽ lưu vào bảng ARP của mình
địa chỉ của các máy khác trong mạng.
- Phân tích gói ARP request và ARP reply, điền vào bảng sau:
• Gói ARP request

Layer 2 Dest address: ff:ff:ff:ff:ff:ff Layer 2 Src Address:


00:11:11:dc:07:34
Layer 2 code for encapsulated data: ARP (0x0806)
Hardware Type: Ethernet (1) Layer 3 Protocol Type: IP

Page | 31
(0x0800) Layer 3 Addr Length: 4
Hardware Addr Length: 6
Arp Opcode and Name: request (1)
Sender Hardware Addr: 00:11:11:dc:07:34
Sender IP Addr: 192.168.1.5
Targer Hardware Addr: 00:00:00:00:00:00
Target IP Addr: 192.168.1.6

• Gói ARP reply

Layer 2 Dest address: 00:11:11:dc:07:34 Layer 2 Src Address:


00:11:11:db:fe:1d
Layer 2 code for encapsulated data: ARP (0x0806)
Hardware Type: Ethernet (1) Layer 3 Protocol Type: IP
(0x0800) Layer 3 Addr Length: 4
Hardware Addr Length: 6
Arp Opcode and Name: reply (2)
Sender Hardware Addr: 00:11:11:db:fe:1d
Sender IP Addr: 192.168.1.6
Targer Hardware Addr: 00:11:11:dc:07:34
Target IP Addr: 192.168.1.5
- Phân tích quá trình gửi và nhận gói giữa hai máy thông qua các gói bắt được: Dữ
liệu gửi từ máy A 192.168.1.1 là thông tin broadcast có địa chỉ MAC của máy A
gửi đến nhưng chưa có địa MAC máy B. Máy B nhận thông tin broadcast thấy
đúng địa chỉ IP sẽ gửi các frame trả lời có chứa địa chỉ MAC của mình. Mỗi lần gửi
và trả lời một frame.

Page | 32
- Phân tích trường lớp 2 và lớp 3 của gói ICMP echo request và ICMP echo reply:
Trường lớp 2 và lớp 3 của gói ICMP echo request và ICMP echo reply là địa chỉ
MAC cũng như địa chỉ IP của máy gửi và máy nhận (máy A và máy B) đã được
xác nhận từ gói ARP ở trên.
- Dữ liệu trong gói ICMP echo request và reply là gì? Có giống nhau hay không?
Mục đích của dữ liệu này là gì?
Dữ liệu gửi trong gói ICMP echo request và reply là hoàn toàn giống nhau nhằm
mục đích kiểm tra dữ liệu truyền đi giữa hai máy có đảm bảo đúng hoàn toàn
hay không.

2. Phân tích quá trình thiết lập và kết thúc một kết nối TCP -
Thực hiện mô hình kết nối sau:

Telnet server Telnet client

192.168.1.5/24 192.168.1.6/24

Trên máy A, kích hoạt chức năng Telnet: chọn Start>Run, trong cửa sổ mới gõ vào
lệnh services.msc rồi nhấn Ok. Trong cửa sổ mới hiện ra, click phải vào dòng
“Telnet”, chọn Properties, ở tab General, chọn Startup type là Manual, rồi bấm
vào nút Start.

Chờ cho quá trình kích hoạt telnet thành công.

Chạy chương trình Wireshark, bắt đầu cho bắt gói trên cả hai máy.

Từ máy B, thực hiện telnet tới máy A bằng cách ở dấu nhắc DOS, dùng lệnh telnet
192.168.1.5

Page | 33
Sau khi telnet thành công, gõ một lệnh DOS bất kỳ ở dấu nhắc trong cửa sổ telnet
(sinh viên có thể dùng lệnh help). Sau đó, thoát khỏi kết nối telnet bằng lệnh exit.
Dừng quá trình bắt gói.

- Dùng lệnh help:

- Dùng lệnh arp –a để xem bảng arp của máy server và dùng lệnh ping 192.168.1.6
ngược từ sever về client

Page | 34
- Thoát telnet

- Trong chương trình Wireshark, chọn vào một gói của kết nối telnet, chọn menu
Statistics>Flow graph, trong cửa sổ mới hiện ra, sửa phần Choose flow type thành
TCP type

