You are on page 1of 16

Các kết quả cụ thể đạt được như sau:

     Về công nghệ tế bào - mô phôi thực vật 

*  Công nghệ nhân giống cây trồng: Đã nghiên cứu và xây dựng phương pháp nhân

giống mới đối với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế:

- Hoàn thành quy trình tạo phôi vô tính, chồi phôi, hạt nhân tạo để sản xuất hàng loạt cây

tếch và trầm: Đã thành công trong việc tạo phôi vô tính và hạt nhân tạo. Hạt tạo thành từ phôi đã

nẩy mầm với tỷ lệ cao sau thời gian bảo quản từ 1 đến 6 tháng. Kỹ thuật này mở ra một triển

vọng nâng cao hiệu suất nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào. Hiện nay kỹ thuật này

đang được hoàn thiện để có thể áp dụng với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau.

- Hoàn thiện quy trình nhân giống in-vitro giống hoa cúc CN97, CN98. 2 quy trình được

công nhận là  TBKT gồm: quy trình nhân nhanh in-vitro một số giống hoa Lilium spp, quy trình

nhân in-vitro các dòng tếch và 01 quy trình công nhận tạm thời: quy trình nhân nhanh các giống

hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy lớp cắt mỏng. Các quy trình này đã được chuyển giao

cho các cơ sở sản xuất.

*  Kỹ thuật đơn bội:   

- Cây lúa: Đã nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật đơn bội đối với các giống lúa đặc sản (hạt

dài, thơm, dẻo) và ứng dụng để sản xuất các dòng thuần phục vụ cho chọn tạo giống. Trong thời

gian vừa qua đã tạo và khảo nghiệm nhiều dòng thuần bằng nuôi cấy bao phấn: ĐV2, MT4,

DT26, DT28, SL12...có triển vọng làm vật liệu giới thiệu cho chọn giống và sản xuất.

 - Cây ngô: Viện đã xây dựng và hoàn thiện quy trình tạo dòng thuần bằng nuôi cấy bao

phấn ở cây ngô. Quy trình đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật, hiện đang được ứng dụng có

hiệu quả chọn tạo giống.


Viện đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất dòng thuần bằng nuôi cấy noãn chưa

thụ tinh ở cây ngô. Quy trình này đã cho phép tạo ra dòng đơn bội kép, có hiệu quả cao hơn so

với nuôi cấy bao phấn, có thể khắc phục được các nhược điểm của nuôi cấy bao phấn như cây

con yếu,  tỷ lệ sống sót thấp, tỷ lệ dị thường cao. Quy trình đã được chuyển giao cho các đồng

nghiệp tại Thái Lan (Swan Farm) và Viện Thực vật đại cương Bắc Kinh sử dụng.

Hiện nay Viện đang nghiên cứu phương pháp tạo dòng đơn bội kép ở ngô bằng kỹ thuật

kích tạo đơn bội nhằm mục đích khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phương pháp đơn

bội ở ngô. Theo hướng này, Viện đã sưu tập được các dòng ngô mang gen kích tạo đơn bội và

gen chỉ thị màu để nghiên cứu tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp kích tạo đơn bội ở Việt

Nam. Ngoài ra Viện đang phối hợp với Đại học tổng hợp Hoheinhem (CHLB Đức) sử dụng

phương pháp lai hữu tính để chuyển các gen kích tạo đơn bội và gen anthocian (chỉ thị màu cho

gen  kích tạo đơn bội) vào các giống ngô Việt Nam để tạo dòng kích tạo đơn bội của Việt Nam.

 Các dòng ngô thuần và các dòng ngô có triển vọng cho chọn tạo giống (hơn 40 dòng) đã

được chuyển cho các nhà tạo giống viện Nghiên cứu Ngô để phát triển tiếp thành  giống.

*  Chọn tạo giống cây có múi  không hạt:

Viện đã nghiên cứu phương pháp chọn tạo giống cam quýt không hạt bằng xử lý đột biến đa bội

thể in vivo và in vitro kết hợp lai xa và cứu phôi, phương pháp nuôi cấy và dung hợp tế bào trần

cây có múi. Hiện nay Viện đã tạo ra được nhiều dòng cây có múi tam bội (triển vọng không hạt)

làm vật liệu cho chọn tạo giống cây có múi không hạt.  Đã tạo được

các dòng tứ bội thể từ các giống cam sành, cam Vân du, quýt Chum và bưởi Phúc trạch.

Từ các dòng tứ bội này đã tạo được gần 100 cây tam bội thể từ các cây bưởi tam bội thể của các

giống bưởi Phúc trạch, bưởi Diễn có triển vọng đối với chọn giống bưởi không hạt. Đã thu được

một số cây quýt chum bất dục đực.


