You are on page 1of 8

DỰ ÁN STEM CHO TRẺ EM YẾU THẾ

1. SỨ MỆNH
Đưa giáo dục STEM đến với thanh thiếu niên dễ bị tổn thương ở miền Bắc và miền
Trung của Việt Nam

2. MỤC TIÊU
● Tăng cơ hội được tiếp cận với giáo dục STEM (nữ giới, dân tộc thiểu số, trẻ em
khuyết tật) trong lĩnh vực STEM cho giáo viên, học sinh và cộng đồng từ các vùng
dân tộc thiểu số ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam;
● Mở rộng quy mô các sáng kiến STEM cho học sinh khuyết tật;
● Hỗ trợ giáo viên, nhà trường triển khai giáo dục STEM trong CT GDPT 2018 - khối
trung học;
● Tăng tỉ lệ học sinh nữ tham gia vào lĩnh vực STEM thông qua các chiến dịch thay đổi
nhận thức, khuyến khích trẻ em gái quan tâm đến các ngành nghề STEM, hỗ trợ cho
trẻ em gái đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số thông qua hoạt động của người cố
vấn và đại sứ nghề nghiệp STEM.

3. CƠ SỞ
Giáo dục Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong những năm qua cả về cơ hội
tiếp cận và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh nam và học sinh
thành thị có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với giáo dục STEM. Điều này làm gia tăng
khoảng cách giáo dục giữa các khu vực và khoảng cách giới trong giáo dục STEM.
Sự chênh lệch càng nghiêm trọng hơn ở cấp trung học: chỉ 30% học sinh nghèo nhất
tiếp tục học trung học cơ sở. Có sự khác biệt đáng kể về mặt địa lý trong việc tiếp cận
giáo dục trung học. Kết quả tạm thời từ nghiên cứu do UNICEF hỗ trợ năm 2019
( (Ian, 2019, 3) trung bình cấp tỉnh về tỷ lệ trẻ em tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10
cho thấy tỷ lệ này thấp tới 0,105 (tức là 10,5%) đối với trẻ em gái ở tỉnh miền núi Lào
Cai - một tỉnh có tỷ lệ tập trung cao các dân tộc thiểu số.
Việc giảng dạy ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, giáo viên không được
đào tạo tốt về các phương pháp đổi mới và đáp ứng giới, đặc biệt là các nội dung liên
quan đến STEM. Hơn nữa, tài liệu giảng dạy, các chủ đề học tập có liên quan tới bình
đẳng giới, tài liệu chuyên biệt về STEM dành cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số
gần như chưa có. Ở những vùng sâu vùng xa, việc bố trí giáo viên còn khó khăn hơn,
đặc biệt là đối với các môn học STEM ở cấp trung học cơ sở.
Thu hẹp khoảng cách trong giáo dục STEM, giải quyết định kiến giới trong xã
hội, nâng cao nhận thức về giáo dục STEM cho các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm
những người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và tập trung nhiều hơn vào trẻ em gái
là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay để xây dựng tương lai bền vững.

1
CẤU PHẦN CỦA DỰ ÁN
TIMELINE
Cấu phần Mục tiêu tiếp cận Địa điểm Thời gian

STEM cho học Ít nhất 1.000 giáo viên và 3/2023 - 8/2023


Các tỉnh miền núi
sinh miền núi 10.000 học sinh (hơn 60% là
phía Bắc, miền Trung
nữ) sẽ nhận được hỗ trợ trực
và Tây Nguyên.
tiếp từ các hỗ trợ này.

STEM cho học 50 giáo viên và 200 học sinh Tháng 7/2023
sinh khuyết tật khuyết tật. Hà Nội

Truyền thông về Ít nhất 16.000 học sinh tham Tại các tỉnh có 3/2023 - 8/2023
giáo dục STEM gia (hơn 60% là nữ) chương trình STEM
miền núi
2 workshop online
1 workshop tổng kết
cuộc thi ảnh

2
1. STEM cho học sinh miền núi
Hợp phần này nhằm thúc đẩy giáo dục STEM ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam, tập
trung vào các tỉnh nghèo nhất với tỷ lệ dân tộc thiểu số cao như các tỉnh Điện Biên, Lào Cai,
Cao Bằng ở miền núi phía Bắc, Gia Lai, Kon Tum ở miền Trung Việt Nam.
Các hoạt động

● Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM đáp ứng giới cho các nhà quản lý, giáo viên
và cộng đồng để họ thay đổi tư duy về giáo dục STEM cho trẻ em gái.
● Hỗ trợ giáo viên địa phương xây dựng chương trình STEM chuyển đổi giới và các
chủ đề STEM phù hợp với sự phát triển của địa phương, hài hòa với đời sống và văn
hóa dân tộc địa phương
● Thành lập các câu lạc bộ STEM, ngày hội STEM ở các trường THCS và THPT trên
cơ sở tiếp cận đổi mới xã hội và lấy thiết kế lấy con người làm trung tâm

Cách tiếp cận thực hiện


Hợp phần này sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ chặt chẽ của UNICEF Việt Nam trong bối cảnh
UNICEF Việt Nam đang triển khai các hoạt động giáo dục STEM cho trẻ em gái ở các vùng
Dân tộc thiểu số.

