You are on page 1of 5

Chủ đề 8: Sử dụng phương pháp chỉ thị chất

lượng đất (SQI) trong đánh giá tính bền vững


của mô hình trồng bưởi da xanh tại Bến Tre
Sinh viên thực hiện: Võ Mạnh Quỳnh
Mssv: B2106505
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Quốc Khương
LƯỢT KHẢO
I.Bưởi da xanh
1.1 Diễn biến canh tác bưởi da xanh:
Bưởi da xanh được canh tác nhiều ở bến tre.Tính đến nay diện
tích trồng bưởi da xanh ở Bến Tre khoảng chừng
5,904ha ,chiếm khoảng 20% tổng diện tích trồng cây ăn quả ở
đây.Bưởi da xanh là loại cây trồng thích hợp canh tác ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long đặc biệt là Bến Tre.Ở đây người dân canh
tác với quy mô nhỏ,vừa và lớn .Người dân cũng đã biết áp dụng
các mô hình và kĩ thuật canh tác hiện đại và ổn định.Nông dân
cũng đang dần liên kết với doanh nghiệp và hợp tác xã để ổn
định giá đầu vào ,đầu ra và ổn định cả về năng suất và chất .
1. 2 Trở ngại trong canh tác bưởi da xanh:
Bưởi da xanh được canh tác ở Bến Tre còn gặp nhiều trở ngại:
Nhiều nhà vườn vẫn còn canh tác kiểu cũ chưa thay đổi theo
đại làm năng suất và chất lượng bưởi bị giảm.Do bị ngập mặn
thường xuyên làm cũng làm giảm chất lượng và năng suất của
cây,hiện nay thời tiết thay đổi thất thường cũng làm cho sâu
bệnh gây hại trên cây phát triển .Các hộ dân còn canh tác theo
mô hình riêng chưa liên kết nhiều giữa các nhóm hộ dân.Ngoài
ra giá cả chưa ổn định ,các hợp tác xã và doanh nghiệp chưa
đảm bảo được giá đầu vào,đầu ra của bưởi.
II.Đánh giá canh tác bưởi da xanh
2.1 Canh tác bền vững:
Dựa vào thời tiết để đưa ra các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh
hại trên cây .Giảm lượng thuốc BVTV thay vào đó sử dụng các
loại vi sinh .Ổn định lượng nước tưới .Thay đổi mô hình canh
tác theo hướng hiện đại,sử dụng nhiều thuốc hữu cơ để làm
cho đất tơi xốp và giảm chăm sóc .Đặc biệt người dân canh tác
theo hướng bền vững ,chất lượng sản phẩm và năng suất
cao ,an toàn sức khỏe con người.Mô hình này cần thời gian dài
để cho ta thấy được hiệu mà nó mang lại.
2.2 Canh tác VietGap:
Với mô hình canh tác VietGap người dân không phải lo về vấn
đề đầu ra của sảm phẩm.Mô hình và cách trồng dạng,chất
lượng và suất cây được đảm bảo.Chi phí chăm sóc được giảm
bớt ,sâu bệnh hại được quản lí chặt chẽ ,kĩ thuật trồng tốt nhất
được các kĩ sư tư vấn cho nông dân hiệu quả .Với mô hình này
những quả bưởi đạt tiêu chuẩn VietGap dễ xuất khẩu ra thị
trường quốc tế.Tuy nhiên để mô hình được hiệu thì phía địa
phương và doanh nghiệp nên quản bá rộng rãi cho người dân
biết những lợi ít mà VietGap lại để họ canh tác sản xuất theo
hướng VietGap.
2.3 Canh tác hữu cơ sinh học:
Hiện người dân canh tác bưởi da xanh cách bón phân,họ bón
phân hóa học ít lại thay vào đó người dân bón phân hữu cơ sinh
học và họ còn dẫn dụ kiến vàng cùng với các loài thiên địch
khác vào vườn để tiêu diệt các sâu gây hại và làm cho quả ngon
ngọt hơn.Việc canh tác theo hướng hữu cơ sinh học giúp làm
giảm chi phí chăm sóc ,bảo vệ môi trường xung quanh,an toàn
với sức khỏe con người. Đây là mô hình cần nhiều thời gian
thực hiện và nó cũng chưa phổ biến rộng
III.Phương pháp đánh giá tính bền vững của đất cho cây
trồng
SQI
- Thu thập dữ liệu về sinh trưởng, năng suất và đặc tính đất
(pHH2O, pHKCl, Ntổng số, NH4+, NO3-, Ptổng số, Pdễ tiêu, Ktrao đổi, Al-P, Fe-
P, Ca-P và chất hữu cơ) cho đánh giá chỉ thị chất lượng đất.
+ Năng suất bưởi da xanh: Năng suất bưởi da xanh thu ở các
đợt.
- Xác định lượng phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh chứa nấm
Trichoderma spp. và vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh
màu tía cho cây bưởi da xanh
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn
ngẫu nhiên, bao gồm 7 nghiệm thức (Bảng 6).
(7 nghiệm thức x 4 lặp lại x 2 cây = 56 cây, mỗi lô thí nghiệm 8
m2 gồm 2 cây/lặp lại)
- Sử dụng nấm Trichoderma spp. để phân hủy vật liệu ủ (rơm
hoặc xơ dừa): trộn rơm hoặc sơ dừa với phân bò và sau khi
rơm/ xơ dừa ủ xong, bổ sung vi khuẩn quang dưỡng không lưu
huỳnh màu tía. Tỷ lệ vật liệu ủ và phân bò là 5 : 1 ở ẩm độ 60%.
Bón lót 100% phân hữu cơ vi sinh (4 tấn/ha).
Bảng 6: Các nghiệm thức thí nghiệm bón phân hữu cơ vi sinh
STT Nghiệm thức Mô tả
(i) K-PHCVS Chỉ bón phân hóa học
(ii) C-PHCVS Chỉ bón phân HCVS
(iii) PHCVS-TT Bón phân hóa học theo khuyến cáo, kết hợp phân HCVS có trên thị
trường theo liều lượng khuyến cáo
(iv) PHCVS + 80% N, P, K Bón phân hóa học với liều lượng 80% N, P, K khuyến cáo, kết hợp
phân HCVS 4 tấn/ha
(v) PHCVS + 60% N, P, K Bón phân hóa học với liều lượng 60% N, P, K khuyến cáo, kết hợp
phân HCVS 4 tấn/ha
(vi) PHCVS + 40% N, P, K Bón phân hóa học với liều lượng 40% N, P, K khuyến cáo, kết hợp
phân HCVS 4 tấn/ha