Nghiên cứu và ứng dụng thành công các phương pháp công nghệ tạo giống mới như: Quy

trình kỹ thuật cứu phôi hạt lép, hạt nhỏ, Kỹ thuật gây tạo đột biến bằng chiếu xạ trên mắt ghép,

Kỹ thuật tái sinh cây từ tế bào trần, Kỹ thuật lai  2n x 4n ở bưởi và cứu phôi tam bội bưởi.

Đã tạo được nhiều dòng tế bào và cây từ mô sẹo phôi hóa của các giống như cam Đường

canh, cam Vân du, cam sành, cam Navel, cam Valencia...và đang được trồng khảo sát  để tạo

giống cây có múi không hạt. .

* Nghiên cứu nâng cao cải tiến hiệu quả nuôi cấy mô: Đã nghiên cứu ảnh hưởng của từ

trường  lên các hệ thống nuôi cây mô tế bào. Đã xác định được ảnh hưởng của các cực từ trường

khác nhau lên hệ thống nuôi cấy mô tế bào: Cực nam của từ trường làm tăng hiệu quả tạo phôi từ

tiểu bào tử ngô lên 3 lần; cực bắc tăng 2 lần so với đối chứng. Cường độ từ trường từ 1500-2000

Gauss là thích hợp hơn cả cho việc tạo phôi, phát sinh chồi và ra rễ của cây in vitro...  Ngoài ra

còn chứng minh được từ trường có tác dụng tích cực lên sự phát sinh chồi và ra rễ của các hệ

thống nuôi cấy mô tế bào. 

        Về công nghệ gen thực vật

*  Công nghệ chỉ thị phân tử và ứng dụng

-   Lập bản đồ phân tử:

+ Lập bản đồ liên kết gen bất dục đực nhạy cảm nhiệt độ (TGMS), và định vị được 2 gen TGMS

trên NST số 2 và số 4 của lúa. Đề tài được thực hiện tại Viện Di truyền Nông

nghiệp và trường Đại học kỹ thuật Texas, Mỹ trong khuôn khổ dự án do tổ chức

Rockefeller tài trợ.

+ Lập bản đồ liên kết gen kháng rầy nâu ở lúa: Đã lập được bản đồ liên kết gen kháng rầy

nâu bphX ở giống lúa CR203 và  xác định được gen kháng rầy bphX nằm trên NST số 4 của lúa,
với chỉ thị phân tử liền kề có khoảng cách là 0,3cM. Đề tài được thực hiện tại Viện Di truyền

Nông nghiệp và trường Đại học Ghent, Bỉ giai đoạn 1995-2000.

+ Trên cơ sở của dự án hợp tác với Trung tâm Công nghệ Sinh học quốc tế (ICGEB) thực

hiện tại Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI): Đã lập được bản

đồ liên kết gen kháng rầy nâu bphY ở dòng lúa DG5 và xác định đựợc gen bphY trên nhiễn sắc

thể số 4 với  hai chỉ thị  liền kề có khoảng cách tương ứng là 3,6cM, và 4,3cM. Đã lập được bản

đồ liên kết gen kháng rầy nâu BphZ trên giống lúa GC9 và xác định được gen BphZ trên nhiễm

sác thể số 4, trong đó có hai chỉ thị gần nhất nằm về hai phía của gen BphZ với khoảng cách

tương ứng là 4,5cM và 3cM.  

+ Đã lập được bản đồ các locut tính trạng số lượng (QTL) kiểm soát tính chống chịu độc

nhôm trên đất nhiễm phèn ở quần thể lúa Chiêm bầu x Omôn 269-65 và xác định được 5 QTL

liên quan đến tính chống chịu nhôm nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau của quần thể. 

-  Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống (MAS):

+ Sơ bộ tiến hành qui tụ các gen kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá vào nền gen các giống lúa có

năng xuất, chất lượng cao đang được trồng phổ biến ở Việt Nam: các giống lúa MT508-1; Khang

dân 18; Bắc thơm số 7; Q5…Các dòng qui tụ này đang được lưu giữ và chọn lọc tiếp tại phòng

SHPT - Viện Di truyền Nông nghiệp.

- Kháng đạo ôn: đã tiến hành qui tụ gen kháng Pi-1(t); Pi-2(t); Pi-GD-1(t); Pi-GD-2(t);

Pi-GD-3(t); và một số QTLs kháng khác nhau; đã tạo được dòng BC2F2; BC3F2... và chọn đựoc

một số dòng mang tổ hợp 2,3 gen kháng chính và một số gen kháng QTLs trong kiểu gen. Các

dòng BC hiện đang được lưu giữ và đang được tiếp tục triển khai trong chương trình chọn giống

kháng bệnh đạo ôn.


- Kháng bạc lá: Đang triển khai các dòng qui tụ gen xa5, Xa7, Xa21 và sử dụng chỉ thị

MAS để xác định số gen qui tụ cũng như các đặc tính nông học các dòng đã chọn.

