You are on page 1of 11

XỬ LÝ MỤN DỪA LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC

Nguyễn Ngọc Lan Phương1, Hồ Dương Phụng1, Hồ Thị Nở1, ThS. Lê Trọng Thành1
1
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
2
Khoa Công nghệ Hóa Học
3
Chuyên đề thí nghiệm Kỹ thuật xanh
Tóm tắt:
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đáng báo động, việc tận dụng các chế phẩm sinh học, chất
thải hữu cơ làm phân bón đang được nghiên cứu và triển khai áp dụng rộng rãi. Phụ phẩm mụn dừa
là một trong những nguyên liệu phù hợp và hiệu quả nhất trong việc chế tạo phân bón hữu cơ thân
thiện với môi trường. Bài thí nghiệm này giúp sinh viên khảo sát quá trình chế biến phân hữu cơ từ
mụn dừa và các tác động của nhiệt độ than hóa đến tính chất thành phẩm. Quá trình tiến hành bao
gồm loại bỏ tannin và lignin trong mụn dừa, sau đó than hóa ở các nhiệt độ 350℃ , 450℃ , bổ sung
chế phẩm đạm và vi sinh để tạo thành phân bón hữu cơ sinh học. Kết quả thí nghiệm cho thấy quá
trình than hóa xảy ra ở 450°C cho sản phẩm tối ưu nhất, khối lượng nguyên liệu được biến đổi tối đa;
hàm lượng vi sinh và chất hữu cơ có trong phân cũng đạt yêu cầu cao; có độ hấp phụ và giữ nước
cao. Vì vậy, phân hữu cơ từ mụn dừa vừa đảm bảo các tiêu chí cho đất và cây trồng, vừa là giải pháp
cho nền nông nghiệp xanh bền vững.
Từ khóa:mụn dừa,phân bón hữu cơ, than hóa .
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu ứng dụng phân bón hữu cơ góp phần thúc đẩy xây dựng nền nông nghiệp
phát triển bền vững là mục tiêu đang đặt ra ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Ở nước ta,
nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như phân trâu bò, lục bình, rơm rạ và xơ dừa ở nhiều vùng
nông thôn là rất lớn; tuy nhiên, nguồn phụ phế phẩm này vẫn chưa được khai thác và sử dụng
hợp lý, làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh, cũng có một số nơi gây ô nhiễm
môi trường. Vì vậy, việc tận dụng nguồn nguyên liệu này để chế biến thành phân bón hữu cơ
sinh học là một giải pháp hữu ích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Phân bón là những chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với cây
trồng, có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng hoặc tăng độ phì nhiêu,
cải tạo đất. Gồm có 3 loại chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.

Hình 1: Các sản phẩm phân bón


Phân bón hữu cơ sinh học là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ
khác nhau nhằm cung cấp chất hữu cơ cho cây trồng, cải tạo đất, có chứa một hay nhiều
chủng loại vi sinh vật đã được tuyển chọn với số lượng tiêu chuẩn, góp phần nâng cao năng
suất hoặc chất lượng nông sản.
Ưu điểm phân bón hữu cơ sinh học
 Tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón.
 Bổ sung và thúc đẩy các hệ vi sinh vật trong đất phát triển giúp khống chế các mầm
bệnh có trong đất.
 Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
 Là sản phẩm thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến con người, sinh vật có
ích.

1
 Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất cân bằng vi sinh vật cho đất.
 Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
 Làm giảm lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Giúp cho nông sản thu hoạch
đạt chất lượng cao và tốt cho sức khỏe người dùng.
Nhược điểm phân hữu cơ sinh học:
 Giá thành cao hơn so với các loại phân bón truyền thống tuy nhiên hiệu quả cũng cao
hơn.
 Chất lượng và số lượng các thành phần ủ thường không đồng đều.
 Thường có mùi khó chịu khi ủ phân, làm mất mỹ quan môi trường xung quanh.


