You are on page 1of 37

CHƯƠNG 4: PHÂN BỐ PHƯƠNG TIỆN LOGISTICS

4.1. Tầm quan trọng của phân bố phương tiện logistics


4.2. Xác định số lượng phương tiện logistics tối ưu
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố phương tiện logistics
4.4. Đánh giá đặc điểm một vị trí chuyên biệt
4.5. Sử dụng các hệ thống mạng lưới đơn giản trong quyết định
vị trí
4.6. Di dời và đóng cửa phương tiện logistics

1
Khái niệm phân bố phương tiện logistics

❖ Phân bố phương tiện logistics là một hoạt động logistics/chuỗi


cung ứng nhằm lựa chọn vị trí cho các trung tâm phân phối, kho
và các cơ sở sản xuất để tăng hiệu quả logistics.

2
4.1. Tầm quan trọng của
phân bố phương tiện logistics
❖ Giải quyết bài toán chi phí
▪ Khách hàng luôn mong muốn sở hữu hàng hóa với mức giá thấp
gây áp lực giảm chi phí lên doanh nghiệp
▪ Các vị trí có chi phí thấp thường nằm xa thị trường tiêu thụ làm
tăng chu kì đặt hàng và thời gian giao hàng
▪ Các quốc gia có chi phí đầu vào thấp đang mất dần lợi thế và
chứa đựng nhiều rủi ro liên quan đến nhà xưởng
▪ Ngoài ra, một số tổ chức đã áp dụng nguồn cung ứng gần,
trong đó công ty thiết kế lại mạng lưới logistics để đưa một số
cơ sở sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng

3
4.1. Tầm quan trọng của
phân bố phương tiện logistics
❖ Đáp ứng mong đợi dịch vụ khách hàng
▪ Kì vọng của khách hàng ngày càng tăng lên, khách hàng mong
muốn chu kỳ đặt hàng ngắn hơn, thời gian đáp ứng nhanh…
▪ Nếu doanh nghiệp sử dụng ít cơ sở dự trữ hàng hơn thì chi phí lưu
kho thấp nhưng chi phí vận chuyển cao hơn.
▪ Ngược lại, nếu sở hữu nhiều cơ sở hơn thì doanh nghiệp chịu chi
phí lưu kho cao nhưng chi phí vận chuyển thấp hơn.

4
4.1. Tầm quan trọng của
phân bố phương tiện logistics
❖ Tiếp cận vị trí khách hàng/thị trường cung cấp
▪ Sự dịch chuyển của dân cư giữa các thị trường cũng làm cho
việc phân bố các phương tiện logistics không ổn định.

5
4.1. Tầm quan trọng của
phân bố phương tiện logistics
❖ Tiếp cận vị trí khách hàng/thị trường cung cấp
▪ Tăng trưởng kinh tế làm tăng các thị trường khách hàng mới,
dẫn đến phải thay đổi phân bố các phương tiện logistics, ví dụ
Starbucks phát triển cửa hàng tại Trung Quốc giai đoạn 2016-
2020.

6
4.1. Tầm quan trọng của
phân bố phương tiện logistics
❖ Tiếp cận vị trí khách hàng/thị trường cung cấp
▪ Xu hướng phát triển bền vững thúc đẩy các doanh nghiệp toàn
cầu hướng đến tìm kiếm các nhà cung cấp địa phương
(Locavore).
▪ Chiến lược Locavore có thể giảm thiểu việc vận chuyển sản
phẩm, hàng hóa từ đó giảm ô nhiễm môi trường và hỗ trợ nền
kinh tế địa phương.