Chỉ tiêu theo dõi


- Chỉ tiêu đất đầu vụ:
+ Đặc tính đất: pHH2O, EC, chất hữu cơ, CEC và các cations (K +,
Na+, Ca2+, Mg2+), Ntổng số, NH4+, NO3-, Ptổng số, Pdễ tiêu, Al-P, Fe-P,
Ca-P.
+ Đặc tính vật lý đất: Dung trọng đất, độ xốp và tính thấm.
+ Đặc tính sinh học đất: Mật số vi khuẩn (tổng số), nấm (tổng
số).
- Chỉ tiêu nông học: Sinh trưởng, thành phần năng suất và năng
suất.
+ Sinh trưởng: Chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính thân
và đường kính tán.
+ Thành phần năng suất: Số trái trên cây, khối lượng 1 trái,
đường kính trái, chiều cao trái, số múi trên trái, chiều dài múi,
chiều rộng múi, độ dày múi và độ dày vỏ trái.
+ Năng suất bưởi da xanh: Tổng năng suất bưởi da xanh thu ở
các đợt.
- Chỉ tiêu đất cuối vụ: pHH2O, NH4+, NO3-, Pdễ tiêu, Ktrao đổi, Al-P,
Fe-P, Ca-P và chất hữu cơ.
- Chỉ tiêu về dinh dưỡng:
+ Phân tích dưỡng chất trong lá và trái gồm N, P, K, Ca và Mg.
+ Sinh khối khô lá và trái để tính hấp thu dưỡng chất N, P, K,
Ca và Mg.
- Chỉ tiêu về vi sinh: Mật số vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân và
hòa tan kali tổng số và nấm tổng số.
- Chỉ tiêu về chất lượng: Độ Brix, hàm lượng vitamin C, acid tổng
số và màu sắc trái (L*, a*, b*), tỷ lệ sượng, khô múi và màu sắc
thịt trái.

You might also like