Cần có diện tích lớn để có thể ủ vầ tốn công ủ nếu không có nhìu người làm.
Hình 2: Các sản phẩm phâm bón hữu cơ sinh học
Mụn dừa là phụ phẩm của quá trình chế biến các sản phẩm từ vỏ trái dừa. Vỏ trái dừa sau
khi được chế biến sẽ có 3 thành phần chính: lõi dừa, sơ dừa và mụn dừa. Sau khi bóc tách,
sàng lọc loại bỏ sơ dừa ta thu được mụn dừa. Mụn dừa nguyên sinh ít giữ nước và thường có
màu nâu nhạt hoặc vàng đất, tùy theo từng loại dừa và từng vùng khác nhau. Thành phần chủ
yếu trong mụn dừa là cellulose, lignin, tanin, chất hữu cơ; pH của mụn dừa là 5,5, tính chất
vẫn không đổi nếu pH thấp hơn.Mụn dừa đã qua xử lý thường có màu đậm hơn (nâu đậm, đỏ)
do trải qua nhiều lần ngâm rửa và có khả năng giữ nước tốt. Đây là những nguyên liệu tự
nhiên được dùng trong nhiều mục đích từ nông nghiệp, công nghiệp. Có thể coi đây chính là
sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường. Mụn dừa được ứng dụng trong sản xuất đất sạch,
đất sinh học, phân bón hữu cơ sinh học, ván ép, giá đỡ trồng nấm.

Hình 3: Hình ảnh về mụn dừa


Thành phần chủ yếu của xơ dừa là xenlulozo [C6H7O2(OH)3]n (khoảng 80%) và lignin
(khoảng 18%). Các phân tử xenlulozo là những chuỗi không phân nhánh, hợp với nhau tạo
nên cấu trúc vững chắc, có cường độ co dãn cao.

2
Những nghiên cứu trước đây về ứng dụng mụn dừa làm phân bón: Năm 2003, Thạc sĩ Võ
Thanh Liêm, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đất sạch, Thành phố Hồ Chí Minh đã
tiến hành nghiên cứu biến mụn dừa thành đất hữu cơ sinh học vi lượng biosoil để cải thiện đất
bạc màu. Năm 2008, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Bến Tre và Trường Đại học Cần Thơ đã
phối hợp nghiên cứu về hiệu quả của phân hữu cơ từ mụn dừa trên săng suất bắp trồng ở đất
nghèo dinh dưỡng,…

