You are on page 1of 45

Vật Tư Biostimulants

1. Khái niệm:
Biostimulants (BS) nghĩa tiếng việt là "Chất kích thích sinh học”. Trong những năm gần đây, BS là một loại vật tư
nông nghiệp mới đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu và Nhật Bản. BS là một loạt các
vật chất và vi sinh vật mang lại điều kiện sinh lý tốt hơn cho đất và cây trồng. Bằng cách hoạt hóa sức mạnh tự
nhiên vốn có của cây trồng và môi trường xung quanh, những vật liệu này có tác động tích cực đến sức khỏe cây
trồng, tăng cao khả năng chống chịu căng thẳng sinh học và căng thẳng phi sinh học cho cây trồng, tăng năng
suất và chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản nông sản sau thu hoạch…
2. Định nghĩa:
Để hiểu giá trị của BS, chúng ta bắt đầu bằng việc hiểu ”Sự giảm căng thẳng phi sinh học". Thuốc bảo vệ thực
vật giải quyết các vấn đề về côn trùng, bệnh hại, cỏ dại, điều hòa sinh trưởng (căng thẳng sinh học: Biotic stress).
Vật tư BS giúp nâng cao sức đề kháng cho cây trồng tăng khả năng chống chịu với khô hạn, hại nhiệt, hại lạnh,
hại mặn, hại sương, căng thẳng oxi hóa (tổn hại do Oxi hoạt tính), thiệt hại mang tính chất vật lý (mưa đá, gió),
thiệt hại do ngộ độc thuốc BVTV (gọi là những căng thẳng phi sinh học: Abiotic stress), kết quả là cải thiện chất
lượng tăng cao năng suất. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khuyến nghị khác nhau về định nghĩa của BS.
Do đó định nghĩa của BS khác nhau tùy thuộc vào hướng nghiên cứu. Định nghĩa về BS mà chúng ta có thể
tham khảo một cách đáng tin cậy nhất là định nghĩa do Hiệp hội Biostimulants Châu Âu (EBIC) đề xuất.
EBIC nêu định nghĩa của BS như sau:
Vật tư BS dùng trong nông nghiệp là những chế phẩm được hình thành từ những vật chất, hợp chất được dùng
cho cây trồng hoặc đất nhằm mục đích tăng cường và kiểm soát quá trình sinh lý thực vật. Vật tư BS tác động
lên sinh lý thực vật thông qua con đường khác với chất dinh dưỡng để cải thiện sức sống của cây trồng, làm tăng
năng suất và chất lượng nông sản, kéo dài thời gian bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Ngoài ra trong các giai đoạn sinh trưởng thực vật cũng sản sinh ra một số Hoocmon thực vật và Enzyme nội
sinh, vai trò của vật tư BS là dẫn dụ vào trạng thái sinh lý tốt nhất ở mỗi giai đoạn sinh trưởng đó. Vật tư BS
thường được làm từ các thành phần tự nhiên, chiết xuất từ động vật và thực vật, và các chất chuyển hóa có
nguồn gốc vi sinh vật. Vật tư BS là những chất đơn giản hoặc vật liệu tổng hợp, hầu hết là an toàn cho người sử
dụng và môi trường.
3. Hiệu quả:
Vật tư BS thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thực vật theo những cách sau đây trong suốt vòng đời cây trồng
từ khi hạt nảy mầm đến khi cây trưởng thành
+) Cải thiện hiệu quả quá trình trao đổi chất của thực vật làm tăng chất lượng và sản lượng
+) Tăng cường khả năng chống chịu với căng thẳng phi sinh học, và phục hồi sau căng thẳng phi sinh học
+) Thúc đẩy quá trình sử dụng, chuyển hóa, đồng hóa chất dinh dưỡng
+) Tăng hàm lượng đường và màu sắc, làm tăng chất lượng nông sản
+) Cải thiện và kiểm soát sự cân bằng lượng nước trong cơ thể thực vật
+) Tăng cường một số đặc tính hóa lý của đất, bổ sung và thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất
4. Phân loại:
Tùy thuộc vào hướng nghiên cứu mà việc phân loại vật tư BS sẽ khác nhau, dưới đây là một cách phân loại điển
hình.
+) Axit hữu cơ, chất mùn (Axit Humic, Axit Fulvic)
+) Rong biển và chiết xuất từ rong biển, các loại đường đa
+) Axit Amin và vật liệu Peptit
+) Khoáng vi lượng, Vitamin
+) Vật tư vi sinh vật
+) Các loại khác (Thành phần chiết xuất từ động thực vật, vật tư hoạt hóa vi sinh vật, các chất chuyển hóa của vi sinh
vật)

Triển vọng: Bằng cách phát huy một hoặc nhiều hiệu quả, kết quả cuối cùng sẽ mang lại giá trị kinh tế thông qua
việc tăng năng suất hay cải thiệt chất lượng. Tác động kích thích lên thực vật bằng việc sử dụng vật tư BS gây ra
nhiều hiện tượng truyền thông ở cấp độ Gen. Trong thời gian tới các nhà nghiên cứu về BS sẽ làm sáng tỏ cơ
chế hoạt động cơ bản, chúng ta cùng kỳ vọng rằng BS sẽ được ứng dụng rộng rãi trong canh tác nông nghiệp.
Nguồn tham khảo: https://www.japanbsa.com/index.html

Phương pháp đánh giá chất lượng phân bón hữu cơ


Đây là phương pháp đơn giản nhưng trực quan giúp bà con nông dân nhận biết được phân hữu cơ nào tốt và
không tốt. Từ đó đưa ra quyết định mua phân hữu cơ phù hợp phục vụ cho sản xuất. Trước tiên phân hữu cơ
theo phương pháp đánh giá này là: Phân được ủ từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ như phân gia súc, gia cầm,
xác thực vật ( mùn cưa, vỏ trấu, rơm,...)

Để nhận biết được phân hữu cơ tốt hay không tốt, bà con hãy thử một trong các cách sau:

1. Kiểm tra trạng thái bên ngoài của phân


Cho phân vào nước rồi dùng lòng bàn tay chà xát nhẹ. Những phần màu đen trong phân, khi rửa thì mùn cưa và
vỏ cây xót lại theo từng cục và tiến hành ngửi:
- Phân chất lượng tốt:
(1) Phân không còn mùi phân, ít ẩm, không dính, ít ruồi.
(2) Phân không còn mùi của nguyên liệu (mùi hôi của phân gia súc, gia cầm,..)

- Phân chất lượng không tốt:


(1) Phân có mùi thối, ẩm, nhiều ruồi.
(2) Còn mùi của nguyên liệu (mùi hôi của phân gia súc, gia cầm)

2. Cho phân vào nước sôi (cách dễ nhận biết nhất)
Cho phân vào trong cốc thủy tinh, sau đó rót nước sôi vào. Nhờ vào việc đối lưu nên phân được trộn với nước.
Để yên như vậy cho đến khi lắng lại, nước trở lên đen và dưới đáy cốc lắng lại. Sau đó tiến hành đánh giá:

- Phân chất lượng tốt:


(1) Lượng rác nổi trên mặt nước ít.
(2) Màu vàng đậm, độ đậm của nước tăng dần từ miệng cốc đến đáy cốc.
Ý nghĩa màu vàng: Là màu của axit amin thôi ra từ phân khi ta cho nước nóng vào. Màu càng đậm chứng
tỏ lượng axit amin (dinh dưỡng) càng nhiều => phân tốt, nhiều dinh dưỡng.
- Phân chất lượng không tốt:
(1) Lượng rác nổi trên bề mặt nhiều.
(2) Không có màu vàng hoặc vàng nhạt trong cốc.
(3) Có sự phân màu rõ rệt từ mặt cốc đến đáy cốc.

