You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PGS TS LÊ VĂN THỊNH

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (15 tuần)

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


(1930 – 2018)

HÀ NỘI – 2022

1
I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
- Họ và tên: Lê Văn Thịnh
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS TS
- Thời gian làm việc: trong giờ hành chính
- Địa điểm làm việc:
Phòng họp Bộ môn, nhà B, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ:
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội
+ Điện thoại cơ quan: (04) 38585284
+ Điện thoại di động: 0912103151
+ Địa chỉ email: levanthinhlsd@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Vận động quốc tế và đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng ở
Việt Nam (1945 – 1975)
- Lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga từ 1920 đến nay
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
- Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mã số học phần: HIS 1001
- Số tín chỉ: 02
- Học phần: bắt buộc
- Các học phần tiên quyết:
+ Triết học Mác – Lênin
+ Kinh tế chính trị học Mác – Lênin
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Các học phần kế tiếp: không có
- Các yêu cầu đối với học phần: giảng đường, máy chiếu
- Giờ tín chỉ đối với học phần: 30 giờ tín chỉ (theo khung chương trình)
+ Lý thuyết: 21 giờ + Thực hành: 09 giờ + Tự học: 00 giờ
- Địa chỉ khoa phụ trách học phần: Khoa Lịch sử, tầng 3 nhà B, Trường Đại học
KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN


3.1. Mục tiêu chung
- Về kiến thức: Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 -1930); sự lãnh đạo của Đảng đối với
cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945);
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
(1945- 1975); trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018); những thành

2
tựu, hạn chế và nguyên nhân, cũng như những kinh nghiệm lịch sử được đúc rút
từ hoạt động lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng..
- Về kỹ năng: Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử Đảng, kỹ
năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận
thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của
Đảng.
- Về thái độ: Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh
đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự
hào, niềm tin của sinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng trong lịch sử và hiện tại.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
- Về kiến thức:
+ Phân biệt chính xác các khái niệm cơ bản trong khoa học Lịch sử Đảng;
phân tích được bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ cách mạng, để hiểu nhận thức lý
luận, chủ trương và hoạt động thực tiễn của Đảng trong các thời kỳ/giai đoạn
lịch sử Đảng.
+ Trình bày được nội dung đường lối và sự chỉ đạo thực hiện đường lối
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối đổi
mới và quá trình Đảng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Đảng qua tiến
trình lịch sử.
+ Đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế của Đảng trong quá trình vận
dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức
thực tiễn để xác định chủ trương, đường lối, biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực
hiện chủ trương, đường lối; giải thích được nguyên nhân của những ưu điểm và
hạn chế của quá trình đó. Từ đó nêu lên và phân tích được giá trị khoa học và
thực tiễn của các bài học lớn của Đảng về lãnh đạo cách mạng Việt Nam và xây
dựng Đảng.
- Về kỹ năng:
+ Rèn luyện tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học, kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu, kỹ năng hợp tác làm việc trong nhóm và trao đổi kiến thức cho nhau
trong mối quan hệ tương tác thầy - trò và cá nhân - nhóm, lớp, theo phương
châm “Giáo học tương trưởng”.
+ Có cách đặt và giải quyết vấn đề khách quan dựa trên nguồn sử liệu
chuẩn xác, có so sánh, đối chiếu, thẩm định các nguồn tư liệu lịch sử.
+ Rèn luyện kỹ năng khai thác tài liệu, tích lũy tri thức, sử dụng các
phương pháp nghiên cứu lịch sử, kỹ năng trình bày một vấn đề khoa học về Lịch
sử Đảng bằng các hình thức viết và nói trước tập thể.
- Về thái độ:
+ Có thái độ khách quan, trung thực, quan điểm toàn diện và lịch sử cụ
thể trong nghiên cứu khoa học.
+ Có phương pháp tư duy khoa học trong nghiên cứu Lịch sử Đảng, lấy
thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Có ý thức bảo vệ sự thật đối với lịch
sử của Đảng và lịch sử cách mạng của dân tộc.
+ Có ý thức tự rèn luyện bản thân về đạo đức và trình độ chuyên môn của
một cử nhân, có tình cảm trân trọng, nâng cao lòng tự hào về Đảng về dân tộc và
cách mạng Việt Nam, tăng cường, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3
4. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản,
cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 - 1930), quá trình Đảng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018). Qua đó khẳng định các thành
công, nêu lên các hạn chế, đúc rút những kinh nghiệm lịch sử trong từng giai
đoạn và bài học kinh nghiệm chung về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp
người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.

5. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


Chương nhập môn
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
I. Đối tượng nghiên cứu của học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
II. Chức năng, nhiệm vụ của học phần Lịch sử Đảng
- Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng
- Nhiệm vụ của học phần
III. Phương pháp nghiên cứu, học tập học phần Lịch sử Đảng
- Phương pháp luận
- Các phương pháp cụ thể

Chương 1
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)
I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng
1. Bối cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới
- Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam
trước khi có Đảng
2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng
- Chuẩn bị về tư tưởng,
- Chuẩn bị về chính trị.
4
- Chuẩn bị về tổ chức.
3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng
- Các tổ chức cộng sản ra đời
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930)
4. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đặc điểm ra đời của Đảng
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng
II. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền 1930-1945
1. Phong trào cách mạng 1930-1935 và khôi phục phong trào 1932-1935
- Phong trào cách mạng năm 1930-1931 và Luận cương chính trị (10-1930)
- Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng
- Đại hội Đảng lần thứ nhất (3-1935)
2. Phong trào dân chủ 1936-1939
- Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng
- Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
- Ý nghĩa của phong trào dân chủ
3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
- Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
- Phong trào chống Pháp - Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc
khởi nghĩa vũ trang:
- Cao trào kháng nhật cứu nước và tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm
1945
4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
- Tính chất:
- Ý nghĩa:
- Kinh nghiệm:

Chương 2
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN, HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1945 - 1975)
I. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954
1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946
- Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
- Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
- Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu
tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ

5
2. Đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và
quá trình tổ chức thực hiện (1946 – 1950)
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và đường lối kháng chiến của Đảng
- Tổ chức, chỉ đạo cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1950
3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951- 1954)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II và Chính cương của Đảng (2-1951)
- Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt
- Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến
4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
- Kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến
II. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
1954-1975
1. Lãnh đạo cách mạng hai miền giai đoạn 1954-1965
- Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chuyển cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công 1954-1960
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách
mạng miền Nam 1961-1965
2. Lãnh đạo cách mạng cả nước giai đoạn 1965-1975
- Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng trong giai đoạn
mới
- Xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc; giữ vững chiến lược tiến công, đánh bài chiến lược “chiến tranh cục
bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam 1965-1968
- Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc 1969-1975
3. Ý nghĩa và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975
- Ý nghĩa lịch sử
- Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng

Chương 3
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN
HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 - 2018)
I. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc 1975-1986
1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc 1975-1981
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

6
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc 1976-1981
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá
tiếp tục đổi mới kinh tế 1982- 1986
- Đại hội lần thứ V của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội
- Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế
II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế ( từ năm 1986 đến nay)
1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội
1986-1996
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và thực hiện đổi mới toàn diện
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công cuộc
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1996-2001
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước 2001-2006
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và quá trình thực hiện
Nghị quyết Đại hội 2006-2011
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng bổ sung, phát triển
Cương lĩnh 1991
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công
cuộc đổi mới, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng
bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới
- Thành tựu của sự nghiệp đổi mới
- Các hạn chế và nguyên nhân
- Một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới
KẾT LUẬN
1. Những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo
vệ tổ quốc thống nhất
2. Những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

7
- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn
dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức
mạnh quốc tế
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam

5. HỌC LIỆU THAM KHẢO (xếp theo thứ tự ưu tiên)


5.1. Học liệu bắt buộc
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021): Giáo trinh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(dùng cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật,
Hà Nội.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học
Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2018). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
(tái bản có sửa chữa, bổ sung). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004): Giáo trinh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
5.2. Học liệu tham khảo
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Viện Lịch sử Đảng. Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017): Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập (69 tập), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002-2018 - https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-
dang/book/van-kien-dang-toan-tap/van-kien-dang-toan-tap

6. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC


Yêu cầu: tất cả các sinh viên phải chuẩn bị để cương cá nhân theo chủ đề.