Page | 35
Page | 36
-
- Dựa vào các gói Wireshark bắt được, phân tích quá trình thiết lập kết nối của
một kết nối TCP (ở đây là telnet)?
Bước 1: Client khởi tạo kết nối với server bằng cách gửi một gói TCP với cờ
SYN được bật, thông báo cho server biết số thứ tự x của gói nhằm đồng bộ về
thông số với server.
Bước 2: Server nhận được gói này lưu lại số thứ tự x, và trả lời bằng một gói
có thứ tự x+1, trong đó chứa số thứ tự y của nó với cờ SYN và ACK được bật.
Việc trả lời bằng gói có số thứ tự là x+1 nhằm mục đích thông báo cho client
biết được máy nhận đã nhận được tất cả dữ liệu cho đến số thứ tự là x và mong
chờ gói có số thứ tự là x+1.
Bước 3: Sau khi nhận được gói này, client phúc đáp bằng một gói TCP có cờ
ACK được bật và có số thứ tự là y+1. Sau bước này thì dữ liệu có thể được
chuyển giữa client và server.
#Chi tiết:

- Máy B ở port 1063 gửi gói TCP với cờ SYN bật (Flags: 0x002) và thông báo số
thứ tự x= 0 (Sequence number: 0).
- Máy A ở port 23 nhận được, trả lời với một gói TCP có cờ SYN và ACK bật
(Flags: 0x012), số thứ tự y = 0 (Sequence number: 0) và thông báo đã nhận đến
gói x=0, đang chờ gói x=1 (Acknowledgment number: 1)
- Máy B nhận được, phúc đáp bằng một gói TCP với cờ ACK bật (Flags: 0x010),
số thứ tự x=1 và chờ nhận gói y=1. Sau bước này, dữ liệu đã có thể chuyển
giữa A và B.

- Dựa vào các gói Wireshark bắt được phân tích quá trình gửi dữ liệu của
một kết nối TCP (ở đây là telnet)?
Bước 1: Server gửi một gói tin PSH,ACK cho Client.
Bước 2: Client gửi lại một gói PSH, ACK cho server vừa để xác nhận đã nhân
được thông tin từ server, vừa để gửi thông tin đến Server.
Page | 37
Bước 3: Server và client lại gửi thông tin và xác nhận đã nhận được thông tin
đến nhau một vài lần cho đến hết gói thông tin.
Bước 4: Cuối cùng, Server gửi lại thông báo ACK đã nhận được gói tin.

#Chi tiết:

- Sau thiết lập xong kết nối TCP, máy A gửi cho B một gói dữ liệu với cờ PSH và ACK
bật (Flags: 0x018), số thứ tự y=1, đang chờ gói x=1 của bên A, gói TCP với cờ ACK
ở khâu thiết lập không làm thay đổi Acknowledgment number của A.

Máy A gửi 21 gói dữ liệu qua B (TCP Segment Len: 21)

- Máy B nhận dữ liệu, bật cờ PSH, ACK và gửi lại A 3 gói dữ liệu (TCP Segment Len:
3), thông báo số thứ tự x=1, chờ nhận gói y=22

- Máy A nhận dữ liệu, bật cờ PSH, ACK, gửi 8 gói dữ liệu qua B, thông báo số thứ tự
y=22, chờ nhận gói x=4

Quá trình truyền nhận tiếp tục diễn ra tương tự với số thứ tự x và y tăng dần.

- Dựa vào các gói Wireshark bắt được, phân tích quá trình giải tỏa kết nối
của một kết nối TCP (ở đây là telnet)?
Bước 1: Client khi muốn kêt thúc kết nối sẽ gửi một gói TCP với cờ FIN được
bật nhằm thông báo cho server việc giải tỏa kết nối.
Bước 2: Server trả lời client bằng một gói TCP có cờ ACK được bật nhằm xác
nhận đã nhận được gói trước đó của client.
Bước 3: Server gửi tiếp một gói có cờ FIN được bật nhằm thông báo cho client
biết việc giải tỏa kết nối.
Bước 4: client trả lời server bằng một gói có cờ ACK được bật để xác nhận đã
nhận được gói FIN của server, sau gói này, cả client và server đều giải tỏa kết
nối.

Page | 38
#Chi tiết:

- Máy B gửi một gói TCP với cờ FIN và ACK được bật, thông báo đã nhận được
dữ liệu trước và việc giải tỏa kết nối
- Máy A gửi một gói TCP với cờ ACK được bật, thông báo đã nhận được gói
trước.
- Máy A gửi một gói TCP với cờ FIN và ACK được bật, thông báo sẽ giải tỏa kết
nối
- Máy B gửi một gói TCP với cờ ACK được bật, thông báo xác nhận được FIN
và sau gói này, cả hai máy đều giải tỏa kết nối.

- Chọn vào một gói của kết nối telnet, chọn menu Analyze>Follow TCP
stream, Follow TCP stream là chức năng của Wireshark, dựng lại thông tin
trao đổi của kết nối TCP dựa vào dữ liệu nhận được trong các gói?

Page | 39
- Nhận xét về thông tin nhận được từ việc dựng lại kết nối telnet vừa thực
hiện với thông tin nhận được từ kết nối thật ?