Nhìn hình minh họa dưới đây:


Chú thích: màu nâu đậm trong phân tốt là màu của các axit amin trong phân khi gặp nước nóng sẽ thôi ra.
Đây là hình ảnh phân hữu cơ vi sinh của công ty NAZO sau khi bỏ nước nóng:
Nguyên liệu làm phân bao gồm: phân gà, mùn cưa.
Xử lý dưỡng sinh nhiệt năng - Cải tạo đất
Xử lý dưỡng sinh nhiệt năng
--- Cải tạo đất ---

Mục đích:
Tạo cấu trúc tơi xốp cho đất, diệt hạt cỏ dại & nấm bệnh từ vụ canh tác trước, tạo môi trường
thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển & ức chế sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại.

Nguyên lý:
+) Cấu trúc tơi xốp của đất bao gồm các đặc tính sau: tính thoát nước tốt, tính giữ nước tốt,
chứa nhiều không khí. Phân bón Taihi là một thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo cấu
trúc tơi xốp cho đất. Đất ở trạng thái hạt đơn thuần thì dễ bị xói mòn, sa mạc hóa. Khi sử dụng
phân Taihi tạo cấu trúc tơi xốp cho đất bằng phương pháp xử lý dưỡng sinh nhiệt năng (BLOF)
thì Carbonhydrat có trong phân Taihi ở trạng thái dễ tiêu, đây chính là nguồn năng lượng cần
thiết cho vi sinh vật hoạt động.
+) Vi khuẩn lên men ở trạng thái không có O2 cũng có thể phân giải đường tạo thành Ancol
(rượu) & khí CO2. Dưới dạng lỏng khí CO2 được vận chuyển sâu vào trong đất, lực giãn nở của
khí CO2 bên trong đất sẽ phá vỡ cấu trúc đất, tạo ra cấu trúc dạng hạt nhỏ. Ban ngày nhiệt độ
của đất nóng lên, khí CO2 phát ra làm cho đất nở ra. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp không khí
tươi mới sẽ đi qua những kẽ hở do khí CO2 thoát đi để lại vào ban ngày ăn sâu xuống lòng đất.
Đất được làm lạnh và co lại.
+) Trực khuẩn Bacillus hoạt động sẽ bài tiết ra Enzym tiêu hóa dạng dính kết hợp với chất mùn
trong phân Taihi tạo thành keo dính liên kết các phần tử đất với nhau tạo ra cấu trúc tơi xốp cho
đất. Quá trình giãn nở & co lại của đất được thực hiện lặp đi lặp lại liên tục sẽ duy trì cho đất luôn
luôn ở trạng thái tơi xốp.
Các bước tiến hành xử lý dưỡng sinh nhiệt năng cho 1000m2:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư & thiết bị
1 ) Vật tư cần thiết:
+) Phân bón hữu cơ TAIHI: 2000kg
+) Canxi khoáng Agri-Dolomite: 100kg
+) Chủng vi sinh cải tạo đất TANEKIN-01: 5kg
+) Mật rỉ đường: 5kg
+) Nilon trắng khổ rộng 1.6m: 30kg
2) Thiệt bị cần thiết:
+) Máy sục khí 35W
+) Thùng nước 200lit
+) Cảm biến đo nhiệt độ
Bước 2: Tiền xử lý
1) Bón Canxi khoáng Agri-Dolomite trước ngày thực hiện cải tạo đất khoảng 7~10 ngày.
+) Dải đều 100kg Canxi khoáng Agri-Dolomite lên diện tích đất cần cải tạo.
+) Xới đều đất để lân Canxi khoáng Agri-Dolomite được trộn đều với đất.
2) Nhân vi sinh trước ngày thực hiện cải tạo đất 24~48h.
+) Trộn đều 5kg Tanekin-01 & 5kg mật rỉ đường với 20lit nước trong thùng 200lit.
+) Sau khi trộn đều vi sinh, mật rỉ đường và nước tiến hành bịt kín thùng 200lit bằng bạt phủ.
+) Chú ý: Khi mở bạt phủ cần để ý không cho dung dịch trong thùng 200lit trào ra ngoài.
Bước 3: Tiến hành xử lý
1) Dải đều 2000kg phân hữu cơ TAIHI lên diện tích đất cần cải tạo.
2) Dùng máy xới đất xới đều phân vào đất.
3) Lên luống đất theo kích thước phù hợp với loại cây trồng.
4) Pha loãng dung dịch sau khi nhân vi sinh với nước theo tỷ lệ 1/100.
5) Tưới đều & đậm dung dịch sau pha loãng lên luống, ước lượng sao cho độ ẩm đất khoảng
80% là được.
6) Phủ màng nilon kín lên luống sau khi đã tưới vi sinh.
7) Cắm cảm biến đo nhiệt độ vào 1 vị trí cố định.
Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý đất
1) Theo dõi nhiệt độ đất vào một thời điểm cố định trong ngày (khuyến khích đo vào 15h).
2) Ghi chép nhiệt độ đất vào file quản lý nhiệt độ.
3) Khi tổng nhiệt độ tích ôn đạt đến ngưỡng 900độC quá trình xử lý đất hoàn tất (thời gian xử lý
đất khoảng 20~30 ngày tùy thuộc vào thời tiết).
Tác động của chỉ số pH & EC đến các thành phần dinh dưỡng
trong đất
Tác động của chỉ số pH & EC đến các thành phần dinh dưỡng trong đất

1. Chỉ số pH
pH là chỉ số biểu thị nồng độ Ion H+ trong đất. pH<5 biểu thị tính Axit mạnh, 5.0~5.5 biểu thị tính
Axit yếu, pH=7 trung tính, pH>7 biểu thị tính kiềm.
Thông thường khi trời mưa kết hợp với việc rửa trôi sẽ làm cho đất bị axit hóa. Khi đất mang tính
Axit mạnh (pH<4) sẽ làm hoạt hóa các Ion Al+ gây bệnh hại cho rễ cây trồng. Ngoài ra đất mang
tính Axit là nguyên nhân dẫn tới việc hấp thụ các chất N, P, K, Ca, Mg, B, Mo giảm mạnh dẫn tới
triệu chứng thiếu các chất này, hòa tan các chất Fe, Mn, Zn dẫn tới triệu trứng dư thừa các chất
này. Ngược lại Nếu đất mang tính kiềm thì sẽ dẫn tới triệu chứng thiếu các chất Fe, Mn, Zn. Độ
pH nằm trong khoảng 5.5~6.5 là phạm vi thích hợp nhất.
Chúng ta có thể điều chỉnh độ pH của đất bằng cách bón vôi bột hoặc Dolomite.
Chú ý: Trước khi bón cần đo độ pH của đất và xác định cây trồng sẽ canh tác trong vụ tới để có
lượng bón thích hợp.