Mục tiêu
● Ít nhất 1.000 giáo viên và 10.000 học sinh (hơn 60% là nữ) sẽ nhận được hỗ trợ trực
tiếp từ các can thiệp này.
● Tài liệu hướng dẫn giáo dục STEM cho giáo viên về các chủ đề khác nhau có liên hệ
với văn hóa địa phương.

Chương trình đào tạo

ST
T Nội dung Mô tả Mục tiêu
Hình thành nhận thức chung về lịch sử,
Cơ bản và nền tảng về giáo vai trò và vấn đề cấp thiết cần phát triển
1 Tổng quan dục STEM giáo dục STEM
Hiểu về quy trình khoa học trong bài dạy
Quy trình Cách triển khai bài học STEM
Khoa học STEM theo quy trình Khoa Phân tích được nội dung yêu cầu cần đạt
trong dạy học, Ứng dụng trong dạy học từ Chương trình KHTN, lên được khung
2 học STEM môn KHTN bài dạy
3 Quy trình kĩ Cách triển khai bài học Hiểu về quy trình kĩ thuật trong bài dạy

3
STEM theo quy trình Kĩ STEM
thuật, Ứng dụng trong dạy Phân tích được nội dung yêu cầu cần đạt
thuật trong học môn KHTN, Công nghệ, từ Chương trình KHTN, lên được khung
dạy học Tin học bài dạy
STEM Chuyển đổi từ STEM tái chế sang Bài
Vẽ thiết kế 2D, Quy trình kĩ học phát triển tư duy thiết kế kĩ thuật cho
thuật học sinh
GV hiểu cách thức triển khai NCKH ở
trường PT
Thực hành: GV đề xuất nghiên cứu (biến,
4 phương tiện, phương pháp, kết quả, thực
Nghiên cứu hành, dự đoán kết quả); Truyền thông
KHKT trong khoa học: Cách trình bày poster, Viết và
trường THPT Quy trình NCKH báo cáo khoa học
Vai trò của Robot và các chương trình
5 Robotic và Robotic và AI trong giáo dục robot nhà trường
AI STEM Mở rộng: Khai thác AI trong dạy học
Giới thiệu công nghệ thực tế ảo
6 Sử dụng công nghệ thực tế ảo Hướng dẫn khai thác và sử dụng công
AR - VR trong dạy học nghệ thực tế ảo
Thiết kế và xây dựng chủ đề GV nhận diện và xây dựng được một bài
7
Thực hành STEM học/ chủ đề STEM

Danh sách các địa phương tham gia dự án (BẢN ĐỒ)


STT Tỉnh Huyện
1 Cao Bằng TP Cao Bằng, huyện Hòa An, huyện Thạch An, huyện Nguyên Bình.
TP Lạng Sơn, huyện Bình Gia, huyện Văn Quan, huyện Chi Lăng, huyện Văn
2 Lạng Sơn Lãng, huyện Cao Lộc
3 Hà Giang Huyện Vị Xuyên, TP Hà Giang
4 Lào Cai Huyện Bảo Thắng, huyện Văn Bàn, huyện Si ma cai, TP Lào Cai
5 Lai Châu Than Uyên
6 Yên Bái Mù Cang Chải, Văn Chấn, TP Yên Bái
7 Phú Thọ Phù Ninh, Lâm Thao, TP Việt Trì
8 Hà Nội Huyện Mê Linh
9 Nam Định Huyện Mỹ Lộc, Nam Trực
10 Thái Bình Huyện Thái Thụy
11 Thanh Hóa Huyện Lang Chánh
12 Nghệ An Huyện Thanh Chương
13 Gia Lai Huyện Đắc Pơ, TP Pleiku, Thị xã An Khê
14 Kon Tum TP Kon Tum
15 Bắc Kạn Huyện Ba Bể, TP Bắc Kạn

4
5
2. STEM cho học sinh khuyết tật
Học sinh khuyết tật là nhóm bị bỏ lại phía sau nhiều nhất trong mọi loại hình giáo dục. Sự
bùng phát của Covid-19 trong hai năm qua đã chứng minh khoảng cách này một cách rõ ràng
hơn khi các công nghệ giáo dục được phát triển và ứng dụng cho nhóm học sinh khuyết tật là
yếu nhất. Giáo dục STEM và ứng dụng các công nghệ giáo dục là hết sức cần thiết giúp thu
hẹp khoảng cách giáo dục giữa nhóm học sinh khuyết tật và học sinh bình thường.
Các hoạt động:

● Khám phá, áp dụng và mở rộng quy mô công nghệ kỹ thuật số trong dạy học

● Đào tạo giáo viên về cách sử dụng các công nghệ mới (AI, AVR, v.v.) để giúp học
sinh khuyết tật bắt kịp với cơ hội học tập và phát triển hết tiềm năng .
Cách tiếp cận thực hiện:
Hợp phần này sẽ được triển khai dựa trên các sáng kiến kỹ thuật số đang được triển khai của
UNICEF Việt Nam như AVR và STEM cho trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số hoặc
VRPeutic (sử dụng Thực tế ảo để trị liệu) cho học sinh mắc chứng ADHD ở cấp quốc gia và
một số tỉnh được chọn ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.
Mục tiêu:
50 giáo viên và 200 học sinh khuyết tật.