+ Hai thông tin nhận được từ việc dựng lại kết nối và thông tin thật đều giống
nhau, ngoại trừ một số kí hiệu đặc biệt qui định các vị trí xuống dòng (…), còn
lại các thông tin nhận được giống trong thực tế.
+ Dòng chữ màu đỏ là khi ta thao tác với máy tính còn dòng chữ màu xanh là
gói tin được gửi.

- Rút ra kết luận về hoạt động chuyển dữ liệu của telnet, tại sao telnet được
gọi là một “terminal emulator”?

+ Hoạt động chuyển dữ liệu cúa Telnet thông qua giao thức TCP có 4 lớp chức
năng chuyển thông tin đáng tin cậy qua mạng, có cả chức năng kiểm soát luồng
và kiểm soát lỗi. Telnet hoạt động luân phiên với mỗi phiên là một liên kết
truyền dữ liệu theo giao thức TCP với lớp 2 và 3 theo mô hình client (phần
mềm chạy trên máy tính tại chỗ) – service (dịch vụ chạy trên máy tính từ xa).
+ Các lệnh từ Client sẽ được đóng gói qua giao thức TCP và truyền với IP của
máy khác. Máy Service sẽ nhận và tách thông tin từ Client để thực hiện. +
Đường truyền telnet là đường truyền dữ liệu đồng thời cho phép kết nối và điều
khiển nhiều thiết bị khác nhau với điều kiện 2 máy có IP có khả năng kết nối
với nhau. Vậy telnet được gọi là “terminal emulator” là vì nó tạo được kêt nối
nhiều máy, điều khiển với các thiết bị từ xa, các thiết bị cần điều khiển là thiết
bị nằm cuối.

Page | 40
BÀI CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM Tổ thí nghiệm: 1
BÀI 4B: SỢI QUANG Thời gian thí nghiệm: Tiết 4-6 Ngày 09/08/2017
CÂU HỎI CHUẨN BỊ

 Câu 1: Cho chuỗi bit 1101000100111101. Vẽ các tín hiệu RZ (polar), NRZ (polar &
unipolar), Manchester, Biphase.
Các tín hiệu được vẽ bằng chức năng plot của phần mềm MATLAB

Page | 39
 Câu 2: Ưu khuyết điểm của mã hóa Manchester so với NRZ, RZ?
Tóm tắt đặc điểm của mã NRZ, RZ và Manchester
Số mức Khả năng đồng bộ Mức DC Chiếm dụng Khả năng phát
điện áp
cân bằng băng thông hiện lỗi

Page | 39
NRZ 2 Đồng bộ được ở các Khác 0 Nhỏ Không có
bit 1 với mã NRZ-I

RZ 3 Đồng bộ tốt ở cạnh Khác 0 Nhiều gấp 2 Không có


xung giữa mỗi bit lần NRZ

Manchester 2 Đồng bộ tốt ở cạnh Bằng 0 Nhiều gấp 2 Phát hiện sai khi
xung giữa mỗi bit lần NRZ có cạnh xung
không mong
muốn

 Mã Manchester có ưu điểm: + Khả năng đồng bộ tốt


hơn NRZ + Có mức DC cân bằng: bằng 0.
+ Có khả năng phát hiện sai ở cạnh xung không mong muốn
+ Ít mức điện áp hơn RZ
 Mã Manchester có khuyết điểm:
+ Cần có băng thông rộng gấp đôi so với NRZ để truyền.

Page | 39
Báo cáo Thí nghiệm Truyền số liệu và mạng

BÀI 4B: SỢI QUANG

1. BỘ TẠO TÍN HIỆU SỐ

Hình 1 cho thấy kết nối để thực hành thí nghiệm:


Ba đầu cấp nguồn(+15,0,-15) nối với cấp nguồn
Osciliscope đầu dò 1 của kênh 1 nối TLL DATA và của kênh 2 nối ngõ ra thứ 3 của bộ
phát(NRZ/BIPHASE/MANCHESTER)
Chỉnh khóa chọn xung clock tới bộ phát nội. ở osciliscope, cùng một lúc quan sát tín hiệu TTL
và ngõ ra của bộ phát chọn bởi switch NRZ/BIPHASE/MANCHESTER xuất hiện.
Có thể điều chỉnh và thực hành các luật coding của các tín hiệu này như sau:
 NRZ code:
Chuỗi bit của TTL DATA là: 1110101110100100 Quan
sát tín hiệu TTL và tín hiệu được điều chế NRZ:

 BIPHASE code:
Quan sát tín hiệu TTL và tín hiệu được điều chế BIPHASE
 MANCHESTER code:
Quan sát tín hiệu TTL và tín hiệu được điều chế MANCHESTER

2. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TÍN HIỆU SỐ


Hình 2 cho thấy những kết nối được thực hiện
Ba đầu cấp(+15,0,-15) nối với cấp nguồn
Bộ tạo tín hiệu số kết nối ngõ ra vào phát bộ phát số
Ngõ ra tín hiệu số kết nối ngõ vào optotranmitter
Optotranmitter và optoreceive kết nối bằng sợi quang
Ngõ ra optoreceiver nối vào ngõ vào của bộ nhận số
Osciliscope nối với kênh 1 trên tín hiệu ở ngõ ra
Thay đổi tần số của CLOCK FREQUENCY ở tần số MAX và MIN. Đo độ trễ
của đường truyền.
fMAX fMIN
50cm 180ns 200ns
5m 210ns 280ns

Nhận xét:
Tần số truyền càng lớn thì độ trễ tín hiệu càng nhỏ
Khoảng cách truyền càng xa thì độ trễ càng lớn

3. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ


Hình 3 cho thấy những kết nối được thực hiện
Ba đầu cấp(+15,0,-15) nối với cấp nguồn
Bộ tạo tín hiệu số kết nối ngõ ra vào phát bộ phát số
Ngõ ra tín hiệu số kết nối ngõ vào optotranmitter
Optotranmitter và optoreceiver kết nối bằng sợi quang Ngõ
ra optoreceiver nối vào ngõ vào của bộ nhận số
Osciliscope nối với kênh 1 trên tín hiệu ở ngõ ra
Thay đổi tần số của CLOCK FREQUENCY ở tần số MAX và MIN. Đo độ trễ của
đường truyền.
Chỉnh bộ phát sóng sin 0.5 Vpp và 100KHZ. Đặt điện thế kế điều khiển dòng phân cực
diode phát tại 25% và núm chọn độ lợi bộ thu tại vị trí theo chiều kim hoàn toàn(độ
lợi nhỏ nhất)
Tăng dần độ lớn của ín hiệu vào cho tới khi tín hiệu ngõ ra bị xén(trên hoặc dưới).
sau đó điều chỉnh núm điều khiển phân cực phát cho tới khi tín hiệu ra đạt được
hình SIN trở lại.
Điều chỉnh tín hiệu vào cực đại 2Vpp và xoay núm điều khiển phân cực sao cho tín
hiệu ngõ ra hình SIN. Sau đó giữ nguyên vị trí này, điều khiển núm GAIN
CONTROL của bộ thu. Tăng GAIN từ vị trí 1 đến 5. Tại mỗi vị trí, giảm tín hiệu
ngõ ra và điều chỉnh núm phân cực để tín hiệu ra hình SIN
Ghi lại biên độ vào tại mỗi vị trí GAIN

Vị trí GAIN Biên độ


1 2VP
2 2VP
3 2VP
4 1.5VP
5 VP

Thay đổi tín hiệu vào lần lượt 100KHZ, 500KHZ, 1MHZ, 5MHZ, 10MHZ,
20MHZ với mỗi tần số, thực hiện truyền tín hiệu với 2 loại Cable: 5cm và 50cm Với
mỗi tần số, thực hiện việc thay đổi GAIN để tìm ra sự thay đổi GAIN ảnh hưởng thế
nào tới độ trễ của tín hiệu ngõ vào-ngõ ra

Cable 50cm:
 Tần số 100KHz:
• vị trí 1:

• vị trí 3:
• vị trí 5:
 vị trí 5:
Tần số 500KHz:

• vị trí 1:

• vị trí 5:

 Tần số 1MHz:
 vị trí 1:

 Tần số 5MHz:
• vị trí 1:

• vị trí 5:

Tần số 10MHz:
• vị trí 1:
 vị trí 5:

• vị trí 5:

Cable 5cm:

 Tần số 100KHz:
 vị trí 1:

 Tần số 500KHz:
• vị trí 1:

• vị trí 5:
 vị trí 5:
Tần số 1MHz:
 vị trí 1:

• vị trí 5:

 Tần số 5MHz:

• vị trí 1:

 Tần số 10MHz:
• vị trí 1:

vị trí 5:
Nhận xét:
+Tần số của tín hiệu ngõ vào càng lớn thì độ trễ của tín hiệu ngõ ra càng nhỏ

+Với mỗi tần số, khi thay đổi GAIN (tăng lên) thì độ trễ của tín hiệu ngõ vào- ngõ
ra thay đổi khá nhỏ.
 Kết luận: Việc thay đổi GAIN ít có ảnh hưởng tới độ trễ của tín hiệu ngõ
vào - ngõ ra.

You might also like