You are on page 1of 6

Ngày soạn: 14/3/2024

Ngày kiểm tra: 18/3/2024


Tiết 51 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Hóa học 9
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Kiểm tra việc được lượng kiến thức đã học và biết vận dụng vào việc giải các bài tập định tính
định lượng
2. Kĩ năng:
Giải các bài tập hoá học.
3. Thái độ:
Tính nghiêm túc trong thi cử.
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ nhận thức


Nội dung kiến Vận dụng Vận dụng ở
Nhận biết Thông hiểu Cộng
thức thấp mức cao hơn
TN TL TN TL TN TL TN TL
Nguyên tắc
sắp xếp bảng
I. Hợp chất vô hệ thống tuần
cơ và bảng hoàn
tuần hoàn các Muối
nguyên tố hóa cacbonat
học

Số câu hỏi 3 3
Số điểm 0,75 0,75đ
Phân loại
II. Hợp chất HCHC, phản
hữu cơ ứng thế, phản
hidrocacbon . ứng cộng
Viết CTCT Viết PTHH
Mêtan – trong HCHC,
Etilen – TCHH của
Axetilen metan, etilen,
axetilen.
Số câu hỏi 5 1 6
Số điểm 1,25 2,0 3,25 đ
Nhận biết chất Tính toán
Kiến thức khí dựa vào tính
Viết PTHH
tổng hợp chất của
HCHC
Số câu hỏi 1 1 1 3
Số điểm 2,0 3,0 1,0 6,0
Tổng số câu 8 2 1 1 12
Số điểm 2,0 4,0 3,0 1,0 10,0

B. ĐỀ BÀI
Phần 1. Trắc nghiệm ( 2,0đ)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A hoặc B,C,D đứng trước phương án trả
lời đúng:
1.Các nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo chiều
tăng dần:
A. Nguyên tử khối B. Phân tử khối
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử D. Số electron lớp ngoài cùng
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm:
A. 8 chu kỳ 7 nhóm B. 7 chu kỳ 8 nhóm
C. 8 chu kỳ 8 nhóm D. 7 chu kỳ 7 nhóm
3. Chọn chất thích hợp điền vào chỗ “ ? ”để hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau:
to
2NaHCO3 Na2CO3 + ? + H2O
A. CO B. CO3 C. H2CO3 D. CO2
4. Những chất nào sau đây đều là hidrocacbon:
A. C2H4 , C2H6 , C2H2 , C6H6 B. C6H5OH , CH4O , HNO3 , C6H6
C. FeCl2 ,C2H2O , CH4 , NaHCO3 D. CH3NO2 , CH3Br , NaOH
5. Phương trình hóa học nào đúng trong các phương trình hóa học sau:
A. C2H6 + Cl2 as C2H4 + 2HCl B. C2H6 + 2Cl2 as C2H4Cl2 + 2HCl
as
C. 2C2H6 + Cl2 as 2C2H3Cl + 3H2 D. C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
6. Trong số các chất hữu cơ sau, chất nào tác dụng với dung dịch Brom:
A. CH2 = CH – CH3 B. CH3 – CH2 – CH3 C. CH3- CH3 D. CH3-CH2-OH
7. Công thức cấu tạo nào sau đây viết đúng?
A. CH3 – CH = CH2. B. CH3 – CH3 = CH3.
C. CH2 = CH – CH2. D. CH3 – CH2 – CH2.
8. Khí metan và khí etilen có tính chất hóa học giống nhau là tham gia phản ứng
A. cộng với dung dịch brom. B. cộng với khí hiđro.
C. cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước. D. trùng hợp.
Phần 2. Tự luận ( 8,0 đ)
Câu 1:(2,0đ) Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử sau:
a. C2H5Br b. CH4O c. C3H6 d. C5H10
Câu 2:(2,0đ) Có 3 khí đựng trong 3 bình kín, CH4, C2H4, CO2, H2 bằng phương pháp hóa học
em hãy nhận biết từng khí trên. Viết các PTHH nếu có.
Câu 3: (3 điểm) Dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí gồm CH4 và C2H4 qua bình đựng dung dịch brom
dư, sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau thí nghiệm thấy có một chất khí thoát ra khỏi bình.
Đốt cháy chất khí này rồi dẫn sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thất tạo ra 20 g kết
tủa trắng.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
b.Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu?
Câu 4( 1,0đ): Chất có CTHH
CH2= CH- CH=CH2 làm mất màu dung dịch brom. Hãy viết PTHH
(Cho biết : C = 12, H = 1, O = 16 , Ca = 40)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

A. Trắc nghiệm: (2,0 đ) : Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B D A D A A C
B. Tự luận : 8,0 đ
Câu 1: (2,0 đ)
a. CH3 – CH2 – Br (0,5 đ) b. CH3 – OH (0,5 đ)

c. CH2 = CH – CH3 (0,25 đ) và CH2 ( 0,25 đ)