Bài nghiên cứu xử lý mụn dừa làm phân bón hữu cơ sinh học được nghiên cứu theo
hướng than hóa mụn dừa để tạo thành than sinh học hay còn gọi là biochar.
Hình 4: Than sinh học
Than sinh học là chất cặn có hàm lượng carbon cao, hạt mịn được sản xuất thông qua quá
trình nhiệt phân; đó là sự phân hủy nhiệt trực tiếp của sinh khối trong điều kiện không
có oxy (ngăn cản quá trình đốt cháy ), tạo ra hỗn hợp chất rắn (loại than sinh học). Cấu trúc
xốp của than sinh học có tác dụng to lớn trong nông nghiệp, nó có thể chứa một lượng nước
lớn, khi bón trên đất cát giúp nâng cao năng lực giữ nước của đất, cải thiện đáng kể về độ ẩm
đất. Than sinh học sản xuất ở nhiệt độ thấp (<450℃) có diện tích bề mặt riêng <10m 2/g. Vi lỗ
(đường kính < 2nm) có ảnh hưởng đến việc tăng diện tích bề mặt.
Từ những nghiên cứu chúng ta có thể thấy sử dụng xơ dừa, mụn dừa làm phân bón được
sử dụng rất rộng rãi. Những nghiên cứu đó đã giúp cho người nông dân có thêm kiến thức về
cách sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại nhà góp phần cho mùa vụ bội thu, nâng cao nâng
suất cây trồng cũng như góp phần nâng cao phát triển kinh tế của nước ta. Bài nghiên cứu xử
lý mụn dừa làm phân bón hữu cơ sinh học sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu lượng
xơ dừa bị bỏ đi trong cuộc sống và góp phần có thêm thu nhập cũng như kinh nghiệm cho
người dân trong quá trình trồng trọt.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về xử lý mụn dừa làm phân bón hữu cơ sinh học.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Dụng cụ và hóa chất
Để bài nghiên cứu được thực hiện thành công chúng ta cần sử dụng các loại vật liệu như
sau: becher 500mL, becher 250mL, thố sứ có nắp, nồi nhôm (inox), cối chày sứ, khay nhôm,
cân điện tử, lò nung, muỗng inox. Về hóa chất chúng ta phải đảm bảo hóa chất đạt độ tinh
khiết cao và còn thời gian sử dụng, trong bài chúng ta cần có mụn dừa độ ẩm nhỏ hơn 5% và
chế phẩm DVS.
2.2.2. Thực nghiệm
Xử lý mụn dừa
Mụn dừa là sản phẩm phụ tạo ra khi nghiền vỏ quả dừa để lấy xơ dừa, nó chính là phần
xốp xốp giữa các sợi xơ dừa. Vì vậy chúng ta cần xử lý sơ dừa một cách cẩn thận để thu được
mụn dừa trước khi đưa vào quá trình thực nghiệm.
Đầu tiên phải tiến hành tách chất Tanin có trong sơ dừa bằng cách: ngâm xơ dừa thô từ 2-
3 ngày trong nước sạch, sau 3 ngày ta tiến hành đổ nước lúc này nước có màu sẫm, đây là
chất tamin đã được tách một phần trong xơ dừa. Vì chất tanin dễ tan trong nước nên chúng ta
nên thực hiện như vậy từ 3-4 lần để có thể loại bỏ hoàn toàn tanin.

3
Tiếp đến chúng ta tiến hành tách chất lignin ra khỏi xơ dừa: vì lignin không thủy phân
trong nước nên ta cho phần mụn dừa trên vào dung dịch nước vôi đã chuẩn bị từ trước. Ngâm
từ 5-7 ngày để lignin tan hoàn toàn, sau 7 ngày ta rửa lại với nước sach nhiều lần để loại bỏ
lignin và vôi. Tiến hành ngâm lại với nước sạch 1 ngày rồi rửa lại với nước sạch.
Sơ đồ thực nghiệm thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2
Nguyên liệu mụn dừa

Than hóa
(yếm khí, ở nhiệt độ 350 oC, lưu mẫu 45 phút)
(yếm khí, ở nhiệt độ 450 oC, lưu mẫu 45 phút)

Làm nguội đến nhiệt độ


phòng

Nghiền mịn

Nguyên liệu DVS


Biochar (Đạm + Vi sinh)

Sản phẩm phân hữu cơ vi


sinh

Hình 5: Sơ đồ quy trình thực nghiệm thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2