- Kháng rầy nâu: Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu sơ bộ về qui tụ gen kháng rầy

nâu, đang tiến hành qui tụ một số gen kháng vào nền gen các giống lúa có năng suất, chất lượng

cao được trồng phổ biến tại Việt nam.

            -  Phân tích đa dạng di truyền:

+ Phân tích đa dạng di truyền quần thể nấm đạo ôn miền Bắc và miền Trung: Dự án do tổ

chứcRockefeller và Mạng lưới CNSH Lúa Châu Á tài trợ. Đã thu thập và phân tích đa dạng di

truyền của quần thể nấm đạo ôn ở miền Bắc và Trung, bao gồm trên 800 isolates nấm đạo ôn,

qua đó xác định được 24 lineages đại diện, trong đó lineages số 7 và số 9 đóng vai trò quan trọng

trong quần thể nấm và có vai trò lớn trong việc gây bệnh cho lúa.

+ Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa: Đã sử dụng công nghệ chỉ thị phân tử

RAPD, SSR, AFLP, RGA,... để đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn lúa (khoảng gần 80

dòng/giống) phục vụ cho việc tuyển chọn các tổ hợp hợp lai  tiềm năng phục vụ tạo quần thể lập

bản đồ phân tử ở lúa.

+ Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn ngô: Sử dụng chỉ thị phân tử SSR để đánh giá

đa dạng di truyền trên 200 dòng ngô nhằm xác định các cặp bố mẹ tiềm năng cho ưu thế lai. (Dự

án hợp tác với Viện Nghiên cứu Ngô do Mạng lưới CNSH Ngô Châu Á tài trợ).

+ Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống đậu tương: Sử dụng chỉ thị phân tử AFLP

đánh giá sơ bộ đa dạng di truyền của trên 20 giống đậu tương.

* Kiểm tra GMO:

            Đã hoàn thiện qui trình công nghệ phân tử (ELISA, PCR, nested PCR) để kiểm tra cây

trồng và các sản phẩm biến đổi gen. Hoàn thiện được kỹ thuật tách chiết ADN từ thực phẩm
dạng xơ chế và chế biến. Quy trình công nghệ đã được ứng dụng để xác định cây trồng biến đổi

gen (lúa, ngô, đậu tương...) và các sản phẩm biến đổi gen trong các loại thức ăn chăn nuôi. Ngoài

ra, đã xây dựng được qui trình công nghệ xác định hàm lượng sản phẩm biến đổi gen  đủ nhạy để

có thể xác định sự có mặt của sản phẩm biến đổi gen  theo các ngưỡng: dưới 0,1%; 0,01%-

0,02%; 0,02- 0,05%; 0,05- 0,1%;0,1- 0,2%;0,2- 0,5%; 0,5- 1%; 1-2%; 2-5%; 5-10%; 10-20%;

20-50%; 50-100%. Hiện nay, phòng thí nghiệm sinh học phân tử đã  làm chủ công nghệ xác định

cây trồng  và các sản phẩm biến đổi gen cũng như hàm lượng sản phẩm biến đổi gen trong bất kỳ

một loại thực phẩm hoặc thức ăn gia  súc nào với chi phí tiết kiệm nhất.

            * Nghiên cứu xây dựng thư viện cDNA:

Đã thiết lập được 14 thư viện cDNA tổng, mỗi thư viện chứa khoảng 30-40 nghìn clone;

thu được 12 thư viện cDNA chọn lọc cho các tính trạng kháng đạo ôn, rầy nâu, hạn, mặn, mỗi

thư viện chứa khoảng 800-1.000 clone; tách dòng tổng cộng được 184 dòng gen hoạt động mạnh

trong điều kiện cực đoan; giải mã trình tự ADN và xác định trình tự axit amin của 41 dòng gen

hoạt động mạnh. Ngoài ra kết quả đối chiếu với Ngân hàng gen cho thấy tất cả 41 dòng gen trên

đều có vị trí xác định trên các clone genomic, BAC và PAC, trong đó có nhiều dòng gen có độ

đồng nhất cao (trên 90%) với các clone cDNA của Ngân hàng Gen đã biết rõ chức năng.  Đã xác

định được 4 dòng gen “kháng đạo ôn”, 2 dòng gen “kháng rầy nâu”, 2 dòng gen “chịu hạn”, và 3

dòng gen “chịu mặn” có thể được thiết kế thành chỉ thị phân tử tiềm năng phục vụ công tác tạo

giống lúa.

* Phân lập gen:

Đã tách và nhân dòng gen P5CR từ thư viện cDNA cây lúa. Định vị gen này trên NST số

1. Đây là một trong hai gen quan trọng nhất trong chu trình tổng hợp Proline là một acid amin

liên quan chặt chẽ đến quá trình chịu hạn của thực vật.
Dựa trên dự án hợp tác Quốc tế do tổ chức Rockerfeller tài trợ, Viện đã kết hợp  với

phòng Di truyền phân tử thực vật, trường Đại học Kỹ thuật Texas, Bang Texas, Mỹ tách chiết và

phân lập được một số gen chịu hạn ở lúa. Các gen này đã được phân tích, xác định trình tự và vị

trí trên bản đồ genôm của lúa. Kết qủa cho thấy một số gen phân lập được nằm cùng vị trí với

locus kiểm soát tính trạng chịu hạn ở lúa. Công trình đã được đăng trên tạp chí Quốc tế.