7
4.2. Xác định số lượng phương tiên tối ưu
▪ Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc xác định số
lượng các cơ sở phân phối, đặc biệt là trong thời kỳ đầu sản xuất
kinh doanh.
▪ Các cơ sở phân phối được mở thêm khi lượng cầu tăng lên hoặc
do doanh nghiệp mở rộng thị trường trong khi năng lực cung
ứng của các cơ sở hiện tại không đáp ứng được nhu cầu.
▪ Việc xác định số lượng và vị trí các phương tiện logistics phụ
thuộc vào lượng cầu và mối quan hệ giữa các cơ sở.
▪ Bên cạnh đó, số lượng và vị trí các phương tiện logistics cũng
phụ thuộc mức độ dịch vụ khách hàng mà DN mong muốn

8
4.2. Xác định số lượng phương tiên tối ưu

9
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
▪ Các sản phẩm hữu hình là sự kết hợp giữa nguyên vật liệu thô,
các bộ phận cấu thành và lao động, các sản phẩm có hỗn hợp
khác nhau được sản xuất và bán tại các thị trường khác nhau.
▪ Như vậy, nguyên liệu, các bộ phận cấu thành, lao động và thị
trường đều ảnh hưởng đến vị trí sản xuất, chế biến hoặc cơ sở
lắp ráp.
▪ Kho, trung tâm phân phối, và các cơ sở lắp ghép tồn tại để tạo
điều kiện thuận lợi cho phân phối sản phẩm. Vị trí của chúng lần
lượt bị ảnh hưởng bởi vị trí của các nhà máy sản xuất và thị
trường tiêu thụ.

10
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics

▪ Phân bố phương tiện logistics xoay quanh việc sắp xếp địa điểm
sản xuất, gia công, lắp ráp và cơ sở phân phối dọc theo chuỗi
cung ứng.
▪ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi theo loại cơ sở, sản
phẩm được xử lý, khối lượng và các vị trí địa lý đang được xem
xét.
▪ Việc phân bố phương tiện logistics cần được xem xét trong mối
quan hệ giữa các cơ sở logistics với nhau và chịu sự tác động
của nhiều yếu tố.

11
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics

❖ Tài nguyên thiên nhiên


▪ Các nguyên vật liệu đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất
sản phẩm của các doanh nghiệp phần lớn được khai thác từ các
nguồn tài nguyên.
▪ Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến việc phân bố
vị trí sản xuất ở gần vùng nguyên liệu hay ở gần thị trường tiêu
thụ. Nếu nguyên liệu bị hao hụt trong sản xuất (6 pound củ cải
tạo ra 1 pound đường) thì nhà máy cần đặt ở gần vùng nguyên
liệu để giảm các chi phí vận chuyển không cần thiết và ngược
lại.

12
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Tài nguyên thiên nhiên
▪ Các yêu cầu về diện tích mặt bằng cũng ảnh hưởng không nhỏ
tới việc phân bố các phương tiện logistics như kho, nhà máy
sản xuất, lắp ráp…
▪ Trong những năm gần đây, việc phân bố các phương tiện
logistics còn cân nhắc đến các loại ô nhiễm khác nhau, cụ thể là
không khí, tiếng ồn và nguồn nước đồng thời đảm bảo duy trì,
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững.

13
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Đặc điểm dân số đối với thị trường hàng hóa
▪ Dân số có thể được xem như là một thị trường cho hàng hóa và
một nguồn lao động tiềm năng.
▪ Các đặc điểm như quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số, mật độ
phân bố dân cư, tốc độ già hóa, số người trong độ tuổi lao
động…, là những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân bố các
phương tiện logistics.
▪ Ví dụ: Nigeria, đất nước đông dân thứ 7 thế giới năm 2010
(xấp xỉ 159 triệu dân) được dự đoán trở thành thị trường lớn
đạt 260 triệu dân năm 2030 – mức tăng 60% trong 20 năm.

14
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Đặc điểm nguồn lao động
▪ Lao động là mối quan tâm chính trong việc lựa chọn một vị trí
về sản xuất, xử lý, lắp ráp và phân phối.
▪ Đặc điểm nguồn lao động đề cập đến quy mô của lực lượng lao
động, tỷ lệ thất nghiệp, độ tuổi lao động, kỹ năng và giáo dục,
mức lương phổ biến…
▪ Mối quan hệ giữa đặc điểm nguồn lao động với việc phân bố
phương tiện logistics xoay quanh vấn đề chi phí nhân công,
thời gian làm việc, chủng tộc, dân tộc và văn hóa…