Thí nghiệm 1: Tiến hành than hóa mụn dừa ở nhiệt độ 350℃, trong môi trường yếm
khí. Tạo sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.
 Cân 50g mụn dừa đã sấy khô (độ ẩm nhỏ hơn 5%) cho vào thố sứ có nắp đậy, cho vào
lò nung.
 Bật công tắc lò nung và chỉnh chế độ nhiệt là 350℃ , khi nhiệt độ lò tăng lên đúng chế
đô cài đặt, tiến hành lưu mẫu ở chế độ nhiệt này trong thời gian 45 phút.
 Tắt công tắc lò nung, làm nguội từ từ (tránh mở nắp lò nung), khi nhiệt độ hạ xuống
còn khoảng 50-60oC, lấy mẫu nung ra khỏi lò, làm nguội sản phẩm Biochar đến nhiệt độ
phòng.
 Nghiền mịn sản phẩm bằng cối chày sứ.
 Cân 21g Biochar (chiếm 70%) với 9g chế phẩm DVS (đạm + vi sinh, chiếm 30%),
trộn đều lại với nhau.
 Đem mẫu sản phẩm phân tích hàm lượng hữu cơ và mật độ vi sinh.
Thí nghiệm 2: Tiến hành than hóa mụn dừa ở nhiệt độ 450 oC, trong môi trường yếm khí.
Tạo sản phẩm phân hữu cơ vi sinh
 Cân 50 g mụn dừa đã sấy khô (độ ẩm nhỏ hơn 5%) cho vào thố sứ có nắp đậy, cho vào
lò nung.
 Bật công tắc lò nung và chỉnh chế độ nhiệt là 450℃ , khi nhiệt độ lò tăng lên đúng chế
đô cài đặt, tiến hành lưu mẫu ở chế độ nhiệt này trong thời gian 45 phút.
 Tắt công tắc lò nung, làm nguội từ từ (tránh mở nắp lò nung), khi nhiệt độ hạ xuống
còn khoảng 50-60℃, lấy mẫu nung ra khỏi lò, làm nguội sản phẩm Biochar đến nhiệt độ
phòng.
 Nghiền mịn sản phẩm bằng cối chày sứ.

4
 Cân 21g Biochar (chiếm 70%) với 9g chế phẩm DVS (đạm + vi sinh, chiếm 30%),
trộn đều lại với nhau.
 Đem mẫu sản phẩm phân tích hàm lượng hữu cơ và mật độ vi sinh.
Thí nghiệm 3: Để chứng minh việc thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đã than hóa được hết
mụn dừa ban đầu hay chưa ta tiến hành kiểm tra theo sơ đồ khối sau:
5g biochar đã được than
hóa 2 nhiệt độ nung

Hòa tan 100ml nước cất

Lọc Để khô Cân sản phẩm

Than hóa
Làm nguội đến nhiệt độ
(yếm khí, ở nhiệt độ 350 oC, lưu mẫu 45 phút)
phòng
(yếm khí, ở nhiệt độ 450 oC, lưu mẫu 45 phút)

Nghiền mịn

Nguyên liệu DVS


Biochar
(Đạm + Vi sinh)

Sản phẩm phân hữu cơ vi


sinh

Hình 6: Sơ đồ quy trình thực nghiệm thí nghiệm 3


 Cân 2 mẫu than ở 2 nhiệt độ nung trên, mỗi mẫu 5 g, sau đó mỗi mẫu hòa với 100ml
nước cất, lọc qua giấy lọc, để khô tự nhiên 10 phút, cân sản phẩm.
 Sau khi cân lại sản phẩm ta tiến hành than hóa lần 2 và lưu mẫu trong lò nung 45 phút
như thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2
 Tắt công tắc lò nung, làm nguội từ từ (tránh mở nắp lò nung), khi nhiệt độ hạ xuống
còn khoảng 50-60℃, lấy mẫu nung ra khỏi lò, làm nguội sản phẩm Biochar đến nhiệt độ
phòng.
 Nghiền mịn sản phẩm bằng cối chày sứ.
 Cân 3g Biochar (chiếm 70%) với 1,2g chế phẩm DVS (đạm + vi sinh, chiếm 30%),
trộn đều lại với nhau.
 Đem mẫu sản phẩm phân tích hàm lượng hữu cơ và mật độ vi sinh.
2.2.3. Phương pháp phân tích kết quả
Để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ và mật độ vi sinh có trong sản phẩm chúng ta tiến
hành đánh giá theo các tiêu chuẩn như:
 TCVN 4050 - 85 Đất trồng trọt - Xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng số.
 TCVN 4829 : 2001 Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về các phương pháp phát hiện
Samonella.
 TCVN 5815 : 2001 Phân hỗn hợp NPK - Phương pháp thử.
 TCVN 5979 : 1995 (ISO 10390 : 1994) Chất lượng đất - Xác định pH.
 TCVN 5989 : 1995 (ISO 5666/1 : 1983) Chất lượng nước - Xác định thủy ngân tổng
số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - Phương pháp sau khi vô cơ hóa với
pemanganat-pesunfat.
 TCVN 6166 : 2002 Phân bón vi sinh vật cố định nitơ.
 TCVN 6167 : 1996 Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất phospho.