Thông qua dự án hợp tác quốc tế với Học Viện kỹ thuật Liên bang Thuỵ sĩ (ETHZ) đã

phân lập và xác định chức năng các gen then chốt quy định tính chịu lạnh ở cây ngô. Bằng

phương pháp lai loại trừ, 18 gene đã được phân lập từ thư viện cDNA của cây ngô xử lý lạnh .

Các gene này mã hoá cho 1) các enzyme của quá trình quang hợp, 2) các nhân tố tham gia vào

quá trình truyền tín hiệu và điều hoà dịch mã, 3) các hợp chất của quá trình trao đổi chất giữa các

tế bào. Đặc biệt, 5 trong số 18 gene được phân lập này không những có biểu hiện mạnh trong

điều kiện lạnh mà còn có phản ứng cao với các điều kiện bất lợi khác như hạn hán, mặn và sốc

nhiệt.

Trong chương trình hợp tác với Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử thực vật, Trung tâm

Kỹ thuật gen và Công nghệ Sinh học Quốc tế (ICGEB- New Delhi), đã phân lập được 4 gen mở

xoắn ADN và ARN.1) Gen mở xoắn ADN ở đậu Hà lan pdh45 (pea DNA helicase pdh45) đã

được nghiên cứu đặc tính sinh hoá chi tiết sau đó chuyển vào thuốc lá, lúa và cây thuốc lá, lúa

chuyển gen có khả năng chống chịu tốt với điều kiện mặn. Hiện nay tại Ấn Độ đang thử khả

năng chống hạn với cây lúa chuyển gen mang gen pdh45. Gen mở xoắn ARN ở đậu Hà lan P68

(pea RNA helisase P68) đã được nghiên cứu đặc tính sinh hoá và đã chuyển vào lúa và thuốc lá;

hiện đang phân tích các cây chuyển gen. 4) Gen mở xoắn ARN ở đậu Hà lan P72 (pea RNA

helisase P72); accession number: Y 188678; Gen này đã được nghiên cứu đặc tính sinh hoá  và

đã chuyển vào lúa và thuốc lá.


Đã phân lập được gen điều khiển tính chịu hạn, mặn ở lúa: OsRap2.4A (rice transcription

factor Rap2.4) trong hợp tác với Nhật Bản. Gen này đã chuyển vào lúa và Arabidopsis, hiện đang

phân tích các cây chuyển gen.

*  Chuyển gen vào cây trồng:

- Cây lúa:  Đã nghiên cứu thành công quy trình và tạo vật liệu ban đầu phục vụ chuyển

gen kháng thuốc diệt cỏ và kháng bệnh khô vằn vào giống lúa DT10, DT13, gen kháng sâu tơ

vào cải bắp CB26; các gen Bt, GNA, Xa-21 được đồng chuyển vào lúa loài phụ indica  nhằm tạo

ra cây lúa có khả năng chống chịu rộng.

- Cây ngô:  Đã xây dựng quy trình tái sinh đối với cây ngô phục vụ cho chuyển gen, quy

trình chuyển gen bằng Agrobacterium và súng bắn gen, tạo các cây chuyên gen bền vững bằng

các phương pháp này trên các dòng ngô có nguồn gốc ôn đới như A188, H99. Đã tạo được các

dòng ngô chuyển gen bền vững mang các gen: Kháng thuốc diệt cỏ, gen GFP, gen kháng kháng

sinh. Đã phối hợp với các đồng nghiệp CHLB – trung tâm nghiên cứu PLANTA, công ty giống

KWS - để nghiên cứu phân lập và chuyển gen tăng cường hấp thụ nitơ và gen chịu lạnh vào ngô.

Hiện nay đang nghiên cứu chuyển gen kháng sâu để tạo giống ngô Việt Nam có khả năng kháng

sâu đục thân. Các dòng ngô chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ đã được chuyển cho Viện nghiên

cứu ngô để tạo giống. Trong thời gian tới tất cả những vật liệu tạo ra tại Viện Di truyền Nông

nghiệp sẽ được chuyển giao cho các nhóm chọn giống ngô trong nước để tạo thành giống.

- Cây có củ: 

Cây sắn: Đã chuyển gen antisence PPO chống nâu hoá và gen kháng nấm (chitinase) vào

cây sắn. Đã thu được 03 dòng sắn chuyển gen PPO và 02 dòng sắn mang gen kháng nấm. Các

dòng sắn này hiện đang được trồng tại trại thực nghiệm Văn Giang và đưa vào sản xuất thử tại
Phú Bình, Phú Yên Thái Nguyên. Dòng sắn chuyển gen chống nâu hoá đã được chuyển cho cho

trung tâm nghiên cứu cây có củ để khảo nghiệm.