15
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Thuế và các ưu đãi
▪ Thuế và các chính sách ưu đãi của Nhà nước, địa phương là
một trong các vấn đề quan trọng đặc biệt đối với các cơ sở kho
bãi.
▪ Có rất nhiều các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, trong
đó, các nhà quản lý logistics và chuỗi cung ứng cần quan tâm là
thuế hàng lưu kho.
▪ Theo nguyên tắc chung, thuế hàng lưu kho được dựa trên giá trị
của hàng lưu kho tại ngày đánh giá. Do đó, nhà quản lý
logistics cần hướng tới giảm thiểu hàng lưu kho tại thời điểm
này.
16
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Thuế và các ưu đãi
▪ Ngoài tác động của thuế thì các ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ
hoặc chính quyền địa phương sở tại có thể ảnh hưởng đến việc
phân bổ các phương tiện logistics.
▪ Ví dụ: các ưu đãi về tiền thuê mặt bằng kho bãi, vị trí kho bãi,
có hay không sự giám sát của chính quyền địa phương đối với
các kho bãi (ảnh hưởng đến số lượng nhân viên bảo vệ tại các
kho…)

17
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Các vấn đề liên quan vận chuyển
▪ Hình thức và chi phí vận chuyển là một khía cạnh quan trọng
của quyết định phân bố phương tiện logistics vì chi phí vận
chuyển thường chiếm một phần lớn trong tổng chi phí logistics.
▪ Vai trò của vận chuyển tăng lên khi ngày càng nhiều công ty
phấn đấu để giảm thời gian giao hàng.
▪ Việc phân bố các phương tiện logistics sẽ được xem xét cân đối
giữa chi phí vận chuyển với vị trí đặt kho bãi và ưu tiên dịch vụ
khách hang.

18
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Vị trí gần các cụm công nghiệp
▪ Tập trung các phương tiện logistics của một ngành hay lĩnh vực
liên quan sẽ tạo ra các cụ công nghiệp (VD: Thung lũng Silicol,
KCN SamSung, KCN Bắc Thăng Long…)
▪ Việc tập trung này làm giảm các chi phí vận chuyển trong qua
trình sản xuất và hỗ trợ nhau trong phân phối đầu ra thành phẩm
sản xuất. Đặc biệt đối với các sản phẩm được tạo ra từ sự mở
rộng của chuỗi cung ứng (nhiều thành viên tham gia vào quá
trình tạo giá trị).

19
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Mô hình thương mại
Các nhà quản lý logistics quan tâm đến sự thay đổi của thị
trường và dân số để có những định hướng về logistics từ khâu
nguyên liệu thô cho đến thành phẩm.
(1) Sản phẩm đang được sản xuất bao nhiêu?
(2) Lựa chọn phương thức vận chuyển nào là tối ưu?
Các thông tin này giúp doanh nghiệp sắp xếp vị trí sản xuất và
phân phối với chi phí thấp hơn. VD: Thị trường EU, Khu TM Tự
do Bắc Mỹ…

20
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics
❖ Chất lượng cuộc sống
▪ Chất lượng cuộc sống đề cập tới các yếu tố như chi phí sinh
hoạt, cơ hội giáo dục, tỷ lệ tội phạm, cơ hội việc làm, thời tiết,
và các tiện nghi văn hóa…
▪ Vị trí phương tiện logistics đáp ứng tốt các điều kiện đảm bảo
chất lượng cuộc sống sẽ giúp nhân viên hạnh phúc và trung
thành; ít có khả năng xúc phạm đến khách hàng tương lai.
▪ Vị trí phương tiện logistics ít được mong muốn có thể cản trở
quá trình tuyển dụng, thu hút nhân viên mới

21
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố
phương tiện logistics

❖ Định vị ở các nước khác


▪ Nội dung này đề cập đến các DN xác định vị trí các phương tiện
logistics ở nước ngoài.
▪ Sự khác biệt về văn hóa, dân số…, đặc biệt là chính sách của
chính phủ, hệ thống pháp luật liên quan, sự ổn định chính trị,
quan liêu, tham nhũng, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc, tư
nhân hóa, cũng như các hiệp ước và hiệp định thương mại mà
nước sở tại tham gia có ảnh hưởng đến các quyết định phân bổ
các phương tiện logistics của DN.