2. Chỉ số EC
EC (độ dẫn điện) biểu thị tổng lượng muối tan trong nước và được biểu thị dưới dạng chỉ số
nồng độ muối đơn vị là (mS/cm). Vì chỉ số EC có mối tương quan với hàm lượng Nitrat trong đất,
nên chỉ số EC cũng có thể dùng để ước tính hàm lượng Nitrat trong đất. Khi Nitrat có trong đất
nhiều, PH bị hạ thấp và các thành phần muối cơ bản có khả năng bị hòa tan dễ dàng, dễ phát
sinh nồng độ gây hại. Chính vì vậy cần thiết phải quản lý EC ở nồng độ không được quá cao.
Mặt khác nếu EC quá thấp dẫn đến thành phần phân bón trong đất thấp, không tốt cho cây trồng
sinh trưởng. Chỉ số EC thích hợp ở mức 0,4 ~ 1.0 mS/cm.

3. Phương pháp đánh giá chất lượng đất thông qua hai chỉ số pH & EC
+) pH cao & EC cao
=> Xác nhận xem có phải là NH3 không được chuyển hóa do lượng Nitơ và gốc muối đã đủ rồi
hay không?
+) pH cao & EC thấp
=> Xác nhận xem có phải lượng gốc muối đã tương đối đủ nhưng lượng Nitơ thiếu hay không?
+) pH thấp & EC cao
=> Lượng Nitơ quá nhiều, xác nhận xem đã chuyển hóa sang dạng Nitrat hay chưa?
+) pH thấp & EC thấp
=> Xác nhận xem có phải đang thiếu cả hai thành phần Nitơ & gốc muối hay không?
Khái niệm CEC và mối quan hệ giữa CEC với độ mùn trong đất
+) Giả sử thổ nhưỡng như cơ thể con người thì CEC đóng vai trò là chỉ số biểu thị độ rộng của dạ dày, tức là
CEC nói đến khả năng chứa đựng dinh dưỡng của thổ nhưỡng. +) Đơn vị tính CEC là meq/100g, biểu thị số
lượng Ion dương trong 100g đất khô.
1) Khái niệm về CEC
+) Giả sử thổ nhưỡng như cơ thể con người thì CEC đóng vai trò là chỉ số biểu thị độ rộng của
dạ dày, tức là CEC nói đến khả năng chứa đựng dinh dưỡng của thổ nhưỡng.
+) Đơn vị tính CEC là meq/100g, biểu thị số lượng Ion dương trong 100g đất khô.

2) Mối quan hệ giữa CEC và độ mùn trong đất


+) Ở vùng đất cát CEC thấp cây trồng hút dinh dưỡng rất nhanh nên phải liên tục cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng thông qua việc bón phân. Trong trường hợp bón phân vượt độ lớn của
CEC, dinh dưỡng không được giữ lại trong đất mà sẽ bị rửa trôi. Đặc biệt là thành phần Nitơ, vi
sinh vật phân giải chất hữu cơ (Protein, Amino Axit) thành dạng Amonia (NH4+) và dạng Nitorat
(NO3-) cho cây trồng hấp thụ. Nito dạng Amonia (NH4+) là Ion dương nên được keo đất giữ lại,
Nito dạng Nitorat (NO3-) là Ion âm không được keo đất giữ lại. Nếu bón quá nhiều phân bón có
nguồn gốc Nito trong trường hợp cây không hút kịp thì nguồn Nito này dưới dạng Nitorat (NO3-)
sẽ bị rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước giảm hiệu quả kinh tế.
+) Đối với đất có CEC thấp nên bón bổ sung phân bón hữu cơ để tránh hiện tượng rửa trôi chất
dinh dưỡng. Ở phân bón hữu cơ cũng có tính năng giống với CEC của keo đất và một phần CEC
của keo đất được hình thành từ chất mùn có trong phân bón hữu cơ. Chất mùn được hình thành
từ vật chất hữu cơ nên sẽ bị phân giải hết theo thời gian. Chính vì vậy để duy trì lượng mùn có
trong đất cần bón 10~20tấn/1ha phân bón hữu cơ hàng năm.

Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles


Khái niệm về độ bão hòa gốc muối và mối quan hệ với PH
1) Khái niệm về độ bão hòa gốc muối
+) Độ bão hòa là mức độ chứa đầy của dạ dày, hay độ bão hòa gốc muối là mức độ lấp đầy chất
dinh dưỡng của thổ nhưỡng. Đơn vị tính độ bão hòa gốc muối là %.
+) Độ bão hòa gốc muối được biểu thị bằng tổng lượng gốc muối (Ion dương)
được duy trì theo chỉ số CEC.
+) Phương pháp kiểm tra đất thông thường chỉ tính tổng những Ion Kali (K+), Ion Magie (Mg2+),
Ion Canxi (Ca2+) loại trừ những Ion (H+), Ion Natri (Na+).
+) Đất thông thường có độ bão hòa 70~80%, tuy nhiên khi CEC thấp thì giá trị tuyệt đối các loại g
ốc muối thấp nên cần bổ sung phân bón để tăng độ bão hòa lên 100%.
2) Mối quan hệ giữa độ bão hòa gốc muối và độ PH
+) Độ bão hòa gốc muối và độ PH có mối quan hệ tương quan với nhau. Độ PH cao thì độ bão h
òa gốc muối cũng cao, độ PH thấp thì độ bão hòa gốc muối cũng thấp.
+) Khi thực vật hút các Ion dương (Ion dinh dưỡng) sẽ nhả ra Ion
(H+) kết quả là nồng độ Ion (H+) trong đất tăng lên làm đất bị Axit hóa. Vì vậy mà khi phân tích đ
ất từ độ PH có thể phán đoán được tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng.
+) Trong trường hợp canh tác trong nhà độ PH không phản ánh đúng độ bão hòa gốc muối nên c
ần đo thêm EC để phán đoán tình trạng của đất.
Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles
Lân & trạng thái tồn tại của Lân trong đất
1) Vai trò của Lân đối với Thực vật:
Thực vật tích lũy năng lượng cho phản ứng quang hợp dưới dạng đường. Cây trồng sẽ chuyển
dạng đường này thành trạng thái năng lượng cao ATP & ADP cung cấp cho quá trình sinh
trưởng. ATP & ADP được hình thành luân phiên, có vai trò như những cục Pin dự trữ có thể sử
dụng được nhiều lần. Thành phần “P” trong “ATP” & “ADP” chính là Photpho hay còn gọi là Lân.

2) Trạng thái tồn tại của Lân trong đất:


+) Khi bón Lân xuống đất một phần Lân sẽ được cây trồng hấp thụ, đồng thời một phần Lân sẽ
được kết hợp ngay lập tức với Nhôm & Sắt có trong đất tạo thành dạng Photphat Nhôm &
Photphat Sắt cố định trong đất cây trồng khó hấp thụ hay còn gọi là dạng Lân khó tiêu. Đối lập
với dạng Lân khó tiêu (Lân được cố định trong đất) là dạng Lân dễ tiêu hay còn gọi là Lân hữu
hiệu.
+) Ngoài ra việc bón quá nhiều Lân không gây hại cho cây trồng như bón quá nhiều Đạm nên
chúng ta hình thành lên thói quen bón lượng Lân vượt quá nhu cầu của cây trồng. Lượng Lân
cây trồng không dùng đến sẽ bị cố định trong đất làm giảm hiệu quả kinh tế. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào để hoạt hóa lượng Lân khó tiêu được cố định trong đất & cách sử dụng Lân hiệu quả?
Biểu đồ thể quá trình chuyển hóa Lân hữu hiệu theo thời gian
Số liệu được xây dựng trên mô hình bón Supephotphat
Ca(H2PO4)2 trên vùng đất tro núi lửa tại Nhật Bản.
Lượng Lân hữu hiệu được đo bằng phương pháp Troug.
Nhận xét
Sau 7 ngày bón Supephotphat Ca(H2PO4)2
lượng Lân hữu hiệu giảm còn 30%
Sau 30 ngày bón Supephotphat Ca(H2PO4)2
lượng Lân hữu hiệu giảm còn 10%
Kết luận
Quá trình cố định Lân xảy ra rất nhanh trong đất