Cây khoai lang: Đã chuyển gen kháng nấm, gen kháng bọ hà, và gen kháng virus. Đã thu

được 10 dòng trong đó có 2 dòng mang gen Cry1Cm, 13 dòng trong đó có 2 dòng mang gen VIP,

01 dòng khoai lang chuyển gen CP kháng virus. Các dòng khoai lang này hiện đang được trồng

thử tại Trạm chuyển giao công nghệ Văn Giang, Hưng Yên.

Cây khoai tây: Đã chuyển gen kháng virus CP và thu đựợc 02 dòng khoai tây có gen

kháng. Các dòng mang gen kháng này hiện đang được trồng thử tại Trạm chuyển giao công nghệ

Văn Giang.

Cây hoa: Đã chuyển gen ức chế sự tạo thành ethylen trong mô thực vật vào hoa cúc,

nhằm kéo dài tuổi thọ của hoa trong lọ. 

        Về công nghệ vi sinh 

Đã tiến hành nghiên cứu, phân lập và tuyển chọn được những chủng vi sinh vật có lợi để

sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh, thức ăn chăn nuôi và phòng trừ bệnh hại cây trồng, nấm

tiêu dùng (vi khuẩn đối kháng dùng trong phòng trừ bệnh cà chua, khoai tây, vừng, nấm linh chi,

nấm sò, mộc nhĩ), các vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan thành dạng dễ tan mà cây trồng có

thể hấp thụ được. Đã sản xuất được một số chế phẩm sinh học dùng để chăm sóc cây trồng có tác

dụng nâng cao khả năng chống chịu, tỷ lệ đậu quả và cho năng suất cao hơn so với đối chứng

như các chế phẩm Hoàng Nông, Hoàng Hà, Nông Ân... 

Phân lập và bảo quản được hàng trăm chủng R. solanacearum có độc tính cao. Phân lập

bổ sung các chủng vi khuẩn có hoạt tính đối kháng với các chủng nấm gây bệnh hại cây trồng.

Trong đó chủng vi khuẩn 4I2 có triển vọng ứng dụng trong thực tiễn phòng trừ các nấm bệnh hại

cây trồng. Đã phân lập và tuyển chọn, lưu giữ được 20 chủng vi khuẩn nội sinh đối kháng với vi
khuẩn R. solanacearum, P. corugata, Erwinia sp; gây bệnh trên cây vừng. Trong đó có 4 chủng

là: NA3, NA4, CDI5Y, CDI5T, thuộc các loài: Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas sp; Pantoe

agglomerans, Enterobacter cloacae thể hiện hoạt tính đối kháng và hiệu quả phòng trừ cao, vì

vậy đã được chọn để sản xuất chế phẩm.

Đã phân loại hai chủng vi khuẩn vk58 và vk76 thuộc loài Pseudomonas monteilii, chủng

vk12 thuộc loài Rhodococcus erythropolis, ba chủng này đã được đăng ký tại Trung tâm Thông

tin Sinh học và Ngân hàng dữ liệu ADN Nhật Bản, gen 16Sr của 2 chủng V58 và 4I2 đã  được

giải trình toàn bộ phục vụ giám định tới loài và đã được đăng ký tại ngân hàng dữ liệu gen Quốc

tế.  Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn đối kháng vk58, 4I2 ở cả hai dạng rắn

và lỏng. Phát hiện được biovar 1 và 5 trong quần thể vi khuẩn R. solanacearum ở Việt Nam và

sử dụng thành công kỹ thuật PCR với cặp primer AU P.759/760 để nhận dạng nhanh loài vi

khuẩn này.  Phân lập và giữ giống vi sinh vật. Tách tạo các chủng vi sinh vật có ích.  Sản xuất

chế phẩm vi sinh .

        Về chọn tạo giống cây trồng

Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, kết hợp các phương pháp đột biến

thực nghiệm với công nghệ tế bào, công nghệ gen, Viện đã chọn tạo được nhiều vật liệu gồm:

dòng và giống cây trồng được triển khai trong sản xuất đem lại hiệu qủa kinh tế - xã hội cao.

-  Cây lúa:  Lúa là đối tượng cây trồng được Viện đặc biệt quan tâm, chính vì vậy trong

thời gian qua nhiều giống có đặc tính nông học tốt đã được Viện tạo ra và được triển khai rộng

rãi. Các giống lúa này đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống quốc gia như: DT16, Tám thơm

đột biến và Nếp DT21. Một số giống được Hội đồng Khoa học cấp Bộ đánh giá và đề nghị công

nhận giống quốc gia: lúa nếp PD2, lúa chất lượng CL9. Các giống lúa được công nhận tạm thời:

DT22, DT37. Một số giống lúa có triển vọng như: CV1, SL12, QV2 (siêu lúa lai), lúa thuần chất
lượng và năng suất cao: MT508-1, DT12, DT18, DT36, DC-1, DT17, CL8... Một số giống khảo

nghiệm quốc gia: DT38, Khang dân đột biến.