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 1
Chương nhập môn 02 giờ
Lý thuyết Giảng - Đọc toàn bộ đề cương môn
đường Chủ đề 1: Đối tượng, phạm vi học
và phương pháp nghiên cứu của - Đọc HLBB số 1, tr 11-29,
môn Lich sử Đảng Cộng sản số 3 tr 7-19; HLTK số 5, tr.
Việt Nam. 9-16.

Chủ đề 2: Chức năng, nhiệm vụ


của môn Lich sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.

8
Chủ đề 3: Ý nghĩa của việc học
Thảo luận tập môn Lich sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 2
Chương 1, mục 1 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 4. Chính sách khai thác - Đọc HLBB số 1, tr. 36-58;
thuộc địa của của thực dân Pháp số 2, tr. 19-48; HLTK số 3,
và những mâu thuẫn của xã hội tr. 20-53. Số 5, tr 17-36
Việt Nam thuộc địa.

Chủ đề 5. Tại sao Nguyễn Ái


Quốc lại lựa chọn con đường giải
phóng dân tộc theo khuynh hướng
cách mạng vô sản.

Thảo luận Chủ đề 6: Nội dung, ý nghĩa những - Đọc HLBB số 1, tr. 36-58;
tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái số 2, tr. 19-48; HLTK số 3,
Quốc được truyền bá vào Việt Nam tr. 20-53. Số 5, tr 17-36
(1920 - 1929).

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 3
Chương 1, mục 1, 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 7: Vai trò của Nguyễn - Đọc HLBB số 1, tr. 49-70;
Ái Quốc trong trong quá trình số 2, tr. 19-48; HLTK số 3,
vận động thành lập Đảng Cộng tr. 36-60, số 5, tr 11-36
sản Việt Nam.

Chủ để 8: Chính cương vắn tắt, - Đọc HLBB số 1, tr. 67-68;


Sách lược vắn tắt - Cương lĩnh số 2, tr 30-48; số 3 tr 56-59;
chính trị đầu tiên (3/2/1930) số 5 tr 29-43.
của Đảng

Thảo luận Chủ đề 9: Các yếu tố dẫn tới sự - Đọc HLBB số 1, tr. 69; số
ra đời của Đảng và mối quan hệ 2, tr 30-48; số 3 tr 31-60; số
giữa các yếu tố đó. 5 tr 29-43.

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 4
9
Chương 1, mục 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 10: So sánh Luận cương - Đọc HLBB số 1, tr 75-78;
chính trị tháng 10-1930 với số 2, tr 49-109; số 3 tr 61-66;
Cương lĩnh chính trị đầu tiên số 5 tr 44-70.
(6.1.1930) của Đảng.

- Đọc HLBB số 1, tr 83-98;


Chủ đề 11: Chủ trương của số 2, tr 49-109; số 3 tr 89-
Đảng trong cuộc vận động dân 120; số 5 tr 44-70.
chủ (1936 - 1939).

Thảo luận Chủ đề 12: Phân tích Chủ - Đọc HLBB số 1, tr 83-98;
trương chiến lược mới của Đảng số 2, tr 49-109; số 3 tr 89-
trong giai đoạn 1939-1945 120; số 5 tr 44-70.

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 5
Chương 2, mục 1 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 13. Phân tích tính chất, - Đọc HLBB số 1, tr 119-
ý nghĩa và những kinh nghiệm 125; số 2, tr 110-116; số 3 tr
lịch sử của Cách mạng tháng 145-152; số 5 tr 71-76 .
Tám năm 1945

Chủ đề 14: Phân tích nội dung - Đọc HLBB số 1, tr 128-


cơ bản của Chỉ thị kháng chiến – 151; số 2, tr 119-188; số 3 tr
kiến quốc (ngày 25/11/1945)? 153-197; số 5 tr 77-98.

Thảo luận Chủ đề 15: Phân tích nội dung - Đọc HLBB số 1, tr 128-
cơ bản đường lối kháng chiến 151; số 2, tr 119-188; số 3 tr
chống thực dân Pháp và can 153-197; số 5 tr 77-98.
thiệp Mỹ của Đảng.