Thông tin được tổng hợp từ nguồn: https://www.yanmar.com/jp/agri/agri_plus/soil/articles


Vật tư Canxi trong cải tạo đất
Để chăm sóc cây trồng được khỏe mạnh thì việc tạo môi trường đất có độ PH phù hợp với từng
loại cây trồng là rất quan trọng. Canxi là một trong những nguyên tố không thể thiếu trong việc
cải tạo độ PH cho đất. Tuy nhiên Canxi tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nên chúng ta cần hiểu rõ
từng loại và cách dùng của từng loại trong canh tác Nông nghiệp. Bài viết này trình bày ba dạng
tồn tại của Canxi: Vôi sống: CaO, Vôi tôi: Ca(OH)2), Dolomite (quặng Cacbonat của Canxi &
Magie): CaMg(CO3)2.

1 ) Vôi sống: CaO


Vôi sống CaO được tạo thành từ việc nung Đá vôi (CaCO3) ở nhiệt độ cao làm bay hơi CO2, có
tính kiềm mạnh độ PH khoảng 13. Khi cho vôi sống CaO vào nước sẽ tạo ra phản ứng sinh nhiệt
lên tới vài trăm độ rất nguy hiểm, chính vì vậy mà vôi sống CaO rất khó sử dụng trong canh tác
nông nghiệp.

2 ) Vôi tôi: Ca(OH)2


Vôi tôi Ca(OH)2 được tạo thành khi cho nước vào Đá vôi (CaCO3) nung chín sau đó nghiền
thành bột. Vôi tôi Ca(OH)2 có tính kiềm mạnh độ PH khoảng 13 nên được sử dụng rông rãi trong
nông nghiệp để trung hòa độ PH cải tạo đất. Ngoài ra còn dùng Vôi tôi Ca(OH)2 để diệt khuẩn có
trong đất, do vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở điều kiện môi trường Axit mạnh hoặc môi trường kiềm.
Vôi tôi Ca(OH)2 có tính diệt khuẩn mạnh nên nó cũng diệt luôn những vi sinh vật có lợi trong đất,
vì vậy mà chúng tôi khuyến cáo không nên bón Vôi tôi Ca(OH)2 cùng với phân hữu cơ. Thời gian
thích hợp để bón phân hữu cơ là sau khi bón Vôi tôi Ca(OH)2 tối thiểu 2 tuần.
3 ) Dolomite: CaMg(CO3)2
Dolomite CaMg(CO3)2 là một loại quặng tồn tại nhiều trong tự nhiên có thành phần chủ yếu là
CaCO3 và MgCO3 có độ PH khoảng 9 nên Dolomite cũng có tác dụng trung hòa độ PH cải tạo
đất, nhưng phản ứng sẽ chậm hơn so với Vôi tôi Ca(OH)2. Ngoài tác dụng trung hòa PH cải tạo
đất, Dolomite còn có thành phần phân bón là Canxi & Magie rất cần thiết cho cây trồng.

Ngoài ba dạng tồn tại của Canxi như đã giới thiệu ở trên, Canxi còn tồn tại dưới dạng hữu cơ thu
được từ các loại vỏ ngao, vỏ sò, vỏ hàu, vỏ trứng… thành phần chủ yếu là CaCO3.

Mối liên hệ giữa nhiệt độ và sự hoạt hóa vi sinh vật trong quá trình
ủ phân Taihi
Mối liên hệ giữa nhiệt độ và sự hoạt hóa vi sinh vật trong quá trình ủ phân Taihi
(A) Thời kỳ phân giải tạo đường:
Trong thời điểm này những vật chất dễ phân giải như protein, tinh bột sẽ được nấm sợi
và những vi sinh vật sinh hiếu khí như trực khuẩn có thời gian sinh trưởng nhanh phân giải thành
đường và các Axit amin. Nhiệt lượng phát ra do vi sinh vật hô hấp trong thời kỳ này rất lớn. Khi
nhiệt độ vượt quá 45℃ nấm sợi không phát triển được, thay vào đó những vi sinh vật ưu nhiệt độ
cao như xạ khuẩn và trực khuẩn được hoạt hóa và sinh trưởng. Trực khuẩn tiếp tục phân giải vật
vật chất dễ phân giải, xạ khuẩn phân giải Xenlulozo.

(B) Thời kỳ phân giải Xenlulozo:


Xạ khuẩn sẽ phân giải những vật chất hữu cơ mà nấm sợi không phân giải được như Xenlulozo.
Trong thời kỳ này những vi sinh vật ưa nhiệt độ cao trên 60℃ được hoạt hóa và sinh trưởng
mạnh. Nhờ vi sinh vật hiếu khí bền nhiệt như xạ khuẩn Hemixenlulozo được phân giải, Xenlulozo
được bóc tách ra. Xạ khuẩn hoạt động một thời gian lượng oxi không đủ cung cấp, lúc này
những loại vi sinh vật kỵ khí được kích hoạt phân giải Xenlulozo. Sự kết hợp và phân chia vai trò
giữa vi sinh vật hiếu khí và vi sinh vật kỵ khí làm phân giải chất xơ thuận lợi. Khi nhiệt độ hạ
xuống thấp quá trình ủ chậm lại ta phải tiến hành cung cấp thêm oxi và điều chỉnh độ ẩm bằng
cách đảo trộn đống ủ.

(C) Thời kỳ phân giải Ligin:


Khi thức ăn cho xạ khuẩn hết, nhiệt độ giảm. Lúc này những tổ chức chất xơ mềm được xạ
khuẩn phân giải trở thành thức ăn cho một số loại vi khuẩn. Đây chính là thời điểm Ligin bắt đầu
được phân giải. Trong giai đoạn này rất nhiều vi sinh vật phân giải các thành phần chất xơ ở
nhiệt độ thấp phát triển.
Sự đa dạng nguyên liệu dẫn tới sự đa dạng về hệ vi sinh vật trong
phân Taihi
Sự đa dạng nguyên liệu dẫn tới sự đa dạng về hệ vi sinh vật trong phân Taihi