Nghiên cứu cơ sở khoa học chọn tạo giống lúa năng suất siêu cao 10-12T/ha/vụ cho một

số vùng sinh thái khác nhau, đã chọn tạo được các giống: CV1,  MT508-1, DT26 và DT28 và

một số dòng có triển vọng khác. Đã thu thập và đánh giá chỉ tiêu về nguồn và sức chứa của giống

CV1, MT505 và DT26, DT28 và xác định được cường độ quang hợp, khả năng tích luỹ chất khô

của một số dòng và tổ hợp lai năng suất cao: MT508-1, DT26, DT28 và CV1. Bằng các phương

pháp chọn giống truyền thống (đột biến thực nghiệm, lai hữu tính) kết hợp với nuôi cấy bao phấn đã

tạo ra một số giống lúa mới có triển vọng: DT28, DT36, DT37, CL8, CL9...

Lai và đánh giá được 720 tổ hợp lai trong đó có các tổ hợp Indica/Japonica,

Indica/Javanica, Japonica/Javanica, đã đánh giá và tìm ra được 27 tổ hợp lai có triển vọng trong

đó có tổ hợp Pêi ải 64S/9311. 

Hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống gốc của các giống lúa mới có triển vọng và các

giống đã được khu vực hoá: DT15, DT17, DT18, DT22, DT122. Phục tráng giống lúa, sản xuất

giống siêu nguyên chủng: DT10, DT13, Khang dân.

-  Cây đậu tương: Trong số các giống đậu tương do Viện chọn tạo ra có 3 giống được

công nhận chính thức: DT96, DT90, AK06, 1 giống tạm thời DT99 và 4 giống có triển vọng:

DT2001, DT2002, DAD01, đậu tương rau DAD02. Tạo được 5 dòng đậu tương mới có triển

vọng. Các giống đậu tương nói trên đang được triển khai rộng trên khắp toàn quốc và chiếm tới

50% diện tích trồng đậu tương cả nước.

-  Cây rau và hoa: Đã thu thập, tuyển chọn và gửi khảo nghiệm một số dòng cà chua, ớt

ngọt có triển vọng (năng suất, chất lượng, chống chịu tốt) như DT18, H33T, T1T, T1D…
Đã thu thập, đánh giá và tuyển chọn được 5 giống hoa Lily, trong đó có 1 giống không

thơm và 4 giống Lily thơm trồng được vụ Đông Xuân ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiến hành

trồng khảo nghiệm (diện tích 2000m2) các giống thu thập được, tiếp tục chọn lọc để bổ sung cho

bộ giống. 2 giống đã được công nhận tạm thời.

Tạo được 4 dòng hoa cúc ưu việt: dòng màu vàng đậm, màu hồng, màu xanh và dòng

cánh hoa hình ống. Bốn dòng này có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. Đang đề nghị công nhận

chính thức 2 giống hoa cúc CN01, CN20; 1 giống hoa lay ơn đỏ đô. Chọn tạo, nhập nội và đưa ra

sản xuất 5 giống hoa mới. Tổ chức bảo quản giống gốc, hoàn chỉnh quy trình nhân giống bằng

phương pháp in vitro và in vivo.

Đã tuyển chọn được 43 giống hoa mới nhập nội từ Hà Lan và 10 giống hoa Cẩm Chướng

có chất lượng tốt từ Trung Quốc. Tuyển chọn ra được nhiều loại hoa có triển vọng, có giá trị

kinh tế cao, thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau. Được Hội đồng Khoa học Công nghệ

Bộ NN&PTNT công nhận 13 giống tạm thời.

-  Nấm ăn và nấm dược liệu: Trong chọn tạo giống nấm ăn và nấm dược liệu, Viện đã

chọn tạo được 2 giống quốc gia đó là: Nấm mỡ A2, Nấm rơm VT, một giống tạm thời (Linh chi

DT) và 2 qui trình công nghệ trồng nấm Linh chi trên bã mía, trồng nấm mỡ, rơm ở khu vực phía

Bắc.

Đã chọn tạo được 10 loại giống nấm ăn và nấm dược liệu với 14 loài nấm (nấm mỡ: 1

loài, nấm rơm: 2 loài, nấm sò: 3 loài, nấm mộc nhĩ: 2 loài, nấm hương: 1 loài, nấm linh chi: 1

loài, nấm hầu thủ: 1 loài, nấm kim châm: 1 loài, nấm trân châu: 1 loài và nấm ngân nhĩ: 1 loài)

có năng suất cao, có phẩm chất tốt, các giống nấm mới có giá trị kinh tế phục vụ nhu cầu phát

triển nghề trồng nấm ở các địa phương.