22
4.4. Đánh giá đặc điểm một vị trí chuyên biệt
▪ Trong nội dung 4.3 đã đề cập một số cân nhắc chung phổ biến
trong việc lựa chọn vị trí của một cơ sở sản xuất, phân phối hoặc
lắp ráp.
▪ Phần này đề cập đến các cân nhắc đặc biệt hơn, hoặc cụ thể theo
vị trí, cần được tính đến trong quyết định phân bố phương tiện
logistics. Hầu hết các cân nhắc này là ranh giới vô hình có thể có
ý nghĩa lớn trong các quyết định vị trí.
▪ Các yếu tố có thể là: khói, tiếng ồn, bụi, tắc nghẽn giao thông, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nước, đa dạng sinh học, bảo vệ, tiêu
thụ năng lượng và phát sinh chất thải, hệ thống thoát nước, nguy
cơ lốc xoáy, lũ lụt…
23
4.4. Đánh giá đặc điểm một vị trí chuyên biệt
❖ Khu vực thương mại tự do
▪ Những vị trí đặc biệt trong đó chứa các khu thương mại tự do,
còn được gọi là khu thương mại nước ngoài, xuất khẩu, khu chế
biến, hoặc đặc khu kinh tế.
▪ Trong một khu vực thương mại tự do hàng hóa có thể được lưu
trữ, trưng bày, xử lý hoặc sử dụng trong các hoạt động sản xuất
mà không phải chịu thuế và hạn ngạch trong phần lớn trao đổi
thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trong nhóm.

24
4.4. Đánh giá đặc điểm một vị trí chuyên biệt

❖ Tiểu vùng thương mại tự do


Các khu vực thường được đặt gần các cảng nước hoặc gần các
sân bay. Các phân khu thương mại tự do đề cập đến các địa điểm
cụ thể tại một khu vực thương mại tự do hiện tại, chẳng hạn như
một công ty tư nhân, nơi mà hàng hóa có thể được lưu trữ, trưng
bày, xử lý hoặc sản xuất miễn thuế.

25
4.5. Sử dụng các hệ thống mạng lưới đơn
giản trong quyết định vị trí
▪ Rất nhiều sản phẩm là sự kết hợp của một số nguyên vật liệu
đầu vào và lao động. Vị trí truyền thống có thể được sử dụng
để chỉ ra rằng một hoặc một số địa điểm sẽ giảm thiểu chi phí
vận chuyển.
▪ Hình 9.3 cho thấy một thiết bị giống như phòng thí nghiệm có
thể hỗ trợ tìm vị trí có chi phí thấp nhất dựa trên điều khoản
vận chuyển, để lắp ráp một sản phẩm bao gồm đầu vào từ hai
nguồn và thị trường là khu vực thứ ba.

26
4.5. Sử dụng các hệ thống mạng lưới đơn
giản trong quyết định vị trí
Như vậy, phân tích có thể không cần thiết nếu các tham số
liên quan không quá phức tạp. Do đó, hệ thống lưới có thể được
sử dụng để xác định vị trí tối ưu (được xác định là chi phí thấp
nhất) cho một cơ sở bổ sung.

27
4.5. Sử dụng các hệ thống mạng lưới đơn
giản trong quyết định vị trí
❖ Hệ thống lưới: Các hệ thống lưới cho phép người ta phân tích
các mối quan hệ không gian với các công cụ toán học tương
đối đơn giản. Lưới được đánh số theo hai hướng: ngang và
dọc.

28
4.5. Sử dụng các hệ thống mạng lưới đơn
giản trong quyết định vị trí
❖ Hệ thống lưới: Theo đó, tọa độ của điểm đặt phương tiện
được xác định bằng trung bình cộng của trục tung và trục
hoành tương ứng của các cửa hàng.

29
4.5. Sử dụng các hệ thống mạng lưới đơn
giản trong quyết định vị trí
❖ Hệ thống lưới
Khi mức độ tiêu thụ hàng hóa của các cửa hàng không giống
nhau thì việc xác định tọa độ đặt kho sẽ được tính toán dựa trên
trung bình cộng có trọng số tiêu thụ của mỗi cửa hàng ở cả trục
tung và trục hoành.