Nguyên liệu:
+) Nguồn Cacbon: Mùn cưa, vụn gỗ, rơm, trấu…
+) Nguồn Nitơ: Phân gia súc gia cầm, bã đậu, bã rượu, bã bia…
=> Tỷ lệ C/N càng cao thì thời gian phân giải càng lâu. Ngoài ra thì chỉ xét riêng tới tỷ lệ C/N thì
chưa đủ, cần phải xét thêm đến tỷ lệ và tốc độ phân giải của các chất Ligin, Hemixenlulozo,
Xenlulozo.
=> Sự đa dạng của hệ vinh vật phụ thuộc vào sự đa dạng của thành phần nguyên liệu hữu cơ.
Tiến trình vi sinh vật phân giải vật chất hữu cơ theo trình tự: Tinh bột, Protein => Xenlulozo =>
Ligin
=> Trong mỗi thời kỳ sẽ có một nhóm vi sinh vật phù hợp với điều kiện môi trường & thức ăn của
thời kỳ đó được kích hoạt và phát triển.
Sự hình thành & cấu trúc của thổ nhưỡng
Đất kiểm soát sự sống của sinh vật trên trái đất: Trái đất là một hành tinh của hệ mặt trời được
hình thành cách đây 4.5 tỷ năm, Vi sinh vật được hình thành cách đây từ 1.5~3.5 tỷ năm, Con
người được phát hiện tại đông phi cách đây 3~4 triệu năm. Những sinh vật trên trái đất ( thực
vật, động vật, vi sinh vật, con người, vật chất hữu cơ khác) tồn tại trên đất và dưới nước. Đất
kiểm soát sự sống của sinh vật tồn tại trên đất. Thổ nhưỡng là môi trường sống của sinh vật hoạt
động trong lòng đất. Con người và động vật ăn thực vật sinh trưởng trên đất, phần còn thừa sẽ
được vi sinh vật phân giải tạo độ phì nhiêu cho đất, quay trở lại thành nguồn dinh dưỡng cho
thực vật. Đây chính là một môi trường sống tập trung vào đất, Chính vì vậy chúng ta nói là “Mẹ
Trái Đất”.
Độ phì nhiêu của thổ nhưỡng được tạo thành từ cấu trúc hạt tổng hợp. Thổ nhưỡng được cấu
trúc từ hạt phân tử, không khí, nước, vật chất hữu cơ, vi sinh vật. Nhờ sự ảnh hưởng tương hỗ
lẫn nhau mà thổ nhưỡng tốt có cấu trúc dạng hạt tổng hợp. Thổ nhưởng có dạng hạt tổng hợp là
tổng hợp của những hạt phân tử có đường kính từ 1~5mm.
Thổ nhưỡng được cấu trúc theo tỉ lệ: 1/3 thể khí, 1/3 thể rắn, 1/3 thể lỏng. Với tỉ lệ này không khí
& nước dễ dàng lưu chuyển tạo môi trường sinh trưởng lý tưởng cho vi sinh vật. Để tạo thành
cấu trúc dạng hạt tổng hợp cho đất thì vai trò của chất mùn là rất quan trọng.
Dưới vai trò của vi sinh vật và chất mùn tạo một lớp keo giúp kết dính những hạt phân tử trong
đất cát và hạt phân tử trong đất sét lại với nhau. Tạo cấu trúc hạt tổng hợp có khả năng thoát
nước tốt, giữ nước tốt , thông khí tốt.
Tính chất vật lý của thổ nhưỡng
Tính chất vật lý của đất được biểu thị bằng tính thông khí, tính thoát nước, tính giữ nước, độ
mềm của đất, sự dễ canh tác...
Giun lấy thức ăn từ đất như một người canh tác tạo ra những khoảng chống trong đất, làm đất
mềm hơn, thông khí tốt hơn, và tự nó cũng thải ra phân làm đất trở nên phì nhiêu. Ngoài ra chính
trong bản thân có thể giun khi phân hủy & phân giun cũng chứa Axit Humic và Axit Fulvic nên rất
tốt cho thổ nhưỡng.
Vật chất hữu cơ sau khi được vi sinh vật phân giải sẽ tạo ra chất mùn, bằng tính kết dính của
chất mùn tạo liên kết giữa những hạt siêu nhỏ và những hạt thô tạo cấu trúc tơi xốp cho đất. Việc
tạo cấu trúc tới xốp cho đất chính là vai trò của chất mùn, cấu trúc tơi xốp giúp thoát nước tốt,
giữ nước tốt, thông khí tốt.
Khi trời mưa, nước mưa sẽ thoát qua những khoảng chống được tạo thành từ những cấu trúc
hạt tơi xốp, và nước được giữ vào chính những cấu trúc hạt này. Rễ của thực vật có thể sử dụng
không khí trong đất để hô hấp, do được giữ nước tốt nên thực vật có thể sử dụng nước trong
thời gian dài. Chính vì tính thoát nước tốt nên cây trồng sẽ khó bị ảnh hưởng với những loại
bệnh hại liên quan đến độ ẩm, tính giữ nước tốt nên chịu hạn hán tốt.
Khi thực vật hút dinh dưỡng thì sẽ làm cấu trúc tơi xốp bị tiêu hao, chính vì vậy phải liên tục cân
bằng hệ vi sinh vật và hàm lượng vật chất hữu cơ trong đất. Vì tiêu hao cấu trúc tơi xốp nên sẽ
dẫn đến giảm hàm lượng chất mùn có trong đất, chính vì vậy để duy trì cấu trúc tơi xốp của đất
cần phải bổ xung cho đất thêm phân Compost & đất mùn.
Tính chất hóa học của thổ nhưỡng
Tính chất hóa học của đất được thể hiện bằng khả năng giữ phân, khả năng trao đổi ion, tác
dụng giảm xốc PH. Dinh dưỡng cho cây trồng được lấy từ đất, phần cây trồng lấy đi mất cần
phải bổ sung. Trong vật chất hữu cơ có chứa rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau và đó là
nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất, tuy nhiên có thể bổ sung phần dinh dưỡng bị cây trồng lấy mất
bằng phân bón hóa học.
Dinh dưỡng của cây trồng sẽ thay đổi theo mùa, nên cần làm sao để khi nào cần cây trồng cũng
có thể lấy được, việc này giải quyết được khi khả năng giữ phân của đất được tăng lên. Khả
năng giữ phân của đất được tăng lên, cây trồng lúc nào cũng được cung cấp lượng dinh dưỡng
cần thiết sẽ làm chất lượng tốt hơn và sản lượng cao hơn.
Đất sét hay cấu trúc tơi xốp của đất là phụ tải mang điện tích âm, chính vì vậy nó có xu hướng
hút những điện tich dương tại bề mặt thổ nhưỡng, Khi hàm lượng chất mùn trong đất nhiều lên
phụ tải mang điện tích âm trở lên mạnh hơn, hút được nhiều điện tích dương hơn, những điện
tích dương này sẽ không bị nước mưa rửa trôi đi mất. Khả năng hút điện tích dương này còn
được gọi là khả năng trao đổi Cation (CEC). Dung lượng trao đổi ion dương lớn, đồng nghĩa với
việc khả năng giữ các chất dinh dưỡng tốt, hay còn được gọi là khả năng giữ phân.
Hình bên dưới biểu thị mối liên hệ giữa khả năng giữ phân và chất mùn. Chất mùn được hình
thành từ quá trình phân giải vật chất hữu cơ có dung lượng trao đổi Ion dương lớn, dễ dàng gắn
kết với đất sét tạo hỗn hợp mùn keo hữu cơ. Keo đất và chất mùn đều mang điện tích âm trên bề
mặt nên nó dễ dàng hút những chất dinh dưỡng mang điện tích dương như Canxi, Kaly, Magie,
Al, ...
Tác dụng chống xốc PH của chất mùn.
Tác dụng chống xốc PH được định nghĩa là: Đất ở trạng thái ổn định, khí thêm Axit hoặc kiềm
vào đất thì độ PH biến đổi rất nhỏ. Nhờ tác dụng chống xốc nên khi ta bón phân vào vùng rễ cho
cây trồng thì độ PH không thay đổi đột ngột giúp bảo vệ rễ cho cây trồng. Tác dụng này được
minh họa chi tiết như hình bên dưới. Khi ta bón phân mang tính kiềm, Anmonia tạm thời được
lưu trữ lại trong đất, khi nào cần thiết sẽ nhả ra cung cấp cho cây trồng, chính vì vậy sẽ không
đột ngột làm thay đổi độ PH. Việc cung cấp Anmonia một cách đều đặn cho cây trồng thể hiện
vai trò chống xốc của đất. Để tác dụng chống xốc mạnh lên thì vai trò của chất mùn là rất quan
trọng.
Tác dụng chống xốc với những chất có hại của chất mùn.
Tác dụng này được minh họa chi tiết như hình bên dưới. Khi Cadimi thâm nhập vào đất, ngay lập
tức sẽ được lưu giữ lại trong đất, và sẽ được nhả ra dần dần. Những vật chất có hại như Cadimi
nhờ tác dụng chống xốc mà ức chế được ngay lập tức tác hại, nhưng do nó sẽ được nhả ra dần
dần nên nếu cây trồng tích lũy trong thời gian dài cũng sẽ trở lên có hại. Tuy nhiên lượng Cadimi
ở mức nồng độ cho phép thì sẽ không gây hại, ngoài ra nó còn có hiệu quả hoạt tính sinh lý.
Hệ vi sinh vật trong thổ nhưỡng
Trong khoảng 15g đất có 1 lượng bằng khoảng dân số trung quốc (1.3 tỷ) sinh vật sinh sống.
Chủng loại các sinh vật trong đất được mô tả như hình bên dưới, trong đó hệ vi sinh vật là nhiều
nhất. Trong 1g đất có khoảng vài trăm triệu đến 1 tỷ vi khuẩn, xạ khuẩn và các loại khuẩn khác
chiếm khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu.
Những vi sinh vật chiếm đa số sẽ phân giải vật chất hữu cơ, ngoài ra còn một số động vật khác
thực hiện việc canh tác trên đồng ruộng. Nếu như biết rằng rong khoảng 15g đất chứa 1 lượng
khoảng bằng dân số trung quốc (1.3 tỷ) sinh vật sinh sống, tquả thực nó sẽ khiến chúng ta không
thể bỏ việc tìm hiểu năng lượng được tạo ra bởi 15g đất này.
Nếu như động vật và vi sinh vật trong đất có tính đa thù đa dạng thì những vi khuẩn gây bệnh có
thâm nhập vào cây trồng đi chăng nữa chúng cũng không thể hoạt động một cách bình thường
được. Nếu như chủng loại vi sinh vật trong đất ít đi, số vi sinh vật sống ít đi thì hệ vi sinh vật có
trong đất sẽ không đủ sức để ức chế nguồn vi sinh vật gây bệnh thâm nhập từ bên ngoài vào, vi
sinh vật gây hại sẽ hoạt động mạnh và gây bệnh cho cây trồng.
Việc tạo được tính đa thù đa dạng hệ vi sinh vật trong đất trở thành một biện pháp để phòng
bệnh nguồn gốc từ đất. Để giữ được sự cân bằng này cần phải bổ sung nguồn hữu cơ liên tục
cho đất. Nếu như không cung cấp thêm nguồn hữu cơ cho đất, sử dụng đất quá mức thì cấu trúc
tơi xốp của đất được xây dựng bới tính đa thù đa dạnh của hệ vi sinh vật và chất mùn sẽ bị phá
vỡ. Đất trở lên cứng hơn, khó thoát nước hơn, ảnh hưởng tới sinh trưởng của bộ rễ. Nếu như
chỉ tập trung bón một số loại phân đa lượng thì sẽ dẫn tới việc tập trung cung cấp dinh dưỡng
cho một số loại vi sinh vật nhất định, chỉ một số loại vi sinh vật này được gia tăng phát triển một
cách không bình thường gat ra sự mất tính đa thù đa dạng của hệ vi sinh vật trong đất, dễ phát
sinh bệnh hại cho cây trồng.