Thu thập, nuôi trồng và bảo quản được 60 chủng nấm ăn và nấm dược liệu từ các vùng

sinh thái khác nhau. Tiến hành phân loại các chủng giống nấm ở mức độ phân tử bằng phương

pháp công nghệ sinh học. Xin công nhận giống chính thức: Nấm rơm V8, nấm sò F, mộc nhĩ Au.

Đã sản xuất ra một lượng giống nấm gốc (68.000 ống), từ đó cung cấp cho các vùng dự

án và các địa phương trong cả nước sản xuất được trên 150.000 tấn nấm thương phẩm/năm. Tạo

ra giá trị hàng hoá trên 1.000 tỷ đồng/năm, xuất khẩu nấm đạt 60 triệu USD/năm

                -  Nhập nội, khảo nghiệm đánh giá  nguồn gen: Trong kết quả thực hiện dự án “Nâng

cao chất lượng một số giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và quy trình công nghệ phục vụ sản

xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam - DA15” đã tuyển chọn, giới thiệu cho sản

xuất và được Hội đồng khoa học chuyên ngành của Bộ NN&PTNT họp tháng 6/2006 đề nghị

công nhận: 2 giống chính thức gồm: cam Valencia 2 và dứa Cayen. 17 giống tạm thời gồm: lúa

MT4-2, ĐS-ĐL; sắn NA1; khoai lang DT12; cà chua DT28, C155; mía ROC23; dừa Dứa; Nho

rượu NH02-90, nho ăn tươi NH01-93 và NH01-96; Đại táo1; cam N01, cam đỏ N02; cỏ bra; tếch

DT3 và MY.

        Về lưu giữ nguồn gen

- Cây hoa: Thu thập được các giống hoa có giá trị trong và ngoài nước, bao gồm: giống

hoa Cúc: được 23 giống, hoa Hồng: 16 giống, hoa Đồng tiền: 5 giống, hoa Lan: 21 giống, hoa

Cẩm chướng: 16 giống, hoa Lay ơn: 23 giống. Lưu giữ, tuyển chọn và trồng khảo nghiệm được 5

giống hoa Lily, 3 giống cúc, 5 giống hồng, 1 giống Cẩm chướng, 5 giống Đồng tiền, 13 giống

Lan. Đã thu thập, đánh giá nguồn gen để góp phần cải tiến 1 số giống hoa phong lan ở Việt Nam:

4210 mẫu giống hoa phong lan của Thái Lan gồm 4 loài: Tai trâu (Rhychosstylis gigantea); Dáng

hương (Aerides cattlaya); Van đa (Vanda) và Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) và 1500 mẫu giống

hoa phong lan của Việt Nam gồm loài: Tai trâu (Rhychosstylis gigantea); Dáng hương (Aerides
cattlaya) và Lan Hồ điệp (Phalaenopsis). Lưu giữ tập đoàn hoa lan đẹp, quí hiếm ở Việt Nam và

Thái Lan tại Trạm chuyển giao công nghệ Văn Giang. Đã tiến hành lai hữu tính giữa các giống

hoa lan Hồ điệp, lay ơn, đồng tiền, đã tạo ra 85 tổ hợp lai. Đang tiến hành nhân in vitro các hạt

lai, để theo dõi đánh giá và tuyển chọn.

- Cây lúa: Đánh giá, sàng lọc và lưu giữ các giống lúa chịu hạn, chịu úng, chịu chua mặn,

kháng sâu bệnh, lúa chất lượng và lúa cạn đặc biệt là lúa có năng suất cao. Đã xây dựng được

một tập đoàn nguồn gen lúa địa phương và nhập nội rất phong phú về các đặc tính: chất lượng

cao, kháng được một số sâu bệnh hại chính, chịu hạn, chịu rét... làm vật liệu khởi đầu trong

nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống lúa cho vùng khó khăn.

- Các cây rau quả khác: Thu thập và lưu giữ tập đoàn cà chua trong nước và nhập nội

như: H33TĐB, VN02-1, BL trắng, BL hồng, 214, múi HN, R6d, B2M3, R6T), các giống ớt như:

số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 và 9. Thu thập, nuôi trồng và lưu giữ nguồn gen 60 chủng nấm ăn và nấm

dược liệu. Tuyển chọn và lưu giữ 5 dòng đậu tương mới có triển vọng.

Đã thu thập được hơn 70 mẫu giống vải và các loài họ hàng từ các vùng sinh thái khác

nhau và phân biệt vải bản địa thành 4 nhóm: Vải thiều, Vải Tu Hú, Vải lai, và nhóm thuộc

Sapindaceae khác.Đã đánh giá nguồn gốc và đa dạng nguồn gen cây vải ở Việt Nam, so sánh với

quan hệ di truyền những loài trong các quần thể hoang dại ở xung quanh nước ta như Thái Lan,

Trung Quốc và Malaysia nhằm định hướng bảo tồn, phát triển.