6
3. Truyền thông về giáo dục STEM
Các hoạt động của dự án:

● Hội thảo định hướng: hội thảo được tổ chức tại các trường học với các diễn giả có ảnh
hưởng chủ yếu là các nhà khoa học và kỹ thuật viên nữ. Hội thảo được kỳ vọng sẽ
truyền thêm cảm hứng học tập STEM cho các bạn nữ sinh.
● Cuộc thi: Vẻ đẹp của Phụ nữ và Trẻ em gái trong lĩnh vực STEM. Đây là hoạt
động truyền thông nhằm chia sẻ những khoảnh khắc và sự trân trọng về vẻ đẹp của
các bạn nữ trong học tập STEM và làm công việc liên quan đến STEM.
Cách tiếp cận thực hiện:
Hợp phần này sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ với Bộ phận Truyền thông của
UNICEF Việt Nam và Nhóm Truyền thông của trường Genesis, Liên minh STEM Việt Nam
Mục tiêu:
Ít nhất 16.000 học sinh tham gia (hơn 60% là nữ)

BAN ĐIỀU HÀNH VÀ GIẢNG VIÊN DỰ ÁN

STT Thành viên Giới thiệu

1 Đào Thị Hồng Quyên Cô Hồng Quyên là giáo viên STEM trẻ, nhiệt huyết. Người
được nhận giải thưởng Tỏa sáng sức mạnh tri thức, sáng lập
và điều hành chung dự án.

2 KS. Đỗ Hoàng Sơn Giám đốc công ty sách Long Minh - Mr Index. Ông đã thúc
đẩy giáo dục STEM ở vùng nông thôn và những vùng núi ở
Việt Nam trong 10 năm qua.

4 ThS. Hoàng Vân ThS Hoàng Vân Đông là giảng viên Khoa Điện tử Viễn
Đông thông Trường Đại học Điện Lực. ThS. Hoàng Vân Đông đã
có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu chương
trình giảng dạy theo phương pháp STEM cho các bậc học
sinh từ tiểu học đến đại học. Đặc biệt, thầy đã phối hợp cùng
với học viện Kidscode, liên minh STEM, học viện sáng tạo
S3 và các giảng viên của Khoa Điện tử viễn thông tổ chức
các buổi tập huấn cho lãnh đạo, giáo viên ở các trường
THCS, THPT ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG


Bước 1. Liên minh STEM khảo sát sơ bộ và mức độ về tình hình triển khai giáo dục
STEM tại địa phương
Bước 2. Địa phương xác nhận tham gia dự án

7
Bước 3. Liên minh STEM gửi thông tin để UNICEF viết thư/ công văn giới thiệu về
dự án cho chính quyền địa phương.
Bước 4. UNICEF gửi thư giới thiệu cho địa phương
Bước 5. Liên minh STEM xây dựng chương trình tập huấn cho mỗi địa phương dựa
trên tình hình thực tế.
Bước 6. Triển khai tập huấn tại địa phương.

TỔ CHỨC TẬP HUẤN VÀ HỖ TRỢ GIÁO VIÊN


● Tập huấn trực tiếp và tập trung các khóa tập huấn tại địa phương GV học trực
tiếp với chuyên gia. Nội dung chi tiết của khóa tập huấn về Giáo dục STEM phù hợp
riêng với từng địa phương.
● Khóa học trực tuyến: Tất cả các nội dung đào tạo được đưa lên nền tảng trực
tuyến. Tất cả giáo viên đều có thể học miễn phí và nhận chứng nhận từ dự án.

ĐỒNG HÀNH VÀ TÀI TRỢ DỰ ÁN


Dự án phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy giáo dục STEM được triển khai trên nhiều tỉnh thành trải
dài từ miền Bắc tới miền Trung - Tây Nguyên, sự chung tay của tất cả các bên liên quan từ
chính quyền địa phương, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp và
trường học và cá nhân quan tâm tới phát triển giáo dục STEM là động lực thúc đẩy sự phát
triển bền vững và tạo tác động lâu dài cho dự án và cộng đồng hưởng lợi.

Các hình thức đồng tài trợ


● Tài trợ địa điểm, lưu trú cho chuyên gia đến các địa phương
● Tài trợ để triển khai chương trình chưa có trong danh sách ban đầu
● Đồng hành triển khai các hoạt động truyền thông

LIÊN HỆ DỰ ÁN
Cô Đào Thị Hồng Quyên - SĐT: 0817750229, Email: hongquyen90@gmail.com
Ông Đỗ Hoàng Sơn - SĐT: 0903405615, Email: sondh@longminh.com.vn

You might also like