5
 TCVN 6496 : 1999 (ISO 11047 : 1995) Chất lượng đất - Xác định cadimi, crom,
coban, đồng, chì, mangan, niken và kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thủy - Các
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa.
Đánh giá phân bón hữu cơ vi sinh ta dựa trên tiêu chuẩn TCVN 7185-2002:

Hình 7: Bảng chỉ tiêu đánh giá


3. Kết quả và bàn luận
3.1. Kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2:

Hình 8: Mẫu biochar ở 350℃ Hình 9: Mẫu Biochar ở 450℃


Bảng 2: Thông số ghi nhận được sau 2 thí nghiệm
Quá trình than hóa Mẫu 350℃ Mẫu 450℃
Khối lượng ban đầu 50g mụn dừa 50g mụn dừa
Khối lượng sau khi than hóa 23,02g 16,87g
Bàn luận: (dựa trên kết quả thực nghiệm của GVHD cung cấp)
Cùng khối lượng ban đầu là 50g mụn dừa nhưng sau quá trình than hóa ở 2 nhiệt độ 350
℃ và 450℃ sẽ cho ra 2 khối lượng sau khi than hóa khác nhau.
Từ 2 khối lượng sau khi than hóa ta có thể nhận định rằng khả năng than hóa mụn dừa ở
nhiệt độ 350℃ là than hóa chưa hoàn toàn, chưa triệt để còn ở nhiệt độ 450℃ là gần như đã
được than hóa hoàn toàn khối lượng mụn dừa ban đầu.
Về màu sắc ở 2 mẫu than ở nhiệt độ cũng khác nhau một chút, ở mẫu 350℃ ta thấy được
màu đen tương đối và mẫu 450℃ có màu gần như đen tuyệt đối.