CH2 CH2
d. CH2= CH- CH2- CH2- CH3 ( 0,5đ)
Câu 2: (2,0 đ): Nhận biết được mỗi khí được 0,5 đ
Cách nhận biết: Dẫn các khí vào dung dịch brom. Khí nào làm mất màu dung dịch brom là
axetylen
C2H2 + 2Br2  C2H2Br4.
Dẫn hai khí còn lại vào nước vôi trong. Khí nào làm đục nước vôi trong là CO2.
PTHH: Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O
Khí còn lại là CH4 và H2 đốt sản phẩm dẫn qua nước vôi trong , nước vôi trong đục đó là sản phẩm
của CH4
Còn lại là H2
Câu 3: (3,0đ)
C2H4 + Br2 C2H4Br2 0,25
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 0,5đ
1mol 2mol 1mol
0,2mol 0,2mol
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 0,5đ
1mol 1mol 1mol
0,2mol 0,2mol
Số mol của CaCO3: 20 / 100 = 0,2mol 0,25đ
Thể tích của CH4: 0,2 . 22,4 = 4,48 lit 0,25đ
Thể tích của C2H4 : 6,72 -4,48 =2,24 lit 0,25đ
% thể tích CH4: 4,48 / 6,72 * 100 = 66,7 % 0,5đ
% thể tích C2H4 : 2,24 / 6,72 *100 = 33,3 % 0,5đ
Câu 4 (1,0đ): Viết đúng PTHH được 1 điểm
Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….…...

Ngày soạn: 14/ 3 / 2024


Ngày dạy: 20 / 3 / 2023
Tiết 52 THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua.
- Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch Br 2.
- Thí nghiệm benzen hoà tan brom, benzen không tan trong nước.
2. Kỹ năng:
- Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2.
- Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dung dịch brom và đốt cháy C2H2.
- Thực hiện thí nghiệm hoà tan benzen vào nước và benzen tiếp xúc với dd brom.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích hiện tượng.
- Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng axetilen với dung dịch Br 2, phản
ứng cháy của axetilen.
3. Thái độ tình cảm:
Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hóa học.
4. Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực thí nghiệm hóa học; năng lực tính toán;
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên:
+ Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, nút cao su có kèm ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm,
đèn cồn, chậu thủy tinh, ống dẫn khí, bật lửa.
+ Hóa chất: Đất đèn, dung dịch brom, benzen, nước cất.
2. Học sinh: Những kiến thức dã học về hiđrocacbon
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
A.Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm?
2. Nêu tính chất hóa học của axetilen?
3. Nêu tính chất vật lý của axetilen?
B. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen:
GV: Hướng dẫn HS thí nghiệm: Cho vào + Hiện tượng: Thu được chất khí không
ống nghiệm có nhánh A vài mẩu đất đèn. màu, không mùi.
Nhỏ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu + PTHH:
khí axetilen bằng cách đẩy nước. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2
? Hãy nhận xét hiện tượng và viết pthh?
HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát
hiện tượng.
Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen:
GV: Hướng dẫn HS thí nghiệm: Dẫn khí *Tác dụng với dung dịch brom:
axetilen thoát ra ở ống nghiệm A vào ống + Hiện tượng: Dung dịch brom nhạt màu
nghiệm C chứa 2ml dd brom dần và mất màu.
? Hãy nhận xét hiện tượng và viết pthh? +PTHH:
HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
hiện tượng.
GV: Hướng dẫn HS thí nghiệm: Dẫn * Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)
axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn và + Hiện tượng: Axetilen cháy với ngọn lửa
châm lửa đốt. sáng, tỏa nhiều nhiệt và có muội than.
? Hãy nhận xét hiện tượng và viết pthh? + PTHH:
HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát
hiện tượng. 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
GV: Hướng dẫn HS thí nghiệm:
- Cho 1ml bezen vào ống nghiệm có chứa * Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của
2ml nước cất lắc kỹ. bezen
- Cho 2ml dd brom loãng vào 1ml dd + Hiện tượng:
bezen, lắc kỹ. - Chất lỏng phân thành 2 lớp
? Hãy nhận xét hiện tượng và viết pthh? - Chất lỏng phân thành 2 lớp
HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát
hiện tượng. + Giải thích: benzen không tan trong nước
nhưng ben zen hòa tan được brom
Hoạt động 2: Viết bản tường trình
GV: yêu cầu HS hoàn thành bản tường
trình theo mẫu.
HS: Hoàn thành bản tường trình.

TT Tên thí Cách tiến Hiện tượng quan sát Giải thích – Viết
nghiệm hành được PTHH
1
2
3
C.Hướng dẫn học sinh học ở nhà
1. Ôn lại các kiến thức đã được học ở chương IV
2. Xem trước nội dung bài mới
D. Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................
Hà Ngọc, ngày 15/3/2024

Duyệt của BGH Duyệt của tổ trưởng Giáo viên


PHT

Phạm Ngọc Sáng Trình Hữu Tuấn Lê Thị Hà

You might also like