        Chuyển giao công nghệ

Trong giai đoạn 2004-2006 Viện đã triển khai 02 dự án sản xuất thử nghiệm (Chi tiết

xem bảng 7 - phụ lục 1 kèm theo). Với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu cơ bản có định hướng,

kết quả nghiên cứu của Viện phần lớn là vật liệu ban đầu, quy trình công nghệ, mô hình sản xuất,

do đó nguồn kinh phí thu được từ các đề tài/dự án sản xuất thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật chưa đáng kể. Tuy nhiên trong 5 năm qua, Viện đã tích cực tham gia vào tư vấn, chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật và công tác khuyến nông - khuyến lâm của Bộ. Viện đã xây dựng thành

công hàng chục mô hình khuyến nông với số hộ tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật lên tới

hàng nghìn hộ. Đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành nghề

nông thôn và đã chuyển giao được nhiều giống cây trồng mới có giá trị.

Đã xây dựng và chuyển giao thành công 10 mô hình sản xuất giống lúa lai F1 với qui mô

34ha, năng suất hạt lai đạt 19-23 tạ/ha, trang bị cho 246 hộ nông dân công nghệ sản xuất hạt lúa

lai. Triển khai được 6 mô hình lúa chất lượng của các giống/dòng: DT122, DT16, DT17, DT 28,

CT3, nếp PD2 trên qui mô 121 ha với 1000 hộ tham gia, năng suất đạt 46-55 tạ/ha. Viện đang

hợp tác với các tỉnh miền núi như: Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Điện Biên và 3 tỉnh

Tây Nguyên, chuyển giao các mô hình lúa chất lượng cao: Hương Thơm 1, Bắc Thơm 7, D. ưu

527, QV3, DC-1. Trong năm 2003-2004 đã triển khai thử thành công khoảng 2.500 ha giống siêu

lúa CV1 đạt năng suất cao 80-110 tạ/ha trong vụ xuân, 75-90 tạ/ha vụ mùa, giống lúa thuần CL9

cho NS cao 70-85 tạ/ha trên diện rộng 13000ha cả vụ Xuân và vụ mùa. Đã chuyển giao quy trình

chọn tạo giống bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn lúa cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân, sản xuất các giống hoa mới. Đối tượng là các giống

hoa cúc, hồng, cẩm chướng, lay ơn, lan. Đã xây dựng được quy trình nhân giống, sản xuất, thu

hoạch một số loại hoa chính, làm cơ sở cho sản xuất hoa đạt chất lượng cao. Triển khai 8 mô

hình và nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng hoa chất lượng cho trên 300 lượt người ở nhiều tỉnh

đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc. Mô hình các giống hoa ngắn ngày như: Cúc, Lay ơn,

Cẩm chướng đã đạt 80-100 triệu đồng/ha/vụ, hoa dài ngày như: hoa Hồng đạt 120-180 triệu

đồng/ha/vụ, trang bị kỹ thuật trồng hoa cho nông dân. Hợp tác với các địa phương, Bộ, ngành

liên quan để triển khai rộng các mô hình công nghệ trồng hoa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu
như Hồng môn (tại Hưng Yên), Hồng, Lily, Cúc, Lay ơn tại Lào Cai, Sa Pa. Đặc biệt Viện đã

thành công trong xây dựng mô hình trồng hoa lily ở vùng đồng bằng sông Hồng: Đông Anh và

Hưng Yên.

Chuyển giao quy trình gieo thẳng đậu tương trên đất ướt sau lúa có kết quả tốt trên diện

tích tại 7 tỉnh; chuyển giao thành công các giống đậu tương DT trên diện rộng.   Xây dựng thành

công các mô hình đậu tương trên đất dốc, trồng xen, trên đất cao hạn, đất 1 vụ đạt hiệu quả 18 –

27 tạ/ha cho 3 tỉnh Tây Nguyên. Đã tuyển chọn được bộ giống đậu tương gồm 3 giống phù hợp

các tỉnh Tây Bắc cho 3 vụ, đạt hiệu quả cao. Đã xây dựng được một số mô hình khoa học công

nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần xây dựng vành đai thực phẩm thị

xã Lào Cai.

Tổ chức 20 lớp tập huấn khuyến nông, hội nghị đầu bờ tại các tỉnh về cây lúa, lạc, đậu tương,

ngô, rau và hoa, nhiều diện tích đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Hợp tác phát triển các

giống đậu tương mới DT96, DT84, DT90, DT99 và DT2001 trên 15 tỉnh phía Bắc và 4 tỉnh Tây

Nguyên với quy mô trên 10.000 ha. Tập huấn cho nông dân về cách chăm sóc bảo tồn một số

nhóm cây trồng bản địa tại 7 tỉnh đồng bằng, miền núi và trung du phía Bắc.

You might also like