6
Về độ mịn: từ hình ảnh ta có thể thấy rõ mẫu than 350℃ vẫn còn một số bị vón cục với
kích thước nhỏ còn đối với mẫu 450℃ ta thấy sản phẩm đều về kích thước, có độ mịn hơn ở
mẫu than 350℃.
3.2. Kết quả thí nghiệm 3
Ta gọi 5g biochar sau khi than hóa lần 1 ở nhiệt độ 350℃ là A và sau khi tiến hành than
hóa lần 2 ở nhiệt độ 350℃ là A’. 5g biochar sau khi than hóa lần 1 ở nhiệt độ 450℃ là B và
sau khi tiến hành than hóa lần 2 ở nhiệt độ 450℃ là B’.
Bàn luận: (dự kiến kết quả thí nghiệm 3)
Quá trình hòa tan mẫu biochar với nước cất sau đó tiến hành lọc và để khô là quá trình
nhằm khảo sát khả năng giữ nước và hấp phụ của sản phẩm sau khi than hóa lần 1 ở nhiệt độ
350℃ và nhiệt độ 450℃ và ta thu được kết quả sau: Ở mẫu 350℃ thì khả năng hấp phụ và
giữ nước kém hơn rất nhiều so với mẫu ở 450℃.
Sau khi tiến hành xong thí nghiệm 3 thì ta có thể thấy rằng khối lượng mẫu A chuyển
sang mẫu A’ có sự thay đổi rõ rệt và khối lượng giảm đáng kể, còn khối lượng mẫu B chuyển
sang mẫu B’ thì khối lượng thay đổi không nhiều.
Do ở nhiệt độ 350℃ đã than hóa lần 1 đối với mẫu A là than hóa không hoàn toàn nên
khi ta tiến hành than hóa lần 2 thì sẽ dẫn đến kết quả là mẫu sẽ được than hóa tiến tới than hóa
hoàn toàn và khối lượng sẽ thay đổi.
4. Kết luận
Sau khi thực hiện 3 bài thí nghiệm ta có thể rút ra được các vấn đề sau:
Than sinh học (biochar) sẽ có độ hấp phụ và giữ nước tốt khi được tiến hành than hóa ở
nhiệt độ từ 400-500℃, cấu trúc lỗ xốp lớn, diện tích bề mặt riêng lớn.
Nhiệt độ than hóa có ảnh hưởng to lớn tới chất lượng thành phẩm cũng như hiệu quả khi
sử dụng. Trong bài thí nghiệm này, xét trên các phương diện: độ giữ nước, độ hấp phụ, độ tơi
xốp, độ mịn, tốc độ hình thành biochar, nhiệt độ 450℃ cho ra mẫu than vượt trội hơn hẳn so
với nhiệt độ 350℃.
Khi bón phân hữu cơ sinh học vào đất: đất có khả năng giữ ẩm tốt hơn nên tránh được
hạn tốt hơn. Chất hữu cơ lại có khả năng đệm tốt nên giữ cho độ pH của đất ít thay đổi, có khả
năng giữ các chất khoáng do ta bón vào tốt hơn để rồi cung cấp dần dần lại cho rễ cây tốt hơn.
Về phân hữu cơ sinh học có nhiều loại như: phân bón hữu cơ sinh học vi sinh cố định
đạm, phân bón hữu cơ sinh học vi sinh phân giải lân, phân bón hữu có sinh học vi sinh phân
giải kali/ silic, phân bón hữu có sinh học vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose, phân bón
hữu có sinh học vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh, phân bón hữu có sinh học vi sinh sản
xuất các chất kích thích sinh trưởng. Tùy thuộc vào tình trạng cây trồng đang gặp vấn đề gì
mà chúng ta sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho phù hợp.
Về cách tổng hợp phân bón hữu cơ sinh học: có nhiều cách tổng hợp khác nhau nhưng có
chung điểm giống nhau là đều xuất phát từ phân chuồng: phân gà, phân bò,…; phân xanh: bã
cà phê, lục bình, xơ dừa,….đã được xử lý để loại bỏ các chất gây hại cho cây trồng. Sau đó ta
tiến hành bổ sung chế phẩm vi sinh phù hợp với nhu cầu của cây trồng. Giúp cây trồng sinh
trưởng phát triển tốt, giúp người nông dân giảm được phần nào lo âu trong các bệnh cây
trồng, nâng cao năng suất và chất lượng.
5. Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, xin cho phép nhóm thực hiện bài báo cáo gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy Lê Trọng Thành, người giảng viên tận tụy đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình
trong suốt thời gian qua, cho chúng em nhiều tiền đề, kiến thức để tiếp cận vấn đề, phân tích
giải quyết vấn đề, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm để có kinh nghiệm trong học
tập và làm việc sau này của chúng em. Nhờ đó mà nhóm hoàn thành bài báo cáo được tốt hơn.
Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Hóa học đã tạo điều kiện cho chúng em
có trang thiết bị để thực hành và các bạn trong lớp DHVC14 đã tận tình giúp đỡ nhóm trong
quá trình hoàn thành bài báo cáo, tạo cho các thành viên phấn đấu để đạt được mục tiêu chung
và khả năng phối hợp cùng với nhau để tạo ra những điều mà một cá nhân không thể nào có
khả năng thực hiện được.