Xây dựng độ phì nhiêu cho đất


Như đã trình bày trong những phần trước cần phải xây dựng hệ vi sinh vật đa dạng & cung cấp
nguồn hữu cơ cho đất để tạo cấu trúc tơi xốp cho đất. Đây chính là cách làm vừa tạo gia sản
phẩm nông sản có sản lượng cao, chất lượng tốt vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Cung cấp
nguồn hữu cơ cho đất nên dùng phân Compost đã ủ hoai mục, vì phân đã ủ hoai mục chứa hàm
lượng chất mùn cao khi bón cho đất sẽ nhanh tạo cấu trúc tơi xốp cho đất giúp giảm đáng kể
lượng phân bón cần thiết. Trong canh tác nông nghiệp, việc làm đất là rất quan trọng. Dưới ánh
nắng mặt trời, nhiệt độ & độ ẩm thích hợp, cung cấp đủ dinh dưỡng và không khí cho cây trồng,
kiểm soát được những yếu tố có hại cho thực vật. Chắc chắn rằng đất sẽ tốt lên, cây trồng sinh
trưởng tốt, tạo ra nông sản ngon hơn có giá trị dinh dưỡng (Vitamin & khoáng chất ...) cao hơn.
Chúng ta cùng nhìn lại về cách làm nông nghiệp từ ngàn xưa và hiện tại: Chúng ta kế thừa đất
đai & đồng ruộng của tổ tiên để lại. Ngày xưa để tăng độ phì nhiêu cho đất con người đã dùng
chất thải của động vật của con người làm nguồn phân bón hữu cơ để bón lại cho đất.
Với sự bùng nổ về dân số, nhu cầu về lương thực của con người tăng nên. Để tăng sản lượng
con ngừoi bắt đầu dùng phân bón hóa học. Ban đầu sau khi sử dụng phân bón hóa học năng
suất tăng lên, nhưng khi sử dụng trong thời gian dài thì nó làm phá vỡ sự cân bằng trong cấu
trúc (tính vật lý, tính hóa học, tính sinh học) của thổ nhưỡng, làm mất độ phì nhiêu của đất. Khi
độ phì nhiêu mất đi, cấu trúc tơi xốp của đất bị phá vỡ, bệnh hại sẽ phát sinh. Để đối phó với
bệnh hại con người dùng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật làm cho tính chất sinh
học của đất bị tê liệt, những loại vi sinh vật gây hại chống chịu được thuốc bảo vệ thực vật xuất
hiện, Sự giao tranh giữa thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại làm cho đất yếu đi, mất độ
phì nhiêu. Cho dù có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mạnh hơn nữa thì vi sinh vật gây hại vẫn
xuất hiện. Ba mũi tên sẽ mạnh hơn một mũi tên. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật & phân bón
hóa học sẽ làm cho tính chất sinh học của đất tê liệt, độ phì nhiêu mất đi. Nếu như cung cấp
thêm cho đất nguồn hữu cơ như phân Compost ủ hoai mục sẽ làm tăng tính chất sinh học của
đất, hình thành lên chất mùn, cải thiện được độ phì nhiêu cho đất.
Thay vì chuyển ngay lập tức phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ, thì việc bổ sung thêm
phân bón Compost ủ hoai mục để cải thiện tính chất sinh học của đất kết hợp với việc giảm
cường độ & liều lượng của việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là bước đi
cần thiết cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp vào thời điểm này.
Đặc tính của chất mùn
Đặc tính của chất mùn được hình thành trên sự hoạt động tuần hoàn của giới tự nhiên. Thực vật
sống trên trái đất dựa vào nguồn dinh dưỡng lấy từ đất, động vật ăn thực vật để tồn tại, cả thực
vật và động vật hết chu kỳ sinh sống của nó lại hoàn nguyên trở về đất. Đó gọi là sự tuần hoàn
của giới tự nhiên.
Vi sinh vật sinh sống trong đất, đá, vật chất hữu cơ, dưới tác dụng của vi sinh vật mà chất mùn
được hình thành. Khi trong thổ nhưỡng có nhiều mùn thì tác dụng sinh học của thổ nhưỡng
được phát huy, sự tuần hoàn của giới tự nhiên được vận động một cách trơn tru. Đặc tính của
chất mùn đã được biết đến như sau:
1) Tác dụng giảm xốc PH cao
2) Có tính năng tạo phức
3) Khả năng trao đổi Cation (CEC) cao
4) Tạo cho đất cấu trúc tơi xốp
5) Có tính năng hoạt tính sinh lý
6) Có tác dụng ức chế vi sinh vật gây hại
7) Ngăn chặn các tác động xấu ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cây trồng
8) Có tác dụng cải thiện khả năng giữ phân, giữ nước, thoát nước cho đất
9) Có tác dụng khử mùi
10) Có tác dụng giảm lượng bùn thải ra trong xử lý nước thải
11) Có tính năng phân giải dầu mỡ
12) Có tính năng chống Oxy hóa
Trong tất cả các tính năng trên, khả năng trao đổi Cation (CEC) cao là tính năng vô cùng to lớn
của chất mùn. Vì cấu trúc hóa học của Axit Humic & Axit Fulvic là không ổn định và được cấu
thành từ rất nhiều nhóm chức, tiêu biểu là nhóm chức Carboxylic (-COOH). Công thức hóa học
không ổn định nên có thể thay đổi một cách tự do, dưới tác dụng của các nhóm chức nên có thể
tham gia phản ứng tạo phức, có tác dụng chống xốc PH cao, có tác dụng chống Oxi hóa cao.
Khả năng trao đổi Cation (CEC) cao có nghĩa là năng lực kết dính với khoáng chất rất lớn. Ngoài
ra tính năng hoạt tính sinh lý cũng có rất nhiều hiệu quả hỗ trợ khác, ví dụ như có vai trò hỗ trợ
rất lớn trong việc tạo độ tơi xốp cho đất. Tùy vào khả năng nghiên cứu & phát triển chúng ta có
thể kỳ vọng có rất nhiều tính năng mới của chất mùn được công bố.