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 6
Chương 2, mục 1, 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng - Đọc HLBB số 1, tr 160-
đường Chủ đề 16: Nội dung cơ bản của 165; số 2, tr 119-188; số 3 tr
Chính cương Đảng Lao động 153-197; số 5 tr 77-98.
Việt Nam (2-1951)

Chủ đề 17. Những diễn biến - Đọc HLBB số 1, tr 128-

10
chính của cuộc kháng chiến 179; số 2, tr 119-188; số 3 tr
chống thực dân Pháp và can 153-197; số 5 tr 77-98.
thiệp Mỹ (1945 – 1954)

Thảo luận Chủ đề 18. Phân tích ý nghĩa


lịch sử và những kinh nghiệm - Đọc HLBB số 1, tr 128-
lãnh đạo cuộc kháng chiến 179; số 2, tr 119-188; số 3 tr
chống thực dân Pháp của Đảng 153-197; số 5 tr 77-98.
(1945 – 1954).

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 7
Chương 2, mục 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 19. Phân tích nội dung
cơ bản Nghị quyết HNTW lần - Đọc HLBB số 1, tr 186-
thứ 15 (1/1959) về cách mạng 198; số 2, tr 189-325; số 3 tr
miền Nam và ý nghĩa của Nghị 198-209; số 5 tr 98-111.
quyết này. HLTK số 4, Văn kiện Đảng
toàn tập, tập 20, tr 57-89
Chủ đề 20. Phân tích nội dung
cơ bản đường lối chung của cách
mạng Việt Nam được Đại hội III
(9-1960) vạch ra.

Thảo luận
Chủ đề 21. Phân tích đặc điểm - Đọc HLBB số 1, tr 186-
của miền Bắc sau năm 1954 và 198; số 2, tr 189-325; số 3 tr
nội dung đường lối chung xây 198-209; số 5 tr 98-111.
dựng CNXH ở miền Bắc của HLTK số 4, Văn kiện Đảng
Đại hội III (9/1960). toàn tập, tập 26, tr 609-624

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 8
Chương 2, mục 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 22. Phân tích nội dung - Đọc HLBB số 1, tr 186-
cơ bản đường lối kháng chiến 235; số 2, tr 189-325; số 3 tr
chống Mỹ cứu nước của Đảng 198-254; số 5 tr 98-111.
tại H.n lần thứ 11 (tháng 3/1965) HLTK số 4, Văn kiện Đảng
và H.n lần thứ 12 (tháng toàn tập, tập 26, tr 609-624
12/1965)

11
Chủ đề 23. Các giai đoạn của
cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954–1975) và những
thắng lợi chủ yếu ở chiến trường
miền Nam làm chuyển biến cục
diện chiến tranh.

Thảo luận
Chủ đề 24. Ý nghĩa lịch sử và - Đọc HLBB số 1, tr 180-
kinh nghiệm lãnh đạo thắng lợi 186; 198-200; 209-213; 220-
cuộc kháng chiến chống Mỹ, 223; số 2, tr 326-331;.
cứu nước (1954 – 1975).

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 9
Chương 3, mục 1 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 25. Phân tích nội dung
cơ bản đường lối chung của c.m - Đọc HLBB số 1, tr 242-
XHCN trong thời kỳ quá độ của 151; số 2, tr 340-368; số 3 tr
Đại hội IV (12/1976) của Đảng. 258-273.

Chủ đề 26. Diễn biến, kết quả


và ý nghĩa của hai cuộc chiến
tranh bảo vệ chủ quyền biên giới
phía Tây Nam và phía Bắc của
tổ quốc.

Thảo luận
Chủ đề 27. Tại Đại hội V - Đọc HLBB số 1, tr 252 –
(3/1982) Đảng đã vạch ra những 254; 255-260; số 3 tr 263-
nhiệm vụ chiến lược nào cho 283; HLTK số 4, Văn kiện
cách mạng Việt Nam? Đảng toàn tập, tập 43, tr
64-72

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 10
Chương 3, mục 1 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 28. Phân tích nội dung - Đọc HLBB số 1, tr 253-
công nghiệp hóa XHCN trong 254; số 3 tr 274-276; HLTK
chặng đường đầu tiên quá độ lên số 4, Văn kiện Đảng toàn
CNXH của Đại hội V (tháng tập, tập 43, tr 64-72
3/1982)