7
Trong khuôn khổ của một bài báo cáo và do kiến thức còn hạn chế, bài làm của chúng
em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong Thầy góp ý để bài làm được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
6. Abstract
In the context of alarming environmental pollution, the utilization of biological products and
organic waste as fertilizers is being researched and widely applied. Coco peat by-products are one of
the most suitable and effective materials in making environmentally friendly organic fertilizers. This
experiment helps students to investigate the processing of organic fertilizer from coco peat and the
effects of charring temperature on finished product properties. The process includes removing tannins
and lignin in coco peat, then carbonizing at temperatures of 350℃, 450℃, adding nitrogen and
microbial products to form bio-organic fertilizer. Experimental results show that the carbonization
process occurs at 450°C for the most optimal product, the maximum amount of material is changed;
The content of microorganisms and organic matter in the manure is also highly satisfactory; has high
water absorption and retention. Therefore, organic fertilizer from coco peat both ensures the criteria
for soil and plants, and is a solution for sustainable green agriculture.
Tài liệu tham khảo
 ThS Phạm Thành Tâm, TS Võ Thành Công. Xử lý mụn dừa làm phân bón hữu cơ sinh
học. Khoa Công nghệ Hóa học
 TS Nguyễn Đăng Nghĩa,2014. Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ. Sở khoa học và
công nghệ TP HCM
 ThS Đỗ Thanh Liêm, 2013. Nghiên cứu tìm cách biến mụn dừa thành đất sinh học hữu
cơ vi lượng biosoil để cải thiện đất bạc màu. Công ty TNHH Đất Sạch TP HCM.
 Do Tran Vinh Loc, Nguyen Van Chuong. Ảnh hưởng của vôi và mụn dừa đến sự hấp
thu Cadimi trong cây đậu phộng trồng trên đất phù sa không bồi tại An Phú-An Giang
 https://en.wikipedia.org/wiki/Biochar
 http://wasi.org.vn/phan-1-gioi-thieu-than-sinh-hoc-biochar/
 http://baoapbac.vn/khoa-hoc-doi-song/202108/phan-bon-dat-sach-tu-mun-dua-932463/
 https://ongbien.vn/khai-niem-phan-bon/khai-niem-phan-bon-huu-co-sinh-hoc-phan-
bon-huu-co-vi-sinh-14621dt.html
 http://www.phanbontruongsinh.com/phan-biet-cac-loai-phan-bon-huu-co.html

8
XÁC ĐỊNH THỜI GIAN HẠ NHIỆT ĐỘ LÒ NUNG

Thông số kỹ thuật của lò nung:


 Kích thước bên trong (WxDxH): 230x240x170 mm
 Thể tích: 9 lít
 Kích thước bên ngoài (WxDxH): 480x550x570 mm
 Công suất: 3 KW
 Nguồn: 230V - 1 pha
 Khối lượng: 35 kg
 Thời gian đạt nhiệt độ cực đại: 90 phút

 Đặt giả thuyết:

Sử dụng thiết bị lò nung có thể tích 9 lít có: kích thước bên trong (WxDxH): 230x240x170
mm, kích thước bên ngoài (WxDxH): 480x550x570 mm. Gồm 3 lớp: lớp gạch cách nhiệt, lớp
bông thủy tinh và lớp thép không gỉ.

bề dày chiều rộng + bề dày chiều dài +bề dày chiều cao
 Bề dày trung bình 3 lớp =
3
( 480−230 ) + ( 650−340 )+(570−170)
= = 320 mm
3
 Bề dày lớp gạch cách nhiệt ❑gạch cn= 100 mm = 0,1 m ❑gạch cn=0,1395 (W/m.K)
 Bề dày lớp bông thủy tinh ❑bôngtt = 58 mm = 0,058 m  ❑bôngtt =0,035 (W/m.K)
 Bề dày lớp thép không gỉ ❑thép= 2 mm = 0,002 m  ❑thép= 17,5 (W/m.K)
Diện tích về mặt truyền nhiệt (tra tại sổ tay quá trình thiết bị tập 1)
F=( S1 + S2 + S3 ) .2=( W . D+ D . H + H .W ) .2=0,2702 m2
Sử dụng thố nung có: đường kình lớn nhất 120mm, đường kính nhỏ nhất 80mm, chiều cao
100mm.
 Bề dày ❑thố nung=10 mm=0,01 m  tra bảng ❑thố nung= 0,924 (W/m.K)
120+ 80
 Đường kính trung bình thố nung¿ = 100 mm
2
 m thố nung= 0,4 kg C thố nung= 0,92 kJ/kg.K