30
4.6. Di dời và đóng cửa phương tiện logistics

▪ Di dời cơ sở xảy ra khi một công ty quyết định không tiếp tục
hoạt động trong cơ sở hiện tại của mình và phải chuyển hoạt
động sang cơ sở khác để phục vụ tốt hơn các nhà cung cấp
hoặc khách hàng.
▪ Đóng cửa cơ sở xảy ra khi một công ty quyết định ngừng hoạt
động tại một vị trí hiện tại vì các hoạt động có thể không còn
cần thiết hoặc có thể được hấp thụ bởi các cơ sở khác.

31
4.6. Di dời và đóng cửa phương tiện logistics

▪ Lý do phổ biến cho việc di dời cơ sở liên quan đến việc thiếu
chỗ để mở rộng, thường là do sự gia tăng đáng kể trong kinh
doanh
▪ Quyết định di dời liên quan đến việc so sánh những lợi thế và
bất lợi của cơ sở mới với những lợi thế và bất lợi của một vị trí
hiện có
▪ Việc di dời cần tính đến các chi phí vô hình như mức độ sẵn
lòng của nhân viên, thời gian vận hành trở lại, giảm giá trị dịch
vụ khách hàng…

32
4.6. Di dời và đóng cửa phương tiện logistics

▪ Các cơ sở đóng cửa vì nhiều lý do, bao gồm loại bỏ năng lực dư
thừa trong sáp nhập và mua lại, nâng cao hiệu quả chuỗi cung
ứng, kế hoạch kém hoặc khối lượng kinh doanh không đủ
▪ Các tổ chức phải xác định rõ lý do tại sao một nhà máy đang tồn
tại đóng cửa, chẳng hạn như những thách thức để phát triển lại
địa điêm hiện có
▪ Việc đóng cửa cần được chú ý đến các tác động của nhân viên,
bởi họ không chỉ mất công việc và thu nhập, thậm chí mang đến
những tổn thất tinh thần cho nhân viên. Do đó, cần phải có kế
hoạch thông báo sớm về việc đóng cửa hay di dời trong tương
lai.
33
Câu hỏi ôn tập
❖1 Thảo luận về tác động chiến lược của phân bố phương tiện logistics
quyết định đến hiệu quả logistics.
❖2 Vị trí của thị trường khách hàng ảnh hưởng thế nào đến phân bố
phương tiện logistics?
❖3 Mô tả chiến lược locavore trong chuỗi cung ứng. Có phải đây là
chiến lược luôn khả thi?
❖ 4 Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng các cơ sở mà một
công ty chọn để hoạt động.
❖ 5 Khi nào DN đặt vị trí phân bố phương tiện logistics gần vùng
nguyên liệu?
❖ 6 Thảo luận về quy mô dân số có thể được xem như là một thị trường
cho hàng hóa và nguồn lao động.
34
Câu hỏi ôn tập

❖7 Thuế và ưu đãi ảnh hưởng đến quyết định phân bố phương tiện
logistics như thế nào?
❖8 Cân nhắc vận chuyển ảnh hưởng đến phân bố phương tiện logistics
như thế nào?
❖ 9 Các cụm công nghiệp có lợi gì trong bố phương tiện logistics?
❖ 10 Thảo luận, các hiệp định thương mại đa quốc gia đã ảnh hưởng
đến vị trí của cơ sở sản xuất hoặc phân phối.
❖ 11 Giải thích tại sao vấn đề chất lượng cuộc sống nên được xem xét
trong quyết định phân bố phương tiện logistics.
❖ 12 Những cân nhắc bổ sung nào là quan trọng khi một công ty đang
nghĩ đến việc định vị một cơ sở ở nước khác?
35
Câu hỏi ôn tập

❖ 13 Mô tả ngắn gọn về các hành động cân nhắc chuyên biệt hoặc
cụ thể theo vị trí cần được tính đến trong quyết định lựa chọn địa
điểm.
❖14 Khu vực thương mại tự do là gì? Những chức năng có thể là
thực hiện trong đó?
❖ 15 Thảo luận về ưu điểm và nhược điểm của hệ thống mạng
lưới.
❖ 16 Phân biệt giữa di dời cơ sở và đóng cửa cơ sở logistics. Giải
pháp đối với nguồn nhân lực (công nhân) trong cả hai tình
huống?

36
Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

You might also like