Sự hình thành chất mùn trong tự nhiên


Xác thực vật, xác động vật, xác vi sinh vật được vi sinh vật trong lòng đất phân giải thành vật
chất hữu cơ. Vật chất hữu cơ này chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thực vật, hơn nữa nó
cũng chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho vi sinh vật và động vật. Vật chất
hữu cơ trong lòng đất liên tục được phân giải, ngưng tụ hình thành lên chất mùn. Chất mùn được
cấu trúc từ Axit Humic và Axit Fulvic liên kết với thành phần vô cơ của đất sét. Chất mùn được
tạo mới lại được vi sinh vật phân giải dễ dàng. Thành phần dễ được phân giải bên trong chất
mùn tồn tại trong thổ nhưỡng và chất mùn mới hình thành, một lần nữa sau khi tiếp nhận sự
phân giải của vi sinh vật hợp thành chất mùn có cấu trúc ổn định.
Chất mùn trong đất thường xuyên được tạo mới và quá trình mùn hóa được lặp đi lặp lại liên tục.
Vì vậy mà lượng và mức độ mùn hóa phụ thuộc vào nhiệt độ mặt đất & trong lòng đất, độ ẩm của
thổ nhưỡng, thực vật trên mặt đất, lượng đất sét... luôn được giữ ở trạng thái cân bằng động
nhất định. Phụ thuộc vào sự biến động của khí hậu nếu thực vật trên mặt đất thay đổi sẽ dẫn đến
sự thay đổi về chất và lượng của mùn, chuyển sang một trạng thái cân bằng mới.
Ví dụ: Khi mùn kết hợp với thành phần vô cơ trong đất sét dễ dàng chuyển sang trạng thái ổn
định nên với dạng thổ nhưỡng đất sét sẽ nhanh mùn hóa hơn thổ nhưỡng dạng đất cát, lượng
mùn cao hơn nhanh đạt đến trạng thái cân bằng. Ngoài ra thì đối với vùng đất đồi núi thổ
nhưỡng của mặt bắc có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp hơn mặt nam, nên sự phân giải thành phần
dễ phân giải sẽ chậm lại lượng mùn tích tụ sẽ nhiều hơn.
Chất mùn được cấu trúc từ Axit Humic và Axit Fulvic liên kết với thành phần vô cơ của đất sét.
Chất mùn được tạo mới lại được vi sinh vật phân giải dễ dàng. Thành phần dễ được phân giải
bên trong chất mùn tồn tại trong thổ nhưỡng và chất mùn mới hình thành, một lần nữa sau khi
tiếp nhận sự phân giải của vi sinh vật hợp thành chất mùn có cấu trúc ổn định.
Thành phần chính trong chất mùn Axit Humic & Axit Fulvic, là những thành phần có vai trò rất
quan trọng trong việc tạo cấu trúc cho thổ nhưỡng. Ngoài ra thì nó cũng có rất nhiều vai trò khác
trong tự nhiên.
Nguyên tố cấu thành nên Axit Humic và Axit Fulvic không ổn định, được phân bố trong phạm vi
rộng. Nó chứa các nhóm chức chính sau: nhóm chức Carboxyl (-COOH), nhóm chức Carbonyl (-
CO-), nhóm chức Hydroxy (-OH), nhóm chức Methoxy (CH3O-), nhóm chức Amino (-NH3). Sự
hình thành các nhóm chức trong Axit Humic và Axit Fulvic phụ thuộc rất lớn vào độ mùn
hóa. Các nhóm chức có khả năng kết hợp dính liền với Cation, hút chất khoáng có trong đất sét
tạo lên trạng thái ổn định. Chính vì vậy mà có thể nói rằng trong chất mùn có chứa rất nhiều
khoáng chất.
Phân loại: (theo phương pháp chiết xuất)
Trong quá trình chiết xuất mùn cần phải phá vỡ liên kết với thành phần vô cơ, bằng việc thay thế
các Cation đã kết hợp với nhóm chức bằng Ion Na+ ta có thể hòa tan chất mùn trong nước.
Dùng hỗn hợp dung dịch kiềm tính đặc biệt (có thể chiết xuất được 60~80% lượng chất mùn)
pha với mùn, thu được dung dịch hòa tan có màu đỏ thậm. Pha thêm vào dung dịch chiết xuất
kiềm tính này Axit HCL hoặc Axit H2S (pH 1~2) để lắng một thời gian, phần lắng xuống đáy màu
nâu đen là Axit Humic, phần được hòa tan màu vàng nhạt là Axit Fulvic.
Kiến thức cần thiết
Phản ứng quang hợp - Cơ chế chuyển hóa năng lượng
Thực vật sinh sống dựa trên quá trình tự cung cấp năng lượng thiết yếu thông qua quá trình
quang hợp.
Cơ chế quá trình của quang hợp:
+) Chất Magie trong lá giữ vai trò như một tấm hấp thụ ánh sáng mặt trời, từ đó chuyển đổi ánh
sáng thành điện.
+) Chất Mangan trong lá có tác dụng như một điện cực làm điện phân nước tạo ra Hydrogen (H).
+) Hydrogen là một chất nguy hiểm có nguy cơ phát nổ, nên nó kết hợp với các chất có tính ổn
định là khí CO2 và nước để tạo ra đường (C6H12O6).
+) Trong quá trình đó, năng lượng được tích trữ dưới dạng nhiệt lượng. Ánh sáng mặt trời tại
thời điểm buổi trưa, đường được hình thành và được trữ trong lục lạp dưới dạng tinh bột, vào
buổi tối đường quay trở lại và được vận chuyển tới các điểm sinh trưởng dưới dạng dịch thể.
Nhờ vào quá trình này thì cây có đủ nguyên liệu và năng lượng để tự cấu tạo tế bào và xơ.
Tất cả các hoạt động duy trì sự sống trên trái đất này đều dựa trên năng lượng, cây cũng tạo ra
nguồn năng lượng này thông qua quá trình quang hợp, năng lượng đó gọi là đường. Cơ thể con
người chúng ta để giữ được nhiệt độ 36°C cũng lấy năng lượng từ đường trong thực vật chúng