12
Chủ đề 29. Làm rõ những bước
đột phá trong đổi mới tư duy - Đọc HLBB số 1, tr 246 –
quản lý kinh tế của Đảng từ năm 247; 255-260; số 3 tr 263-
1979 đến năm 1985. 283; HLTK số 4, Văn kiện
Đảng toàn tập, tập 43, tr
64-72

Thảo luận
Chủ đề 30. Thời kỳ 10 năm xây - Đọc HLBB số 1, tr 259-
dựng CNXH trên phạm vi cả 262; số 3: 284-285; HLTK
nước (1975 – 1986) đã được số 4, Văn kiện Đảng toàn
Đảng nhận xét, đanh giá như thế tập, tập 47 tr 694 -710.
nào?

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 11
Chương 3, mục 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 31. Phân tích nội dung - Đọc HLBB số 1, tr 261-
các bài học kinh nghiệm của 264; số 2, tr 378; số 3: 284-
thời kỳ 10 năm x.d CNXH trên 288; HLTK số 4, Văn kiện
phạm vi cả nước (1975-1986) Đảng toàn tập, tập 47 tr
710 - 713.

Chủ đề 32. Làm rõ nội dung


đường lối đổi mới toàn diện đất
nước của Đại hội VI (12/1986)

Thảo luận
Chủ đề 33. Làm rõ những đặc - Đọc HLBB số 1, tr 272-
trưng cơ bản của CNXH ở Việt 275; số 2, tr 411; số 3 tr 297-
Nam được Đảng đưa ra trong 298; HLTK số 4, Văn kiện
Cương lĩnh năm 1991 Đảng toàn tập, tập 51, tra
132-152

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 12
Chương 3, mục 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 34. Phân tích, làm rõ nội - Đọc HLBB số 1, tr 282-
dung 4 nguy cơ và thách thức 283; số 2, tr 436-438; HLTK
lớn của c.m Việt Nam được H.n số 4, Văn kiện Đảng toàn
toàn quốc giữa nhiệm kỳ tập, tập 55, tr 366-375
(1/1994) đưa ra.

13
Chủ đề 35. Phân tích 6 quan - Đọc HLBB số 1, tr 287; số
điểm chỉ đạo sự nghiệp công 2, tr 424; số 3 tr 305; HLTK
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất số 4, Văn kiện Đảng toàn
nước trong thời kỳ đổi mới của tập, tập 51, tr 181-183; tr
Đại hội VIII (7/1996). 196-198

Thảo luận
Chủ đề 36. Phân tích luận điểm - Đọc HLBB số 1, tr 299-
“Động lực chủ yếu để phát triển 300; số 3: tr 323-324; HLTK
đất nước là đại đoàn kết toàn số 5 tr 187-188; số 4, Văn
dân..” của Đại hội IX (4/2001). kiện Đảng toàn tập, tập 60,
tr 148- 150; tr 209-216; tr
180.

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 13
Chương 3, mục 2 02 giờ
Lý thuyết Giảng
đường Chủ đề 37. Phân tích tám
phương hướng cơ bản x.d
CNXH ở Việt Nam của Cương - Đọc HLBB số 1, tr 339-
lĩnh năm 2011 (tháng 1/2011) . 340;

Chủ đề 38. Phân tích những


thành tựu và hạn chế của công
cuộc đổi mới vì CNXH do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo
-Đọc HLBB số 1, tr 309-407

Thảo luận
. Chủ đề 39. Phân tích, làm rõ - Đọc HLBB số 1, tr 309-407
những kinh nghiệm lịch sử chủ
yếu của Đảng trong lãnh đạo
công cuộc đổi mới (1986 –
2021).

