You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ

PHẦN 1: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ


I. Thế nào là phân số?
Chia cái bánh làm 6 phần, lấy 5 phần. Ta nói: Đã lấy năm phần sáu cái bánh
5
Viết: 6 , đọc là năm phần sáu
5
Ta gọi 6 là một phân số, có Tử số là 5 và Mẫu số là 6
* Định nghĩa: Phân số có tử số và mẫu số, tử số là số tự nhiên viết trên dấu
gạch ngang.
Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang
II. Phân số và phép chia số tự nhiên
1. Khi a, b là các số tự nhiên và b là số khác 0, thì thương của 2 số a và b có thể
viết thành dạng phân số với a là tử số, b là mẫu số.
2. Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1
3. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. Phân số có tử số
nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1. Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân
số đó bằng 1
III. Tính chất cơ bản của phân số
1. Nếu ta cùng nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự
nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
2. Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên
khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
IV. Rút gọn phân số
- Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số nhỏ hơn mà
phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
- Cách rút gọn:
+ Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1
+ Chia cả tử số và mẫu số cho số đó
Cứ làm như thế cho đến khi nào không rút gọn được nữa.
- Phân số tối giản: Phân số không thể rút gọn được nữa gọi là phân số tối giản

PHẦN 2: QUY ĐỒNG MẪU SỐ - SO SÁNH PHÂN SỐ


DẠNG 1. QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ
1. Thế nào là quy đồng mẫu số
- Quy đồng mẫu số các phân số là làm cho các mẫu số đó bằng nhau mà mỗi
phân số này vẫn bằng một phân số tương ứng đã cho.
2. Cách tiến hành quy đồng mẫu số các phân số
Cách quy đồng mẫu số: Ta có thể làm như sau:
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.
* Chú ý:
- Mẫu số của các phân số sau khi quy đồng gọi là mẫu số chung.
- Nếu mẫu số của phân số nào chia hết cho tất cả các mẫu số của các phân số
còn lại thì ta lấy mẫu số đó làm mẫu số chung.
- Nên lấy mẫu số chung là số bé nhất chia hết cho tất cả các mẫu số của các phân số
cần quy đồng
DẠNG 2. SO SÁNH PHÂN SỐ
A. GHI NHỚ:
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số:
+ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
+ Nếu tử số bằng nhau thì 2 phân số bằng nhau.
* CHÚ Ý:
- Nếu 2 phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số rồi so sánh. Trước khi quy
đồng, ta cần rút gọn các phân số về phân số tối giản rồi mới tiến hành quy đồng
mẫu số các phân số đã rút gọn.
- Trong một số trường hợp, ta có thể tiến hành quy đồng tử số của 2 phân số rồi
so sánh theo quy tắc: Trong 2 phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn
hơn thì bé hơn.
PHẦN 3: CÁC PHÉP TOÁN VỀ PHÂN SỐ
1. Phép cộng phân số
a) Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số, ta cộng 2 tử số với nhau và giữ nguyên
mẫu số
b) Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số 2 phân số rồi cộng 2
phân số đó
Chú ý: Giống như phép cộng số tự nhiên, ta có tính chất Giao hoán và tính chất
Kết hợp ở phép cộng phân số
2. Phép trừ phân số
a) Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số
của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số
b) Muốn trừ 2 phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số 2 phân số rồi trừ 2 phân
số đó.
3. Phép nhân 2 phân số
Muốn nhân 2 phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Chú ý: Giống như phép nhân số tự nhiên, ở phép nhân phân số ta cũng có tính
chất Giao hoán, tính chất Kết hợp, tính chất Phân phối của phép nhân với phép
cộng, tính chất Phân phối của phép nhân với phép trừ.
4. Phép chia 2 phân số
Để thực hiện phép chia 2 phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo
ngược.
* Lưu ý: Khi thực hiện phép nhân các phân số, ta có thể giản ước các thừa số
chung ở tử số và mẫu số, chứ không cần đợi đến khi nhân ra rồi mới rút gọn.

You might also like