ta ăn và hấp thụ loại calori này; đường là kết quả của quá trình quang hợp của thực vật. Đường
hay còn gọi là Gluxit (C-O-H) được tạo ra từ quá trình tổng hợp khí Cacbonic và nước. Nguyên
liệu cho sự hình thành Xen-lu-lô (Cellulose) Vitamin C, E: là một dạng Carbohydrate.
Carbohydrate được tạo ra thông qua quá trình quang hợp, bao gồm các chất cần thiết cho sự tồn
tại của cây như các loại: Vitamin, Chất béo, chất xơ.
Để hỗ trợ cho quá trình quang hợp thì các loại khoáng như: Magie, Mangan, Sắt, Đồng là cần
thiết, khi mà cây hấp thụ đươc nhiều khoáng thì khả năng quang hợp được nâng cao. Nếu mà
trong đất trồng trọt thiếu đi các loại khoáng cần thiết này thì chức năng quang hợp sẽ bị suy
giảm, từ đó giá trị dinh dưỡng cũng bị suy giảm. Trong một cuộc hội thảo về trái đất tại Rio
(Brazin) năm 1992 đã báo cáo về tỉ lệ khoáng trong đất bị suy giảm trong 100 năm qua. Nguyên
nhân của việc suy giảm tỉ lệ khoáng trong đất được cho là do sự suy giảm các loại vi sinh vật có
trong đất.
Phân Taihi - Xử lý dưỡng sinh nhiệt năng cải tạo đất
Tạo cấu trúc đất tơi xốp vào mùa hè:
Bằng cách tiến hành xử lý sinh dưỡng nhiệt năng trong mùa hè có thể tạo ra cấu trúc đất tơi xốp. Nhờ đó có
thể hiện thực được việc tăng chất lượng & tăng năng suất, hơn nữa có thể làm tăng tính kháng bệnh cho đất.
Với điều kiện được tạo ra như vậy cây trồng sẽ phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa được tác động của bệnh
hại mà không cần sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.
+) Cấu trúc tơi xốp của đất bao gồm các đặc tính sau: tính thoát nước tốt, tính giữ nước tốt, chứa nhiều
không khí. Phân bón Taihi là một thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo cấu trúc tơi xốp cho đất.
Đất ở trạng thái hạt đơn thuần thì dễ bị xói mòn, sa mạc hóa. Khi sử dụng phân Taihi tạo cấu trúc tơi xốp
cho đất bằng phương pháp xử lý dưỡng sinh nhiệt năng (BLOF) thì Carbonhydrat có trong phân Taihi ở
trạng thái dễ tiêu, đây chính là nguồn năng lượng cần thiết cho vi sinh vật hoạt động.
+) Vi khuẩn lên men ở trạng thái không có O2 cũng có thể phân giải đường tạo thành Ancol (rượu) & khí
CO2. Dưới dạng lỏng khí CO2 được vận chuyển sauu vào trong đất, lực giãn nở của khí CO2 bên trong đất
sẽ phá vỡ cấu trúc đất, tạo ra cấu trúc dạng hạt nhỏ.Ban ngày nhiệt độ của đất nóng lên, khí CO2 phát ra
làm cho đất nở ra. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp không khí tươi mới sẽ đi qua những kẽ hở do khí CO2
thoát đi để lại vào ban ngày ăn sâu xuống lòng đất. Đất được làm lạnh và co lại.
+) Trong lúc này khuẩn Bacillus hoạt động sẽ bài tiết ra Enzym tiêu hóa dạng dính kết hợp với chất mùn
trong phân Taihi tạo thành keo dính liên kết các phần tử đất với nhau tạo ra cấu trúc tơi xốp cho đất. Quá
trình giãn nở & co lại của đất được thực hiện lặp đi lặp lại liên tục sẽ duy trì cho đất luôn luôn ở trạng thái
tơi xốp.
Phân Taihi ngoài tác dụng tạo tính tơi xốp cho đất còn có hiệu quả sau:
+) Tăng lượng rễ cho cây trồng.
+) Hơn nữa trong đất có cấu trúc tơi xốp chứa rất nhiều O2 giúp rễ hô hấp tốt hơn. Thêm vào đó sẽ
tăng khả năng hoạt động của rễ, rễ sẽ tạo ra nhiều axit hữu cơ giúp cho việc hòa tan các chất khoáng
trong đất dễ dàng hơn, từ đó giúp cây hấp thụ các chất khoáng đó dễ dàng hơn.
+) Khi lượng chất khoáng được bổ sung đầy đủ thì khả năng quang hợp cũng được nâng cao, tăng
cao khả năng sản xuất đường. Sản phẩm được tạo ra có giá trị dinh dưỡng cao chất lượng tốt, sản
lượng cao. Canh tác hữu cơ sử dụng phân hữu cơ và phân amino, các axit hữu cơ có trong phân sẽ
giúp hòa tan các chất khoáng có trong đPhân khoáng - Thiết kế dinh dưỡng
+) Để thu hoạch được nông sản có sản lượng lớn với giá trị dinh dưỡng cao thì cần một lượng
lớn chất khoáng.
+) Có thể nói rằng phương pháp canh tác hữu cơ có tỷ lệ hấp thu chất khoáng tốt là phương
pháp canh tác dễ dàng đạt được chất lượng tốt & năng suất cao.
+) Tuy nhiên nếu không nhận thức được rằng thực vật hấp thu chất khoáng sẽ làm chất khoáng
trong đất giảm đi, thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu chất khoáng trong canh tác hữu cơ. Đây cũng có
thể nói là một điểm yếu của canh tác hữu cơ.
+) Trong canh tác hữu cơ việc sử dụng phân khoáng được ví như con dao hai lưỡi. Để hoạt
động canh tác được duy trì bền vững thì việc phân tích thổ nhưỡng đo hàm lượng chất khoáng
có trong đất, dựa trên giá trị đó chọn loại phân & liều lượng thích hợp là một kỹ thuật rất cần thiết
& không thể thiếu.
ất từ đó có hiệu quả làm tăng khả năng hấp thụ chất khoáng.

Cơ chế BLOF

You might also like