Hình thức Địa Nội dung chính Sinh viên phải soạn đề Ghi
dạy học điểm cương các chủ đề chú
Tuần 14
KẾT LUẬN 02 giờ
Lý thuyết Giảng Chủ đề 40. Phân tích những - Đọc HLBB số 1, tr 409-434
đường thắng lợi to lớn, có ý nghĩa thời
đại của Cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng

14
Chủ đề 41. Phân tích những bài
học lớn về sự lãnh đạo của Đảng
với Cách mạng Việt Nam từ
năm 1930 đến năm 2018

Tuần 15
Tổng kết môn học, hoặc tham quan Viện bảo tàng
Cách mạng Việt Nam

8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ


- Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
+ Trọng số điểm: 10%
+ Mục đích: Đánh giá tính tích cực của sinh viên, góp phần đôn đốc, nhắc nhở
sinh viên tập trung, cố gắng vươn lên trong học tập để đạt kết quả tốt, thể hiện rõ tính
nhân văn trong kiểm tra, đánh giá: vì sự tiến bộ của người học.
+ Yêu cầu: Đi học đầy đủ, đúng giờ; chuẩn bị tốt nội dung bài học (trước khi
đến lớp) theo yêu cầu của giảng viên, tích cực phát biểu ý kiến.
+ Hình thức: Căn cứ vào tính chuyên cần, sự chuẩn bị trước khi đến lớp, thực
hiện nhiệm vụ tự học, phát biểu, thảo luận trên lớp để tính điểm theo hình thức
thưởng/phạt (1 điểm/lần). Sẽ đạt điểm 5 nếu không được thưởng và không bị phạt.
Điểm được cập nhật, công khai, ghi sổ theo dõi hàng ngày của nhóm trưởng, lớp
trưởng, được giảng viên cập nhật, xác nhận.
- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ
+ Trọng số điểm: 30%
+ Mục đích: Qua một tiểu luận về nhà, một bài kiểm tra, một thảo luận
tại lớp để đánh giá phần kiến thức đã học, giúp sinh viên tự xem xét lại kiến
thức và kỹ năng học tập để cải tiến phương pháp học; rèn luyện khả năng tự học,
tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm; đánh giá khả năng của sinh viên trong khai
thác và hệ thống hoá tư liệu theo chủ đề nghiên cứu, khả năng trình bày một vấn
đề khoa học; đồng thời giúp giảng viên đánh giá, cải tiến để bổ khuyết kịp thời
những vấn đề có liên quan đến kiến thức và kỹ năng của sinh viên. Ngoài ra còn
rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh giá của sinh viên.
+ Yêu cầu: Làm việc theo nhóm (khoảng 4-5 sinh viên), mỗi nhóm một đề
tài khác nhau, hình thành kết quả là một tiểu luận ngắn khoảng 30 trang; có
nhóm trưởng phụ trách, phân công nhiệm vụ cụ thể trong nhóm. Mọi hoạt động
của nhóm đều ghi biên bản để có cơ sở đánh giá kết quả chính xác và công khai.
Tiểu luận được trình bày như một công trình khoa học, có bố cục hợp lý, trình
bày khoa học (từ ngữ chính xác, không mắc lỗi chính tả và lỗi kỹ thuật; chú
thích khoa học rõ ràng, có danh mục tài liệu tham khảo).
+ Hình thức: Làm tiểu luận theo nhóm. Thời hạn nộp trước khi kết thúc
học phần 2 tuần. Giảng viên chấm điểm của mỗi tiểu luận (theo thang điểm 10).
Nhóm tính điểm cho từng cá nhân. Cách tính: lấy số điểm do giảng viên chấm
nhân với số thành viên của nhóm, thành số điểm của toàn nhóm. Căn cứ vào sự

15
đóng góp và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người trong nhóm, tính điểm
cụ thể cho mỗi thành viên.
- Kiểm tra - đánh giá hết học phần
+ Trọng số điểm: 60%
+ Mục đích: Đánh giá tổng quát kiến thức và kỹ năng của mỗi sinh viên,
chủ yếu là đánh giá năng lực tư duy.
+ Yêu cầu: Bài làm có bố cục hợp lý, tư liệu phong phú, biết cách đặt và
giải quyết vấn đề, biết luận giải vấn đề một cách khoa học, trình bày sáng rõ,
văn phong chính luận.
+ Hình thức: Làm bài thi viết trong thời gian 90 phút. Đề thi mở (sử dụng
dạng câu hỏi mở, không mang tính thuộc bài, khuyến khích đọc tài liệu tham
khảo và tư duy sáng tạo). Được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Lịch thi, kiểm tra (theo quy định của Nhà trường)

GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN

PGS TS Lê Văn Thịnh

16

You might also like