Mụn dừa có: m mụn dừa= 0,05 kg C mụndừa = 0,015 kJ/kg.K

100−2.10
Bề dày lớp biochar: ❑biochar = = 40 mm = 0,04 m
2

chiều dài lò−đường kínhthố nung 230−100


Bề dày không khí ❑không khí = = =65 mm=0,065 m
2 2

9
 Tính nhiệt lượng
 Nhiệt lượng của lò nung ở 450oC:

Q450 =C . m .T =(Cthố nung .m thố nung +C mụn dừa . mmụn dừa) .T

¿ ( 0,92.0,4+ 0,015.0,05 ) .(450+273)=266,6 kJ = 74,06 Wh

 Nhiệt lượng của lò nung ở 350oC:

Q 350 =C . m. T =( Cthố nung . m thố nung +C mụn dừa . m mụn dừa ) .T

¿( 0,92.0,4+0,015.0,05) .(350+273)=229,73 kJ = 63,81 Wh

 Nhiệt lượng lò nung ở 80oC:

Q 80=C .m .T =(Cthố nung .m thố nung +C mụn dừa . mmụn dừa). T

¿( 0,92.0,4+0,015.0,05) .(80+273)=130,17 kJ = 36,16 Wh

 Nhiệt lượng cần truyền ra khỏi lò để nhiệt độ hạ từ 350oC xuống 80oC:

Q hạ tn 1=Q 350 −Q 80=63,81−36,16=27,65 Wh

 Nhiệt lượng cần truyền ra khỏi lò để nhiệt độ hạ từ 450oC xuống 80oC:

Q hạ tn 2=Q 450 −Q 80=74,06−36,16=37,89Wh

Quá trình hạ nhiệt độ:

Lớp Lớp Lớp Lớp


Môi
Tâm thố Lớp Lớp vỏ không gạch bông thép
sứ biochar thố sứ khí cách thủy trường
không ngoài
trong lò nhiệt tinh gỉ

Bảng thông số bề dày và hệ số dẫn nhiệt của vật liệu tra ở sổ tay QTTB tập 1

Vật liệu Bề dày (m) Hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)


Lớp biochar 0,04 0,075
Lớp vỏ thố sứ 0,01 0,924
Lớp không khí trong lò 0,065 0,023
Lớp gạch cách nhiệt 0,1 0,1395
Lớp bông thủy tinh 0,058 0,035
Lớp thép không gỉ 0,002 17,5
 Tính thời gian hạ nhiệt: Công thức chung để tính toán:

❑ vật liệu Q hạ . vật liệu
Q hạ nhiệt = t −t . F .❑i ❑vật liệu
❑ vật liệu ( i i +1) i=
( t i−t i+1 ) . F

10
Thời gian truyền nhiệt Nhiệt độ 350oC Nhiệt độ 450oC
Từ tâm qua lớp biochar 0,2 h 0,2 h
Từ biochar qua vỏ thố sứ 4,1.10-3 h 4,1.10-3 h
Từ vỏ thố sứ qua lớp không khí 1,07 h 1,07 h
Từ lớp không khí qua lớp cách nhiệt 0,27 h 0,27 h
Từ lớp cách nhiệt qua lớp bông thủy tinh 0,628 h 0,628 h
Từ lớp bông thủy tinh qua lớp thép không 4,33.10-5 h 4,33.10-5 h
gỉ tới môi trường ngoài
Tổng thời gian hạ nhiệt 2,17 h = 130 phút 2,17 h = 130 phút

11

You might also like